LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Cây đại thụ của điện ảnh Italy hiện đại
Cây đại thụ của điện ảnh Italy hiện đại

Lệ thuộc vào đồng tiền, những cuộc trao đổi văn hóa với nước ngoài bỗng trở thành phiên diện, chăng chớ. Màn ảnh lớn thì toàn chiếu phim hành động Mỹ. Màn ảnh nhỏ nhan nhản phim Ấn độ, Hàn Quốc và phim “nhảm” Việt… Người thưởng ngoạn phim ảnh có “gu” ở nước mình hầu như không biết tới các tác phẩm điện ảnh xuất sắc và “những cây đại thụ” của các nền điện ảnh hiện đại ở Italy, Đan Mạch, Tây Ban nha, Brasin… Ví như bạn đã xem 2 bộ phim Italy “Cinema Paradiso” và Malena”, nhưng tác giả của chúng bạn còn chưa biết tới..

Thêm một mảng trầm tích về hậu chiến
Thêm một mảng trầm tích về hậu chiến

Tiếp sau thành công của một loạt truyện ngắn, cùng với việc rinh về giải Ba (không có giải Nhất) cuộc thi tiểu thuyết lần thứ IV của Hội Nhà văn Việt Nam (2011-2015) cho cuốn “Dư chấn 3,5 độ richter”, cứ ngỡ đâu nhà văn An Bình Minh sẽ “xả hơi”. Nhưng không, hóa ra ông vẫn lặng lẽ thu mình cày ải và vẫn thủy chung với truyện ngắn. 15 truyện trong tập “Chuyện tình Xiêm Riệp” ra mắt bạn đọc lần này vẫn là sự tiếp nối mạch nguồn của một nhà văn từng một thời mặc áo lính, bên cạnh những chuyện “cập nhật” đời sống hôm nay, là mảng đề tài đề tài chiến tranh (chiếm gần một nửa trong tập truyện).

NGUYỄN VĂN CHIÊM hay là NGUYỄN VĂN CHIM?
NGUYỄN VĂN CHIÊM hay là NGUYỄN VĂN CHIM?

Thời gian gần đây con đường Nguyễn Văn Chiêm nầy được lên báo, phương tiện truyền thông không phải vì thành tích dành được lề đường cho nhân dân mà là vì một khu đất vàng liên quan đến một cựu quan anh của thành phố với một công ty có tên rất là bông hoa nhỏ “Hoa Tháng Năm” trong vụ lùm xùm đất vàng 8-12 Lê Duẩn. Chuyện ăn uống từ dự án đất vàng thì để nhà nước tính còn ăn uống lề đường, sau lưng khu đất vàng cần thì bàn tới con đường Nguyễn Văn Chiêm một chút nghe chơi.

Tên phố và sự cố định hóa lịch sử
Tên phố và sự cố định hóa lịch sử

Nhà giáo Nguyễn Lân vốn chưa từng được phong giáo sư, ấy thế mà trong các tài liệu chính thức người ta vẫn gọi ông là giáo sư. Rồi đến các cuốn từ điển mà ông đã biên soạn, khi chúng được những nhà nghiên cứu chỉ ra những chỗ sai lầm, thì các báo không đăng, chỉ sợ làm hại đến uy tín của nhà trí thức. Một vài anh em có hiểu biết về nội tình gia đình có bảo với tôi, hình như chính các con cháu trong nhà cụ, là những người đã lo bảo vệ cụ Nguyễn Lân tích cực nhất. Họ làm thế với mục đích thiết tha là mong khi cụ qua đời, được đặt tên cho một khu phố mới mở…

Bắt kẻ môi giới cho nhà báo tống tiền
Bắt kẻ môi giới cho nhà báo tống tiền

Tối 28-12, một lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang cho biết cơ quan này đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Nhâm (40 tuổi, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội). Bị can Nhâm được xác định đã đã có hành vi đồng phạm với bà Đào Thị Thanh Bình, phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận, để tống tiền doanh nghiệp 100.000 USD, sau đó "chốt" giá 70.000 USD.

VTV ra mắt Việt Nam Hôm Nay
VTV ra mắt Việt Nam Hôm Nay

Chương trình tin tức thời sự mới “Việt Nam hôm nay” của Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ thay cái tên quen thuộc “Cuộc sống thường ngày” trên sóng VTV1 kể từ ngày 1-1-2019. Khung giờ của “Việt Nam hôm nay” là điểm hội tụ các dòng chảy tin tức trong ngày sau khi một ngày làm việc bình thường kết thúc. Trong đó, tin an ninh trật tự, tin giao thông, thông tin tức về nguy cơ đối với sức khỏe được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, chương trình cũng tập trung khai thác các vấn đề liên quan tới giáo dục. Điểm khác biệt của Việt Nam hôm nay so với nhiều chương trình cùng loại là tin tức sẽ được cập nhật mới ngay khi chương trình đang lên sóng khoảng 15 phút/lần.

Suy ngẫm về sự phản giáo dục trong truyện thiếu nhi của NGUYỄN NHẬT ÁNH
Suy ngẫm về sự phản giáo dục trong truyện thiếu nhi của NGUYỄN NHẬT ÁNH

Trong lời giới thiệu cuốn sách “Suy ngẫm về chức năng giáo dục trong 8 truyện thiếu nhi của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh”, nhà văn Vũ Hạnh bày tỏ: “Tôi có hai ngạc nhiên lớn. Một là tôi thật không ngờ tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh lại có quá nhiều sự quái gở như thế, và hai là, với một thời gian không dài, ông Phùng Thanh Vân đã bỏ công sức đọc đi đọc lại hơn hai nghìn trang sách của Nguyễn Nhật Ánh để trích dẫn, phân tích rất là cụ thể với nhiều tham khảo từ các báo đài. Sau đó, ông cho tôi biết là đã tạm dừng những việc đang làm dở lại để mỗi ngày ông đọc và viết về truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh, thường là trên 12 tiếng; nhiều đêm chỉ ngủ 4 hoặc 5 giờ. Vợ con ông đã can ngăn, khuyên nên nghỉ sướng hơn, không nên bỏ nhiều công sức vào cái việc… vác tù và hàng tổng. Nhưng ông nghĩ rằng trách nhiệm của nhà văn, của nhà giáo là phải cố gắng hết mình để làm mọi việc có lợi cho dân, cho nước…”

