LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Ngôi sao xa xôi, thuở ấy
Ngôi sao xa xôi, thuở ấy

Nhà thơ Vũ Từ Trang viết về nhà văn Lê Minh Khuê: “Tôi còn nhớ căn phòng  chị ở sát chiếu nghỉ cầu thang trong tòa nhà  phố Trương Hán Siêu, Hà Nội. Căn phòng nhỏ,  có khuôn cửa sổ  rộng. Tôi hình dung bên ô cửa sổ ấy, đêm đêm, chị đứng  ngắm bầu trời bao la huyền diệu. Phải chăng chị nhớ về những cánh rừng và bầu trời chi chít những ngôi sao trong chiến tranh, nó đã khơi gợi cảm hứng chị viết truyện ngắn “Những ngôi xao xa xôi” mơ mộng thửơ nào? Khuôn cửa sổ ấy, để cách ly cuộc sống ồn ào và đa tạp,  đôi khi, chị khép lại, chong đèn đọc sách hoặc viết lên trang giấy những cảm xúc nóng hổi của mình. Hình như quá nửa đêm, có tiếng vòi nước chảy tong tong vào cái bể nước tập thể luôn cạn nước ở tầng dưới. Ngày đó, nước máy sinh hoạt như một thứ xa xỉ, khan hiếm. Tiếng vòi nước chảy tong tong vào bể nước, khơi gợi một niềm vui riêng…”

Nhớ một lớp dạy viết văn
Nhớ một lớp dạy viết văn

Nhiều nhà văn, nhà thơ vào chiến trường từ những năm 1965, 1966, dịp ấy ra miền Bắc để an dưỡng hoặc chữa bệnh cũng được mời tới trường. Nhà văn Lê Khâm với bút danh Phan Tứ đang được ngợi khen với tiểu thuyết “ Gia đình Má B ả y ” . Nhà văn Nguyễn Quang Sáng với tập truyện ngắn “ Chiếc lược ngà ” . Nhà thơ Liên Nam với những bài thơ rừng rực nhiệt huyết về chiến trường Khu VI đầy gian lao, thử thách. Các nhà văn, nhà thơ xếp ra trước mặt những chồng dày sổ ghi chép. Và mở ra đọc cho chúng tôi nghe những trang chưa phải thành văn vế tấm lòng yêu thương bộ đội giải phóng, về tấm gương chiến đấu của các bà má, các chị, các em nhỏ ở vùng đất Quảng Đà, ở Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cà M au …

Khi nhà văn nhớ lại...
Khi nhà văn nhớ lại...

Vụ bắt giữ nhà văn Bùi Ngọc Tấn đến nay vẫn còn là một bí ẩn, ít nhất với tôi. Anh bị bắt và giam giữ gần sáu năm trời vì tội gì, mỉa mai thay, có lẽ anh cũng không biết. Vì anh thân với anh Nhân, một lãnh đạo bị thất sủng, có quan điểm cấp tiến? Vì những chuyện trà dư tửu hậu giữa các nhà văn vốn lắm lời luôn than thân trách cái phận lửng lơ giữa "văn nô", ""bồi bút" và người cầm bút tự do? Thời đó, như một câu thơ Akhmatova, "chỉ người chết mới được bình yên". Phải chăng, như lời anh Nhân, nhà tiên tri, đây là cơ hội trăm năm một lần trong đời một nhà văn? Tấn đã bị "đá như quả bóng" trong nhà tù để có cơ may viết được một tác phẩm để đời? Phải ở tù như Dostoiewski, như Solzhenitsyn hay lưu đày như Hugo, Kundera mới viết được tuyệt tác? Trời ơi, tội tình gì mà Trời đày nhà văn hay nhà văn buộc phải sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến vậy mới có tác phẩm lớn?

