LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Bán buồn là để làm quà cho vui
Bán buồn là để làm quà cho vui

Tâm sự của nhà thơ Bùi Kim Anh: Tôi gặp anh ấy khi từ chiến trường ra. Chúng tôi chỉ xa nhau giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến. Nhà báo đi theo các chiến dịch, kết thúc là chiến dịch Hồ Chí Minh. Lúc ấy tôi mới có con gái Trần Mai Anh nên khó khăn đâu có nhiều. Chỉ lo lắng theo từng bước đi của chồng theo tin tức trên đài. Chỉ mua báo để tìm xem có bài của anh ấy viết. Khó khăn của gia đình tôi lại là trong thời bình anh ơi. Liên tiếp khó khăn vì hoạn nạn mà tột cùng là vụ án Năm Cam và đồng bọn. Nó đè nặng trong cuộc sống tôi, trong thơ tôi không thể thoát ra. Còn thiếu thốn vật chất thì như tất cả mọi người của một thời bao cấp. Tôi cũng nuôi lợn, nuôi gà, cũng máy gia công, cũng bóc lạc, quấn thuốc lá… để kiếm đồng tiền mọn nuôi con. Mãi sau này dạy thêm nhiều cuộc sống mới tốt dần lên. Đấy là khó khăn và cố gắng vượt qua của một thời giống nhau phải không anh. Tôi thấy bình thường. Cái khủng khiếp là kiếp nạn phải gánh chịu…”

Để phim ảnh trở thành chiếc cầu đón khách du lịch
Để phim ảnh trở thành chiếc cầu đón khách du lịch

Quan điểm của nhà văn Tô Hoàng: “ Có thể mạnh dạn mà nói rằng, với bộ phim “Đông Dương” các nhà điện ảnh Pháp đã khai thác đến cạn kiệt cái đẹp, cái hay, chất edoticque  của thiên nhiên, biển trời, sinh hoạt văn hóa, kể cả tới những trang sử-chí ít ra của vùng đất đồng bằng Bắc Bộ. Về nét lạ, nét riêng của Miền Tây sông nước Nam Bộ - cú nạo vét ấy đã xẩy ra với phim “Người Tình”. Bộ phim “King-Đảo đầu lâu” khai thác cái lạ gì đây ở Việt Nam mà người Pháp bỏ xót hoặc chưa ngó ngàng tới? Đấy là một chút vẻ đẹp của Hạ Long thôi, còn chủ yếu là vùng hang động Thiên Đường ở Quảng Bình và những con suối, những ngọn núi của khu du lịch Tràng An ở Ninh Bình. Trong cơn cao hứng, anh chàng đạo diễn Jordan Vogt-Robert của phim “Kong-đảo đầu lâu” còn hứa hẹn sẽ quay lại Việt nam làm nhiều phim khác. Tôi không tin vào điều này… ”

NGUYỄN MỘT ở Vườn Xưa
NGUYỄN MỘT ở Vườn Xưa

Không ngờ vùng đất ngút ngàn cây trái nhanh chóng xoa dịu vết thương đầu đời của tôi. Vườn nối tiếp vườn, mùa trái chín chôm chôm đỏ rực xòa ra cả mặt đường đưa tay bứt một quả bóc vỏ bỏ vào miệng ngọt lịm. Sầu riêng nặng trĩu trên cành, mùi thơm ngào ngạt phủ kín cả không gian. Những trái măng cụt e lệ nép mình dưới những tàn lá xanh um. Con gái miệt vườn trắng trẻo hồng hào đầy sức sống. Những cô cậu học trò tinh nghịch rủ thầy giáo trẻ cắm trại trong các vườn cây. Hết ngày này qua ngày khác tôi ăn đến no các loại trái cây trong các khu vườn. Lúc ấy vùng Nông Doanh là nơi cắm trại thường xuyên của tôi. Những nhà vườn giàu có nhưng sống gần gũi và giản dị, ai đến vườn cũng có quyền ăn trái cây thoải mái sinh hoạt thỏai mái như người trong nhà. Vùng đất đầy sức sống đã mang lại cho tôi luồng sinh khí mới.

