LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
PHẠM TIẾN DUẬT rất chịu chơi kiểu lãng tử
PHẠM TIẾN DUẬT rất chịu chơi kiểu lãng tử

Sống và hành động như một thi sĩ lãng tử, Duật đôi khi cũng không làm chủ được bản thân mình trước rượu ngon và sắc đẹp. Tôi nhớ có lần ông Đại sứ Israel đã tổ chức một tối giao lưu với một số nhà văn Việt Nam tại tư dinh trên phố Bà Triệu. Duật đảm nhận vai MC từ phía Việt Nam, anh cũng trổ tài nói được dăm câu tiếng Anh ba rọi. Nhưng vì quá say sưa với rượu ngon và nhan sắc lộng lẫy của cô trợ lý cho ông Đại sứ, nên Duật ta nhầm lẫn lung tung khi giới thiệu danh tính mấy nhà thơ nữ Việt Nam khiến các nàng này đâm lúng túng; và suốt buổi giao lưu, chàng thi sĩ họ Phạm cứ bám riết lấy bóng hồng Tây phương để tâm sự qua bút đàm mà quên béng mất vai trò dẫn dắt của mình.

Điện ảnh Việt được gì qua những "kỷ lục" Việt hóa?
Điện ảnh Việt được gì qua những "kỷ lục" Việt hóa?

Đừng vội suy nghĩ rằng một kịch bản Việt hoá chặt chẽ, chỉn chu cùng thương hiệu Nguyễn Quang Dũng và những xúc cảm thực tế mà phim mang lại chính là chìa khoá đảm bảo thành công về doanh thu cho "Tháng năm rực rỡ". Chìa khoá nằm ở nơi khác, ở một cái tên đến từ Hàn Quốc. Đó là CJ Entertaiment, nhà đồng sản xuất bộ phim, và "anh em ruột thịt của nó" là cụm rạp CGV, những đơn vị tham gia thị trường điện ảnh Việt Nam mà nhiều người phải khiếp sợ. Hiện nay, CJ CGV đang sở hữu 52 cụm rạp trên toàn quốc (thống kê tính đến cuối năm 2017) và mỗi ngày, mỗi cụm rạp này đang ra sức "đẩy" "Tháng năm rực rỡ" với khoảng từ 15-17 suất chiếu. Như vậy, tính tổng thể trên cả nước, mỗi ngày "Tháng năm rực rỡ" có khoảng 1.000 suất chiếu đồng thời ở mỗi cụm rạp, một con số đáng mơ ước. 1.000 suất chiếu đồng thời ấy cho thấy chuyện "Tháng năm rực rỡ" cán đích 100 tỷ doanh thu sau 1 tháng ra mắt là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy Hòa ngày trở lại
Tuy Hòa ngày trở lại

Bút ký của nhà văn Nguyễn Minh Ngọc: “Nhiều nguyên do khiến cho ngày trở lại của tôi cứ bổi hổi bồi hồi, ngỡ ngàng trước bao sự đổi thay. Cái thị xã nhỏ bé “nép một bên đường” trong thơ Thanh Quế ngày nào đã nhường chỗ cho một thành phố trẻ tráng với một diện mạo mới mẻ. Xe dừng ở một tiệm café có khuôn viên rợp bóng lá, mát mẻ. Trong ba người, chỉ có nhà thơ Phan Hoàng là “thổ dân”, còn Phạm Sỹ Sáu và tôi đều đến từ xứ khác, song chúng tôi đều có điểm chung là tình yêu dành cho nơi “đất Phú, trời Yên”. Gọi điểm tâm bằng tô cháo sánh nhiễn ăn với chén cá cơm, thêm mấy quả ớt hiểm xanh xanh, bé tẹo, thấy sao mà có lý! Tiếp chúng tôi trong chốc lát, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, anh Phan Đình Phùng mỉm cười cho biết, giống ớt hiểm này chỉ mọc hoang trên triền núi, không gieo, không trồng được. Lạ chứ. Quả là sau rất nhiều năm tôi mới lại được thưởng thức hương vị hạt gạo Tuy Hòa, nó vừa thơm, lại vừa beo béo, chợt hiểu tình đất và người Phú Yên sao mà đậm đà đến thế!”

