LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Tỉnh táo, không dung túng cho cái xấu, cái sai
Tỉnh táo, không dung túng cho cái xấu, cái sai

Báo chí đã từng đề cập một số hoạt động vinh danh, trao giải thưởng cho doanh nghiệp, doanh nhân được tiến hành theo phương thức đóng tiền, thậm chí công khai mức tiền cụ thể là bao nhiêu. Điều này xem ra cũng không đáng trách, vì thời buổi này liệu có mấy ai làm việc không công, nhưng nếu lợi dụng danh nghĩa của tổ chức mình để kiếm chác lại là chuyện khác, bởi như vậy rất dễ tùy tiện, thiếu nghiêm cẩn, rồi từ đó vinh danh, trao giải thưởng cho doanh nghiệp, doanh nhân không xứng đáng. Và mỗi lần nghe tin một doanh nhân từng được vinh danh, trao giải thưởng phải đứng trước tòa, là tôi lại băn khoăn với mấy câu hỏi: Không biết khi họ vướng vòng lao lý thì nơi tổ chức vinh danh, đã trao giải thưởng cho họ có thấy ân hận, vì xét đến cùng đó là hành vi dung túng, tiếp tay cho cái sai, cái xấu lường gạt người tiêu dùng? Tại sao khi sự việc diễn biến theo chiều hướng xấu, họ không công khai rút lại các danh hiệu, giải thưởng đã trao?  

Y ĐIÊNG cánh chim đại ngàn Tây Nguyên
Y ĐIÊNG cánh chim đại ngàn Tây Nguyên

Nhà văn Y Điêng tên thật là Y Điêng Kpă Hôp, sinh ngày 15-2-1928, người dân tộc Êđê, hiện ở thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh (Phú Yên). Nguyên Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Đã xuất bản trên 10 đầu sách văn xuôi và thơ, như: "Ông già Kơ Rao", "Hơ Giang", "Drai Hling đi về phía sáng", "Như cánh chim Kway", "Chuyện trên bờ Sông Hinh", "Sông Hinh, con sông quê hương", "Thơ tình Y Điêng", "Trường ca Tây Nguyên",…  Giải thưởng Nhà nước về VHNT, năm 2007. Nhà văn Y Điêng thổ lộ: "Mình như một người con Êđê vắng nhà đi câu cá, nay đã có cá mang về. Mình chỉ kể lại những câu chuyện đáng nhớ. Để con cháu biết rằng, Tây Nguyên cần phải thẳm xanh, chứ không nên bị xáo tung, cạn kiệt..."

XUÂN SÁCH người về Phía Núi Bên Kia
XUÂN SÁCH người về Phía Núi Bên Kia

Hồi ức của nhà văn Nguyễn Minh Ngọc: Tôi vẫn nhớ như in 10 năm về trước, lúc chiều muộn ngày 2-6-2008, Vân Hoài - con gái thứ hai của nhà văn Xuân Sách nhắn tin cho tôi: “Bố em… nặng lắm rồi!”. Tôi gọi điện ra thì được biết ông đang nằm cấp cứu tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, tình hình rất xấu. Biết vậy nhưng tôi vẫn mong manh hy vọng rồi ông cũng sẽ qua khỏi cơn nguy kịch như những ngày ở bệnh viện Thống Nhất hồi tháng 3 trước đó. Chẳng ngờ trái tim ông đã ngừng đập vào giữa đêm khuya hôm ấy. Đau quá, vậy là thêm một nhà văn nữa đã ra đi và tôi đã không giữ được lời hứa với ông về cuốn sách cuối cùng. Ông chưa kịp nhìn thấy tập truyện ngắn “Hoa mẫu đơn” do tôi biên tập và Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành vừa đưa ra khỏi nhà in còn chưa ráo mực.