Nhiều chiều cảm xúc khi Rửa Tay Cuối Chiều
Nhiều chiều cảm xúc khi Rửa Tay Cuối Chiều

Canh tác không đều vụ, trên mảnh sân nho nhỏ của mình, dăm bảy trăm con chữ, những bài viết ngắn, gọi là tạp văn của Đỗ Quang Hạnh đã gom, gói nhiều chuyện của đời sống, những mẩu vụn của nhiều kiếp, nhiều cảnh, nhiều mảnh đời để người đọc ngâm ngợi, nghĩ suy. Chất chuyện trong tạp văn của anh khá phong phú, bởi được kể từ nhiều vị trí, nhiều giọng điệu, nhiều nhân vật, không nhất thiết là chính tác giả. Những triết lý nhân sinh được suy ngẫm nhẹ nhàng làm nên sức cuốn hút khi tập hợp trong tập sách. Có những ký ức và kỷ niệm với những người tên tuổi trong làng văn nghệ như Võ Huy Tâm, Nguyễn Tuân, Hoàng Cầm, Trịnh Công Sơn… Nhưng không nhiều. Nhiều hơn là những người có tên và không tên ở trong thế giới nhân sinh khá rộng mà người viết từng thân thiết, quen biết, tiếp xúc trong nhiều chặng đời khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau cả trong và ngoài nước

Hội nghị những người viết văn trẻ TPHCM: Thực trạng và trách nhiệm
Hội nghị những người viết văn trẻ TPHCM: Thực trạng và trách nhiệm

Việc chúng ta đòi hỏi một tác phẩm văn học của người trẻ phải có nhiều tính văn chương hơn thay vì những câu chữ tản văn vu vơ không đầu không cuối và không ghi đậm dấu ấn cá nhân, từ một góc độ nào đó, cho thấy sự “dán nhãn” từ những mặc định khi chúng ta định nghĩa về văn chương. Cần nhiều tính văn chương hơn nữa, nhưng chính xác như thế nào là “tính văn chương”? Khi cùng bàn luận một chủ đề nào đó, việc xác định rõ những khái niệm là rất quan trọng. Rất có thể, đối với đội ngũ sáng tác trẻ và độc giả yêu thích họ, tính văn chương được định nghĩa một cách giản đơn là những triết lý tản mạn về cuộc sống, là những cách hiểu, cách cảm, cách ứng xử của thanh niên thời nay trước thế thái nhân tình, nhất là trong tình cảm lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Văn chương của người trẻ là phải thấy trong đó hình ảnh của chính người trẻ. Ở đó, văn chương được xem là những trang đời gắn liền với nhịp sống của thanh niên hiện nay với nhiều tâm tư loay hoay về hành trình khẳng định bản thể, với những

Hội nghị những người viết văn trẻ TPHCM: Viết cho những người nghèo
Hội nghị những người viết văn trẻ TPHCM: Viết cho những người nghèo

Tham luận của nhà văn trẻ Trần Minh Hợp: “Mô tả về một cuộc sống thị dân lành lặn, sang trọng và sung sướng là những điều mà cây viết trẻ hiện nay làm rất tốt.   Thậm chí tạo được lối đi và diện mạo mới hơn, hiện đại hơn cho văn chương trẻ. Và các bạn và anh chị viết văn đã góp sức gầy dựng lại thế đứng của văn chương trong thị trường văn hóa. Nhưng nếu chúng ta, ngay cả tôi để ngòi bút chỉ chạm vào những mảnh đất chỉ dành cho sự lãng mạn, những tâm trạng khóc cười riêng mình thì chúng ta dần quên cuộc đời thực, dần quên nghĩa vụ của người viết là phản ánh hơi thở thật của cuộc sống. Tôi phản đối văn chương trẻ của Việt Nam trở thành “chiến trường” của những cuộc bút chiến, phê phán nhau bằng lý luận. Văn chương tồn tại và chia sẻ   được trong cộng đồng thì điều đáng trân trọng. Khuynh hướng văn chương mới, cũng sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng của văn chương Việt Nam. Khi chúng ta không đủ sức, không đủ điêu luyện và trải nghiệm để viết ra những trang viết của nghệ thuật thời thượng