LONG VÂN bắt đầu với Biệt Động Sài Gòn
LONG VÂN bắt đầu với Biệt Động Sài Gòn

Đã có một thời, đạo diễn Long Vân được nhắc đến như là một hiện tượng của điện ảnh với đề tài người lính và cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc, bởi những bộ phim ông làm đạo diễn có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng. Ở tuổi ngoài bát thập, ông đã có một cuộc sống viên mãn bên cạnh gia đình. Vợ ông, nghệ sĩ Kim Cương chăm lo cho ông từng bữa ăn giấc ngủ và người con gái duy nhất của ông, diễn viên "nhí" Vân Dung một thời của màn ảnh Việt, luôn cung cấp "ngân lượng" đầy đủ để bố mình thảnh thơi tuổi già chơi cờ, trà chén cùng bạn hữu...

Nhà báo bị cấm làm gì trên mạng xã hội?
Nhà báo bị cấm làm gì trên mạng xã hội?

Hội Nhà báo Việt Nam vừa công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.  Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam- Hồ Quang Lợi cho biết: “Bản Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam là để cụ thể hóa điều 5 trong 10 điều quy định về đạo đức người làm báo. Đối với 8 điều mà nhà báo không được làm khi tham gia mạng xã hội, tôi nghĩ đấy là những điều cảnh báo, răn đe để nhà báo khi tác nghiệp cũng như tham gia mạng xã hội phải tránh. Với vai trò dẫn dắt mạng xã hội, một ý kiến, hành vi của nhà báo đưa ra trên mạng xã hội mà sai, không chuẩn mực, sẽ gây tác hại rất lớn đối với cộng đồng, dư luận xã hội”. 

Sách Tết trở lại có lợi hại gì?
Sách Tết trở lại có lợi hại gì?

Lần đầu tiên sau tròn một hoa giáp, Sách Tết trở lại đời sống văn nghệ. Ấn phẩm văn, thơ, nhạc, họa, sử… do nhà văn Hồ Anh Thái tuyển chọn vừa được NXB Văn học và Đông A ra mắt công chúng. Số lượng in lần đầu cũng là lần duy nhất đúng 2019 cuốn. Mỗi cuốn Sách Tết 2019 đều được đánh số riêng. Ngoài 1900 bản phổ thông bìa mềm, đánh số từ ST0001 đến ST1900, Sách Tết 2019 có 100 bản bìa cứng, in trên giấy chất lượng cao, đánh số từ ĐA-001 đến ĐA-100 cùng 19 bản được in trên giấy cao cấp hơn nữa. Sách bìa cứng kèm hộp sơn mài cho những người có thú sưu tầm sách.

Tơ Duyên với làng nghề Lãnh Mỹ A
Tơ Duyên với làng nghề Lãnh Mỹ A

Thông qua câu chuyện của một người con làng nghề dệt Lãnh Mỹ A trải qua bao phen sóng gió, bộ phim truyền hình “Tơ duyên” gửi gắm thông điệp và tôn vinh một dòng lụa truyền thống nức tiếng một thời. Bộ phim “Tơ duyên” dài 35 tập, lên sóng lúc 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên VTV9 từ ngày 26-12-2018.

Tượng đài Bến Không Chồng
Tượng đài Bến Không Chồng

Như những người cầm bút, nhà văn Dương Hướng tự định vị đề tài hậu chiến. "Bến không chồng" đã khắc chạm lên từng số phận, khía vào nỗi đau con người, đặc biệt là người phụ nữ và người lính qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ngoài một "Bến không chồng" tiểu thuyết "gối đầu giường" là bộ phim truyện nhựa cùng tên (Lưu Trọng Ninh đạo diễn) và 34 tập phim truyền hình "Thương nhớ ở ai" cũng do Lưu Trọng Ninh đạo diễn đã ẵm trọn 4 giải thưởng Cánh diều vàng 2017…

NGUYỄN THIỆN TƠ và mối tình son sắt nơi GIáo Đường Im Bóng
NGUYỄN THIỆN TƠ và mối tình son sắt nơi GIáo Đường Im Bóng

Tính đến Noel 2018, ca khúc “Giáo đường im bóng” của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ đã ra đời đúng 80 năm. Những lời hát du dương “Nhớ tới đêm đầy ánh sáng/ Hương trong gió tràn mênh mang/ Giây phút như ngừng thôi rơi/ Tiếng kinh muôn lời…” vẫn được hát qua nhiều thế hệ, như tâm sự ấm áp tình nhân gửi cho tình nhân. Thế nhưng, ca khúc “Giáo đường im bóng” không chỉ tồn tại bằng giá trị nghệ thuật, mà còn có ý nghĩa chứng minh vẻ đẹp của mối tình xuyên thế kỷ giữa nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ và một mỹ nhân đất Nam Định!

BÀNG BÁ LÂN không đành múc trăng vàng đổ đi
BÀNG BÁ LÂN không đành múc trăng vàng đổ đi

Đã 30 năm, kể từ ngày thi sĩ Bàng Bá Lân qua đời ở tuổi 76, hình ảnh của ông vẫn lãng đãng trong nhân gian và sự nghiệp của ông vẫn bàng bạc trên văn đàn. Rời khỏi cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941”, thi sĩ Bàng Bá Lân sống chủ yếu bằng nghề dạy học và nghề chụp ảnh. Một tâm hồn quê kiểng không còn thong dong giữa những con đường làng quanh co, liệu có tạo ra một thi sĩ Bàng Bá Lân khác không? Số lượng thơ tương đối khiêm tốn mà thi sĩ Bàng Bá Lân để lại, ít nhiều giúp độc giả giải mã nỗi băn khoăn ấy !

