LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Nhớ các nhà văn tuổi Tuất trong cuộc đi bộ xuyên Việt 25 năm trước
Nhớ các nhà văn tuổi Tuất trong cuộc đi bộ xuyên Việt 25 năm trước

Cách đây 25 năm, ngày 1/4/1993, đúng vào ngày “Cá tháng Tư”, tại cổng tòa soạn Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), anh em văn chương Hà Nội tới tiễn các nhà thơ, nhà văn: Hoàng Cầm, Hòa Vang, Nguyễn Lương Ngọc và nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán lên đường đi bộ xuyên Việt. Có thể nói, đến hôm nay, đây là cuộc đi bộ xuyên Việt “độc nhất vô nhị” của các nhà văn Hà Nội. Đến nay, ba người trong số họ đã từ bỏ bạn bè văn chương để về cõi vĩnh hằng: Nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc mất năm 2001, nhà văn Hòa Vang mất năm 2006 và nhà thơ Hoàng Cầm mất năm 2010.

Báo VĂN NGHỆ thừa nhận sai lầm khi in truyện ngắn Bắt Đầu Và Kết Thúc
Báo VĂN NGHỆ thừa nhận sai lầm khi in truyện ngắn Bắt Đầu Và Kết Thúc

Ban Biên tập báo Văn nghệ đã tiếp thu ý kiến của cuộc thảo luận một cách cầu thị, chân thành và nhận thấy rằng: Việc cho in truyện ngắn này là một khuyết điểm gây ra những bất lợi về nhiều mặt. Nguyên nhân chủ yếu của sự cố đáng tiếc này là do nhận thức và trình độ của biên tập viên còn bất cập, cách làm việc vội vã, cân nhắc thiếu thận trọng, thiếu nhạy bén, để lại những hậu quả ngoài mong muốn. Sự phê bình, nhắc nhở của dư luận là cần thiết không những cho công tác biên tập mà cả cho tác giả. Chúng tôi sẽ nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và xem xét lại quy trình làm báo để tránh những sai sót đáng tiếc lặp lại trong tương lai… Thay mặt Ban Biên tập, Tổng Biên tập báo Văn nghệ xin chân thành xin lỗi bạn đọc vì đã cho in truyện ngắn này và xin hứa nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình, tập trung mọi cố gắng nâng cao chất lượng của tờ báo, phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn.

Tình văn giới
Tình văn giới

Tình cảm giữa các nhà thơ, nhà văn đích thực thường sâu sắc. Phải chăng nó xuất phát từ sự suy nghĩ sâu sắc của họ về cuộc đời, về con người. Tôi rất kính trọng các nhà thơ nhà văn về sự sâu sắc ấy. Sự sâu sắc này chứa đựng trách nhiệm cao với cuộc sống, cũng thể hiện tình yêu sâu nặng của họ với cuộc đời. Sống sâu sắc thì một ngày sống có thể dài hơn một ngày, một đời sống chỉ “cổ lai hi” cũng là dài hơn trăm năm! Trong lịch sử, tình bạn văn chương sâu sắc được ghi lại rất nhiều. Thi thánh Đỗ Phủ kém thi tiên Lý Bạch 11 tuổi, nhưng hai người là bạn thân thiết. Năm 759 Lý Bạch đang trên đường đi đày, Đỗ Phủ đã làm bài thơ “Cuối trời nhớ Lý Bạch” rất cảm động: “Cuối trời gió lạnh bốc lên rồi? Ý người quân tử lúc này ra sao?/ Chim hồng, chim nhạn bao giờ đến?/ Sông hồ nước thu tràn đầy/ Văn chương ghét người gặp vận/ Ma quỷ thích trêu người đi qua? Để nói chuyện với hồn người thác oan/ Có lẽ (bác) ném thơ xuống sông Mịch La”.