Hội nghị những người viết văn trẻ TPHCM: Đưa hơi thở cuộc sống vào trang viết trẻ
Hội nghị những người viết văn trẻ TPHCM: Đưa hơi thở cuộc sống vào trang viết trẻ

Tham luận của nhà văn trẻ Vĩnh Thông: “Tại sao tác phẩm của chúng ta chỉ là chuyện của hai nhân vật: mình và người yêu của mình, còn bao con người ngoài kia sẽ đứng đâu tác phẩm chúng ta? Q uá trình tương tác giữa người viết và người đọc đầy khó khăn. Bởi, trong khi người viết tìm tòi cái mới thì người đọc cũng cần phải có trình độ cảm thụ tương ứng. Song, bạn đọc trẻ hiện nay thường chọn những tác phẩm nội dung đơn giản, cách viết dễ hiểu, không cần phải suy nghĩ nhiều. Vậy, mặc dù nhu cầu của độc giả chi phối ngòi bút của tác giả, nhưng điều đó không có nghĩa tác giả hoàn toàn lệ thuộc vào độc giả. Tác giả phải tự thể hiện bản lĩnh cá nhân để có thể định hướng, gợi mở, đào sâu… những thông điệp ý nghĩa cho người đọc…”

Văn học trẻ - Thừa và thiếu
Văn học trẻ - Thừa và thiếu

Hội nghị những người viết văn trẻ TPHCM lần 4, sẽ khai mạc sáng 21-6-2017 tại Hội trường 81 Trần Quốc Thảo- Quận 3. Nhà văn Trần Văn Tuấn – Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM với kinh nghiệm của người đi trước, gợi ý: “Các bạn trẻ luôn nhạy bén với nhu cầu thị trường nên sản phẩm văn học của các bạn đưa ra đều được thị trường đón nhận, không “bán chạy” cũng ở mức “bán được”. Có thể nói, đây là thành công bước đầu của các bạn. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ chất lượng văn học từ những nhà văn trẻ đã thành công ở những sáng tác đầu tay, có thể nêu ra nhận định: Một số lượng lớn bạn trẻ ngày nay có thừa kiến thức sách vở nhưng còn thiếu tri thức đời sống xã hội. Tính xã hội trong tác phẩm của nhiều cây viết trẻ còn ít. Xã hội nào cũng có những vấn đề nóng, những “hỉ, nộ, ái, ố” của riêng mình. Thời kỳ hội nhập toàn cầu hiện nay, những vấn đề nêu trên luôn thể hiện trong đời sống thật và trong mạng xã hội. Sự song hành giữa “thế giới thật” và “thế giới ảo” là một bước phát triển thần kỳ của nhân

HUỲNH DŨNG NHÂN dọc ngang tìm một góc bình yên
HUỲNH DŨNG NHÂN dọc ngang tìm một góc bình yên

Huỳnh Dũng Nhân làm báo theo gien di truyền. Cha quê Bến Tre, mẹ quê Rạch Giá, Huỳnh Dũng Nhân được sinh ra tại Thanh Hóa năm 1955 khi cha mẹ tập kết ra Bắc. Lúc đầu anh được đặt tên là Huỳnh Việt Nhân, sau đó đổi lại thành Huỳnh Xuyên Việt, rồi cuối cùng lấy tên Huỳnh Dũng Nhân trong mọi loại giấy tờ. Tuổi thơ Huỳnh Dũng Nhân nhảy lò cò trong khu tập thể báo Nhân Dân trên phố Hàng Trống – Hà Nội. Cha mẹ đều làm báo, lúc nhỏ Huỳnh Dũng Nhân đã tập thổi sáo, tập vẽ tranh, tập viết truyện… nhưng thành tích mà anh đáng tự hào nhất là có lần nhặt được đôi guốc trên đường đã đem nộp cho đồn công an phố Nhà Thờ! Năm 1975, đất nước thống nhất, Huỳnh Dũng Nhân vào Sài Gòn học ĐH Tổng hợp Văn sau đó lại ra Hà Nội học ĐH Báo chí. Nhờ Huỳnh Dũng Nhân đi bằng cả hai chân văn lẫn báo, nên độc giả có thể hiểu anh hơn qua những bài thơ phía sau những phóng sự.