VIẾT & ĐỌC đã có Chuyên đề Mùa Đông
VIẾT & ĐỌC đã có Chuyên đề Mùa Đông

Sau khi ra mắt Chuyên đề Mùa Thu 2018 khá ấn tượng, ấn phẩm “Viết & Đọc” tiếp tục giới thiệu Chuyên đề Mùa Đông 2018. Tuy chất lượng giấy in của số thứ hai đã kém số thứ nhất, nhưng chất lượng nội dung thì cơ bản vẫn giữ nguyên. Với độ dày hơn 270 trang, ấn phẩm “Viết & Đọc” mỗi quý xuất bản một lần, giá bán lẻ 150 ngàn đồng/ cuốn. Nghe đồn ấn phẩm "Viết & Đọc" được phát hành toàn quốc, số lượng hoành tráng, nhuận bút ngất ngây, chiết khấu mỹ mãn! 

Trả lại sức mạnh của phim Phóng sự - Tài liệu
Trả lại sức mạnh của phim Phóng sự - Tài liệu

Nói tới tác động cổ súy, tuyên truyền sâu rộng của phim Phóng sự-Tài liệu không thể không nhắc tới thời kỳ “ nở hoa” của thể loại này khi đất nước ta vừa đặt chân bước vào Thời kỳ Đổi Mới. Hãy nhớ tới sức mạnh lan tỏa và tác động sâu sắc của những bộ phim như “Hà Nội trong mắt ai”, “Chuyện Tử tế”, “Đường dây lên Sông Đà”, “Tình người Củ Chi” … Rất đáng tiếc dòng mạch tự nhiên, đã tạo dựng được vốn liếng và kinh nghiệm ấy, khi đất nước tiến sâu vào cơ chế thị trường, đặc biệt là từ khi đẩy mạnh yêu cầu “xã hội hóa”   trong việc làm phim, bỗng nhiên bị gãy nhịp.

Phát động cuộc thi Về Sự Học Ngày Mai
Phát động cuộc thi Về Sự Học Ngày Mai

Sáng ngày 21/12, Hội Nhà Văn Việt Nam, Bộ Giáo dục & đào tạo, Chi hội Nhà văn Giáo dục thuộc Hội Nhà Văn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “ Nhà văn với nhà trường” và phát động cuộc thi viết “ Về sự học ngày mai” trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam. Cuộc thi viết dành cho mọi đối tượng là người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến sự nghiệp  giáo dục & đào tạo, được thể hiện  qua các thể loại: Bút ký, phóng sự, điều tra, phỏng vấn, chính luận và chân dung; Với mỗi bài viết BTC giới hạn không quá 3.000 từ  và không chấp nhận tác phẩm là truyện ngắn, thơ.

Lại kiện tụng bản quyền âm nhạc
Lại kiện tụng bản quyền âm nhạc

Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc VCPMC cho biết, căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tài liệu và chứng cứ thu thập được, qua bước đầu xác minh thông tin và lấy ý kiến của các tác giả thành viên, VCPMC đủ cơ sở để xác định Sky Music đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 20 và Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ: “Hành vi của Sky Music là cố ý, rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả”.

IVAN BUNIN và những dòng lưu bút cuối cùng
IVAN BUNIN và những dòng lưu bút cuối cùng

Nhà văn Nga đoạt Giải Nobel Văn học- Ivan Bunin từ trần tại Pháp vào ngày 8 tháng 12 năm 1953. Nhưng ông đã linh cảm về cái chết của mình rất lâu trước đó. Cuộc sống đói khổ và túng thiếu của ông trong những năm Thế chiến II càng như làm nặng thêm nhiều căn bệnh tiềm ẩn trong con người nhà văn. Ông luôn luôn thương nhớ nước Nga và đọc tất cả những gì viết về quê hương của các nhà văn khác, đồng thời cũng gay gắt lên tiếng phê phán các đồng nghiệp của mình...

Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP với văn hóa dân tộc
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP với văn hóa dân tộc

Sáng 21-12-2018, nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, và 5 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại Nhà khách Bộ Quốc phòng (266 Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội), Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc - Hội khoa học Lịch sử Việt Nam - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tạp chí Văn Hiến Việt Nam, tổ chức Hội thảo quốc gia “ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC”.   Đây là sự khởi đầu của mọi sự khởi đầu. Hội thảo thu hút nhiều vị nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều tướng lĩnh quân đội, CA, các nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ… trong cả nước. Trong số hơn 60 bản tham luận được gửi đến, Ban tổ chức đã chọn lựa 50 bản in vào tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhà văn Đại tá Nguyễn Minh Ngọc ra tham dự với bản tham luận “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng kiệt xuất, nhà chính trị, nhà văn hóa tầm cỡ”. Xin trân trọng giới thiệu .

Tại sao người già cô đơn thế?
Tại sao người già cô đơn thế?

Ở nước Anh vừa xuất hiện một vị Bộ trưởng Bộ Cô đơn để giải quyết vấn nạn cô đơn của công dân nước này nói chung và hàng triệu người già nói riêng, những vấn đề mà Thủ tướng Theresa May gọi là "hiện thực đáng buồn của cuộc sống thời hiện đại". Ở nhiều nước châu Âu khác như Đức, Pháp và Đan Mạch, hàng loạt kế hoạch, hàng loạt chiến dịch lớn liên tục được áp dụng để kêu gọi người già tham gia vào các hoạt động xã hội thay vì "trốn mình" hết ngày này đến ngày khác trong trại dưỡng lão...