HOÀNG YẾN lầu xưa vẫn đợi trăng lên mặt người
HOÀNG YẾN lầu xưa vẫn đợi trăng lên mặt người

Với nhà thơ Hoàng Yến, có lẽ thao thức lớn nhất của đời ông là sáng tạo. Thao thức ấy, được ông gửi gắm trong tuồng hát bội “Tiếng trúc thần”. Khi Hung Thần trao cây trúc cho Đông Lâm đã ra điều kiện: “Khi nào công việc ngươi làm đè nặng lên ngươi như hòn đá tảng. Khi nào nguồn sáng tạo trong ngươi đã cạn. Khiến ngươi chạy trốn bản thân ngươi. Và hồng tiêu chỉ còn những âm thanh mòn mỏi biếng lười. Chính lúc đó ta sẽ gọi ngươi về cõi chết”. Cuối cùng, Đông Lâm ngộ ra: “Suốt cuộc đời ta nay mới hiểu. Sự sống và sáng tạo như hình với bóng. Dù cái chết kề bên cũng đừng dao động. Đừng bao giờ buông thả bản thân”. Năm 1955, Hoàng Yến viết bài phê bình tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu một cách thẳng thắn, cũng vì nguyên nhân duy nhất là nhằm đề cao sự sáng tạo. Lúc cầm cây bút trên tay, Hoàng Yến chối từ mọi sự dễ dãi...

Người đàn ông làm một bài thơ gây phiền lụy cho hai người đàn bà mê thơ
Người đàn ông làm một bài thơ gây phiền lụy cho hai người đàn bà mê thơ

Tác giả Nguyễn Vĩnh hào hứng đọc thuộc vanh vách bài "Người đàn bà thơ" rồi kể lại đại ý: bài thơ này được ông sáng tác khoảng năm 2008. Trước đó một thời gian, tình cờ ông nhận được điện gọi, thư nhắn, cùng những lời thăm hỏi mong kết bạn sáng tác của cô Thy Minh từ Lâm Đồng gửi ra. Chị Thy Minh có gửi lời mời ông: Nếu vào Nam hay đi Tây Nguyên thì gặp nhau kết tình thi hữu. Người chưa gặp, nhưng gặp qua thơ đã nhiều, nhất là qua tập thơ Dấu thời gian của Thy Minh gửi tặng. Trong hồn Nguyễn Vĩnh đã rất cảm kích. Một ngày đẹp trời, tình thơ bật ra ngọn bút, ông làm một hơi bài thơ “Người đàn bà thơ” và gửi tặng Thy Minh. Theo thời gian, vì những lý do riêng của hai người, sau khi người tặng thơ - người nhận thơ, họ đã dần thưa liên lạc và ngừng hẳn. Cũng ứng với thời gian đó (khoảng năm 2010 - 2011), qua các phương tiện truyền thông và các “Kênh Câu lạc bộ Thơ”, tác giả thơ Nguyễn Thị Thanh Long ở Sài Gòn bỗng một ngày liên lạc với Nguyễn Vĩnh...

Vì sao mảng phê bình sân khấu vắng mặt trên báo chí?
Vì sao mảng phê bình sân khấu vắng mặt trên báo chí?

Lý luận phê bình (LLPB) là một lĩnh vực rất khó trong văn hóa nghệ thuật nói chung, sân khấu nói riêng. Lý luận phê bình là sự sáng tạo trên cơ sở của những sáng tạo. Nếu không có sáng tạo của những tác giả, không có đời sống văn hóa nghệ thuật thì khó có thể có lý luận phê bình. Sự sáng tạo của LLPB nhằm nghiên cứu, khám phá ra những quy luật, những sự vận động, những tiêu chí chung nhất của hoạt động sáng tạo; nó chỉ ra những yếu kém, bất cập hay những ngụy biện của sáng tạo; đồng thời nó gợi mở, định hướng, thăng hoa cho những sáng tạo hiện tại hoặc tương lai… Sân khấu Việt Nam những năm trước còn có những nhà nghiên cứu, LLPB có tên tuổi, có tài; những năm gần đây hầu như không có lớp kế cận. Đấy là những người hoạt động chuyên nghiệp của sân khấu. Những người hoạt động LLPB sân khấu không chuyên, cụ thể là nhà báo thì sao?