BÍCH NGÂN làm báo thuở thanh xuân
BÍCH NGÂN làm báo thuở thanh xuân

Tôi nhớ cuộc họp bất thường được tổ chức tại trụ sở làm việc của Thị xã ủy Thị xã Bạc Liêu. Nhiều vị lãnh đạo tỉnh và thị xã cùng đại diện các ban ngành có liên quan, đại diện Đài phát thanh tỉnh là nhà báo Đỗ Văn Nghiệp (ông Sáu Sơn) và tôi, tác giả bài viết, ngồi kín các dãy ghế trong một phòng họp. Sự có mặt đầy đủ các vị lãnh đạo với một không khí hết sức căng thẳng, bởi người trực tiếp gây nên cái chết oan ức cho một công dân lại là con trai nuôi của người đương nhiệm chức Trưởng công an Thị xã Bạc Liêu. Nhiều phát biểu, nhiều câu hỏi chất vấn gay gắt người viết bài (riêng tôi được yêu cầu phải tường trình sự việc), người cho đọc bài trên làn sóng phát thanh. Tôi nhớ tôi đã đứng lên, và phải sau một lúc mới dằn được cơn xúc động vẫn chẹn lấy cổ họng khi nhớ lại hình ảnh gục ngã tức tưởi của người thanh niên trước viên đạn của kẻ sát nhân hết sức ngang tàng, mà trong lúc đi chơi Tết, tình cờ tôi đã chứng kiến và tôi đã không thể làm ngơ…

Thư giải trình và xin lỗi của tác giả cuốn sách Dám Làm Giàu
Thư giải trình và xin lỗi của tác giả cuốn sách Dám Làm Giàu

Những hoạt động trên Sân vận động Tự Do là những hoạt động được một ê-kíp làm phim dàn dựng, ghi hình theo kịch bản, với sự tham gia của của trên 100 diễn viên quần chúng được quán triệt về nội dung yêu cầu công việc và được quản lý theo danh sách nhằm đảm bảo tinh thần văn minh, lịch sự, tránh tình trạng tranh giành, xô đẩy thiếu văn hóa khi thực hiện chương trình. Thực tế hoạt động tác giả và mô hình cuốn sách bay lên bằng khinh khí cầu và cơn mưa tài lộc được diễn ra trong phạm vi Sân vận động Tự Do đúng như kịch bản. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do có gió khi ở trên cao, một số ít bao lì xì cùng tiền lì xì bay ra khỏi sân vận động. Đây là sự việc chúng tôi không lường trước được và sự việc này đã gây ra những sự hiểu lầm với một số người dân chưa nắm được ý nghĩa của sự kiện, từ đó có những sự phản ứng trái chiều của một bộ phận người dân thành phố Huế và độc giả cả nước. Là tác giả, đồng thời cũng người phát kiến ý tưởng trên tôi chân thành xin lỗi các cơ quan chức năn

Giới thiệu sách bằng cách rải tiền ở Huế
Giới thiệu sách bằng cách rải tiền ở Huế

Ngoài ý tưởng ra mắt sách “trên trời”, buổi giới thiệu còn gây chú ý bởi hoạt động rải tiền từ trên cao xuống TP Huế. Cụ thể, sau khi khinh khí cầu bay lên cao, tác giả Phạm Tuấn Sơn đã lấy một bọc đựng tiền cùng những phong bao lì xì rải xuống phía dưới sân vận động Tự Do. Những tờ tiền mà ông Sơn thả xuống có hai mệnh giá là 5.000 đồng và 10.000 đồng. Phía bên dưới, ban tổ chức bố trí hơn 100 diễn viên quần chúng để sau khi thả tiền, những diễn viên này sẽ chạy đến lượm từng tờ tiền một. Theo ban tổ chức, hoạt động này được gọi tên là “mưa tài lộc” nhằm truyền cám hứng làm giàu cho mọi người, đặc biệt là những độc giả của cuốn sách “Dám làm giàu”. 

