LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
ERICH HONECKER có vai trò gì trong sự sụp đổ của bức tường Berlin?
ERICH HONECKER có vai trò gì trong sự sụp đổ của bức tường Berlin?

Năm 1949, mọi điều chứng tỏ không thể có một nước Đức thống nhất. Tại các vùng đất do các nước Anh, Mỹ, Pháp quản lý hình thành một nhà nước riêng. Đáp trả, Nga thành lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Vị thế của Honecker tăng lên rất nhanh: Ông trở thành người đứng đầu tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản của Cộng hòa dân chủ Đức. Năm 1955, một lần nữa Erich Honecker được phái sang Nga-Xô Viết học tập, nhưng lần này là tại trường Đảng cao cấp. Năm 1958, trở lại Đức, ngay lập tức Erich Honecker được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Xã hội thống nhất Đức (ra đời sau sự liên kết giữa những người cộng sản và những người xã hội dân chủ). Để đáp lại những vấn để về an ninh, trong thời gian xẩy ra cuộc khủng hoảng vào năm 1961, Erich Honecker là một trong những người quyết định xây dựng bức tường Berlin. Ba mươi năm sau, bức tường Berlin trở thành một trong những cái cớ để người ta buộc tội và đưa ông vào tù.

THANH TÙNG, 82 năm trang đời
THANH TÙNG, 82 năm trang đời

Thanh Tùng, Ông đã bay  Phương Nam bến đỗ Thuyền đời Tuyển tập Ông                     82 năm trang đời Sách quá khổ cồng kềnh khó đóng Cứ bung ra như sóng

Vì sao tiểu thuyết Mối Chúa bị thu hồi?
Vì sao tiểu thuyết Mối Chúa bị thu hồi?

Ngày 13-9, Cục Xuất bản đã ra văn bản yêu cầu NXB Hội Nhà Văn đình chỉ phát hành cuốn “Mối chúa” của Đãng Khấu với lý do: Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó, tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền. Một số chi tiết được viết với giọng giễu nhại sâu cay, miêu tả tiêu cực có phần tô đậm và có tính khái quát khiến cho hiện thực trở nên đen tối, u ám (trang 38, 43, 74, 129, 140, 141, 158, 161, 173, 198, 251,...). Các trang viết về chính quyền cưỡng chế nông dân trong việc thực hiện các dự án được miêu tả một cách cường điệu, coi đó như hai lực lượng thù địch, chính q

Bất diệt Thời Hoa Đỏ
Bất diệt Thời Hoa Đỏ

Thanh Tùng qua đời ở tuổi 83 là dịp những câu thơ hay nhất của ông tung ra công chúng đi kèm những giai thoại, cho thấy một sức vóc Thanh Tùng lớn hơn người ta tưởng và được yêu mến hơn đã tưởng… Một thi hữu tả Thanh Tùng thế này: “Đã Hải Phòng hóa tâm hồn mình thành những kiệt tác”. “Kể cả khi định cư ở phương Nam thì thơ Thanh Tùng vẫn thở dưỡng khí biển, uống cạn những ngõ phố hun hút như một chai rượu không đáy Hải Phòng. Ngay nỗi cô đơn cũng là nỗi cô đơn ngáo ngổ Hải Phòng”...Thanh Tùng, ca độc lạ của thi đàn Việt Nam, và của Thời hoa đỏ bất diệt.

Chỉ còn Nàng Thơ
Chỉ còn Nàng Thơ

Phạm Đình Trọng viết về Thanh Tùng: "Tôi đến phố Nguyễn Đức Cảnh khi đường phố Hải Phòng vừa lên đèn. Chưa đến nhà 44 tôi đã nhận ra Thanh Tùng đang rải những rổ, rá, chậu, xô nhựa xanh, đỏ ra một khoảng hè phố. A, nhà thơ bây giờ lại xoay sang làm kinh doanh, bán đồ nhựa trên vỉa hè. Thấy Thanh Tùng vui vẻ đón nhận sự mai mối của ông bạn Hoàng Hưng và chấp nhận sự điều động của ông mối, tôi thấy nhẹ nhõm vì đã hoàn thành nhiệm vụ với hai nhà thơ. Cả buổi tối đó tôi ngồi bán hàng với Thanh Tùng, nhưng đến một người khách dừng lại nghiêng ngó xem hàng cũng không có… Chỉ mấy tháng sau, tôi cùng nhà văn Trần Hoài Dương, nhà văn Trần Đồng Minh đến dự đám cưới nhà thơ Thanh Tùng ở nhà cô dâu, đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh, Sài Gòn".