Quản lý đất đai ở đô thị, làm sao tránh khỏi sai phạm?
Quản lý đất đai ở đô thị, làm sao tránh khỏi sai phạm?

Sau khi nhiều quan chức bị bắt và bị đề nghị kỷ luật, thực trạng bê bối về quản lý đất đai tại TPHCM đã được phơi bày với những trớ trêu tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu công nghệ cao quận 9, khu dân cư Phước Kiểng – Nhà Bè và nhiều khu đất vàng ở khu vực trung tâm. Chính ông Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư Thành ủy TPHCM phải cay đắng thừa nhận 6 “công thức” sai phạm: Thứ nhất, giao đất dự án không qua đấu thầu. Thứ hai, chỉ định giao đất với giá rẻ. Thứ ba, giao dự án xác định tổng mức đầu tư không chính xác. Thứ tư, cổ phần hóa với giá bán không phù hợp. Thứ năm, vật tư cho công trình không đúng chất lượng đăng ký. Thứ sáu, đề án chưa duyệt đã giao đất sai quy định. Dù diễn giải theo ngôn ngữ hành chính có nhiều khác biệt, nhưng 6 “công thức” trên đều bắt nguồn từ việc lạm dụng quyền lực để ban phát tài sản công một cách tùy tiện!

VŨ ĐÌNH LONG với sứ mệnh đóng góp cho văn hóa Việt
VŨ ĐÌNH LONG với sứ mệnh đóng góp cho văn hóa Việt

“Người góp phần tạo nên diện mạo văn học nghệ thuật Việt Nam 1930 – 1945”. Đó là lời ngợi ca của nhà văn Vũ Bằng về ông Vũ Đình Long - ông chủ nhà xuất bản Tân Dân - chủ bút nhiều tờ báo, tạp chí giai đoạn lịch sử 1930-1945. Ông là một con người đặc biệt, được nhiều nhà văn danh tiếng của Việt Nam kính trọng và đánh giá cao bởi những cống hiến lớn lao của ông đối với văn hóa, văn học nước nhà!

Chủ trương xã hội hóa Văn học Nghệ thuật đã thất bại chăng?
Chủ trương xã hội hóa Văn học Nghệ thuật đã thất bại chăng?

Tại 19-12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo “Nhìn lại thành quả xã hội hóa các hoạt động văn học nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay”. Theo tường thuật của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân, ông Lê Doãn Hợp, nguyên bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cho rằng, kết quả xã hội hoá văn học nghệ thuật là: Sách vô bổ: 70%; Phim Việt Nam: không muốn xem; phim thương mại tràn lan... Vậy, một chủ trương tốt đẹp đã đổ sông đổ biển mọi công sức rồi ư?

Bắt nữ phóng viên tống tiền 70 ngàn USD
Bắt nữ phóng viên tống tiền 70 ngàn USD

Ngày 18-12-2018, Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ phóng viên Đào Thị Thanh Bình (báo Thương Hiệu & Công Luận) về hành vi nhận tiền của Công ty TNHH LEXSHARE- ICT Việt Nam có trụ sở ở Bắc Giang. Theo công an tỉnh Bắc Giang, khi bị bắt có người của Công ty, phóng viên và một môi giới. Người của công ty đưa tiền cho phóng viên xem rồi yêu cầu phóng viên ký giấy biên nhận. Phóng viên xem tiền, ký giấy rồi đưa tiền cho người môi giới chuyển ra ngoài thì bị công an bắt tại cửa, số tiền kiểm đếm là 70.000 USD.

Hai Vệt Nắng Chiều trăn trở giữa cái cũ và cái mới trong thơ
Hai Vệt Nắng Chiều trăn trở giữa cái cũ và cái mới trong thơ

Nhà thơ Xuân Trường sáng tác và có thơ đăng báo ở Sài Gòn từ trước năm 1975 trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh. Thơ anh theo trào lưu hiện thực pha chất bay bổng lãng mạn nên rất được các bạn trẻ ưa thich, dễ hòa nhập phong trào. Nay thì anh đã nghỉ hưu, sự say đắm thơ ca vẫn vẹn nguyên như trước mà còn có phần sâu sắc, giàu trải nghiệm. Dải đất Miền Trung và Tây Nguyên nơi anh sinh trưởng và gắn bó có mặt trong tập thơ ở mật độ khá cao làm nên sắc thái đặc biệt của tập thơ “Hai vệt nắng chiều” do NXB Hội Nhà Văn ấn hành.

3 sự kiện và 1 nỗi buồn phim Việt
3 sự kiện và 1 nỗi buồn phim Việt

3 sự việc, mặc dù tính chất khác nhau nhưng có một điểm chung là những vụ việc điển hình, bộc lộ sự thiếu chuyên nghiệp của điện ảnh Việt. Từ câu chuyện sản xuất, phát hành cho đến bản quyền phim Việt vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề. Một điều trùng hợp, trong cả 3 vụ việc, sự im lặng, chậm trễ là điều không thể lý giải. Là người chịu trách nhiệm trực tiếp, từ khi bộ phim “Thiên đường” rã đoàn, nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân gần như trốn tránh và chưa một lần lên tiếng. Sự việc của “Gạo nếp gạo tẻ” trước khi đơn kiện được thụ lý, phía FPT Telecom cũng nhiều lần im lặng. Trong khi đó, với “Mặt trời con ở đâu” bị dán nhãn 13+, ê kíp vẫn đang chờ câu trả lời từ Cục Điện ảnh mặc dù bộ phim chỉ còn những suất chiếu ít ỏi tại các cụm rạp.