TÔ HOÀNG một lần Ngửa Mặt Kêu Trời
TÔ HOÀNG một lần Ngửa Mặt Kêu Trời

Chia sẻ của nhà văn Tô Hoàng: “Cuốn sách Ngửa Mặt Kêu Trời  ra quầy chưa bao lâu, thì Tiến sĩ Bùi Khởi Giang viết bài phê bình . Thuở ấy, trong những bài đánh giá về cuốn sách, tôi thích nhất bài của anh Bùi  Khởi Giang. Bởi nó bắt " đúng mạch" người viết và những gì tôi muốn tâm sự với bạn đọc... Sau đó, cả anh Bùi  Khởi Giang lẫn tôi đều không lưu giữ được bài viết này. Rất gần đây, anh Bùi  Khởi Giang tìm ra và gửi cho tôi.. Không có điều gì đáng khoe khoang về một cuốn sách, lại ra đời khá lâu rồi. Đọc bài anh Bùi  Khởi Giang viết bây giờ, tôi bỗng giật mình vì một lẽ khác: Các nhân vật của tôi sống vào những năm đầu thập kỷ 1980. Sách ra vào năm đầu thập kỷ 1990. Đã hơn 30 năm nước chảy dưới chân cầu, đã bước qua năm 2018, thế mà hình như cả bạn và tôi vẫn đang tràỉ qua tâm trạng " lạc loài", sống ngay trên quê hương mình mà vẫn luôn phấp phỏng, âu lo như sống nơi xứ lạ; vẫn không yên ổn, chơi vơi, không hề cảm thấy có một sự chằng néo, một tay vịn chắc

Hoàn nguyên giũ sạch kiếp người
Hoàn nguyên giũ sạch kiếp người

Nhà thơ Đặng Huy Giang đánh giá về tập thơ “Giá có thể” của Trương Nam Chi: “Theo tôi, “Giá có thể…” là một giả định và cũng có thể là một điều ước – một điều ước mà mỗi đời người, mỗi kiếp người hướng tới cõi thánh thiện cao xa luôn nhắm tới… Thơ Trương Nam Chi đầy nữ tính và cá tính. Thơ ấy cũng là thơ của một người có thân phận, chấp nhận thân phận và đôi khi muốn vượt lên thân phận với những thang bậc khác nhau. Tôi tin, bằng “Giá có thể…”, Trương Nam Chi đã khẳng định được một giọng điệu, một cá tính, một phong cách thơ chuyên nghiệp”.

Vui thay PHẬT ra đời
Vui thay PHẬT ra đời

Thế giới của con người chỉ là một trong nhiều thế giới cùng tồn tại song song, đan xen với nhau và có một mối liên hệ để góp phần tạo ra cuộc sống phong phú nhiều màu sắc. Xâm phạm vào thế giới khác tức là tạo nghiệp cho mình. Thành kẻ chiến thắng đi nữa không bao lâu cũng sẽ thành kẻ chiến bại, tôi cam đoan thế. Một thí dụ để hiểu, dưới bàn tay con người những cánh rừng, thế giới động vật mất dần, rõ ràng ngày nay người gì thiếu thức ăn phải tạo lai chúng và nuôi những hoá chất độc hại. Tìm ra kháng sinh để tiêu diệt siêu vi trùng giờ đến lượt chúng kháng lại thuốc sinh ra nhiều chứng bệnh không có thuốc chữa. Khi người đã hiểu được nhiều thế giới cùng tồn tại song song nhưng chỉ là một thôi. Điều nầy dẫn tới người vui vẻ sống không phân biệt ta, tha nhân, phân biệt đâu là thế gian và ngoài thế gian. Vạn pháp quy tâm. Xuất pháp từ tâm người nhìn lại bản ngã. Hoá ra bản ngã nó giống ngọn đèn nhờ nhiều yếu tố kết hợp mới phát ra lửa.

