Mấy chục năm đã trôi qua, kể từ ngày chiến tranh chấm dứt... Nghĩ  lại, tôi vẫn thầm phục cung cách cánh tham mưu đã chọn vị trí đóng quân cho Bộ Tư Lệnh các Mặt trận. Khỏi phải chê khâu trinh sát, khâu phát hiện của Mỹ. Máy bay đủ loại. Bay tít trên cao, chớp sáng chớp sáng chụp ảnh suốt ngày đêm. Lại còn cây nhiệt đới, cứ thả chơi chơi, cắm một đầu anten xuống đất, chỉ cần nơi nào đông người, nhiệt độ mặt đất tăng lên báo tọa độ, lập tức máy bay ào đến ném bom, bắn phá liền. Lại còn trinh sát mặt đất, ăn vận, trang bị y hệt bên ta, lần mò khắp chốn khắp nơi… Ấy thế mà làm sao chọn được chỗ kín đáo cho cả ngàn con người ẩn náu. Đủ cả các ban bệ: tham mưu, chính trị, hậu cần. Đủ cả các đơn vị phụ thuộc, bảo vệ vòng trong vòng ngoài. Không gần nguồn nước chịu chết khát sao? Mà gần sông suối lớn địch dễ phát hiện. Xa quá đường xe, đường thồ, lấy đâu gạo mà ăn, xăng dầu mà dùng. Rừng thưa thì dễ lộ mà rúc đầu vào rừng rậm đối phương càng nghi hơn...


NHỚ GÌ KỂ NẤY NHÂN NGÀY 27-7

TÔ HOÀNG

MÁY BAY NÉM BOM TỌA ĐỘ
Thuở chiến tranh, mỗi chiến trường Mỹ sử dụng những loại máy bay khác nhau. Ở ngoài Bắc là những "Thần Sấm", "Con ma", "Vỉ ruồi"… Ở Nam Bộ, cũng nhiều kiểu, nhiều loại, nhưng nổi lên có lẽ là trực thăng và "ông kễnh B.52". Tại Quảng Bình, Vĩnh Linh, Bắc Đường Chín, trên đường Trường Sơn cũng rất nhiều chủng loại. Nhưng có một loại không thấy đặt tên mà lính ta gọi gọn gàng là "Máy bay ném bom tọa độ"
Đang hành quân trên đường, đêm hay ngày, giữa trảng cỏ rộng hay trong rừng, không hề nghe thấy tiếng ì ầm từ tít trên cao; kể cả lúc trong trời, không mây che cũng không nhìn thấy máy bay…
Nhưng bỗng nhiên từng trùm bom trút xuống. Nếu loạt bom ấy rơi trúng đội hình thì ..."Ôi xương tan, máu rơi". Xương thịt, quân trang, vũ khi tan tác thành ngàn mảnh, văng xa, bay vọt lên cao, tung tóe xuống ven đồi, ven suối, treo móc lên ngọn cỏ, cành cây..
Sau này được biết, máy bay trinh sát Mỹ thường chụp ảnh nơi chúng nghi là chỗ tập kết quân, bãi khách trạm giao liên, bến qua sông, ngã ba ngã tư bộ đội hay hành quân qua. Tọa độ ấy được trao cho bọn phi công. Và không cần lượn vòng vèo, không cần hạ thấp độ cao, cứ đến đúng tọa độ ấy là automatique bấm nút ..
Chiến tranh đã qua đi hơn 42 năm. Công cuộc lùng kiếm hài cốt liệt sỹ vẫn tiếp tục. Vẫn là những đêm trăn trở, thao thức trong niềm hy vọng mong manh.Tại các khu nghĩa trang vẫn nhiều ngôi mộ dành cho các chiến sỹ vô danh...
Liệu đã đến lúc nên nói ra hay chưa, nếu những người đồng đội bất hạnh hứng gọn loạt bom tọa độ như thế, hỏi làm sao tìm ra được hài cốt và cái "gia tài" lính tráng nghèo nàn, ít ỏi anh còn để lại trên cõi đời này?