Răng Sư Tử tái hiện cuộc chiến điệp báo sinh tử
Răng Sư Tử tái hiện cuộc chiến điệp báo sinh tử

Cuộc đọ sức thầm lặng không tiếng súng giữa những cơ quan điệp báo đặc biệt của các cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô cả trước, trong và sau Chiến tranh lạnh đã được nhà báo Yên Ba tái hiện sinh động trong cuốn biên khảo dày gần 900 trang - "Răng sư tử"… Nhà báo Yên Ba cho hay cuốn sách này đã "nằm" ở Nhà xuất bản (NXB) Văn học suốt một năm. Anh đã mất không ít thời gian làm việc với biên tập viên NXB Văn học để đấu tranh "giữ lại những gì cần giữ".  Sau khi thống nhất xong thì lại Cục Xuất bản có ý kiến NXB Văn học sao lại in sách trinh thám, cuốn sách này phải chuyển về in tại NXB Công an nhân dân.

Tác phẩm nào đoạt giải Văn học tuổi 20?
Tác phẩm nào đoạt giải Văn học tuổi 20?

Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 6 (kéo dài từ25-12-2015 đến 31-5-2018) đã nhận được 456 tác phẩm dự thi. Ban tổ chức đã công bố 9 tác phẩm lọt vào chung kết xếp hạng là “Chuyến tàu nhật thực” của Đinh Phương, “Cửa sổ phía đông” của Nguyễn Thị Kim Hòa, “Độc hành” của Nguyễn Đình Khoa, “Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa” của Hiền Trang, “Người lạ” của Mai Thảo Yên, “Nhân gian nằm nghiêng” của Đặng Hằng, “Sau những ngày mưa” của Phạm Thu Hà, “Wittgenstein của Thiên đường đen” của Mail Cây, và Yagon – Những kẻ vô cảm” của Phạm Bá Diệp. Lễ trao giải chính thức sẽ diễn ra ngày 23-12.

VŨ CHÂU PHỐI nghe tiếng gà cất lên từ ngõ quê
VŨ CHÂU PHỐI nghe tiếng gà cất lên từ ngõ quê

Sau niềm vui đoạt giải cao thi ca toàn quốc, Vũ Châu Phối lại miệt mài bên giá vẽ truyền thần. Nghề vẽ truyền thần, ngoài niềm vui nhận ra tính cách mỗi người trong bức vẽ, là những đồng tiền thu nhập tích cóp đem về cho mẹ lợp lại mái tranh dột, xây bức tường gạch thay thế bức tường bua trát đất. Anh không nề hà công việc, miễn là kiếm được đồng tiền từ công sức của mình. Khi rời giá vẽ truyền thần, anh lại cặm cụi ngồi bán lẻ từng chai xăng dầu. Có lúc bán từng chiếc vé xổ số, gom nhặt từng đồng tiền nhỏ nhoi.

Tổng thư ký VFF có bị bệnh down?
Tổng thư ký VFF có bị bệnh down?

Trên facebook của một doanh nhân thành đạt, là đương kim Phó Chủ tịch Hội Cổ động viên Việt Nam, có đăng tải một dòng trạng thái cực sốc. Ông ta chia sẻ lại hình ảnh chụp bài trả lời phỏng vấn Tổng thư ký LĐBĐ Việt Nam, ông Lê Hoài Anh, đính kèm “bình luận” miệt thị rằng vị này bị bệnh down. Đó là một ví dụ điển hình nhất cho tình trạng chung trong xã hội hôm nay kể từ khi xuất hiện mạng xã hội: tình trạng tự do phê phán và sa đà vào chủ nghĩa quá trớn.

Bóng đá Việt Nam được gì trước trận chung kết với Malaysia?
Bóng đá Việt Nam được gì trước trận chung kết với Malaysia?

Quan điểm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Trận chung kết lượt về giữa tuyển Việt Nam và tuyển Malaysia sẽ vô cùng hấp dẫn theo nghĩa và cách của bóng đá. Và nó sẽ trở lên rất tệ nếu chúng ta coi đó như sự ăn thua đầy uất ức. Chúng ta khát vọng thì người ta cũng khát vọng. Chúng ta quyết tâm thì họ cũng quyết tâm. Nếu Malaysia đá hay thì chúng ta vẫn được xem một trận đấu hay đúng nghĩa của bóng đá. Và nếu chúng ta đá hay và lại chiến thắng chúng ta sẽ được gấp đôi: xem một trận hay và đạt được ước mơ. Giả sử nếu chúng ta không giành chức vô địch ( mà tôi tin chắc chúng ta sẽ giành chức vô địch) thì tôi vẫn phải nói rằng: bóng đá Việt Nam đã thực sự thay đổi và thay đổi quá lớn. Năm 2018 là một năm ngoạn mục của bóng đá Việt Nam. 

Việt hóa 100% một kênh truyền hình Nhật
Việt hóa 100% một kênh truyền hình Nhật

Đại diện Tổng Cty Truyền hình Cáp Việt Nam và kênh truyền hình Nhật Bản Wakuwaku Japan tiến hành ký kết hợp tác toàn diện. Theo đó sau thời gian thử nghiệm từ tháng 4/2018, kênh Wakuwaku nay được Việt hóa 100%, phát đồng thời trên hệ thống VTVcab, hai ứng dụng OTT là Onme và VieOn. Ông Masafumi Kawanishi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Wakuwaku Japan khẳng định: “Tôi nghĩ rằng nhiều khán giả Việt Nam biết đến bộ phim Oshin của Nhật Bản. Tuy nhiên Nhật Bản không chỉ có Oshin mà còn nhiều chương trình thú vị khác. Kênh Wakuwaku Japan giúp khán giả Việt trải nghiệm và thưởng thức nhiều chương trình thú vị”

Tổng Bí thư trở thành nhân vật văn chương có đơn giản?
Tổng Bí thư trở thành nhân vật văn chương có đơn giản?