Báo VĂN NGHỆ TPHCM lên án cuốn NAM ĐÌNH nhà văn, nhà báo kỳ đặc
Báo VĂN NGHỆ TPHCM lên án cuốn NAM ĐÌNH nhà văn, nhà báo kỳ đặc

Sách độc “Nam Đình, nhà văn, nhà báo kì đặc”: không chỉ bịa đặt hồi ký bậy bạ, nguy hiểm, thâm độc như đã trích dẫn. Sách độc còn hướng độc giả hiểu sai về Đảng Cộng sản và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin trích (nguyên văn): “Ngày 27 tháng 5, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên máy bay sang Pháp. Trước khi đi, Thủ lãnh cộng sản có hai thủ đoạn: một là làm dịu lòng người dân yêu nước thật thà; hai là gạt Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh biết cộng sản không được cảm tình với Anh, Pháp, Mỹ. Nên cứ giữ mãi Mặt trận Việt Minh e sẽ hoàn toàn thất bại, nơi Hội nghị Fontainebleau. Phải tổ chức một Đảng chính trị khác, để gom hết nhân dân vào một Mặt trận khác – có tính cách quốc gia hơn – để mưu gạt Anh, Pháp, Mỹ, nên dặn dò Trần Huy Liệu phải tổ chức Mặt trận khác, gọi là “Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam”.

Những giấc mơ trong thơ Thi Sĩ Chân Quê
Những giấc mơ trong thơ Thi Sĩ Chân Quê

Ai đó đã từng nói, truyện cổ tích là giấc mơ của loài người. Tôi nghĩ rằng đâu phải chỉ riêng truyện cổ tích mà tất thảy văn học cũng chính là giấc mơ của nhân loại. Trong các lí thuyết về phê bình văn học của thế giới, Phân tâm học của Sigmund Freud rất chú trọng vào việc nghiên cứu các giấc mơ, coi đó là một phương tiện hữu hiệu để tìm hiểu thế giới tinh thần, cấu trúc tinh thần của nhà văn. Theo đó, giấc mơ sẽ mang trong nó những phản ánh của vô thức, là những dồn nén của mong muốn và ẩn ức được đem vào giấc ngủ. Giấc mơ khi đi vào tác phẩm thi ca có một độ khúc xạ riêng, nhưng nó vẫn phản ánh được tâm lý của chủ thể sáng tạo với nhiều chất chứa nằm ở bề sâu của mỗi tác phẩm. Những bài thơ, câu thơ của Nguyễn Bính về những giấc mơ đem đến cho chúng ta rất nhiều câu chuyện như vậy.

Thủ tướng PHAN VĂN KHẢI từng ứng xử với báo chí như thế nào?
Thủ tướng PHAN VĂN KHẢI từng ứng xử với báo chí như thế nào?

Hằng ngày, Thủ tướng Phan Văn Khải đều dành thời gian để xem tờ Điểm báo do Trung tâm Thông tin Báo chí của Văn phòng Chính phủ trình. Đối với những bài báo đưa thông tin nổi cộm về công việc của Chính phủ và sự điều hành của Thủ tướng, Thủ tướng đều có bút phê giao Văn phòng Chính phủ hoặc các bộ, ngành liên quan kiểm tra, xem xét báo cáo Thủ tướng biện pháp khắc phục, xử lý. Không chỉ có các việc ở tầm "vĩ mô" mà qua thông tin phản ánh của báo chí Thủ tướng Phan Văn Khải còn quan tâm đến những việc nhỏ, tưởng chỉ ở tầm "vi mô' nhưng lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

QUANG DŨNG nhớ Sơn Tây hơn một mối tình
QUANG DŨNG nhớ Sơn Tây hơn một mối tình

Giữa mùa xuân Mậu Tuất 2018, công chúng thi ca không thể không nhớ năm nay tròn 30 năm thi sĩ Quang Dũng rời xa nhân gian và cũng tròn 70 năm bài thơ “Tây Tiến” ra đời. Cách đây một thập niên, ngày 18 tháng Giêng năm Mậu Tý ( tức ngày 24-2-2008) những cựu chiến binh của Trung đoàn 52 Tây Tiến đã tụ họp tại Trường Đại học Y tế Cộng đồng Hà Nội để tổ chức “Mít tinh kỷ niệm 60 năm bài thơ Tây Tiến”. Có lẽ trên thế giới không có tác phẩm nào có được dịp sinh nhật bằng một lễ hội văn hoá như vậy. Năm nay, hầu hết những người khơi dậy cảm hứng cho bài thơ “Tây Tiến” không còn nữa, nhưng giai thoại đẹp đẽ đó vẫn trực tiếp nhắc nhở về thi sĩ Quang Dũng với “Tây Tiến” và không chỉ với “Tây Tiến”!

