LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Vấn nạn người di tản đe dọa tương lai châu Âu - Kỳ 2
Vấn nạn người di tản đe dọa tương lai châu Âu - Kỳ 2

Dân di tản bất hợp pháp bây giờ chủ yếu là nam giới khỏe mạnh, nhưng không biết đi đâu, trình độ học vấn thấp, trình độ văn hóa kém (xét theo nếp sống và những hiểu biết của châu Âu), hầu như không có bất cứ một thói quen lao động nào. Một người bạn gái của tôi dạy tiếng Italy cho họ đã hoàn toàn thất vọng. Làm sao có thể truyền giảng ngôn ngữ của một xứ sở xa lạ cho người di tản khi thoạt kỳ thủy họ chưa hề làm quen với khái niệm thế nào là chữ nghĩa! Họ chỉ biết lời ăn tiếng nói với nhau của một bộ lạc nào đó ở châu Phi. Phần đông trong họ không biết đọc, không biết viết. Muốn giải thích với họ phía sau những con chữ trên giấy kia là điều gì, hoàn toàn không thể làm được. Có vẻ đám trẻ con lại dễ dàng tiếp thụ, còn người lớn thì tuyệt nhiên không!

Vấn nạn người di tản đe dọa tương lai Châu Âu- Kỳ 1
Vấn nạn người di tản đe dọa tương lai Châu Âu- Kỳ 1

Với đông đảo chúng ta, vấn đề người di tản ở vùng biển Địa Trung Hải mới chỉ là những chuyến tàu, chuyến xà lan bị chìm ngoài biển, con số những “ thuyền nhân” thiệt mạng và những khu trại tập trung tạm thời chật chội, chen chúc, mất vệ sinh.. Phóng viên đặc biệt của báo Nga “Sự thật Thanh niên” - Đaria Aslamova có chuyến công tác sang Italy- nơi hiện nay như “ một bể chứa ” người di tản không hợp pháp, vừa trở về, đã tin chắc rằng, người di tản từ Lục Địa Đen và Viễn Đông sẽ làm thay đổi Châu Âu trong 5,7 năm tới…

Hoa khai cực lạc Tháng Cô Hồn
Hoa khai cực lạc Tháng Cô Hồn

Tôi nhớ lúc còn nhỏ, những người lớn tuổi như mẹ tôi, đi chùa thắp nhang lạy Phật xong bao giờ cũng đứng bàn thờ vong có mấy chữ “Hoa khai Cực Lạc” xá ba xá. Tôi đứng bên mẹ, nhìn lên cả trăm ảnh vong linh: đàn bà, đàn ông, có người rất trẻ và có cả ảnh trẻ con… và có cả hình của mấy tay mà lúc còn sống dân làng chẳng ai ưa… tôi sợ lắm. Mẹ không giải thích, có lẽ ngày ấy tôi còn quá nhỏ để nghe. Cũng có thể mẹ làm theo thói quen tập hoán truyền thống của ông bà xưa, mẹ cứ noi theo đó mà làm cũng không hiểu lắm. Mãi về sau tôi mới biết cử chỉ của mẹ cũng như hành vi của nhiều người lớn tuổi khác. Người Việt có truyền thống nhân bản bao dung không phân biệt mọi hương hồn đã khuất (nghĩa tử là nghĩa tận) nó dung hòa với đạo Phật.

Trên những ngón tay tài hoa...
Trên những ngón tay tài hoa...

Vài ba năm trở lại đây, trên các trang báo giấy, báo mạng ngày càng thưa thớt, trống vắng những bài viết giới thiệu hay phê bình những tác phẩm văn xuôi. Càng ít hơn, trống vắng hơn những bài viết về các nhà thơ, các tập thơ. Có thể vì bản thân tiêu chí, các chuẩn mực chiếu rọi thơ, thẩm thơ chưa định hình, còn đang ngọ nguậy. Mà cũng có thể khi cơn sóng thần “người người làm thơ, nhà nhà làm thơ” đang trong cơn thịnh phát, cất lên tiếng nói khen hay chê vừa là việc quá dễ dàng, lại vừa cần tới sự cẩn trọng, đắn đo chăng? Ấy vậy mà trong khoảng hai thập niên vừa qua, nhà thơ- nhà báo Lê Thiếu Nhơn vẫn thủng thẳng, nhẩn nha; vẫn hào hứng và xông xáo để cung cấp đều đặn những bài viết về các nhà thơ, khen chê một cách rạch ròi!