Ở cuốn sách “Lửa đắng”, do nội dung tiểu thuyết có khuynh hướng chính sự, nên vấn đề đặt ra là phải có một nhân vật có tầm vóc quyết định đến vận mạng quốc gia. Và như vậy   lần đầu tiên trong các tiểu thuyết của ta thời kỳ này đã xuất hiện nhân vật Tổng bí thư đảng Cộng sản. Các Tổng bí thư Đảng ta để lại dấu ấn trong lịch sử thì đâu có hiếm. Thật cũng có mà giai thoại tốt đẹp về các đồng chí ấy cũng không thiếu. Nguyễn Bắc Sơn quyết định lấy đồng chí Lê Khả Phiêu làm nguyên mẫu. Tại sao lại là Lê Khả Phiêu?

TRƯƠNG TỬU người khiêu khích văn đàn
TRƯƠNG TỬU người khiêu khích văn đàn

Trương Tửu đã viết: “Ông Thế Lữ để cảnh sắc xúc động giác quan nhưng biết tự chủ, không bị cuốn vào thiên nhiên. Trái lại, ông Lan Khai mê đắm cảnh vật như mê một tình nhân. Ở Thế Lữ cái rung động của giác quan truyền lên trí não nên ông tả được bình tĩnh; ở Lan Khai nó truyền vào tâm nên ông tả mung lung hồi hộp”. Lối phê bình của Trương Tửu đối lập hẳn với lối phê bình cảm thụ truyền thống dựa vào trực giác chủ quan mà như Hoài Thanh tuyên ngôn “lấy hồn ta để hiểu hồn người”.  Lối phê bình mới mẻ của họ Trương đã bị chỉ trích từ nhiều phía. Tuy nhiên, theo thời gian, phương pháp phê bình khoa học của Trương Tửu (tất nhiên ban đầu có phần thô sơ và dần dần được tác giả điều chỉnh, hoàn thiện, nâng cấp) đã có chỗ đứng trong lịch sử lý luận phê bình với những công trình để đời...

Khủng khiếp như mạng xã hội
Khủng khiếp như mạng xã hội

Khác với một đơn vị truyền thông, có Tổng Thư ký, có Tổng Biên tập, có Biên tập viên, tất cả thông tin bài viết đều phải qua ít nhất một người kiểm duyệt trước khi đến với công chúng và xã hội. Nhưng với mạng xã hội ngày nay thì khác. Mỗi người dùng là một Tổng Thư ký, kiêm Chủ bút, kiêm nhà báo, kiêm biên tập viên… Một quyền lực không hề nhỏ! Vậy khi một người có đầy đủ quyền lực trong tay, có quyền kiểm soát tất cả hành vi, lời nói của mình thì người đó sẽ trở nên thế nào? Và hành vi đó sẽ có sức ảnh hưởng như thế nào với xã hội?

Những cái tát đang phơi bày thực trạng gì của nền giáo dục?
Những cái tát đang phơi bày thực trạng gì của nền giáo dục?

Nỗi ám ảnh những cái tát đang bao trùm lên đời sống giáo dục! Đó không phải là kiểu nói ngoa ngôn, mà qua hiện tượng tiêu cực xảy ra thực tế, đã khiến nhiều người lo ngại. Vụ việc 231 cái tát dành cho một học sinh lớp 6 ở Quảng Bình chưa lắng xuống, thì lại có thêm 50 cái tát dành cho một học sinh lớp 2 ở Hà Nội. Cái tái tiếp cái tát, xin lỗi tiếp xin lỗi, hậu quả để lại cho tâm lý xã hội càng nặng nề hơn!

Chân Dung Nhà Văn từng bị kiện ra sao?
Chân Dung Nhà Văn từng bị kiện ra sao?

Cách đây 26 năm, khi cuốn “Chân dung nhà văn” của Xuân Sách ra đời, 41 nhà văn đã cùng ký tên vào một đơn kiện, có nội dung: “Những bài thơ gọi là Chân Dung Nhà Văn của Xuân Sách đã lộ rõ tâm địa và dụng ý xấu xa của người viết và sự thiếu trách nhiệm của nhà xuất bản. Chân Dung Nhà Văn không nêu tên người nhưng Xuân Sách đã lấy tên tác phẩm để miêu tả thì chẳng khác gì gọi tên người ta ra. Dưới con mắt của Xuân Sách, Chân Dung Nhà Văn Việt Nam trở nên méo mó dị dạng. Cố nhiên Xuân Sách cũng tỏ ra xu phụ nịnh bợ một số người…”

Nhà văn Nga đoạt giải Nobel - SOLZHENITSYN trên con đường 100 năm gập ghềnh
Nhà văn Nga đoạt giải Nobel - SOLZHENITSYN trên con đường 100 năm gập ghềnh

Ngày 11-12- 2018, cả nước Nga vấp mặt với ngày sinh nhật của Aleksandr Solzhenitsyn. Không phải tình cờ chúng tôi dùng hai từ “vấp mặt” : Nước Nga đang đương đầu với tất cả những vấn đề và những biến cố mà nhà văn này đã từng tiên đoán. Và một trong những vấn đề, những biến cố đó là sự bảo vệ dân tộc. Aleksandr Solzhenitsyn đã khẳng định yêu cầu này như một lý tưởng của nước Nga. Yêu cầu này không mới. Ngay Mikhail Lomonosov và sau đó hầu như tất cả những bộ óc thông thái nhất của nước Nga đã từng nói tới việc bảo vệ dân tộc. Nhưng không một ai trước Aleksandr Solzhenitsyn đặt vấn đề đó ra một cách sâu sắc, triệt để như ông.

Có phải ông NGUYỄN HỮU BÀI chống việc đào mả Vua TỰ ĐỨC?
Có phải ông NGUYỄN HỮU BÀI chống việc đào mả Vua TỰ ĐỨC?