LÊ VĂN THẢO kể chuyện văn nghệ ở rừng
LÊ VĂN THẢO kể chuyện văn nghệ ở rừng

Cuốn sách “Ở R – Chuyện kể sau 50 năm” là di cảo của nhà văn Lê Văn Thảo (1939-2016). Ông viết xong tháng 4-2015, nhưng cuộc vật lộn và thúc thủ trước căn bệnh hiểm nghèo đã khiến ông không thể nhìn thấy đứa con tinh thần này đến tay bạn đọc. “Ở R – Chuyện kể sau 50 năm” vừa được trao giải B Sách hay – Giải thưởng sách quốc gia, thì gia đình cố nhà văn Lê Văn Thảo tổ chức ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh! “Ở R – Chuyện kể sau 50” có dáng dấp của tự truyện. Mạch cảm hứng của “Ở R – Chuyện kể sau 50 năm” tiếp nối tác phẩm “Những năm tháng nhọc nhằn” mà nhà văn Lê Văn Thảo đã in năm 2012. Nếu “Những năm tháng nhọc nhằn” kể lại sự ngột ngạt của thanh niên đô thị Sài Gòn đầu thập niên 1960, thì “Ở R – Chuyện kể sau 50 năm” là hành trình giã biệt phố xá vào chiến khu từ năm 1962.

NGÔ NGỌC BỘI nhà văn chuyên biệt của đồng quê
NGÔ NGỌC BỘI nhà văn chuyên biệt của đồng quê

Do tuổi cao sức yếu, nhà văn Ngô Ngọc Bội đã từ trần hồi 01 giờ 30 phút ngày 16 tháng 5 năm 2018 tại quê nhà, xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, hưởng thọ 90 tuổi. Ngô Ngọc Bội được xem là một nhà văn chuyên biệt của đồng quê. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, tiểu thuyết ghi dấu một thời như: Chị Cả Phây (tập truyện, 1963), Đất bỏng (ký sự, 1968), Ao làng (tiểu thuyết, 1975), Nợ đồi (tập truyện, 1984), Lá non (tiểu thuyết, 1990), Ác mộng (tiểu thuyết, 1990), Mênh mang cổng trời (tiểu thuyết, 1992), Gió đưa cành trúc (tiểu thuyết, 1994), Những mảnh vụn (tập truyện, 1996), Tơ vương (tiểu thuyết, 2000), Đường trường (tiểu thuyết, 2001), Đường trường khuất khúc (2003) Ẩm ương đi lấy chồng (tập truyện, 2005)

Không thể bình dân hóa trí thức
Không thể bình dân hóa trí thức

Trong cuộc trò chuyện với nhà thơ Hồng Thanh Quang, nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa cho rằng: “Phản biện là quyền của mọi người, không chỉ là quyền riêng của trí thức. Tuy nhiên, do uy tín xã hội mà phản biện của trí thức thường được đánh giá cao hơn. Do đó phản biện của trí thức cũng có yêu cầu cao hơn. Tôi nghĩ, khi phản biện vấn đề nào đó từ “góc nhìn khác”, với tư duy biện chứng, trí thức cần luận chứng có cơ sở lý luận - thực tiễn, bảo đảm phản biện có tính logic, cụ thể, công tâm, khách quan… Cần lắng nghe, trao đổi, thảo luận với phản biện như vậy để có sự đồng thuận, rồi tiếp tục khẳng định hoặc điều chỉnh, thậm chí hủy bỏ vấn đề bị phản biện. Tiếc là trên thực tế ít thấy phản biện có tính chất như vậy, phần nhiều vì bức xúc mà lên tiếng, hoặc trước khi phản biện đã mặc định chỉ mình là đúng, người khác dốt, sai, thậm chí ngu. Theo tôi, phản biện như vậy có thể góp phần tạo ra nguy cơ bất ổn xã hội. Còn khi trí thức phản biện thực sự nghiêm túc mà không lắng nghe, coi đó như là p

Năng khiếu nghệ thuật và tác phẩm đầu tay
Năng khiếu nghệ thuật và tác phẩm đầu tay

Sự lao động vất vả không mấy có tác dụng trong sáng tạo văn chương nghệ thuật. Loài chim sơn ca nó tự hót hay đấy chứ, đâu phải từ chim sẻ lao động, rèn luyện mà thành? Các loài hoa cũng tự nó sinh ra đã đẹp chứ đâu phải luyện tập gì? Thần đồng thơ Mỹ Mattie Stephanlk và Trần Đăng Khoa nổi tiếng khi còn dưới 10 tuổi thì đâu phải do rèn luyện? Vì thế tôi rất sợ phong trào tập làm thơ, tập viết văn. Không thể tập mà thành được đâu! Không thể lao động nhiệt tình mà thành được. Tài năng cho đến nay vẫn là một sự bí ẩn đối với con người. Nếu không có tài mà lao động nhiều thì sẽ sản sinh ra hàng đống những sản phẩm vô nghĩa. Không thể cứ lao động 99% thì cái mầm năng khiếu bẩm sinh 1% kia sẽ phát triển thành thiên tài.