TỪ KẾ TƯỜNG còn những bóng mưa tan trong mắt
TỪ KẾ TƯỜNG còn những bóng mưa tan trong mắt

Có thể xem Từ Kế Tường là một trong những nhà văn sở hữu lượng tác phẩm đồ sộ nhất hiện nay. Ông viết khỏe, viết nhiều và cũng chẳng "ngán" đề tài nào: từ truyện, thơ viết cho tuổi hoa; truyện thiếu nhi như bộ "Thiên đường không tuổi", tập "Bầu trời màu trứng sáo" đến tiểu thuyết hình sự, bút ký nhân vật, nghệ sĩ; phiếm luận, bình luận các vấn đề xã hội trên báo chí... Số tác phẩm cả mới lẫn cũ đến nay đã gần 200 cuốn. Tuy nhiên, vẫn còn hơn chục tác phẩm thất lạc chưa tìm được. Bộ ba tác phẩm "Áo tím qua đường", "Mối tình như sương khói", "Còn những bóng mưa tan" chỉ là mốc khởi đầu để thời gian tới, cứ mỗi quý một lần, ông sẽ kết hợp với NXB Văn hóa - Văn nghệ cho ra mắt ba tác phẩm gồm một tác phẩm mới, hai tác phẩm cũ. Nếu đều đặn như thế, để in hết tác phẩm, Từ Kế Tường phải mất … 10 năm!

TRỊNH CÔNG SƠN và cơn mưa dầm trên vai
TRỊNH CÔNG SƠN và cơn mưa dầm trên vai

Lý thú là cuộc hội ngộ của anh với chị Khánh Ly sau 15 năm xa cách, cũng lại ở một gác nhỏ ở Paris... Nhớ lại cuộc hội ngộ ấy, Trịnh Công Sơn đã kể: "Chao, chưa kịp ngồi xuống đã lãnh đủ một trận mưa rào trên vai. Một thứ mưa nước mắt được kết tụ từ đám mây xa xứ, từ những kỷ niệm thần tiên của một thời phiêu lãng hồn nhiên, từ những rối rắm không thể biện giải của những uẩn khúc trong tâm hồn, từ những lúc xa xưa gần gũi bất khả nghi của lịch sử, từ những điều chưa nói, muốn nói mà không nói được, từ cái lỗi của người này cái sơ sót của người nọ, từ cái phù du của vật chất, cái khắc nghiệt của tinh thần, từ cái không mà có, cái có mà không... và cứ mưa đi những cơn mưa từ thiện của sự trong lành. Mưa và tâm hồn được rửa sạch...”

Thời tiết làng văn giông bão vì danh hão
Thời tiết làng văn giông bão vì danh hão

Nhà văn Trần Đức Tiến cảnh tỉnh: “Giá trị thực của con người không phải ở những cái nhãn mác vớ vẩn, mà tùy thuộc vào chất lượng công việc của anh ta. Lái xe hàng nghìn cây số an toàn, nấu được bữa cơm ngon cho chồng cho con, hoàn toàn không thua kém việc viết ra những trang văn hay. Tết năm nào mình đã từng kêu lên trong một bài báo: thật bất công, khi có những chiếc bánh chưng ngon lành bị mua bằng tiền nhuận bút của những bài thơ dở. Thế mà các loại giải thưởng văn chương to nhỏ, cái thẻ nhà văn, cái danh hội viên hội nhà văn, vẫn tiếp tục làm cho nhiều kẻ chới với lên bờ xuống ruộng. Liệu có mấy ai trong số đó đủ tỉnh táo, đủ cảnh giác để vẩn lên nỗi nghi hoặc: mỗi giải thưởng có thể sẽ dìm anh sâu thêm một chút vào giấc ngủ, và giờ phút được ông chủ tịch hội trao cho cái thẻ nhà văn, chưa biết chừng cũng chính là giờ phút cáo chung cho cả sự nghiệp viết lách?”

