LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Văn chương của người tị nạn NGUYỄN THANH VIỆT
Văn chương của người tị nạn NGUYỄN THANH VIỆT

Không chỉ là những bóng ma, Việt còn gọi những người tị nạn là zombie, là xác sống, một “hình ảnh ghê gớm và tồi tệ hơn cả ma quỷ”. “Người tị nạn xuất hiện như thế trong mắt những người khiếp đảm họ, xuất hiện như những kẻ chết dở hay những thây sống”, anh giải thích. Ở một vài khía cạnh, đọc văn của Viet Thanh Nguyen giống như đọc thơ haiku, ngắm giọt sương tí hon mà thấy phản chiếu cả mặt trăng vĩnh cửu. Anh lắng nghe âm thanh rủ rỉ rù rì đến từ những di chứng nhỏ của một thời đại lớn. Những di chứng không cồn cào, quặn xoắn mà rả rích, âm ỉ như cơn mưa hiu hắt của một ngày thâm u. Những di chứng chẳng biến mất theo tháng năm mà ngưng tụ lại trong những rãnh sâu của ý thức, những ngóc ngách của thực tại, mắc kẹt mãi mãi không lối thoát.

VÕ VĂN TRỰC như ngọn Trường Xuân trên bãi mặn
VÕ VĂN TRỰC như ngọn Trường Xuân trên bãi mặn

Có điều không cưỡng lại được đó là bản tính trầm lặng, đến mức lì lợm, mà nhà thơ luôn bộc trực trước ngang trái cuộc đời. Đó là một nhân cách đã thuộc về một xứ sở địa linh nhân kiệt- Nghệ An. Nhà thơ Võ Văn Trực là một nhân cách như thế. Có người nói là gàn. Có người chê là dại. Những anh còn một tư chất của riêng mình. Đó chính là sự trầm lặng. Không ồn ào. Dồn tâm trí vào ngòi bút, con chữ. Một ông “Đồ Nghệ” ngang tàng một cách trầm lặng. Chính vì thế cuốn sách “Chuyện làng ngày ấy” của nhà thơ bị cấm ngay từ khi mới in xong. Cho dù nhà thơ đã bày tỏ: “Tôi xin dâng bạn đọc cuốn sách nhỏ này bằng hai bàn tay chân tình của tôi. Xin bạn hãy xem mọi điều tôi viết trong đó như những lời tâm sự tha thiết: chúng ta cùng chung tay đẩy lùi và xóa sạch mọi sai lầm ấu trĩ, cùng vun trồng nền văn hóa Việt Nam hiện đại được bắt rễ sâu trong truyền thống bốn nghìn năm của dân tộc…”.

PHAN VIỆT phải lòng với cuộc sống
PHAN VIỆT phải lòng với cuộc sống

Hiện tại nhà văn Phan Việt là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảng dạy đại học và nghiên cứu tại Mỹ. Chị dung hòa tốt chuyện công việc với đam mê cá nhân. Học và lấy bằng tiến sĩ, tìm được chỗ đứng trong giới trí thức tinh hoa ở Mỹ vào thời điểm khủng hoảng nhất của hôn nhân. Bên cạnh những tác phẩm văn chương ấn tượng, chị còn thường xuyên viết báo, dịch, hiệu đính và biên tập sách… Những năm qua, Phan Việt thường xuyên đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam, vừa để giảng dạy vừa kết hợp các dự án cá nhân. Lọt giữa khe hở của sự tất bật, sắp xếp được, chị lại ngồi chia sẻ với độc giả. Có người hỏi chị về cách "giữ lửa" cho những trang văn, chị nói: "Đời sống lúc nào cũng có chuyện nên chuyện không bao giờ hết. Chỉ bản thân nhà văn có thể mất sự lay động với cuộc sống nên không thấy những câu chuyện đó. Cho nên tôi cố gắng bảo vệ mình để lúc nào cũng vẫn giữ được một sự phải lòng với cuộc sống, để viết". 

NGUYỄN QUANG THÂN trước và sau "Người không đi cùng chuyến tàu"
NGUYỄN QUANG THÂN trước và sau "Người không đi cùng chuyến tàu"

Tâm sự của nhà văn Dạ Ngân khi làm tuyển tập “Người không đi cùng chuyến tàu” cho người chồng quá cố Nguyễn Quang Thân: “Ở tuyển tập này, tôi chọn ba truyện của thời kỳ “hiện thực xã hội chủ nghĩa là thống soái” để bạn đọc và bạn viết yêu mến Nguyễn Quang Thân nhận diện một giai đoạn cần phải “ngoan vừa phải” nếu không muốn đi tù như Bùi Ngọc Tấn! Nhưng, Những chùm cúc biển, anh viết tháng 10/1960 năm anh 25 tuổi rất gợi, không khác gì văn anh sau này khi đã bốn mươi hay năm mươi tuổi, tài và tình. Với Tái sinh viết ba năm sau đó, tác giả chưa đầy 30 tuổi mà đã từng trải, gân guốc và, với En-xi viết năm 1975 thì khác nhiều. Gần 20 năm cầm bút, lồng lộn trong xã hội “tất cả cho chiến tranh và chiến thắng” và 15 năm đời sống riêng tư trúc trắc, vì vậy mà tâm trạng tác giả rười rượi, ngập ngừng, quay quắt”.