DỐC COÓC-SÊ !
Mấy chục năm đã trôi qua, kể từ ngày chiến tranh chấm dứt... Nghĩ lại, tôi vẫn thầm phục cung cách cánh tham mưu đã chọn vị trí đóng quân cho Bộ Tư Lệnh các Mặt trận. Khỏi phải chê khâu trinh sát, khâu phát hiện của Mỹ. Máy bay đủ loại. Bay tít trên cao, chớp sáng chớp sáng chụp ảnh suốt ngày đêm. Lại còn cây nhiệt đới, cứ thả chơi chơi, cắm một đầu anten xuống đất, chỉ cần nơi nào đông người, nhiệt độ mặt đất tăng lên báo tọa độ, lập tức máy bay ào đến ném bom, bắn phá liền. Lại còn trinh sát mặt đất, ăn vận, trang bị y hệt bên ta, lần mò khắp chốn khắp nơi… Ấy thế mà làm sao chọn được chỗ kín đáo cho cả ngàn con người ẩn náu. Đủ cả các ban bệ: tham mưu, chính trị, hậu cần. Đủ cả các đơn vị phụ thuộc, bảo vệ vòng trong vòng ngoài. Không gần nguồn nước chịu chết khát sao? Mà gần sông suối lớn địch dễ phát hiện. Xa quá đường xe, đường thồ, lấy đâu gạo mà ăn, xăng dầu mà dùng. Rừng thưa thì dễ lộ mà rúc đầu vào rừng rậm đối phương càng nghi hơn...
Nhưng thôi, kể chuyện này..
Mặt trận Bộ của chiến trường chúng tôi năm ấy ở tít trên những đỉnh núi cao. Có mỗi con đường độc đạo đi lên, cheo leo bám một bên vách núi, một bên vực sâu hun hút. Hai người gùi bòng hoặc khênh vác là phải nhường nhau. Ngược dốc lên, hơi thở phì phò ra cả lỗ mũi, lỗ tai, thứ gì mang theo người cũng teo quắt hết..
...Đến một ngày, sau một đêm mưa gió dữ dằn, một thân cây đứng trên sườn đồi bỗng đổ kềnh cang. Gốc chắn ngang con đường mòn đi lên, thân cây dài đến vài chục mét- như một gã khổng lồ treo chênh vênh ra phía ngoài vực thẳm. Cái gốc cây chắn ngang lối mòn to đến mấy vòng tay ôm. Tướng, quan, lính tráng qua lại, đều phải chịn đít, đặt mông lên thân cây, vắt chân sang phía bên kia mới qua được ...
Cây đổ chỉ đâu đó 3 hay 4 hôm, không biết chú lính ma mãnh nào, dùng mũi dao găm bén sắc kỳ khu khắc sâu vào chỗ hay chịn mông một hình tam giác…
mà to bằng cái quạt! Cán bộ chính trị đi qua, mệt đến đứt hơn, trước khi chịn đít lên chỗ đó vẫn còn cau mày, trợn mắt lên án thằng cha lính kia nhảm nhí, vô văn hóa. May sao,Tư lệnh trưởng, Tư lệnh phó bước qua chỗ ấy mỉm cười, tặc lưỡi: "Chả sao cả! Lên tới đây, mệt đứt hơi, cười được tỉnh táo là tốt rồi!"
Cưa cây, cho thân cây rơi xuống vực ư? Kiếm đâu ra cưa máy chạy ac-quy như của bọn công binh Mỹ? Mà ví như làm được, cây rơi xuống vực, vài ngày sau cành lá quắt héo, máy bay trinh sát Mỹ phát hiện ra liền.
Chưa hết đâu! Chỉ một tuần sau, tình hình còn diễn tiến phức tạp, rắc rối hơn nhiều..
Không hiểu vào giờ nào, ngày hay đêm, vào lúc đoạn dốc này vắng hay đông người đây, mà chú lính gan trời kia, dám bò cả vài chục mét dọc thân cây gác chênh vênh trên miệng vực sâu hun hút, buộc đàng hoàng ngang thân cây...
một chiếc cooc- sê ( áo trong, nịt vú… tùy theo cách gọi của từng vùng quê ) trắng lôm lốp.
Những trận cười càng được dịp nổ ra tung tóe. Can trường mà nhanh trí, hài hước quá thôi! Tìm ra được ông tư
ớng con này, Mặt trận ta phải thưởng nó huân chương! Mà nó bói đâu ra "cái của nợ" không biết? Ở Mặt trận mình đàn bà, con gái vốn là của quý y như "mì chính cánh. Chỉ biết rằng, bây giờ cái cây đổ chắn ngang lối đường mòn đã đủ lệ bộ y hệt một người đàn bà không lồ, nằm chềnh ềnh ra đó mà thỏa thuê hưởng gió mát, nắng đẹp…
Năm ấy, Mặt trận bộ ở yên trên những đỉnh núi cao khá lâu mà không bị các phương tiện trinh sát Mỹ phát hiện!
Lâu bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng à? Chuyện bí mật quân sự! Chỉ biết cái cooc-sê kia mốc thếch mốc thác,
hết ngả vàng rồi sạm đen lại- quan tướng chúng tôi vẫn vào, ra theo con đường mòn ấy! Lâu tới mức, sau này, trong các bản báo cáo quân sự tổng kết các mùa chiến dịch, các trận đánh, vị trí đóng quân của Bộ Tư lệnh mặt trận thuở đó được ghi rành rõ: gần DỐC COOC-SÊ!