Nhà thơ của Thời Hoa Đỏ
Nhà thơ của Thời Hoa Đỏ

Vũ Từ Trang viết về Thanh Tùng: “Nói về văn học công nhân, là phải nói tới Thanh Tùng. Mà ngoài mảng thơ đề tài công nghiệp, anh có những bài thơ tình yêu đến bỏng rát và u mê. Cũng như nhiều nhà thơ các nước khác, Thủ đô vẫn là nơi cuốn hút họ. Thanh Tùng cũng thật gắn bó với Hà Nội. Sau phút lao động hết mình ở xưởng cơ khí, sau phút xếp hàng xách nước về cho vợ con tắm giặt, sau khi xem thùng gạo trong bếp vẫn còn lưng lưng, anh lại nhảy tàu lên Hà Nội. Những trụ sở các tờ báo văn chương, những nhà xuất bản, những bạn bè văn thơ..., và nhất là thiên nhiên Hà Nội làm anh ngất ngây. Những giọt sương ướt đầm bên hồ, những làn hơi thu mong manh và bảng lảng. Những vòm cây xanh đặc đã mê hoặc anh khi nào không hay”.

Gặp nhà thơ Thời Hoa Đỏ ở Sài Gòn
Gặp nhà thơ Thời Hoa Đỏ ở Sài Gòn

Phùng Văn Khai viết về Thanh Tùng: “Cơ quan nơi Thanh Tùng công tác, chắc là phụ trách một trang văn nghệ cũng ở gần ngay nhà số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đến cổng, dưới tán một cây si và đám bê tông lổn nhổn, ông bảo: “Đợi mình ở đây một lát, mình xử lý đôi chút rồi ta về số 8”. Trong bóng chiều chạng vạng, một Thanh Tùng vạm vỡ, phất phơ mái đầu bạc đang chầm chậm bước về phía hành lang hun hút, thâm thẫm tối khiến cho tôi có một cảm giác khó tả. Ngoài kia, dòng người đang xuôi ngược, xôn xao. Xa kia là biển cả mênh mông và Thanh Tùng dù tài cao đức trọng cũng chỉ là một chấm nhỏ mà ông Tạo chắc gì đã nhớ nổi cho nên cứ mặc phẩy tay đầy đọa. Kiếp người vốn mỏng và kiếp một thi sĩ nào có khác gì cánh bướm nhỏ chập chờn bay qua con sông rộng trong sóng gió khôn lường. Mỗi mùa hoa đỏ về/ Hoa như mưa rơi rơi/ Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi/ Như máu ứa một thời trai trẻ...”

THANH TÙNG xanh mãi Thời Hoa Đỏ
THANH TÙNG xanh mãi Thời Hoa Đỏ

Trần Mạnh Hảo viết về Thanh Tùng: “Hải Phòng hình như là niềm thơ riêng của Thanh Tùng. Nắng gió Hải Phòng, mùi Hải Phòng len lỏi vào tận cùng chữ nghĩa của ông. Trước Thanh Tùng, có hai ông quê Nam Định khác là Văn Cao và Nguyên Hồng đã Hải Phòng hóa tâm hồn mình thành những kiệt tác: “Trường ca cửa biển”- Văn Cao và “Bỉ vỏ” tiểu thuyết hay nhất thời tiền chiến của Nguyên Hồng viết về Hải Phòng). Khi định cư ở Sài Gòn, thơ Thanh Tùng vẫn còn thở dưỡng khi cửa biển, uống cạn những ngõ phố hun hút như một chai rượu không đáy Hải Phòng. Ngay cả nỗi cô đơn của Thanh Tùng cũng là nỗi cô đơn rất ngáo ngổ Hải Phòng…”