Dưới triều vua Thành Thái và Duy Tân, Nguyễn Hữu Bài là một Thượng thư trụ cột triều đình, là người có rất nhiều uy quyền trong tay, nên ảnh hưởng và vây cánh rất lớn. Nguyễn Hữu Bài nhiều lúc đã lộng quyền, qua mặt cả vua; điển hình là việc đào xới trong nội thành để tìm vàng… Không thể nào có chuyện “Đào mả không Bài” được, mà phải là “Đào mả là Bài” có nhiều chính xác hơn, vì ngay cả đất trong đại nội mà còn bị đào xới để tìm vàng bạc, thì chuyện đào lăng vua Tự Đức có chi mà không dám làm? Hơn nữa, dưới thời này, ai dám đào mả hoàng tộc để tìm châu báu vàng bạc nếu không phải là tay sai thân tín của Pháp?

Phán bừa kiểu Giáo sư Tiến sĩ
Phán bừa kiểu Giáo sư Tiến sĩ

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang phán như đinh đóng cột rằng năm 1980: “Đặng Thái Sơn được Giải thưởng Cho pin, người Nga cũng đảo lộn suy nghĩ, vì dân mò cua bắt ốc làm sao đánh được Piano đến cái mức mà người châu Âu phải thán phục. Tức là anh ấy trở thành vô địch Giải Chopin với những nghệ sĩ đến từ các nước rất có truyền thống, rất giỏi đánh Piano. Cũng xin thưa rằng cho đến nay Đặng Thái Sơn vẫn là nghệ sĩ được Giải Chopin duy nhất của châu Á, Nhật chưa có, Trung Quốc chưa có, Hàn Quốc cũng chưa có”. Bởi ông hoàn toàn không biết sau Đặng Thái Sơn, tại Cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin đã có hai nghệ sĩ người châu Á được trao giải Nhất , đó là: Li Yundi người Trung Quốc - giải Nhất năm 2000, và Seong-Jin Cho - người Hàn Quốc - giải Nhất năm 2015

Nghệ sĩ nào dám xung phong chống tham nhũng?
Nghệ sĩ nào dám xung phong chống tham nhũng?

Tham nhũng đã được xác định là quốc nạn, cản trả sự tiến bộ của dân tộc. Ngoài những biện pháp mạnh về truyền thông và pháp lý, hành trình chống tham nhũng cũng có sự tham gia tích cực của các loại hình nghệ thuật. Văn học, điện ảnh, sân khấu đều vào cuộc khá hào hứng. Tuy nhiên, thành công ở đề tài này vẫn còn khá khiêm tốn. Thật sự, ngoài tài năng thì tác phẩm chống tham nhũng còn đòi hỏi sự can trường và dũng cảm của chính tác giả. Đề tài tham nhũng là cánh cửa rộng, nhưng ít người dám xung phong…

Tặng gì thì tặng, xin đừng tặng Thơ!
Tặng gì thì tặng, xin đừng tặng Thơ!

Một bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng ghi nhận: Không khí làm thơ vang rền Facebook. Bất kể ai cũng có thể trở thành “nhà thơ mạng”. Khi yêu, khi thổn thức, khi thưởng thức cái đẹp, khi bất bình… đều có thể làm thơ… Dù biết cũng chẳng hy vọng gì ở cái chốn lao xao, nơi vàng thau lẫn lộn (mà thau nhiều hơn vàng) nhưng một khi người ta còn ngụy biện là làm thơ cho vui, còn tự tôn quá mức về tài thơ của mình, không quen nghe những góp ý thẳng thật thì lúc đó, nói như Tiến sĩ Hà Thanh Vân “thơ dở cứ đập vào mắt chúng sinh mà thôi”.

Về trình độ thực sự của Chủ tịch Hội đồng Phê bình - Dịch thuật, Hội Nhà văn TPHCM
Về trình độ thực sự của Chủ tịch Hội đồng Phê bình - Dịch thuật, Hội Nhà văn TPHCM

Không biết nhờ liên minh thần thánh  nào, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đoàn Lê Giang chễm chệ ngồi ghế Chủ tịch Hội đồng Phê bình – Dịch thuật của Hội Nhà văn TPHCM. Bởi lẽ, đối với giới cầm bút, Đoàn Lê Giang thuộc hạng vô danh tiểu tốt (phần lớn hội viên Hội Nhà văn TPHCM khi nhắc đến Đoàn Lê Giang cứ ngỡ là… nhà thơ Lê Giang, vợ của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ!). Năm nay, ở tuổi 57, Đoàn Lê Giang vẫn chưa viết nổi một bài phê bình văn học, ngoài việc thích tỏ ra uy quyền, tháu cáy và khôn vặt. Còn đối với giới nghiên cứu, Đoàn Lê Giang xuất hiện ở đâu là có sự nhố nhăng học thuật ở đó. Xin giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình Nguyễn Hòa về cái gọi là chuyên luận khoa học “Văn học cổ điển Việt Nam trong bối cảnh văn học Đông Á” ký tên Đoàn Lê Giang, in trong cuốn sách “Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX những vấn đề lý luận và lịch sử” do PGS TS Trần Ngọc Vương làm chủ biên, NXB Giáo Dục ấn hành!

NGUYỄN MINH KHIÊM xin trả món nợ 40 năm
NGUYỄN MINH KHIÊM xin trả món nợ 40 năm

Gặp nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm ngoài đời, mấy ai nghĩ ông là nhà thơ. Dáng to con như một cầu thủ bóng chuyền, giọng nói sang sảng, đôi tay mỗi khi nói là vung như một nhà hùng biện. Thế mới biết vẻ bề ngoài với nội tâm đâu có điểm trùng? Thế mới biết ở đâu đó trong thẳm sâu tâm hồn vẫn những thổn thức cùng nỗi đau và cả niềm hào hùng của những người mà trong cuộc đời thi sĩ đã gặp, đã thấy, đã nghe: "Tôi đã ở Cổng Trời 18 tháng, ở Lát-xê 6 tháng và ở Pù Nhi 6 tháng. Tôi hiểu sự khắc nghiệt của Cổng Trời. Những chịu đựng của "lính" mở đường thời ấy đã ngoài tưởng tượng của hàng triệu người. Đau thương, mất mát của Mường Lát bây giờ lại ngoài tưởng tượng của tôi hàng triệu lần".