NGUYỄN ANH NÔNG thơ ngay ở trái tim mình
NGUYỄN ANH NÔNG thơ ngay ở trái tim mình

Nhà thơ Nguyễn Anh Nông sau một thời gian lâm bệnh nặng vừa từ trần vào hồi 17h55 ngày 25-8-2017 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tang Lễ sẽ được cử hành tại Nhà tang Lễ Bộ Quốc phòng - Số 5 Trần Thánh Tông. Thời gian sẽ thông báo sau. Thay lời tạm biệt chân thành, để tiễn nhà thơ Nguyễn Anh Nông sang với thế giới của người hiền, xin được giới thiệu bài viết của Nhà văn Phùng Văn Khai với sự trân trọng: “ Nguyễn Anh Nông mang hồn vía của một thi sĩ từng trải những đớn đau mất mát tột cùng trong đời sống. Cũng có lúc anh ngoa ngôn phóng dụ nhưng sự thật dưới mặt đất vẫn luôn cám dỗ anh hơn”.

Kền kền âm nhạc có thật không?
Kền kền âm nhạc có thật không?

Bản chất của âm nhạc cuối cùng cũng chỉ là nhu cầu phải được vang lên và thu hút được thính giả của nó. Và âm nhạc, khi vang lên, với thính giả riêng của mình, cũng rất cần một không gian phù hợp. Nhạc sến, với nhiều người Hà Nội, vẫn luôn là bạn rất thân khi họ quấn chăn thật chặt trong những ngày mưa dầm gió bấc nhàn rỗi. Nhạc sến, với nhiều người Sài Gòn, vẫn luôn là “người nhà” suốt bao nhiêu năm qua, kể từ khi họ mới ra đời, trưởng thành, yêu nhau và già đi. Nó không làm cho người Hà Nội, người Sài Gòn, hay người ở bất kỳ đâu trở nên nhụt đi ý chí sống, bại hoại tâm hồn hay băng hoại đạo đức.

Vì sao giới nghiên cứu phải ngần ngại khi chỉ ra sai sót của cụ NGUYỄN LÂN?
Vì sao giới nghiên cứu phải ngần ngại khi chỉ ra sai sót của cụ NGUYỄN LÂN?

Một nhà nghiên cứu xin được giấu tên giãi bày: “Vấn đề này tế nhị, giới khoa học cũng có yếu tố nhân văn, người ta nhìn ra được vấn đề nhưng không ý kiến. Bởi, thứ nhất nể cụ Nguyễn Lân. Thứ hai là con cháu cụ đông, cũng khiếp. Người ta ngại đụng, chẳng phải đầu thì cũng phải tai. Ông Tuấn Công là người dám đương đầu và đủ sức đương đầu, ông ấy có lý lẽ đâu ra đấy, rất giỏi. Ai đã từng đọc Hoàng Tuấn Công, dù không quen thân đều phải công nhận đó là người làm khoa học thực thụ”. Một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng: “Ở Việt Nam, bao giờ cũng coi trọng tuổi tác, truyền thống, coi trọng cao niên. Nhưng trường hợp cụ Nguyễn Lân sai sót lớn quá, khó chấp nhận. Nếu không khéo để thế hệ sau nghĩ rằng đó là khuôn vàng thước ngọc thì e không tiện. Tất nhiên đó là nỗi buồn rất lớn của gia đình cụ Nguyễn Lân. Hoàng Tuấn Công xới lên vấn đề rất đúng, cần thẳng thắn nhìn vào sự thật. Ở ta, thường có một vùng cấm ngầm mà lâu nay chưa thoát ra được. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của

NGÔ KHẮC TÀI từ truyện ngắn khó quên đến việc tiền lẻ ở trạm thu phí Cai Lậy
NGÔ KHẮC TÀI từ truyện ngắn khó quên đến việc tiền lẻ ở trạm thu phí Cai Lậy

Chuyện cũng xảy ra ở một trạm thu phí. Chiếc xe đi sau ngạc nhiên thấy chiếc xe đi trước được khoát tay cho qua không có đóng phí nên hỏi người nhân viên và được nghe trả lời. Xe của quan đầu tỉnh và xe của cán bộ cao cấp qua trạm miễn thu phí. Xe đó là xe của quan. Vậy hả – thế là người hỏi đưa tờ giấy bạc lớn ra cho trạm chờ thối lại tiền nhỏ. Lát sau những chiếc xe qua trạm đều đưa ra tờ giấy bạc lớn. Trạm thu phí lúng túng, bối rối gây ra một cuộc ùn tắc giao thông. Hóa ra chủ của chiếc xe đi sau là chủ tịch công đoàn xe tải cũng là người tài trợ góp tiền cho việc sửa sang con đường và ông cũng là người thể hiện sức mạnh của mình ra lệnh cho các tài xế.