Vẫn THANH TÙNG của Thời Hoa Đỏ
Vẫn THANH TÙNG của Thời Hoa Đỏ

Hoàng Hưng viết về Thanh Tùng: “Vì tình yêu của anh với vợ, với bạn bè, với Hải Phòng mùa hoa phượng, với Hà Nội mùa thu, nó mãnh liệt, nó da diết trong tâm thế của người sắp mất, sắp chia ly. Và nhất là chân thành. Cái chân thành làm người ta thương anh và dễ tha thứ cho những “lỗi lầm” của anh khi đọc những câu giản dị này: “Tôi chỉ gã nghèo tỉnh lẻ/ bạn bè thương nhận cho chơi/ thơ tôi sán gần khe khẽ/ chạm vào da thịt mọi người”. Anh có một bài thơ ngắn thật buồn và thật hay theo cách “nói rất thật” đó: “Mẹ các con chẳng còn yêu cha/ Các con đã đi xa theo mẹ/ Cha vẫn tưởng các con chỉ vừa ra chơi ngoài phố/ Cha vẫn mở, các con ơi, đôi cánh cửa/ Cả ngày lẫn đêm/ Cả mùa xuân lẫn mùa đông...” để đến câu cuối thì dựng lên một hình tượng bất ngờ thật đắt: “và giữa hai cánh cửa kia/ Treo trái tim cha trĩu nặng mong chờ”.

Tác giả Thời Hoa Đỏ ra đi khi không còn hoa như mưa rơi rơi
Tác giả Thời Hoa Đỏ ra đi khi không còn hoa như mưa rơi rơi

Sau gần một năm chống chọi với căn bệnh ung thư dạ dày, nhà thơ Thanh Tùng đã qua đời lúc 21h50 ngày 12-9-2017 tại tư gia, hưởng thọ 83 tuổi! Ông đã sống một cuộc đời mơ mộng và đôn hậu, trọn vẹn với thi ca! Lễ nhập quan lúc 8h ngày 13-9, tại tư gia 24/7 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TPHCM. Lễ viếng bắt đầu từ 12h ngày 14-9, tại Nhà tang lễ TPHCM số 25 Lê Quý Đôn, quận 3, TPHCM. Lễ truy điệu và di quan lúc 12h ngày 16-9. An táng tại Nghĩa trang Chánh Phú Hoà, Bến Cát, Bình Dương.

VŨ TỪ TRANG đi tìm chân dung đồng nghiệp
VŨ TỪ TRANG đi tìm chân dung đồng nghiệp

Ở Việt Nam đã có khá nhiều người viết chân dung văn học nhưng thật chuyên nghiệp, chuyên tâm vào thể loại này lại không nhiều. Vũ Từ Trang là một trong những trường hợp hiếm hoi đã nhiều năm nay một lòng chuyên tâm vào các nhân vật văn học và có lẽ là người viết nhiều nhất về thể loại này. Và thành công. Trong khoảng mười năm nay, Vũ Từ Trang đã cho xuất bản tới 3 đầu sách về thể loại này. Sau “Phía sau con chữ” (NXB Thanh niên, 2007), “Nhà văn độc hành độc bộ” (NXB Phụ nữ, 2013) và bây giờ là “Vì ai ta mãi phong trần”. Tất cả những nhân vật anh viết, trừ một vài nhân vật là họa sĩ, điêu khắc ít nhiều có liên quan đến văn học… còn thì chủ yếu là những người làm văn chương (nhà văn, nhà thơ, dịch giả văn học). Tên tuổi, tài năng, sự nổi tiếng mỗi người nhiều ít khác nhau nhưng tất cả đều ít nhiều để lại những dấu ấn, xuất hiện trên văn đàn nước ta trong khoảng nửa thế kỉ trở lại đây..

Lời cảnh cáo các nhà học phiệt
Lời cảnh cáo các nhà học phiệt

Tiến sĩ Đoàn Lê Giang ủng hộ cuốn sách “Từ điển Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu”: “Ngay từ khi từ điển của Nguyễn Lân ra đời không lâu thì đã có phản ứng của giới học thuật. Trên tạp chí Văn ở TP Hồ Chí Minh, số 6, tháng 9 và số 8, tháng 11 năm 2000, Huệ Thiên trong bài viết Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, mới chỉ “đọc lướt’’ các vần A, B, C (chiếm 1/5 quyển sách) mà đã chỉ ra 117 mục từ sai. Tiếp đó Lê Mạnh Chiến chỉ ra 170 sai lầm trong một cuốn từ điển để đăng nhiều kỳ trên tạp chí Thế giới mới… và nhiều bài phê bình khác nữa. Thay vì trả lời nghiêm túc và chỉnh sửa những chỗ sai, thì Giáo sư Nguyễn Lân lại phủ nhận tất cả các ý kiến của nhà nghiên cứu Huệ Thiên, cho nó là sai lệch và từ nào cũng mắc sai lầm cả, mà không chỉ ra sai lầm chỗ nào. Đối với bài viết của Lê Mạnh Chiến cũng vậy, những người thuộc “phe” cụ đã có những tác động ngoài học thuật…”