DẠ NGÂN lặng lẽ trước mùa xuân
DẠ NGÂN lặng lẽ trước mùa xuân

Mất đi người bạn đời thống thiết, người bạn văn chương tri kỷ, người đã cùng mình nếm qua tất thảy những buồn vui tục lụy của cuộc đời dù đã gần một năm nhưng đến nay, nhà văn Dạ Ngân bảo mình vẫn chưa hết choáng váng. Không phải vì đau khổ mà bởi, bà vẫn chưa quen cảnh thiếu ông. Từ gương mặt, tiếng cười, thói quen cho tới cả những lời gắt gỏng. Với bà, Nguyễn Quang Thân không chỉ là chồng mà còn là một nửa định mệnh cuộc đời. Vẫn biết, sinh tử biệt ly sẽ đến bất kỳ lúc nào nhưng lần đầu tiên sau hơn hai mươi năm, không có chồng bên cạnh, một người phụ nữ gai góc, kiêu ngạo từng vượt qua bao nhiêu khen chê của kiếp người cũng phải thấy chao đảo. Giữa khoảnh khắc giao thời của trời đất, bà như trở về thân phận một người phụ nữ yếu mềm, lặng lẽ đắm chìm trong thế giới kỷ niệm vừa hư, vừa thực. 

NGÔ KHA và nay gió cũng tang bồng
NGÔ KHA và nay gió cũng tang bồng

Trong những năm 1960, thơ Ngô Kha xuất hiện như một nỗi buồn lặng lẽ và trong sạch. Ngô Kha nói thủng thẳng với bóng mình: “Lần hồi sinh trên con tàu cuối cùng/ chung quanh anh phù sa cát đỏ/ Anh hỏi thầm về đời mình: Gỗ đá có buồn không? Chim chóc có buồn không?”. Sau khi cho ấn hành tập thơ “Hoa Cô Độc”, Ngô Kha lại cho ra đời tập “Ngụ ngôn của người đãng trí”. Đây là tác phẩm mà Ngô Kha đã gửi gắm rất nhiều tư tưởng và thái độ của mình trong một giai đoạn lịch sử mà chính tác giả là chứng nhân. Một bản trường ca hùng tráng mà theo đánh giá của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì trong tác phẩm này chứa đựng tất cả ngôn ngữ và hình tượng ám ảnh kinh hoàng về chiến tranh. Là lời tự tố cáo đau đớn của một con người đang cố tìm cách thoát thân trên một mảnh đất bị chiếm đóng bởi quạ đen, pháo sáng và lưỡi lê, ở đó như nhà thơ đã nói “tên mọi người đã ghi vào viên đạn”…

Cuộc thi văn chương đầu tiên ở Việt Nam
Cuộc thi văn chương đầu tiên ở Việt Nam

Trong tập sách Văn chương Sài Gòn 1881-1924 - Văn xuôi I (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2017), nhà báo Trần Nhật Vy cho biết một chi tiết quan trọng: “Năm 1902, báo Nông cổ mín đàm ở Sài Gòn đã tổ chức cuộc thi thơ đầu tiên của lịch sử văn học VN với tên gọi Quảng văn thi cuộc (tr.10). Kiểm chứng lại từ tờ báo này, ta biết cuộc thi này chính thức diễn ra từ số báo 39 ra ngày 22.5.1902. Bổn báo có lời rao: Nay muốn mở cuộc thông đồng cho văn nhơn tài tử xa gần vui chơi với nhau cho dễ. Tuy xa cách mặc dầu, chớ cũng đồng thinh khí. Xưa nay ai nấy đều biết bài thơ Lão kỵ quy y là hay, không ai họa lại được cho bằng. Vậy nay đổi ngược lại ra đề như sau này mà làm thử coi có hay chăng: Thanh ny hồi tục. Xin chư dai nhơn tài tử có rảnh làm chơi, vận chi cũng được”.