Loanh quanh thương nhớ Ngõ Hàng Hành
Loanh quanh thương nhớ Ngõ Hàng Hành

Ngày nay đến thăm lại ngõ Hàng Hành, tôi chỉ tìm thấy một vài căn nhà cũ nát với một số ít bà con quen biết là dân gốc Nhị Khê hay dân làng Chắm ngày xưa. Lớp dân Hàng Hành cũ tuổi cao đã về chầu Trời gần hết, lớp trẻ mới lớn lên thì không biết mình là ai… Thậm chí khi nghe tôi cất giọng nói với chất giọng đặc sệt Hà Nội ngàn năm văn vật cũ, nhiều cô cậu là cư dân mới của Hàng Hành còn điềm nhiên hỏi: Bác ở “lước lào” về chơi mà “lói” tiếng Việt chẳng giống dân “Hà Lội” tí “lào”?!

Dùng thơ CHẾ LAN VIÊN bàn về thị phi giải thưởng
Dùng thơ CHẾ LAN VIÊN bàn về thị phi giải thưởng

Tác giả được giải thưởng tự răn đe “Trái tim sinh thời nào thì tròn méo theo thời ấy/ Chắc hẳn người đời sau sẽ chê tròn, chê méo trái tim ta ”. Còn tác giả hụt giải thưởng tự khuyên nhủ: “ Anh không hái nổi mùa anh rồi, em ạ/ Chỉ vì anh đã vung nắm thóc anh vô trật tự/ Ngỡ góc bể chân trời nào đều có lúa anh gieo/ Giờ đây lúa anh lên cùng với cỏ/ Anh gieo bão mà gặt về chỉ gió/ Giàu cỏ cánh đồng thôi, còn nắm thóc vẫn nghèo ”. Tất nhiên, cũng có người vì chưa được giải thưởng mà nhói lên chút đau đớn ngọt ngào: “ Những vết thương gây ra bởi mùi hương, lâu lành hơn cả/ Chữa lành ư? Lại phải có mùi hương/ May quá! Đây là vết thương không chảy máu, không có hình, không có sẹo/ Và anh có thể đi lại, tươi cười, dẫu bị tử thương ”. 

XUÂN TRƯỜNG mặn chỗ ta ngồi
XUÂN TRƯỜNG mặn chỗ ta ngồi

Trước biển, con người vô cùng nhỏ bé. Nhưng có người vẫn muốn mình trở thành một nắm đất để đắp lên đê, lấn biển. Đó là ý chí sống, bản lĩnh sống. Tôi đã không ít lần nghĩ như thế khi phải đối mặt với những gì thuộc về bao la, rộng lớn. Còn Xuân Trường, khi đứng trước biển, anh lại thấy gió thổi và làm mặn chỗ anh ngồi. Đây là một cảm nhận rất riêng và khác lạ của Xuân Trường về biển. Đấy là một cách hiểu về câu thơ: Gió Tam Thanh mằn mặn chỗ ta ngồi. Và có thể còn một cách hiểu khác: Chính Xuân Trường đã để lại dấu ấn bằng cách làm mặn chỗ ngồi của anh bên bờ biển thi ca.

Cái tên sách có cần bảo vệ bản quyền không?
Cái tên sách có cần bảo vệ bản quyền không?

Mới đây, tác phẩm “Tâm hồn cao thượng” được First News in lại và được cho là đầy đủ nhất so với nguyên tác tiếng Ý của nhà văn Edmondo De Amicis. Nếu đã dịch lại “đầy đủ nhất” so với nguyên tác có tên Cuore - nghĩa là “Trái tim” thì cuốn sách này sao lại có tên “Tâm hồn cao thượng”? Vì từ khi xuất hiện bằng tiếng Việt vào năm 1948, “Tâm hồn cao thượng” đã gắn với tên của dịch giả Hà Mai Anh. Dịch sách, không đơn thuần là công việc chuyển nội dung từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Lâu nay, những dịch giả thành danh với những bản dịch thành công thường là một nhà ngôn ngữ, nhà văn hóa… kiêm một nhà văn. Khi dịch một tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt, những dịch giả giỏi thường chú trọng và chủ động chọn những trang sách phù hợp với văn hóa của người Việt, chứ không phải “bê nguyên” từ sách gốc. Vậy nên, cái gọi là dịch “đầy đủ nhất” từ nguyên tác, nghe ra cũng hay nếu dùng tên mới.

Sài Gòn sẽ không còn những sạp báo ngã tư?
Sài Gòn sẽ không còn những sạp báo ngã tư?