CHƯA AI NÓI THÌ TÔI NÓI...
Đêm trước giờ G. xuất kích, thật nặng nề, căng thẳng. Sau khi đã xung phong (hoặc phân công ) ai đánh bộc phá 1, bộc phá 2 mở hàng rào; ai trong đội hình "mũi dao nhọn", phân đội nào đánh chiếm mục tiêu nào… là tới lúc chính trị viên công bố ký hiệu đơn vị và số lính của từng chiến sỹ..
Một bếp đốt củi giữa lán. Những cái đầu cúi thấp hơn. Những cặp mắt loang loáng vẻ buồn bã, sợ hãi thoáng nhìn nhau...
Mỗi anh được phát (hoặc tự làm lấy) một miếng sắt cắt từ vỏ hộp thịt, hộp cá. Rủ nhau ra bờ suối, soi đèn pin, lấy 1 cục đá gõ lên chiếc đinh, đột ký hiệu đơn vị, số lính của mình lên miếng sắt. Để luồn giây đeo vào cổ…
Đêm rừng già
vắng ngắt. Chỉ nghe tiếng đinh đột vào sắt vang lên, vang lên, cạch cạch, cạch cạch..
Để địch không thể lu loa "quân Cộng sản từ Miền Bắc xâm nhập miền Nam" một quy định đã có từ lâu đời: Trước khi vào trận, tất cả quân, tư trang ( kể cả thư từ, ảnh, nhật ký, sổ chép thơ, chép bài hát ..) đều phải gửi ở một hang động nào đó. Anh vào trận, ngoài súng đạn, chỉ được mang theo một tấm võng, phòng khi anh bị thương hoặc hy sinh có cái để khiêng anh ra...
Xưa kia ký hiệu và số lính thường được lính thêu (hoặc dùng lá rừng viết) lên nắp túi áo. Nhưng cũng thấy bất tiện. Dùng mảnh sắt đột số là tiện hơn cả.
Ký hiệu đơn vị, số lính của anh đã ghi vào 1cuốn sổ cán bộ quân lực đại đội, tiểu đoàn… Sẽ từ miếng sắt hộp thịt, hộp cá kia mà truy ra.
Dòng chữ mang ký hiệu đơn vị, tên tuổi, quê quán của anh được ghi bằng bút mực, bút bi. Cuốn sổ ấy sẽ được truyền qua bao nhiêu bàn tay người, qua bao trạm giao liên trên Trường Sơn, qua mưa rừng gió núi, qua bao nhiêu khúc sông con suối khi lũ về, thuyền mảng bị lật…
Nhòe nhoẹt, ẩm mốc, lẫn lộn, thất thoát… Chiến tranh mà!
Anh thành CHIẾN SỸ VÔ DANH, anh yên nghỉ với ngôi mộ KHÔNG TÊN, anh đâu có tội, khi anh phải chấp hành một quy định nghiêm ngặt: KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ LỘ QUÊ CHA, ĐẤT MẸ Ở MIỀN BẮC..
..Anh tên gì, hỡi anh yêu quý ?