Nhà thơ của ngọn nến và cây đèn chai
Nhà thơ của ngọn nến và cây đèn chai

Ngọn bạch lạp và cây đèn chai đối với ai nhỏ bé bình thường nhưng với chị thì đó là sự linh ảo. Linh ảo bởi lẽ nó đã truyền cho chị cảm hứng và năng lượng sáng tạo không biết chán nản. Dòng lạch văn chương của chị trôi đi, lúc lặng rãi, khi thao thác trong ánh sáng của ngọn nến và cây đèn ấy. Chị coi tim đèn, một chấm đen tí teo là con mắt chim biết nhìn, biết đọc từng chữ ở bản thảo. Cái chấm đen đó trò chuyện hay nghiêm khắc nhắc nhở chị. Nó gắn liền với số phận của chị, những khúc đoạn gập ghềnh, những khao khát yêu thương và cả bấy nhiêu chìm nổi trong đời. Không biết đã liền sẹo chưa cái vết thương sâu trong lòng chị? "Lỗi lầm cầm cả lên tay/ Mình em chèo chống tháng ngày nhạt duyên/ Tóc thề nửa mái còn riêng/ Trong tim bao nỗi hồn nhiên héo rồi". Hồn nhiên của thời xa xăm khi cõi lòng còn đủ những đam mê và tin tưởng về sức mạnh của tình yêu. Dịu dàng nữ tính có thể làm thay đổi ham muốn quyền lực, danh vọng của người đàn ông mình yêu thương.

Người Sài Gòn nâng niu tờ báo Tết
Người Sài Gòn nâng niu tờ báo Tết

Tại sao người Sài Gòn có thói quen mua báo Tết? Trước hết, trong những ngày đầu xuân, lúc rảnh rỗi, chờ tiếp khách đến xông nhà, chủ nhà thường lấy báo xuân ra đọc. Ngoài công dụng để đọc, báo xuân cũng là nghệ thuật trang trí cho phòng khách. Khi ăn Tết xong, các bìa báo có hình mỹ nữ, các ca sĩ, diễn viên bên cành mai vàng sẽ được gia chủ dán lên tường gạch, vách nhà lá cho nó sang cũng như che bớt sự trống trải nghèo nàn của ngôi nhà. Nhà khá giả hai, ba tờ được để thành chồng trên bàn nước, góp thêm phần trang trí cùng với lọ hoa tươi, những chai nước ngọt. Chưa hết, tờ báo xuân còn có một công dụng nối liền tình cảm: quà tặng xuân. Tết đến tặng nhau tờ báo kèm với bao trà, gói mứt biểu hiện cho tình cảm, quý trọng bằng hữu chi giao hoặc cũng là hiếu hỷ, món quà biết ơn người đã giúp mình trong cơn hoạn nạn.

TRIỆU LAM CHÂU lá rụng về miền biên ải
TRIỆU LAM CHÂU lá rụng về miền biên ải

Mặc dù sinh ra và lớn lên ở vùng núi phía bắc, đã từng thấm cái lạnh ở xứ sở Bạch Dương, nhưng những lần về quê ăn tết, Triệu Lam Châu vẫn không chịu đựng nổi cái lạnh thấu xương trong mưa phùn gió bấc. Hôm cuối cùng đến thăm tôi trước khi theo chiếc xe tải chở toàn bộ giường tủ, bàn ghế và đồ lề ra Bắc, Triệu Lam Châu nói với tôi bằng một giọng bùi ngùi: “Ở vào cái tuổi như anh em mình, phải đối mặt với việc thay đổi môi trường sống là điều không dễ dàng. Mình không muốn chia tay với miền đất này, nơi mình đã gắn bó với bao kỷ niệm vui buồn, nhất là với những người bạn văn chương. Nhưng hai con mình, học hành đến nơi đến chốn vẫn không xin được việc, về Cao Bằng, bà con họ hàng làm trong các sở ban ngành của tỉnh liền nhận ngay. Cha mẹ hưu trí còn biết làm gì nữa”. Tôi ngoảnh mặt đi, cảm thấy cay cay nơi sống mũi.