Con kiến, con muỗi và... thơ
Con kiến, con muỗi và... thơ

Phạm Tiến Duật còn có hẳn một bài thơ: "Quảng cáo cho máy đuổi muỗi nhãn hiệu Jumbo". Bài thơ có cái tên rất hiện đại, thơ cũng viết về đề tài hiện đại: “Cứ cắm điện vào muỗi sẽ bay đi hết. Cái máy kỳ diệu này của hãng Jumbo. Xua đuổi muỗi phải đốt lá xoan tươi và giẻ rách. Nay thế kỷ văn minh kỹ nghệ dư thừa… Không chỉ đuổi muỗi đâu khi cần Jumbo đuổi hết. Những kẻ vãng lai lảng vảng ở quanh nhà. Những kẻ ăn xin, những thằng kẻ trộm. Những tên vô công rỗi nghề tán tỉnh quanh ta’. Đề tài trên thật khó viết, tác giả lại tự nhận mình là người quảng cáo cho máy đuổi muỗi Jumbo nữa.

Thu hồi và hủy tập thơ Thành Phố Dịu Dàng
Thu hồi và hủy tập thơ Thành Phố Dịu Dàng

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - giám đốc kiêm tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã có quyết định 'thu hồi và hủy tập thơ “Thành phố dịu dàng” xuất bản năm 2015'. Trong công văn gửi cục Xuất bản, In và Phát hành, ông Nguyễn Quang Thiều nêu rõ: “Nhà xuất bản Hội Nhà văn đồng ý với nhận định của cục Xuất bản, In và Phát hành: “Tập thơ là những hồi tưởng về quá khứ, miêu tả cuộc sống, số phận con người với sự đôn hậu, chân thành, xen lẫn day dứt, xót xa của tác giả. Tuy nhiên, 2 bài thơ “Lúc ấy...” và “Những điều ấy...” có cách viết mang tính chủ quan, không hợp lý”.

PHẠM XUÂN NGUYÊN từ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
PHẠM XUÂN NGUYÊN từ chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Tôi tuyên bố: Từ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội. Từ chức Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội. Ra khỏi Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội. Tôi đã đọc tuyên bố này tại cuộc họp Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội sáng 13/6/2017 và giao việc điều hành công tác Hội cho nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, phó chủ tịch. Kể từ ngày hôm nay, khi ra tuyên bố này, tôi rút khỏi mọi hoạt động của Hội Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội và của Ban chấp hành hai Hội. Tôi gửi lời cám ơn và xin lỗi đến toàn thể hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội.

Cuốn sách bị "tố" dâm thư: Tục - thanh phân định thế nào?
Cuốn sách bị "tố" dâm thư: Tục - thanh phân định thế nào?

Trao đổi cùng tác giả Hoàng Anh Sướng, anh cho biết, cuốn sách thực chất là một tuyển tập các phóng sự được anh viết nên từ những câu chuyện có thật trong cuộc sống. Những phóng sự này cũng đã được đăng dài kỳ trên báo “Tuổi trẻ & Đời sống” trong suốt một thời gian dài. Vì thuộc thể loại phóng sự nên anh trung thành với mọi chi tiết thật, diễn ra trong cuộc sống. Chi tiết được cho là “dâm ô” trong bài viết là về một gia đình làm nghề đồ tể, về một con người từ bé đã chỉ quen với việc giết lợn, uống tiết lợn, sống bản năng, thất học và vô đạo. Tác giả nhấn mạnh, anh phải dựng một nhân vật vô đạo ra vô đạo, không biết sợ nhân quả báo ứng là gì. Để từ đó người đọc sẽ rút ra bài học cho chính bản thân mình, làm việc gì cũng có quỷ thần hai vai chứng giám. Hãy sống thiện, làm việc thiện và nghĩ thiện. Hoàng Anh Sướng cho biết thêm, toàn bộ những lời nói được cho là tục tĩu kia anh để cho nhân vật đồ tể nói.

Gác cổng văn hoá đâu phải nghề "ngon cơm"
Gác cổng văn hoá đâu phải nghề "ngon cơm"

Mới vào hè chưa bao lâu mà trên “màn hình” của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa-Thể thao-Du lịch (xin được gọi tắt là Văn-Thể-Du) Nguyễn Ngọc Thiện đã xuất hiện liên tiếp, dồn dập nhiều chương trình “hot” quá . Bàn dân thiên hạ chưa nguôi ngoai cơn bực mình vì Cục Nghệ thuật biểu diễn của ông Nguyễn Đăng Chương ra lệnh cấm 5 bài hát trước năm 1975, liên tiếp xổ ra vụ cấp giấy phép cho Quốc ca. Chưa kịp hít hà lại xẩy ra vụ ông Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái xuống lệnh “xứ trảm” ông Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch Đà Nẵng- HuỳnhTấn Vịnh quanh việc cơi nới hay không bán đảo SơnTrà; để rồi vài ngày sau chính ông Thứ trưởng vội vã hạ bút ký thu hồi văn bản kỷ luật và ngỏ lời xin lỗi ông Vịnh.