TRÊN ĐỈNH CHƯ MOM RAY
Địa điểm: Vẫn là đỉnh Chư Mom Ray, tỉnh KonTum ( dốc KonTum, hùm Ban Mê Thuột )
Nhân vật: Vẫn là những người lính mặt xanh đít nhái, hốc hác, tay chân khẳng khiu vì quanh năm ăn theo chế độ 1 lạng gạo chia làm 3 bữa, còn bao nhiêu độn củ mì, rau rừng; trừ khi chiến dịch sắp mở màn thì được ăn cơm gạo không độn, 3 lạng một ngày. Ấy thế nhưng khi vào trận đều phải chất lên vai 40 ký trở lên. Đều phải khiêng pháo, khiêng đạn vượt qua những đỉnh dốc cao, ngập chìm trong mây trắng. Có đi theo lối mòn vượt núi như vậy “mới gây bất ngờ cho địch”- cấp trên bảo thế mà!
Từ chân dốc lên tới đỉnh Chư Mom
Ray mất đứt buổi sáng. Dốc cao, nói theo cách nói của lính là “đầu gối chạm mặt”. Cách lên dốc tốt nhất khi mang vác nặng là khoanh hai tay trước ngực, mặt cúi gầm xuống, nhẫn nại nhẩn nha từng bước, từng bước… Mới đầu mùa khô này thôi, lính truyền tai nhau kinh nghiệm, để bớt mệt, bớt thở dốc hãy lần lượt nhớ lại từng gương mặt đám bạn gái cùng học những năm cấp ba...
Lên tới đỉnh dốc, hạ vật trên lưng, trên vai xuống, liền vơ vội một túm
lá xanh để xua đuổi ruồi vàng, muỗi đói đ loại. Ngồi chưa ráo mồ hôi, cơn lạnh từ trong người toát ra, từ khí núi ngấm vào bỗng thấy rùng mình, nổi gai gà… Canh chừng cơn sốt rét cũ sẽ ập tới!
Một trung đội lính vừa lên tới đỉnh núi. Cũng giống như khẩu đội trưởng Khánh, người Hà Nội, anh B trưởng (trung đội trưởng ) cũng phát lệnh cho lính tập hợp một hàng dọc.
Rồi B trư
ng dõng dạc:
-Nơi đây xa dân, cho phép nói bậy, nói tục…tùy thích !
Lính tráng lại nhẩy cẫng lên, lại hò reo.. Như chưa bao giờ tưng bừng, hoan hỉ như thế :
-B.., L…, Gh
, Củ..c, Đ nhau, Hi…iếp…
-B..L…Mồng đ..
- Hạt lạc..Quại nhau ...
-La la lá..là lá la...
-La la lá..Là lá la...
-....
-Thằng nào còn nghĩ ra con gì, cái gì nữa không ?
Cứ thế kéo dài, váng động cả núi rừng trong chừng 3,4 phút. Cho tới lúc đã lạc giọng, đã thấm mệt.
B trưởng liền hỏi:
-Thỏa mãn dân cày chưa ?
-Rồi! Rồi…
-Muốn hát ca nữa không?
-Thôi, thôi ạ! thôi ạ...
- Vậy thì súng đạn lên vai, xuống dốc.
Lính láp phấn khởi, vui vẻ, tươi tỉnh sau khi đã tìm ra cách chống được muỗi đói, ruồi vàng, chống được cái gây gây ớn lạnh.

Hậu Thủy hử: Được chứng kiến phút giây sung sướng đó của lính, Chính trị viên đại đội vỗ vai B trưởng: “Cậu làm công tác tư tưởng, động viên thật tuyệt vời, khó ai nghĩ ra. Sau chiến dịch này tớ nhất định đề nghị cấp trên chuyển cậu qua làm Chính trị viên phó, tiếp tay tớ !
Câu chuyện lần vượt dốc Chư Mom
Ray hôm đó rất nhanh chóng khúc khích nhỏ to lan truyền khắp các đơn vị bộ, pháo, đặc công, hậu cần, vận tải...
Cục Chính trị, rồi Phòng Bảo Vệ ( tức An N
inh trong quân đội ) Mặt trận cho triệu B trưởng và Chính trị viên C kia lên bắt viết ra giấy, rồi giải trình bằng miệng vài buổi: Vì sao, do đâu, đặc biệt do ai súi bẩy mà dám xem thường, hạ thấp, thậm chí dung tục hóa công tác chính trị, tư tưởng trong quân đội như vậy?
Cả hai đều bị giáng cấp, giáng chức, điều chuyển đi đơn vị khác.
Vào đầu mùa mưa, lính láp rỉ tai nhau: cả B trưởng lẫn Chính trị viên đã hy sinh trong những trận đánh đâu tiên, khi bộ đội vượt sông Poko, tràn vào thị xã KonTum.