Xung quanh vụ bắt hai nhà báo gây chấn động dư luận cách đây 10 năm
Xung quanh vụ bắt hai nhà báo gây chấn động dư luận cách đây 10 năm

Mấy hôm nay trên Facebook của các nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Hoàng Hải Vân, Quốc Phong, Bùi Thanh, Lê Đức Dục, Đà Trang...có một số bài viết, tấm ảnh của các nhà báo này hoặc của bạn bè nhắc lại một kỷ niệm không vui xảy ra cách đây đúng 10 năm. Đó là ngày 12-5-2008, hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến, phóng viên báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải, Phó Trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội bị bắt vì liên quan đến vụ PMU 18 từng gây chấn động dư luận lúc bấy giờ. Sau khi bắt Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, cơ quan điều tra Bộ Công an định bắt tiếp bốn nhà báo: Quốc Phong, Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên, Hoàng Hải Vân- Tổng Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên, Bùi Thanh- Tổng Thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ, Dương Đức Đà Trang- Trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội. Đà Trang chính là con trai của tôi. Hôm nay tôi xin viết vài dòng về vụ việc đã qua, dẫu rằng nhiều khi tôi không muốn nhắc lại sự việc không vui một chút nào này.

LÊ VĂN NGHĨA góc phố nào cho nhớ câu thơ?
LÊ VĂN NGHĨA góc phố nào cho nhớ câu thơ?

Khu Ba Son bây giờ đã mất tiêu. Chỉ còn chăng là bài thơ ngắn của Vũ Mộng Long- một người viết văn thiếu nhi. Ông ít làm thơ- nếu có thì chỉ viết về thơ tình chứ nào thèm viết thơ về những nhà máy, còi tàu. Thế mà một ngày đẹp trời nào đó đưa người đẹp đi dọc đường Cường Để - có Nhà Giám tỉnh số 4 khu đất Đường Thành do Nguyễn Trường Tộ vẽ kiến trúc và xây dựng –là công trình xây dựng đầu tiên của thành phố vào năm 1862 rồi khi đi về phía bờ sông Sài gòn ngắm cảnh ông lại chợt nhớ câu ca dao đời thợ đóng tàu “Gặp nhau chưa kịp trao lời/ Kiểng Ba Son vội đổ, rã rời đôi ta". Thế là lòng chợt xúc động , ông lại nổi hứng viết về nhà máy Ba son. “Sáng sớm ra bờ sông/ Nhìn về phía Ba Son/ Thấy khói tuôn mù mịt/ Bỗng yêu dấu Sài gòn/ Biết tại sao anh thích/ Những ống khói đen sì/ Những hồi còi rền rĩ/ Những chuyến tàu đến đi/ Tương lai con mình đấy/ Em ơi! đất nước nầy/ Sắt thép và Nhà máy/ Cuộc đời sẽ đổi thay.” (Giấc Mơ Kỹ Nghệ Hóa”, tạp chí Ngàn Khơi 11/1963). Đây có lẽ là bài thơ

Nhân sự kiện Thủ Thiêm, đọc lại Trên Đồng Bưng Sáu Xã
Nhân sự kiện Thủ Thiêm, đọc lại Trên Đồng Bưng Sáu Xã