HOÀNG TRẦN CƯƠNG ngôn ngữ quê hương
HOÀNG TRẦN CƯƠNG ngôn ngữ quê hương

Nếu so với trường ca của người cùng thế hệ và hoàn cảnh lính chiến, sẽ thấy Hoàng Trần Cương ít nhắc đến chiến tranh, ít nhắc đến chi tiết cụ thể của cuộc binh đao. Anh không thiên về việc sử dụng bút pháp anh hùng ca. Phong cách của Hoàng Trần Cương rõ ràng khác biệt, cách dùng chữ của anh nặng tính khách quan, nhưng đôi khi lập đi lập lại cùng một giọng điệu, đôi khi khá cũ. Điều này làm anh vừa khác so với người khác vừa hơi có chút quá đà, nặng tính chất địa phương. Mối quan hệ giữa một bộ phận và cái phổ quát, giữa tính riêng tư và khả năng chia sẻ, là mối quan hệ mà tất cả những người viết đều phải giải quyết.

Rửa Tay Cuối Chiều với nhiều chiều cảm xúc
Rửa Tay Cuối Chiều với nhiều chiều cảm xúc

Canh tác không đều vụ, trên mảnh sân nho nhỏ của mình, dăm bảy trăm con chữ, những bài viết ngắn, gọi là tạp văn của Đỗ Quang Hạnh đã gom, gói nhiều chuyện của đời sống, những mẩu vụn của nhiều kiếp, nhiều cảnh, nhiều mảnh đời để người đọc ngâm ngợi, nghĩ suy. Chất chuyện trong tạp văn của anh khá phong phú, bởi được kể từ nhiều vị trí, nhiều giọng điệu, nhiều nhân vật, không nhất thiết là chính tác giả. Những triết lý nhân sinh được suy ngẫm nhẹ nhàng làm nên sức cuốn hút khi tập hợp trong tập sách. Có những ký ức và kỷ niệm với những người tên tuổi trong làng văn nghệ như Võ Huy Tâm, Nguyễn Tuân, Hoàng Cầm, Trịnh Công Sơn… Nhưng không nhiều. Nhiều hơn là những người có tên và không tên ở trong thế giới nhân sinh khá rộng mà người viết từng thân thiết, quen biết, tiếp xúc trong nhiều chặng đời khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau cả trong và ngoài nước.

Giòn cười, tươi khóc
Giòn cười, tươi khóc

Đúng là giòn cười, tươi khóc nếu như chúng ta nhìn vào thái độ của cộng đồng trong suốt mấy tuần qua. Mới vừa ầm ĩ đó với chuyện những trò hài nhảm trên truyền hình, người ta đã kịp nhỏ nước mắt xót xa cho một câu chuyện khác, chuyện người cha hát rong bán kẹo và hai con bị teo não, cũng trên sóng truyền hình. Rồi mới nhỏ nước mắt xót xa đấy thôi, người ta đã lại vội vàng nổi giận khi biết được một mặt khác của câu chuyện. Thậm chí, có cả những người gọi điện dọa giết người cha ấy nếu như anh không chịu trả lại tiền từ thiện đã nhận được từ những nhà hảo tâm.