LÂM THỊ MỸ DẠ biết mình còn mắc nợ đóa phù dung
LÂM THỊ MỸ DẠ biết mình còn mắc nợ đóa phù dung

Alzheimer là căn bệnh phổ biến ở người già. Với người nọ có thể là hoạ nhưng với người kia có thể là phúc. Không ai được quyền thay mặt nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ trả lời đó là phúc hay hoạ, nhưng sự suy tàn của trí nhớ cũng giống như sự giải thoát khỏi những dằn vặt và những đắng cay. Nữ sĩ Lâm Thị Mỹ Dạ có hài lòng với sự phản vệ ấy của số phận nhiều thăng hoa lắm lận đận ấy chăng? Không rõ, nhưng nhìn chị bây giờ chẳng còn nôn nao “hái tuổi em đầy tay” và chẳng còn bồi hồi “đề tặng một giấc mơ”, sao cứ thấy thấm thía hơn những câu thơ chị từng viết: “Đời sống chật chội ơi/ Hạnh phúc dịu dàng ơi/ Thời gian một đời người không lặp lại/ Một ngày ta dần mất ta/ Từng chút, từng chút một…”.

Hội nhà văn TPHCM và ngộ độc thơ
Hội nhà văn TPHCM và ngộ độc thơ

Rất thiện chí lắng nghe dư luận và tôn trọng ý kiến hội viên, Ban Chấp hành Hội nhà văn TPHCM đã giải quyết vướng mắc xung quanh vụ   “Ngộ độc thơ” bằng cách thảo luận, đồng ý để Phan Hoàng từ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thơ, rút khỏi Hội đồng Thơ, đồng thời đề nghị nhà thơ Phan Hoàng tiếp tục suy nghĩ, xem xét sai sót vừa qua để có những ứng xử phù hợp. Đồng thời, Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM cũng đề nghị các hội viên Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh viết bài trên mạng chú ý đến tinh thần xây dựng, giúp sức cùng Ban Chấp hành xây dựng Hội ta phát triển bền vững, ấm áp tình đồng nghiệp.

NGUYÊN NGỌC báo động ở Hội An
NGUYÊN NGỌC báo động ở Hội An

Hội An rất đẹp, mà đã là người làm nghệ thuật thì tất phải biết, cái đẹp bao giờ cũng mong manh, càng đẹp càng mong manh. Hội An lại rất nhỏ, đã quá đẹp lại quá nhỏ, nên càng rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần một chút thô bạo và ngu dốt, là tai họa rồi. Và Hội An là một tổng thể gắn kết và hoàn chỉnh, có phố cổ lại là một thứ phố cổ đặc biệt trong đó con người hiện đại đang sống hằng ngày, có sông lớn giàu phù sa bồi thành nhiều cồn đất phì nhiêu, có nhiều nhánh sông nhỏ lượn quanh các xóm làng cho nên chừng như đi đâu, ngồi chỗ nào cũng gặp sông nước, có những cánh đánh đồng xanh rờn tha hồ vi vu mà tôi biết nhiều năm qua Hội An đã quyết liệt giữ đến từng tấc đất chống lại mọi sức ép nhất thiết không cho đô thị hóa. Mất những cánh đồng đó thì cũng không còn Hội An. Mất những cồn bắp rất đẹp giữa sông kia thì cũng vậy…

TRẦN NHẬT VY và một nền văn chương bị lãng quên
TRẦN NHẬT VY và một nền văn chương bị lãng quên