Người Việt làm sao xã hội hoá văn chương?
Người Việt làm sao xã hội hoá văn chương?

Việc các hội văn học, nghệ thuật ở Việt Nam vẫn phải sống dựa duy nhất vào bầu sữa ngân sách đầu tư của nhà nước đang cho thấy một vấn đề nổi cộm. Đó chính là sự phó mặc hoàn toàn cho nhà nước của chính các thành phần trong xã hội trong việc đầu tư cho văn học nghệ thuật. Dường như, chính sự lạnh nhạt của những nhà đầu tư cho văn học đã khiến văn học trở nên "không còn quan trọng" trong xã hội và từ đó, xuất hiện sự mặc cảm nhất định của giới cầm bút, dẫn tới việc nhiều người không viết nữa, bỏ nghề để mưu sinh hoặc nếu có viết thì cũng không đầu tư thực sự hết tâm huyết khi còn phải phân tâm cho quá nhiều vụn vặt đời thường.

Chuyện về Đường sách Sài Gòn
Chuyện về Đường sách Sài Gòn

Cái "nạn" gởi xe ở Đường Sách Sài Gòn cũng là một chuyện rất nan giải. Lúc đầu gởi bên bưu điện, mấy ông nhìn mình chằm chằm hỏi đi Đường Sách hả rồi không cho gởi. Quay lại tìm chỗ thì đành qua tuốt bên Nhà văn hóa Thanh Niên vì gởi ở Kumho giá mắc quá, đi bộ chút cho khỏe người cũng đỡ. Nhưng gặp mùa mưa hay nắng quá nhìn trời rồi chạy xe... đi luôn. Bây giờ có hai đầu đường gởi xe. Nhưng nói thiệt, có lúc muốn họ dẹp luôn vì nhìn những bộ mặt của người giữ xe ở đây rất là... vô văn hóa. Ở đầu Nhà thờ thì có người trẻ giữ xe, họ biết mình cần họ chứ chắc họ cũng chẳng cần gì mình nên họ làm từ từ, chầm chậm như muốn chọc tức cái đám người đang muốn xông vào gởi kia, để được có oai hay sao đó. Vô đến nơi thấy một ông già lưng còng xếp xe mà ái ngại vì mình thấy nếu để ông ấy dắt xe thì quá... vô phép. Tội người già cả. Nhưng khi ông cất tiếng làu bàu chửi thề mấy người để xe thì ôi thôi, mình rợn cả người.

VŨ TỪ TRANG những tháng ngày ngược dốc
VŨ TỪ TRANG những tháng ngày ngược dốc

Cuộc đời luôn có những khúc ngoặt trước mặt, những người tốt không phải lúc nào cũng nhận được những viên kẹo ngọt ngào. Và Vũ Từ Trang cũng vậy. Ở tuổi thất thập, anh đón nhận một cái tin không tốt về tật bệnh của mình. Con người cứng cáp, rắn rỏi, khỏe mạnh như anh giờ phải đối mặt với những đợt hóa trị, xạ trị...  Nhưng dường như, sức mạnh của một nhà văn, một nhà thơ từng có nhiều năm tháng bôn ba trong cuộc hành trình của đời văn, đời người vẫn là điểm tựa để anh đi tiếp hành trình còn dang dở của mình. Và bên anh, là gia đình, là người vợ tảo tần bao năm tháng nhọc nhằn cùng anh gánh vác. Và bạn bè vẫn luôn chờ anh mỗi ngày để được rong ruổi đến những miền đất của làng quê, của tình yêu. 