CUNG TRẦM TƯỞNG, sự thăng hoa
CUNG TRẦM TƯỞNG, sự thăng hoa

Lịch sử của người Việt trong thế kỷ qua là lịch sử của đấu tranh, ly tán. Thơ lục bát, các thể thơ có vần là phương cách nối kết chúng lại, các mảnh rời ấy của lịch sử và tâm hồn. Mặc dù không phải bao giờ cũng thành công, và tránh khỏi gượng ép, nhìn chung Cung Trầm Tưởng nối kết những thế giới khác biệt của ông và nâng sự liên kết này lên thành thăng hoa. Dù cũng lấy cái nhìn phi lý làm trọng tâm, cho cuộc đời là sự nghịch lý, tồn tại là bi kịch, như từ thời du học ở Pháp, Cung Trầm Tưởng đứng riêng một góc giữa các nhà thơ khác. Ông hình như lúc nào cũng có một điều gì để nói, sắp nói. Ngôn ngữ được sử dụng trước hết như phương tiện biểu đạt, và nhà thơ như một kẻ sinh ra trong hoàn cảnh bất ngờ, may mắn hoặc bất hạnh, chứng kiến khung cảnh ấy, bi kịch ấy, bí mật ấy. Ông có nhu cầu muốn làm chứng, có sự chân thành bảo vệ đối với sự thật và các nạn nhân. Vì vậy nhiều bài thơ của ông có tính chính xác; việc sử dụng chữ trong một câu, sự ngắt dòng, sự chọn lựa thể thơ, tuy không phả

Cuộc giao duyên giữa văn và báo
Cuộc giao duyên giữa văn và báo

Những sự kiện hay các nhân vật của Minh Chuyên đều có sẵn trong đời sống rồi. Họ là những con người bình dị xung quanh Minh Chuyên, ở ngay trên vùng đất Thái Bình. Mà Thái Bình chỉ là một tỉnh nhỏ. Còn nhiều tỉnh rộng lớn hơn Thái Bình. Ở đấy cũng có nhiều con người có thể còn hay hơn, độc đáo hơn người Thái Bình. Nhưng thật tiếc ở đấy lại không có được một Minh Chuyên, và vì thế, nhiều vẻ đẹp, nhiều con người độc đáo vẫn chìm trong bóng tối, nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rồi tất cả “gió sẽ cuốn đi”, và chúng ta sẽ vĩnh viễn mất họ như họ chưa từng xuất hiện trong cõi đời lầm lụi này. Một trong những điều rất đáng quý của Minh Chuyên là anh đã chịu khó lặn lội trong đời sống. Anh đã thực sự sống. Và sống theo Xuân Diệu là “Mắt luôn lục lọi, óc luôn kiếm tìm”. Kết quả của những cuộc lục lọi, kiếm tìm ấy là Minh Chuyên đã có được bao nhiêu những con người đặc biệt.

Người hụt mất giải Nobel văn học năm 1965
Người hụt mất giải Nobel văn học năm 1965

Paustovsky l à chứng nhân của ba cuộc chiến tranh và hai cuộc cách mạng-tất cả những gì mắt thấy tai nghe đã được ông ghi khá can đảm trong những cuốn tự truyện của ông. Paustovsky là bậc thày của việc miêu tả phong cảnh, đồng thời cũng là bậc thày của thứ văn chương đề cập tới tâm lý của con người. Nhà văn Nga, Giải thưởng Nobel - Ivan Bunhin hết sức ca ngợi ông. Còn nữ minh tinh màn bạc của Hollywood, gốc Đức Marlene Dietrich đã từng quỳ gối trước ông để bày tỏ sự cảm phục. Nhiều người gọi ông là “Bác sỹ Paust” –danh xưng ấy bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Ngày 31 tháng 5 năm 2017 vừa qua là dịp kỷ niệm sinh nhật K.Paustovsky lần thứ 125.

Một cuốn sách đánh thức vẻ đẹp tuổi thơ
Một cuốn sách đánh thức vẻ đẹp tuổi thơ

Truyện thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa có thể xếp vào mảng sách Sài Gòn xưa. Trong trào lưu viết về văn hóa Sài Gòn đang khá xôm tụ, Lê Văn Nghĩa thành công hơn các tác giả khác. Bởi lẽ, tác phẩm của anh hội đủ ba yếu tố: không gian Sài Gòn, ký ức Sài Gòn và ngôn ngữ Sài Gòn. Cuốn “Tụi lớp Nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ” có nội dung đúng như tên gọi, gắn kết ba đối tượng thẩm mỹ “tụi lớp Nhứt trường Bình Tây” gồm Lượm, Hải, Vân, Cảnh, Són… với con chó nhỏ Mót và cây viết máy Pilot. Tâm tính học trò mỗi đứa một khác, và mỗi đứa đều ảnh hưởng từ môi trường giáo dục của gia đình. Đối tượng thẩm mỹ thứ nhất này có lẽ sẽ không có gì náo động, nếu hai đối tượng thẩm mỹ còn lại là con chó nhỏ Mót và cây viết máy Pilot không tình cờ bị mất tích...