Khép lại ồn ào xung quanh Giải thưởng Hội nhà văn TPHCM năm 2017
Khép lại ồn ào xung quanh Giải thưởng Hội nhà văn TPHCM năm 2017

Sáng 11-1-2018, Hội nhà văn TPHCM đã tổ chức họp báo để chia sẻ với giới truyền thông về những tranh luận ồn ào xung quanh Tặng thưởng dành cho hai tập “Thơ trắng” và “Nghi lễ của ánh sáng”. Ông Trần Văn Tuấn – Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM cho biết chiều 10-1-2018, lãnh đạo Hội đã gặp gỡ và xin lỗi Hội đồng Thơ vì đã không có sự tôn trọng cần thiết đối với hội đồng chuyên môn trong việc xét thưởng tác phẩm thơ năm 2017. Đồng thời, Ban chấp hành Hội cũng thừa nhận đã làm sai quy trình xét thưởng, dẫn đến sự phản ứng của các ủy viên Hội đồng Thơ.

NGUYỄN QUANG THIỀU tiết lộ 3 câu chuyện về bản quyền
NGUYỄN QUANG THIỀU tiết lộ 3 câu chuyện về bản quyền

Trước khi đi Cuba học, tôi đã gửi bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay cho một biên tập viên của một Nhà xuất bản. Mấy năm sau về nước, tiểu thuyết của tôi cũng không thể in được vì có những vấn đề mà ngày nay chúng ta gọi là “nhạy cảm”. Tôi đã rút bản thảo về. Một người viết là đàn anh của tôi nói để ông ấy in cho. Nhưng khi sách ra đời thì ảnh tác giả là ảnh của ông ấy và tên tác giả không phải tên tôi. Ông ấy cũng lấy gần hết số nhuận bút cuốn tiểu thuyết đó. Tôi hỏi ông ấy sao lại thế, thì ông ấy trả lời vòng vo. Một số bạn bè tôi, trong đó có biên tập viên đã giữ bản thảo của tôi mấy năm, đều rất nổi giận và muốn “xử lý” ông ấy. Nhưng tôi đã yêu cầu họ bỏ qua. Vì sao?

LÊ VĂN DUY nghĩ về nghề
LÊ VĂN DUY nghĩ về nghề

Tôi không ưa cái việc phân biệt giải thưởng & tặng thưởng. Việc này hạ thấp vai trò người sáng tác. Tại sao? Mỗi năm mỗi khác, thế sự đảo điên, vũ trụ xoay vần, khả năng, tài năng con người cũng thay đổi, cả nhận định cũng vậy. Thế thì làm sao anh chị Ban chấp hành lại dám quyết đoán năm qua có giải thưởng mà năm nay chỉ có tặng thưởng. Chữ giải với chữ tặng khác nhau ra làm sao mà có sự phân biệt? Làm sao anh chị có thời gian ngồi giải thích ngữ nghĩa ngôn từ cho mỗi hội viên, trong đó có tôi ?   Tôi không thích cái việc đề ra chuyện Ban chung khảo có quyền đề cử thêm tác phẩm ngoài luồng. Việc này là vô hiệu hoá vai trò, trách nhiệm của các Ban sơ khảo do chính Ban chấp hành đề cử.  

TRẦN ĐỨC TIẾN nói rõ hơn về quy chế đề cử tác phẩm để trao giải thưởng
TRẦN ĐỨC TIẾN nói rõ hơn về quy chế đề cử tác phẩm để trao giải thưởng

Chia sẻ của nhà văn Trần Đức Tiến: Vừa qua, Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh (HNVTP) có quyết định tặng thưởng năm 2017 cho một số tác phẩm, trong đó có một vài tập thơ không được Hội đồng Thơ của Hội đề cử, cụ thể là khi Hội đồng Thơ bỏ phiếu, những tập thơ này không đạt số phiếu quá bán. Tôi không phải là hội viên HNVTP, nên không có ý kiến. Khi có một số bạn ở HNVTP, và một tờ báo gọi điện trao đổi, tôi có nói cho các bạn ấy biết vài điểm về Quy chế Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt N am (HNVVN), trong những năm tôi là ủy viên Ban Chấp hành hội. Giờ tôi xin nói thêm một lần nữa cho rõ và cho đủ ý của mình!

Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM đặt ra quy chế để kích hoạt xuất hiện nhiều thi bá và thi thánh?
Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM đặt ra quy chế để kích hoạt xuất hiện nhiều thi bá và thi thánh?

Sau khi các thành viên Hội đồng Thơ phản ứng về hai tập thơ bị loại ở sơ khảo nhưng vẫn được Hội nhà văn TPHCM trao Tặng thưởng năm 2017, trên các diễn đàn mạng đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin phép được giới thiệu ba ý kiến của nhà thơ Từ Kế Tường, nhà thơ Vương Trọng và Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân. Phải chăng, biến Hội đồng Thơ thành một “Hội đồng Mù”, thì Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM cảm thấy thoả mãn khao khát được phô diễn thứ quyền lực nhất thời đầy ngạo mạn một cách ngớ ngẩn? Phải chăng bất cứ kẻ nào, dù năng lực thi ca hạn chế đến đâu, nhưng chỉ cần ngồi vào Hội đồng chung khảo thì cũng có thể vận dụng quy chế để lập tức biến thành thi bá hoặc thi thánh?

Tranh luận, cãi nhau và bỏ bóng đá người
Tranh luận, cãi nhau và bỏ bóng đá người

Tới thời facebook lên ngôi thì các cuộc tranh luận diễn ra đa dạng, sinh động, dữ dội hơn rất nhiều, cũng thiếu văn hóa, thô lậu hơn rất nhiều. Tò mò mà lại rảnh rỗi, vào một số facebook cá nhân hay fanpage thường xuất hiện status có nội dung khen - chê điều này điều khác thì thôi rồi. Không vừa ý là nhiếc móc, xỉ vả. Ý kiến khác mình cũng nhiếc móc, xỉ vả. Khen người mình vốn không thích là chửi. Chê “thần tượng” là chửi. Mà ý kiến bị phê phán còn chửi lại kinh hơn!... Trong bối cảnh đó, xem ra càng gần đây, ý kiến đánh giá, phản biện, phê bình và việc trao đổi, tranh luận, thảo luận về các ý kiến đó cũng thưa thớt dần. Cũng phải thôi, khi mà có ý kiến đúng đắn, chính xác cũng bị đưa lên facebook để chửi cho te tua thì dù có bản lĩnh, trình độ, thiện chí,… đến đâu thì người ta cũng chẳng muốn dây dưa. Xét cho cùng cũng phải, chẳng tội gì đưa ra ý kiến vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội mà lại phải giơ mặt cho thiên hạ chửi rủa! 

Về hai tập thơ đột ngột được Tặng thưởng của Hội nhà văn TPHCM
Về hai tập thơ đột ngột được Tặng thưởng của Hội nhà văn TPHCM