ĐẶNG ANH ĐÀO hoài niệm & mộng du
ĐẶNG ANH ĐÀO hoài niệm & mộng du

Hơn 10 năm sau kể từ khi ra mắt tập hồi kí Tầm xuân, PGS.TS Đặng Anh Đào - con gái của GS. Đặng Thai Mai lại tiếp tục mạch hồi ức đó trong một cuốn hồi ký mới với một tinh thần mới mang tên "Hoài niệm và mộng du" (NXB Phụ nữ ấn hành). Cuốn hồi ký gồm có bảy phần là hành trình từ những kí ức tuổi thơ Mùa hè - Biển thứ nhất của đời tôi, Từ mùa đông đến mùa thu, Người ra đi đầu không ngoảnh lại, tiếp tục với Đường tản cư qua bao suối lạ sông ngàn, Đường vô xứ Nghệ quanh quanh cho đến khi Hòa bình trở lại và đoạn Vỹ thanh - chu kì của đời người.

Siêu phẩm của văn học hiện đại
Siêu phẩm của văn học hiện đại

Lấy tư cách Chủ tịch Hội đồng chuyên môn để giới thiệu 2 hội viên mới, nhưng phần của người thứ hai được copy hoàn toàn cả đánh giá... và tên tuổi của người thứ nhất. Hành vi cao vời thoát tục này chỉ có một người dám làm, là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đoàn Lê Giang! Bản giới thiệu hội viên mới của ông Đoàn Lê Giang đúng là siêu phẩm của văn học hiện đại, không chỉ giúp người xem có được cảm giác thưởng thức một vở tấu hài đúng chuẩn, mà còn lý giải vì sao nền giáo dục đại học có thể cung cấp nhiều nhân lực chất lượng cao cho thị trường xe ôm công nghệ như vậy!

Bài thơ Vận Nước khuyên nhủ giới cầm quyền như thế nào?
Bài thơ Vận Nước khuyên nhủ giới cầm quyền như thế nào?

Toàn bộ bài thơ “Vận nước” có bốn câu được cấu trúc bởi hai cặp Nhân - Quả, theo quan niệm phổ biến của Phật giáo. Nó là khẳng định, nhưng nó cũng là giả định. Một vấn đề chính sự lớn lao như thế, bề bộn như thế, vẫn có thể là rất nhẹ nhàng, nếu như thuận theo lẽ trời (tự nhiên), thuận theo lòng người (tự nhiên). Thiền sư muốn nhắc nhở người cầm quyền tối thượng, đang ngồi trên ngai vàng kia, nếu như có đức lớn, thực hiện được vô vi, trước hết là ở nơi điện các (hiểu rộng ra tức tầng lớp lãnh đạo cao cấp) thì đất nước sẽ thái bình, vững mạnh… Những người cầm quyền, chèo lái con thuyền đất nước (nơi điện các) mà bất chính, vô đạo, thì không chỉ có loạn ở nơi điện các, mà còn là khiến trăm họ phải chịu cảnh lầm than, tạo cơ hội cho kẻ thù ngoại bang dòm ngó!

Làm sao xử lý tài sản bất minh trong cuộc chiến chống tham nhũng?
Làm sao xử lý tài sản bất minh trong cuộc chiến chống tham nhũng?

Tài sản bất minh, nếu chưa được xác định là tài sản tham nhũng, thì phải hiểu như thế nào? Tài sản bất minh nghĩa là tài sản mà chủ nhân của nó luôn có thái độ ngơ ngác khi được truy vấn chăng? Thật khôi hài, khi một cán bộ học cao hiểu rộng lại lơ ngơ về căn nhà trị giá thị trường hàng chục tỷ đồng mà mình đang cư ngụ nhưng không biết có nguồn gốc từ đâu! Cũng thật khôi hài, khi một lãnh đạo được giao điều hành những tập đoàn kinh tế quy mô lớn, lại mù mờ về khoản tài chính khổng lồ mà vợ mình đang sở hữu và những khoản chi phí đắt đỏ mà con mình đang du học nước ngoài. Cơn mưa vàng bạc bỗng dưng từ trên trời rơi xuống, chỉ có trong truyện cổ tích dỗ dành những đứa trẻ ngây thơ mà thôi!

Một nhận định sai về thơ Việt Nam hiện đại
Một nhận định sai về thơ Việt Nam hiện đại

Giáo sư Phong Lê, lúc ấy đang là Viện trưởng Viện Văn học, Tổng Biên tập Tạp chí Văn học (nghĩa là những vị trí cao trong giới văn chương). Anh đã đọc một bài phát biểu đề dẫn (nghĩa là một “văn kiện” quan trọng trong một sinh hoạt khoa học quan trọng của giới văn chương); trong đó có câu này: “Suốt gần 40 năm qua, nền thơ ca chính thống của ta không có lấy một bài buồn!”. Bài đề dẫn này, ngay sau đó đã đăng trên Tạp chí Văn học (số 3, tháng 5 và 6 năm 1992). Trong câu trên của Giáo sư Phong Lê, người ta thấy rõ dụng ý phàn nàn, chê trách trong văn học Việt Nam hiện đại (ai?) đã để xảy ra tình trạng nghèo nàn, đơn điệu - ít nhất là của thơ. Một câu nói tưởng bình thường mà có ý nghĩa đặc biệt: đánh giá cả một nền văn học!