10 năm trước, nhà văn Võ Đắc Danh ghi nhận: "Chính quyền quận 9 đưa xuống 200 nhân viên công lực cùng với phương tiện cơ giới để cưỡng chế lần thứ hai. Và lần nầy, họ dùng kobe đào nát mảnh đất của anh thành những đường mương cắt ngang cắt dọc để anh không còn nơi dựng lại túp lều. Cha con anh Tạo cùng với con chó dắt díu nhau qua gốc cây của người hàng xóm để tạm cư. Cảm thương cảnh màn trời chiếu đất của anh, ông Tư Hảo mang đến cho anh chiếc ghế bố cũ. Ngày chạy xe ôm, đêm về hai cha con nằm xoay nghiêng trên ghế bố dưới gốc cây, bên cạnh sự bảo vệ, chở che của con chó trung thành. Thế nhưng tai họa nối liền tai họa, thằng con trai của anh bị tai nạn giao thông ngoài xa lộ, được người dân tốt bụng ở địa phương đưa đi cấp cứu trong bệnh viện Gia Định. Dì Ba Thêu cùng với bà con hàng xóm vận động nhau góp tiền chạy lo cho đứa bé. Anh Tạo bắt đầu quẩn trí, người ta thấy anh thức suốt đêm, ngồi bên cạnh con chó trên nền nhà cũ, miệng nói lảm nhảm, chửi bới lung tung, mắt long l

Rất TRẦN VÀNG SAO
Rất TRẦN VÀNG SAO

Nhà thơ Ngô Minh ở Huế, người bạn vong niên thân thiết với Trần Vàng Sao từng nghe ông kể về nguồn cơn dẫn đến bút danh ấn tượng này. Đó là cuối năm 1967, “Bài thơ của một người yêu nước mình” được Nguyễn Đính viết một mạch trên chiến khu Thừa Thiên khi ông đang bị ốm nằm tại bệnh xá. Bài thơ ngay sau đó được đưa vào tập văn thơ “Nổi lửa” in ronéo hàng ngàn bản chuyển xuống nội thành tuyên truyền cho chiến dịch Mậu Thân. Lúc đầu bài thơ ký tên Trần Sao, nhưng ngay trước khi đưa đi in được tác giả đổi lại thành Trần Vàng Sao, bởi theo lời Trần Vàng Sao: “cái tên ấy cũng khí khái, hợp tạng mình nên mình vẫn giữ đến bây giờ”. Từng nghe kể rằng năm 1976, khi đưa bài thơ này vào tập thơ “Huế từ ấy”, nhạc sĩ Trần Hoàn, khi đó là Trưởng ty Thông tin Bình Trị Thiên đã đề nghị tác giả thay bằng tên thật Nguyễn Đính, nhưng Trần Vàng Sao kiên quyết không nhượng bộ.

TRẦN VÀNG SAO yêu đất nước mình chân thật
TRẦN VÀNG SAO yêu đất nước mình chân thật

Phẩm chất một thi sĩ cả tin và cả nghĩ khiến Trần Vàng Sao không gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp công danh. Thế nhưng, sự thật thà và sự bộc trực của ông vẫn giúp ông sống tự tại và ung dung qua chuỗi ngày dằng dặc túng thiếu và âu lo. Vẫn khuôn mặt nhàu nhĩ nhưng lạc quan, vẫn áo quần đơn sơ nhưng ngay thẳng, Trần Vàng Sao dựa vào bạn để làm thơ và dựa vào thơ để có bạn: “Rồi tôi chỉ còn lại có một mình em/ Như thằng điên tự vẽ mặt mình hề ngồi núp mưa trong góc phố/ Buổi trưa không có người đi qua đi lại tôi ngó cho đỡ buồn/ Tôi sẽ đi hết cơn mưa này tối tăm mặt mũi/ Em sẽ là người cuối cùng tôi còn nhớ lại”. Thơ Trần Vàng Sao không chú trọng niêm luật và nhạc tính. Hiếm hoi lắm, ông mới viết những dòng lục bút tưng tửng như “Không nhớ tháng không nhớ ngày/ Nửa đêm thức dậy chống tay ngó trời/ Bây giờ cho tới cuối đời/ Thì tôi cũng cứ như tôi thế này”.