Dấu mốc để Trần Nhật Vy xác định tác phẩm văn chương đầu tiên in trên báo Quốc ngữ vào ngày 1-12-1881, trong mục Thứ vụ trên Gia Định Báo bỗng xuất hiện 3 bài viết văn xuôi ngắn chiếm nửa trang báo khổ A3, không có tên tác giả, gồm: “Cách thế cứu người chết ngột”, “Tên chăn bò” và “Thằng ăn trộm với con heo”. “Cách thế cứu người chết ngột” (đúng ra là chết ngộp) là một bài khoa học thường thức, còn 2 bài kia là truyện. Trần Nhật Vy cho rằng: “Phải chăng đây là những truyện đầu tiên được đăng trên báo Quốc ngữ? Nhưng tác giả là ai? Sau đó, tôi đọc cuốn Phansa diễn ra quấc ngữ của ông Trương Minh Ký in năm 1884 và tái bản năm 1886, tôi phát hiện trong đó có đăng 2 truyện này. Phansa diễn ra quấc ngữ là những truyện “chuyển thơ ngụ ngôn La Fontain thành văn xuôi” của ông Trương Minh Ký. Với tôi, dù là chuyển thể từ thơ, nhưng đây là những truyện đầu tiên, viết bằng văn xuôi, in trên báo Quốc ngữ Sài Gòn. Vì vậy tôi chọn thời điểm 1881 làm cái mốc bắt đầu cho văn chương Sài Gòn”.

Bóng Người Trong Bóng Núi có xứng đáng đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN?
Bóng Người Trong Bóng Núi có xứng đáng đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN?

Ở độ tuổi của mình Lê Thành Nghị không còn tùy hứng khi viết. Sự lựa chọn nào cũng đầy ý thức nghề nghiệp nên “Mười bốn chân dung được nói đến trong tập sách không phải là ngẫu nhiên, nhưng cũng như là một con số ước lệ, chỉ là một phần của thơ Việt Nam thời kỳ chiến tranh, vì vậy có thể xem đây là tập sách mở” (Lời thưa). Tôi cũng đã nghe có người nói đến ý nghĩa của con số 14 theo tinh thần Phong Thủy “thể hiện cho sự mở đầu mới mẻ, tốt lành”. Nhưng đấy là nói cho vui! Tuy sách ghi thể tài là tiểu luận – phê bình nhưng trong bản chất là “Tập hợp chân dung của một số nhà thơ thời kỳ chiến tranh chống xâm lược Mỹ được vẽ bằng thơ của chính họ”. Như vậy có thể coi “Bóng người trong bóng núi” là sách chân dung nhà thơ. Mười bốn chân dung được viết kỳ khu, kỹ lưỡng, tinh tế từ năm 2015 đến 2017.

NGÔ THẾ OANH mưa đập mãi trên những cơn mất ngủ
NGÔ THẾ OANH mưa đập mãi trên những cơn mất ngủ

Là một người thơ luôn điềm tĩnh, khiêm nhường với vẻ ẩn dật, "đôi tròng" mắt thơ của Ngô Thế Oanh cứ lặng lẽ quan sát cái bề sâu nghiệt ngã của cuộc đời và mỗi con người, để nhận biết, để khắc họa, để liên tưởng và suy tư như bài thơ "Nhà thơ" của anh sau đây: "Đôi lúc anh giống như một mẩu thuốc lá/ Người ta quét khỏi quán cà phê trước giờ đóng cửa/ Đôi lúc anh giống như đồng tiền mất giá/ Khó còn giúp được gì giữa chợ/ Những trang thơ của anh/ Những mộng tưởng của anh/ Những lo âu hy vọng của anh/ Anh không thể quên nhưng cũng không muốn nhớ/ Anh đã học suốt đời để hiểu điều ngay thẳng/ Để thú nhận tận lòng những gì nhầm lẫn/ Hiểu mỗi ngọn cỏ vô danh cũng bình đẳng với người/ Nhiều cố gắng giờ đây gần như vô ích/ Anh vẫn đi ngược ngọn gió đời/ Những người anh gặp trên đường vẻ vô cảm trong đáy mắt/ Nét mệt mỏi hằn trên gương mặt/ Nhiều thần thánh tắt dần vầng sáng thiêng liêng/ Những hứa hẹn thiên đường đã mất/ Chỉ còn tiếng vọng cô đơn/ Anh viết những dò

EVTUSHENKO cần sống thêm 20 năm nữa
EVTUSHENKO cần sống thêm 20 năm nữa

Còn nhớ, đầu những năm 1960, cùng với việc Thiếu tá Yury Gagarin-con người đầu tiên bay vào vũ trụ, một sự kiện khác cũng gây dư luận tại nước Nga-Xô Viết: những buổi đọc thơ của nhà thơ trẻ E.Evtushenko. Với thơ ông, lần đầu tiên công chúng yêu thơ không còn giới hạn trong các gian phòng chật hẹp, mà đã mở rộng ra những sân vận động. Không phải vô cớ, E.Evtushenko được mệnh danh là “Ngôi sao nhạc Rock” của nền thơ ca Nga thuở đó. Tưởng niệm một năm ngày nhà thơ Nga Evghenhi Etushenko từ trần ( 1/4/2017-1/4/2018 ) báo “Sự thật Thanh niên” có cuộc trò chuyện với bà Maria Evtushenko, vợ góa của nhà thơ.