TRẦN NHUẬN MINH chia sẻ xung quanh tập thơ bị đình chỉ phát hành
TRẦN NHUẬN MINH chia sẻ xung quanh tập thơ bị đình chỉ phát hành

15 năm nay tôi không dự giải Văn nghệ Hạ Long (5 năm xét một lần) của UBND tỉnh Quảng Ninh. Giải này do chính tôi khởi xướng từ 1975 và vì thế được thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Việc không tham gia giải, có anh em bảo tôi kiêu ngạo vì đã được Giải thưởng Nhà nước đợt 2 trao năm 2007 nên không thèm “chung” với anh em. Đã thế, lần này bà vợ tôi, một tác giả địa phương cũng dự giải Văn nghệ Hạ Long. Gần 50 tập thơ dự qua ba vòng chấm, chọn được nhiều nhất 9 tập, thì hai tập là của hai chúng tôi. Điều đó, dù có hợp lí cũng không hợp tình. Một số anh em không có giải rất không vui, ý kiến này nọ, tôi đã đề nghị xin rút nhưng đồng chí có trách nhiệm bảo như thế là không nên. Dẫn đến “phản ứng” càng mạnh. Bản thân tôi không hề bực bội hay nói năng bất cứ câu gì, chỉ lặng lẽ lắng nghe và cho là lỗi đầu tiên ở mình, khi có thành tựu có thể nói là cao và tuổi đã già mà còn “dại”.

Chuyện thật như đùa về âm nhạc Việt Nam
Chuyện thật như đùa về âm nhạc Việt Nam

Cách nay gần nửa thế kỷ, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Aziz Nesin đã làm rung chuyển văn đàn Việt Nam với tuyển tập truyện trào phúng “Những người thích đùa” với lối viết hóm hỉnh nhưng đau thấu tận xương về đời người, về thời đại, về nhân tình thế thái. Trong số những mẩu chuyện dung dị đời thường, hẳn nhiều người còn nhớ một truyện ngắn có tựa đề “Cái kính”, nói về một người đàn ông sống trong xã hội có quá nhiều kẻ tuyên ngôn nhưng không biết mình đang nói gì và buộc ông phải đeo kính để định hướng tầm nhìn. Rồi một ngày đẹp trời, vô tình cái kính ông đeo bỗng dưng bị vỡ toác, ông ngạc nhiên thấy mình có thể tự do nhìn thấy mọi thứ, điều không thể có được thời còn đeo kính. Nếu có sống lại, Aziz Nesin hẳn phải tròn mắt nghe thấy câu chuyện của mình tự nhiên ứng nghiệm trong đời thực ở một đất nước xa xôi như Việt Nam.

Nhà thơ đang tự cứu mình bằng cách chuyển sang viết văn xuôi?
Nhà thơ đang tự cứu mình bằng cách chuyển sang viết văn xuôi?

Nhận định về sự mất giá của thơ hiện nay, một nhà văn kể lại rằng, khi đi cùng đồng nghiệp là các nhà thơ mà được ai đó giới thiệu “nhà thơ” thì rất ngại, thậm chí có những người còn cười. Hình ảnh này khác hẳn mấy chục năm về trước, mỗi khi ai đó được giới thiệu là nhà thơ thì thế nào cũng mọi người cũng nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ, suýt xoa và người đó khó mà không đứng lên đọc dăm ba câu thơ cho mọi người nghe. Nhà thơ thời đấy vừa cao siêu, vừa lãng mạn. Còn bây giờ, ai mà đọc thơ thì chỉ có nước bỏ tiền ra đãi người ngồi nghe mà vẫn nơm nớp lo người nghe bỏ về bất cứ lúc nào. Và nhà văn này cho rằng, nhiều nhà thơ hiện nay đã có cách để các nhà thơ tự cứu lấy mình khá hiệu quả là… chuyển sang viết văn xuôi.