TRẦN TIẾN và món trộn cho tai nghe
TRẦN TIẾN và món trộn cho tai nghe

Trần Tiến khỏe khoắn về cảm xúc, gu thẩm mỹ rất chịu khó cập thời, và chắc sẽ còn hợp thời lâu lâu. Không đơn điệu mà biến hóa tài tình như một phù thủy âm nhạc, ở các vùng miền ông đều có bài hát hay vận dụng dân ca những nơi ấy, từ núi non vùng cao cho đến biển đảo, cho đến đồng ruộng sông ngòi châu thổ. Đề tài cũng muôn mặt, có những điều tưởng như khó thành nhạc mà rốt cuộc vừa lãng mạn vừa triết, chẳng hạn cái khoảnh khắc đi qua hải quan, hoặc tương quan nhanh chậm giữa những cái kim đồng hồ... Tôi vẫn nghĩ rằng lời ca của Trần Tiến thì những nhà thơ hàng đầu cũng có khi phải lấy làm ghen tị. Thế mà, đôi khi cứ vương vấn, nhạc ấy, lời ca ấy đã đủ nói lên tất cả rồi, chẳng cần đâu những lời phi lộ như có lúc tác giả cứ đội thêm cho nó cái mũ sặc sỡ lúc trời không mưa không nắng.

NGUYỄN THỊ THU HUỆ đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
NGUYỄN THỊ THU HUỆ đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Tại phiên họp chính thức Đại hội Nhà văn Hà Nội sáng 9/8, bà Nguyễn Thị Thu Huệ chính thức được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội với 100% phiếu bầu của Ban chấp hành. Sau kết quả bầu cử ngày 8/8, tám thành viên Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020 đã họp phiên đầu tiên và bầu ra nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ làm Chủ tịch Hội với 100% số phiếu bầu. Ba ủy viên được bầu làm Phó Chủ tịch gồm: Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Việt Chiến, Trần Quang Quý. Được mời phát biểu tại Đại hội, nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết: “Tôi thấy Ban chấp hành quan trọng phải hiểu nghề, thứ hai là kinh nghiệm quản lý. Trong BCH có nhiều người có kinh nghiệm, người nọ bù người kia, như thế đẹp rồi. Nhưng tôi cũng hơi tiếc là các nhà phê bình chưa có ai”.

Văn chương Hà Nội bao giờ TRẺ ?
Văn chương Hà Nội bao giờ TRẺ ?

Sau khi Chủ tịch Hội Nhà văn HN kiêm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phạm Xuân Nguyên từ chức và ra khỏi Hội ngày 13/6/2017, thì gần 2 tháng sau Đại hội mới tiến hành. Việc chậm trễ này kéo theo nhiệm kì của lãnh đạo Hội LH Hội VHNT HN đã quá hạn hơn 1,5 năm, mà nhà thơ Bằng Việt tuổi 76 đã lãnh đạo 3 nhiệm kì. Đại hội Hội Nhà văn HN khoá 12 diễn ra ngày 8-9/8/2017 tại khán phòng Nhà hát (tầng 1)  Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hội trường được sự ủng hộ của PGS. TS Ngôn ngữ học Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung Ương. Là một nhà báo, nhà thơ lâu năm mang tâm hồn nghệ sĩ, sự khoáng đạt và hào hiệp, Nguyễn Thế Kỷ luôn là người bạn đáng tin cậy của các đồng nghiệp vào những lúc cần kíp nhất. Ông sẵn sàng ủng hộ Đại hội một chương trình văn nghệ do các ca sĩ của Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam thể hiện. Vì thời gian ít, nên BCH quyết định không có phần ca nhạc mà dành thời gian c

MINH HẠNH phù thủy áo đen
MINH HẠNH phù thủy áo đen

Có người nói: "Gia đình anh Nghĩa (nhà báo Lê Văn Nghĩa - chồng Minh Hạnh) khó mà bình yên. Người tài sắc thế cơ mà." Tôi chưa thấy ai quan niệm về tình yêu nghiêm túc như Minh Hạnh… Có người nói: "Minh Hạnh sẽ hoàn hảo nếu không độc đoán". Một người đã trót làm NTK tiên phong, sứ mệnh riêng chung đều như đá đeo, thì chả nhẽ lại vừa quyền biến vừa thường xuyên thỏa hiệp? Toàn những quyết định phải ra trong chốc nhát, có muốn chùn lại cũng khó… Minh Hạnh với tôi là một ví dụ thú vị giữa đồn đoán và sự thật. Có những đồn đoán đúng và sai. Có những sự thật hôm nay thế này, mai đã khác. Nhưng có một điều chắc chắn, tôi luôn tiếc đã bỏ lỡ ít nhất 10 năm để hiểu hơn về người phụ nữ đặc biệt này.