Về hai tập thơ từng bị loại ở Hội đồng Thơ nhưng vẫn được Hội nhà văn TPHCM trao Tặng thưởng 2017, nhà thơ Trần Hữu Dũng ngậm ngùi: “Th ơ Tr ắ ng” của La Mai Thi Gia và Nghi l ễ c ủ a ánh sáng của Lê Tuân không n ằ m trong danh sách đ ư a lên Ban ch ấ p hành H ộ i Nhà Văn TP xét duy ệ t. Vì sao hai t ậ p th ơ đ ượ c t ặ ng th ưở ng, xin nh ườ ng câu tr ả l ờ i cho Ban ch ấ p hành H ộ i Nhà Văn TP, chỉ l ấ y làm ti ế c vì k ế t qu ả c ủ a H ộ i đ ồ ng Th ơ đ ư a lên không đ ượ c tôn tr ọ ng đúng m ự c, nên b ị m ộ t s ố h ộ i viên g ọ i là “Hộ i đ ồ ng Mù ”. Còn nhà thơ Khánh Chi chua chát: “Thơ Trắng” chưa có một khuôn mặt riêng, dấu ấn riêng, đó là chưa kể sự quá không đồng đều ở các bài thơ trong tập thơ, những bài về sau càng đuối, tẻ nhạt và sáo rỗng. “Nghi lễ c ủa ánh sáng” thì tôi không bàn, vì nó không nằm trong danh sách 05 tác phẩm được bình chọn để đề cử giải thưởng. Tôi có cảm tưởng rằng những ý kiến của cả một Hội đồng Thơ chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí là b

LÊ VĂN NGHĨA anh Hai làng trào phúng
LÊ VĂN NGHĨA anh Hai làng trào phúng

NXB Trẻ vừa ấn hành “Nỗi buồn đàn ông” của Lê Văn Nghĩa. Theo tác giả, đây là cuốn sách gồm “trào phúng truyện và tạp nhạp văn”. “Nỗi buồn đàn ông” đề cập đến nhiều câu chuyện thời sự có tính chất “tấn trò đời” của con người. Chẳng hạn truyện Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng nhắc nhớ đến câu chuyện một ông nhà giàu, có chút danh phận trong xã hội bỗng một ngày “nhập đồng” ở một ngôi chùa thiên và làm ra tập thơ cân nặng nhất Việt Nam. Trong truyện này, Lê Văn Nghĩa dùng ngòi bút trào phúng cho người đọc thấy màn “nhập đồng” làm ra “thơ thần” kia chỉ là trò lừa nhằm đánh bóng bản thân. Hay như trong “tạp nhạp văn” Từ cái lưỡi gà đến cái lưỡi của người, Lê Văn Nghĩa đã hoạt kê ra nhiều loại lưỡi: từ lưỡi gà trong cái kèn tre trẻ nhỏ hay chơi, đến lưỡi trong trâu bò làm bằng gỗ do Khổng Minh sáng chế. Nhưng hoạt náo nhất là lưỡi của người dùng để nếm thức ăn, để hôn nhau, để nịnh bợ, để nói kiểu nhà quan, để oan than với dân nghèo… Bằng các số liệu sưu tập được từ nghiê

PHẠM GIA BÌNH công danh tiền bạc nhòe sương khói
PHẠM GIA BÌNH công danh tiền bạc nhòe sương khói

Về Hà Nội, với nghị lực để đổi thay số phận, Phạm Gia Bình trở thành cây bút văn xuôi vững vàng. Cùng với đội ngũ đông đảo các nhà văn viết về đề tài công nghiệp ở thủ đô, như Lưu Nghiệp quỳnh, Đoàn Trúc Quỳnh, Đỗ Bảo Châu, Trần Dũng... Phạm Gia Bình liên tiếp có truyện in trên sách báo. Năm 1973, anh được giải A truyện ngắn của Hội văn nghệ Hà Nội. Từ một anh kỹ thuật cơ khí, Phạm Gia Bình phấn đấu trở thành nhà báo xuất sắc của báo Lao Động. Nhà thơ Thái Giang ngày ấy, đã khuyến khích và tạo điều kiện tốt cho Phạm Gia Bình làm việc. Chuỗi bài phóng sự điều tra của Phạm Gia Bình in nhiều kỳ trên báo, gây tiếng vang lớn trong giới. Sau này, tập hợp lại, in thành tập “Tọa độ vàng”, Nhà xuất bản Lao Động, phát hành năm 1989, với số lượng năm vạn cuốn. Ấy rồi, cũng thời điểm ở báo Lao Động, Phạm Gia Bình lại chịu lâm nạn. Mọi người trong báo, đều nói, vì quá nhiệt tình, nên Phạm Gia Bình chịu nạn.