Câu chuyện của nhà văn Lê Văn Nghĩa: Khi còn là chú bé con, chưa làm được chuyện gì ra hồn thì tôi vẫn giúp ích dược cho ba tôi cái chuyện đi mua báo. Ngày đó, người mê đọc báo có ba cách mua báo. Cách thường xuyên nhất là đặt báo cho người đưa báo dạo, mua báo từ những đứa trẻ bán báo –hoặc là ra mua báo ngoài sạp. Ba tôi đã đặt báo tháng, có người đưa báo đến tận nhà. Thi thoảng, có tờ báo nào khác đăng tin độc quyền, hấp dẫn thí dụ như lúc tờ Đại Dân Tộc của Việt Định Phương tìm ra công chúa Bokasa thật ở tận Gò Vấp, thì hàng ngày tôi phải ra sạp mua báo. Chính vì thế tôi được làm quen với một thằng bé lớn hơn tôi vài tuổi, sau giờ đi học ngồi phụ bán báo giúp mẹ ở một cái sạp báo đặt tại ngã tư đường Phạm Văn Chí và Phạm Đình Hổ.

ĐINH KỲ THANH tự bạch Chuyện những ngày xưa
ĐINH KỲ THANH tự bạch Chuyện những ngày xưa

Bà phán trẻ mệt nhoài muốn thiếp đi song cũng cố ngẩng lên nhìn mặt con trai đầu lòng. Ông Phán cũng đã được phép vào tận giường vợ nằm và sung sướng ngắm con trai đỏ hỏn đang nằm yên trong chiếc nôi xinh xắn… Ông âu yếm nắm tay bà và hỏi: Mình đỡ mệt chưa? Uống chút sữa cho đỡ mệt nha! Bà lại siết chặt tay ông và sẽ sàng hỏi: Mình muốn đặt tên con là gì nào? Thằng bé khóc chào đời khỏe quá! Anh muốn đặt tên con là Kỳ Thanh, tức là tiếng lạ có được không?

Văn Khoa ngày tháng cũ
Văn Khoa ngày tháng cũ

Văn Khoa để lại ấn tượng sâu đậm không phải vì cảnh quan mà vì những con người đáng quý trọng. Hồi đó, ngay trong hai năm đầu, lớp chúng tôi đã được học thầy Trần Thái Đỉnh với cách giảng bài khúc chiết, thầy Lê Tôn Nghiêm – sâu sắc, thầy Lê Thành Trị - điềm đạm, thầy Giản Chi – lão thực, thầy Bửu Dưỡng – uyên bác, thầy Nguyễn Duy Cần – nghiêm nghị… Có những lần giờ tan học qua lâu, thầy Kim Định với chiếc áo dài trắng như một đạo sĩ, vẫn còn nán lại trên hành lang giải thích thêm cho chúng tôi về triết lý an vi. Thầy Lê Xuân Khoa lịch thiệp, bận công việc ở Viện Đại học, dành những buổi tối dạy cho chúng tôi môn triết học Ấn Độ.

PARIS có gì lạ không em?
PARIS có gì lạ không em?

Paris có những đại lộ thênh thang, những cánh rừng thơ mộng và hơn hết là hệ thống giao thông công cộng tuyệt vời với xe lửa cao tốc, xe lửa nhẹ, xe buýt, taxi và xe điện ngầm, tàu du lịch trên sông… Chỉ riêng xe điện ngầm (métro) trong nội thành Paris đã có 14 tuyến đan xen chằng chịt dưới lòng thành phố, trong đó có cả hệ thống xe điện ngầm cao tốc hiện đại, không người lái, vừa mới được đưa vào sử dụng. Hệ thống métro này có thể đảm bảo đưa bạn tới bất cứ địa chỉ nào chỉ trong vài chục phút. Đi métro vừa an toàn, lịch sự, vừa khỏi lo phải tìm chỗ đậu xe hay thường bị kẹt xe như xe hơi nhà, xe buýt, taxi, lại được hưởng giá vé rẻ bất ngờ.