Tôn trọng tiền nhân khi viết truyện lịch sử
Tôn trọng tiền nhân khi viết truyện lịch sử

Các truyện, tiểu thuyết lịch sử thường có nội dung tiếp cận các xu hướng: Thứ nhất, “vẽ lại” một không gian lịch sử với bối cảnh không gian và xã hội, ngỏ hầu giới thiệu với độc giả một lát cắt về một khoảng thời gian đã qua trong lịch sử nước nhà. Từ đó khơi gợi tinh thần yêu nước, gìn giữ bản sắc văn học dân tộc, kể cả bài trừ những tập tục lạc hậu. Thứ hai, ca ngợi những nhân vật, thế hệ anh hùng đã có những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; các nhân vật có khi là người nổi tiếng, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nước nhà, nhưng cũng có khi chỉ là những đại diện của các giai tầng, các thế hệ “ẩn danh” hoặc tên tuổi của họ đã hòa với núi sông. Thứ ba, nhìn nhận lại về một nhân vật, một sự kiện lịch sử theo lăng kính mới, với những tư liệu mới, những góc nhìn mới để người đọc có điều kiện chiêm nghiệm về nhân vật đó một cách khách quan hơn, thay vì quá nặng định kiến như lâu nay đã “mặc định”. Thứ tư, lấy chuyện xưa để nói chuyện nay, mượn một nhân vật,

Đỗ Thích Kỳ Án góp phần khôi phục sự thật lịch sử ?
Đỗ Thích Kỳ Án góp phần khôi phục sự thật lịch sử ?

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên thật có ý nghĩa: Vào đúng lúc tỉnh Ninh Bình chuẩn bị kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) và mở Lễ hội Hoa Lư, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành “Đỗ Thích kỳ án” - tiểu thuyết lịch sử của Phan Khánh. Tuy tên sách là “Đỗ Thích kỳ án”, nhưng qua hơn 300 trang sách, tác giả đã đưa người đọc “sống lại” một giai đoạn lịch sử khá đặc biệt cách đây trên ngàn năm với sự kiện trung tâm là Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt với kinh đô là Hoa Lư, nhưng rồi bị Đỗ Thích ám hại dẫn tới việc nhà Đinh kết thúc và mở đầu thời Tiền Lê…

TRƯƠNG TUYẾT MAI vẫn tươi xanh sau những đoạn trường
TRƯƠNG TUYẾT MAI vẫn tươi xanh sau những đoạn trường

Học sáo tây, ra trường, làm một nghệ sĩ biểu diễn, một biên tập viên âm nhạc của nhà Đài, nhưng ước mơ cháy bỏng của Trương Tuyết Mai là sáng tác. Chị tự học, tự mày mò và tìm học theo các bậc thày để bước trên con đường sáng tác...  Trong khí thế hừng hực của những ngày miền Bắc hướng về miền Nam thân yêu, nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời động viên sức quân và sức dân, có một bản hành khúc nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình gây xúc động đó là “Xe ta ơi lên đường” của chị vang lên trên Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam năm 1967. Bản hành khúc có âm hưởng dân gian miền Trung chất chứa tình yêu quê hương đất nước. Sau đó, chị còn có những bài hát khác về đề tài đấu tranh cách mạng, theo thể hành khúc như: “Thừa thắng ta đi”(1967), “Tiếng hát nữ pháo binh Long An” (1969), “Đường yêu nhất – đường ra mặt trận” (1969), “Giữ vững mạch máu Tổ Quốc” (1970), “Hành khúc công nhân” (1974), “Đà nẵng ơi hát lên” (1975)… Có lẽ chị là nữ nhạc sỹ viết nhiều hành khúc nhất và thành công không kém giới mày râ