Mộng Dưới Hoa và sự tài hoa của ĐINH HÙNG - PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG
Mộng Dưới Hoa và sự tài hoa của ĐINH HÙNG - PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG

Thi sĩ Đinh Hùng nổi tiếng rất sớm trong làng văn, làng báo Hà Nội, ông là em rể của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Thi sĩ Đinh Hùng nổi tiếng về thơ nhưng tác phẩm đầu tay của ông lại là tập văn xuôi “Đám ma tôi” được NXB Tân Việt in năm 1943 (ông sinh ngày 3-7-1920). Trước đó Đinh Hùng đã có thơ đăng trên các báo: Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan, Giai phẩm đời nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Khi bài thơ Kì nữ ra đời và sau đó được nhà thơ Thế Lữ giới thiệu trong truyện “Trại Bồ Tùng Linh” đã đưa tên tuổi Đinh Hùng lên đỉnh cao và khẳng định ông là một thi sĩ tài hoa với thi ngôn và thi tứ đầy ma lực. Điều này thể hiện rõ nhất trong thi phẩm “Mê hồn ca” (1954).

Để trí tưởng tượng bay cao
Để trí tưởng tượng bay cao

Vào ngày 8 tháng Hai vừa qua của 190 năm trước, tại thành phố Nant, nước Pháp, trong gia đình hành nghề thày cãi, một chú bé khao khát được nhìn thấy tương lai của thế giới đã cất tiếng khóc chào đời. Đó là nhà văn Jules Verne sau này. Đối với chúng ta ông không chỉ nổi tiếng như người cha đẻ của thể loại khoa học viễn tưởng, mà còn là tác giả của nhiều lời tiên đoán đã thành sự thật mà thuở xa xưa nhiều người cho là chuyện bông phèng. Không phải vô cớ ở thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 này, lớp hậu sinh gọi ông là “Bà lão Vanga mặc quần”…

Vì sao Thơ mất mùa?
Vì sao Thơ mất mùa?

Năm 2017 đi qua, có dư luận cho rằng thi ca đang “mất mùa” vì Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm nay không có thơ; Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội không trao cho thơ và Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh cũng không trao giải thưởng chính thức cho thơ (chỉ có tặng thưởng cho mấy tập thơ, nhưng sau đó có tập lại bị kiện vì có dấu hiệu “đạo thơ”). Có một thực tế ai cũng nhận ra trong tình trạng xuất bản thơ những năm gần đây, thơ hay quá ít mà thơ dở lại quá nhiều. Trong khi đó, số người làm đơn xin gia nhập Hội Nhà văn ở Trung ương và các tỉnh, thành phố lớn ngày một đông đảo. Có thể nói, người làm thơ hôm nay quá nhiều, việc in thơ ở các nhà xuất bản đang trong tình trạng “lạm phát thơ dở”, “bùng nổ thơ dở” nên thơ không bán được và chủ yếu thơ in ra là để giao đãi, để tặng nhau. Có người đã nói vui, thi ca đương đại hôm nay đang ở tình trạng bi hài dở cười, dở khóc “Người người làm thơ/ Nhà nhà in thơ/ Ta nhất định thắng/ Thơ nhất định thua”.

Thiên đường nơi trần thế
Thiên đường nơi trần thế

Chúng tôi háo hức bay tới Tiểu Vương quốc Dubai thuộc Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Chiếc Boeing 787 của hãng hàng không Emirates đã bay khoảng trên 5 tiếng đồng hồ xuyên suốt bầu trời đưa chúng tôi tiến đến đich là một xứ sở cực kỳ giàu sang được mệnh danh là Thiên đường trên trần thế. Và chỉ mấy ngày sống trên đất thánh này chúng tôi đã thích thú đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Dubai đã giúp chúng tôi thực sự được sống giữa Thiên đường … Dubai là một xứ sở giàu sang. GDP chính thức năm 2008 là 82,11 tỷ USD , bình quân 36.332 USD/người. Nền kinh tế Dubai dựa chính vào các ngành khai thác dầu khí, du lịch , dịch vụ tài chính và kinh doanh bất động sản. Dubai khai thác dầu khí với số lượng từ 500.000 tới 700.000 thùng/ ngày