NGỌC HẢI, vợ người ta
NGỌC HẢI, vợ người ta

Hai mươi năm trước miền Tây có một số ít người làm thơ hay như ở Vĩnh Long có Nguyễn Bạch Dương, Nguyễn Sinh Từ, Ngọc Hiệp – Ngọc Hải. Cần Thơ có Phù Sa Lộc, Huỳnh Duy Lộc. Họ không vào Hội nhà văn VN, ít người biết. Lý do ít người biết vì miền Nam không phải đất văn nghệ lấy văn thơ làm lẽ sống. Thêm nữa ở những vùng đất khác một tay nào đó viết được xúm nhau khen ngợi đưa nhau tới mây xanh, dân Nam bộ lại tỉnh bơ. Tôi không đưa thơ Ngọc Hiệp ra dẫn chứng vì tôi thấy nó hay, mà các bạn có cho như vậy không. Tài ái Tài. Để cho các bạn có yêu thơ yêu nhau tra trên mạng trang Ngọc Hiệp thấy hợp tình hơn. Ngọc Hải quê ở An Giang cũng làm thơ mến thơ của Ngọc Hiệp gặp nhau rồi kết nên đôi vợ chồng. Hai người làm ở Hội văn nghệ Vĩnh Long, sống nghèo với nhuận bút còm cỏi và Ngọc Hải làm thêm nghề đánh máy vi tính.

Câu chuyện NAM TƯ - Kỳ 2: Những ngôi mộ oan khuất và hoài niệm TITO
Câu chuyện NAM TƯ - Kỳ 2: Những ngôi mộ oan khuất và hoài niệm TITO

M ột thương gia ở Saraevo  tâm sự : Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn chăng mà chúng tôi bắn giết nhau và giết chết chính mình? Bosnia và Hercegovina là hai vùng đất nghèo. Họ đứng được là nhờ vào đồng tiền của EU và của Mỹ. Phương Tây tìm mọi cách làm tan rã Nam Tư. Họ nhồi nhét vào đầu chúng tôi rằng, chỉ có phân chia ra thành nhiều nước nhỏ, các người mới có cuộc sống như trên thiên đàng thôi. Bosnia vừa tuyên bố độc lập, ngay tức thì Đức và Mỹ công nhận. Còn khi người Serbia chúng tôi muốn sống riêng, không hiểu vì lý do gì họ lại khuyên chúng tôi không nên? Vì điều gì đây chúng tôi phải chôn cất tới 200 ngàn người? Để bây giờ ông già bà cả nhận được 100 euro tiền hưu trí ; còn gần nửa số dân lưu lạc sang Đức làm nghề rửa chén bát? Vì cuộc sống khốn khó như thế chúng tôi phải tiêu diệt xứ sở Nam Tư sao?

Câu chuyện NAM TƯ - Kỳ 1: Làm sao thoát khỏi thân phận một nước nhỏ?
Câu chuyện NAM TƯ - Kỳ 1: Làm sao thoát khỏi thân phận một nước nhỏ?

Đôi lời của nhà văn Tô Hoàng: CHLB Nam Tư trong ký ức của ngay cả những bậc U.70, U.80 chúng tôi cũng là điều gì rất mù mờ. Xa xưa, nghe nói là một thành viên trong Cộng đồng XHCN. Bỗng trở thành tấm gương xấu của “những kẻ xét lại hiện đại”. Rồi lại được bắt tay tung hô vì là thành viên sáng lập của “ Phong trào không liên kết”...  Không phe cánh. Tự tìm được con đường riêng đưa đất nước phú cường, người dân no đủ, hạnh phúc một thuở. Và bỗng dưng lại rơi vào  những toan tính của “Các Ông Lớn” để xứ sở chia năm sẻ bẩy, anh  em xóm giềng bắn giết lẫn nhau… Tìm được trên báo “ Nhân chứng & Sự kiện” ( Nga ) mấy bài , gom lại dịch để mọi người đọc và suy ngẫm. 

NGUYỄN QUANG THÂN để lại gì cho độc giả văn chương?
NGUYỄN QUANG THÂN để lại gì cho độc giả văn chương?