ĐÀO XUÂN QUÝ tài hoa và chính trực
ĐÀO XUÂN QUÝ tài hoa và chính trực

Phải nói ngay rằng trong số các nhà văn, nhà thơ Việt Nam từng gắn bó với xứ thùy dương cát trắng Nha Trang thì Đào Xuân Quý là một nhân cách khá đặc biệt. Năm 1984, lần đầu tiên trong đời, tôi được gọi ra Hà Nội dự trại viết. Tại đây, tôi được gặp nhiều văn nhân nức tiếng trên văn đàn Việt. Khi hầu chuyện cụ Kim Lân, biết tôi ở Nha Trang, nhà văn xứ kinh Bắc vốn rất kiệm lời, trầm ngâm một lúc, cụ bẩu ở Khánh Hòa có anh Đào Xuân Quý! Mấy mươi năm đã trôi qua, tôi vẫn còn giữ mãi cái ấn tượng lần đầu tiên được diện kiến cụ Đào. Sự uyên bác mà vẫn chân tình, giản dị, không chút màu mè, kiểu cách. Thoạt trông ông có phong cách của một học giả hơn là một thi sĩ.

PHI VÂN kể chuyện nông thôn Nam bộ
PHI VÂN kể chuyện nông thôn Nam bộ

Bằng ngòi bút của mình, Phi Vân không bênh vực vô lối cho những người nông dân, mà miêu tả họ chân thành với mọi cái tốt và cái xấu phơi bày giữa nhân gian. Phóng sự ngắn “Sanh nghề tử nghiệp” kể về tệ nạn tự phong thần phong thánh để bói toán, Phi Vân giễu cợt “Nhắc đến Mét Văn Quang, tôi phải nhớ ngay đến các bác họ Mét và cũng không thể quên được những mánh khoé bịp đời của hạng người mang kiếng trắng có đủ thứ hình tay nâng cằm, tay chống nạnh đăng trên các báo… Cái câu quảng cáo dán trước bàn “Một thiên tài đã từng được Tây, Nam khen tặng” chắc hẳn là câu nói không ngoa!”. Phóng sự ngắn “Cành tre cũ, cặp giò xưa”, Phi Vân lột tả bản chất của thầy hương quản lo chuyện xét xử phải quấy trong làng, qua cách đối thoại với nghi can: “Sao, thằng chó chết này, mày phải khai cho thiệt!”. Đặc biệt, phóng sự ngắn “Tiếng hò trong đêm vắng” kể về đạo chính trên sông chiêu dụ con mồi nhờ giọng ca mùi mẫn của một cô gái, để rồi khi khách thương hồ trúng kế “Chị hò ơi… chị hò. Làm ơn cặp ghe

Nỗi niềm trong Gió Hoang
Nỗi niềm trong Gió Hoang

Nguyễn Thụy Kha ca ngợ thơ Hữu Ước: “Cũng thật tự nhiên khi đọc những bài thơ về thế sự của Hữu Ước. Vấn đề mà hôm nay một người dân thường cũng quan tâm tới, thì không lẽ một “tướng về hưu” như ông lại có thể “ngoảnh mặt làm ngơ”. Và ở mạch cảm xúc này, thấy bật ra những câu thơ “rất Hữu Ước”. Đó là “Ở giữa chiến trường chỉ có đạn bom/ Những người lính không cần đến ghế”. Đó là “Cửa nhà tù mở toang/ Lò lửa đốt quan tham cháy rực”. Đó là “Màu đỏ của vạn triệu những lá cờ chưa bao giờ... đẹp thế”. Đó là “Nhân gian hai chữ sao mà nặng”. Thơ thế sự không dễ có những câu hay như thế”.

Bước thăng trầm của một Vị Thần Chiến Thắng
Bước thăng trầm của một Vị Thần Chiến Thắng

Lịch sử Nga trong thế kỷ 20 được đánh dấu bằng những biến động “kinh thiên động địa”, đầy mâu thuẫn; những chiến công rung chuyển thế giới; những tấm gương sáng chói của chủ nghĩa nhân đạo và cả những hành động phi nhân còn mãi mãi bị lên án. Trên bối cảnh đó, Georghi Giukov-vị nguyên soái nổi tiếng nhất của nước Nga cũng là một con người phản ánh khá đầy đủ bước thăng trầm; vinh quang hiển hách và những thiệt thòi, mất mát của xứ sở mình. Quanh cuộc đời ông, tiểu sử chiến đấu của ông đã và sẽ còn dấy lên nhiều tranh cãi có lẽ khó mà tìm được những lý giải thống nhất.