Dẫu truyện ngắn Nguyễn Quang Thân đạt không ít thành tựu, nhưng đánh giá một nhà văn chuyên nghiệp, thì bút lực của Nguyễn Quang Thân nằm ở tiểu thuyết. Trong 5 tiểu thuyết mà Nguyễn Quang Thân đã xuất bản từ 1977 đến nay, có hai cuốn ghi đậm cá tính sáng tạo của Nguyễn Quang Thân là “Một thời hoa mẫu đơn” in lần đầu năm 1988 và “Ngoài khơi miền đất hứa” in lần đầu năm 1990. Cũng giống như truyện ngắn “Vũ điệu cái bô” nổi tiếng của Nguyễn Quang Thân, cả hai tiểu thuyết trên đều bung phá từ cảm hứng đổi mới, lý giải thân phận người trí thức giằng co với kinh tế thị trường để nhận diện lại nhiều giá trị bị lung lay. Nguyễn Quang Thân rút tỉa sự thay đổi “thành phố tằn tiện vào ban ngày, xa xỉ vào ban đêm, thứ ăn chơi làm lương tâm áy náy thì cần bóng tối” và Nguyễn Quang Thân cồn cào nỗi âu lo “nếu coi con người không ra gì, thì cả sự nghiệp này vứt đi hết”.

TRẦN QUỐC THỰC ở miền cỏ ướt
TRẦN QUỐC THỰC ở miền cỏ ướt

Quãng thời gian đắm đuối với thơ của Trần Quốc Thực kéo dài khoảng 40 năm, được chưng cất qua bốn tập thơ “Miền chờ”, “Nét khắc”, “Trái tim hoa bìm” và “Tháp cúc”. Năm 2015, con gái của nhà thơ Trần Quốc Thực là Trần Yến Châu đã chọn lọc và giới thiệu tuyển thơ Trần Quốc Thực có tên gọi “Cỏ ướt”. Một tên gọi nghe như nước mắt sắp tuôn, rất phù hợp với phong cách nhà thơ Trần Quốc Thực, dù góc nhìn xa “Sông Hồng nặng nhọc phù sa đỏ. Đôi bờ xanh phiêu diêu”, dù tâm sự gần “Không đậu vào chén. Nắng đứng ngoài thềm. Mời đến líu lưỡi. Nắng mới nghiêng nghiêng” hoặc dù đắm say bất chợt “Đêm không trọn một bề. Mảnh trăng vàng thốt hiện. Cắm nghiêng nghiêng vào khuya”.

Không để quy trình máy mọc cản trở việc tôn vinh
Không để quy trình máy mọc cản trở việc tôn vinh

Bộ VH-TT-DL sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến để sửa đổi quy trình xét giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật theo chỉ đạo của Thủ tướng…. Hiện theo Nghị định 90, năm 2014, về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật: điều kiện cho tác giả nhận giải thưởng Hồ Chí Minh phải có công trình đặc biệt xuất sắc, giải thưởng Nhà nước phải có công trình xuất sắc. Công trình đặc biệt xuất sắc và xuất sắc đều căn cứ vào việc được tặng giải vàng, giải A, giải nhất trong các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm quốc gia hay giải thưởng cao nhất của Hội Văn học - Nghệ thuật chuyên ngành T.Ư...

Lý giải những lùm xùm xung quanh Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà Nước
Lý giải những lùm xùm xung quanh Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà Nước

Từ 25 hồ sơ được đệ trình lên Hội đồng cấp Nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, có 18 hồ sơ đủ tiêu chuẩn với trên 90% số phiếu đồng ý từ các thành viên của Hội đồng này, trong đó vẫn có tên nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà văn Thu Bồn. Đến khi danh sách này được "gút" lại còn 13 hồ sơ, tờ trình của Bộ VH-TT& DL trình lên Thủ tướng Chính phủ vẫn có tên nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà văn Thu Bồn. Nhưng đến danh sách được Chủ tịch nước ký và công bố gần đây nhất thì tên hai tác giả này đã bị "trật ra" sau khi đối chiếu với các quy định tại Khoản 3, Điều 9, Nghị định số 90/2014/NĐ-CP của Chính phủ về "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về Văn học nghệ thuật.