LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Người lưu giữ ký ức phố thị Sài Gòn
Người lưu giữ ký ức phố thị Sài Gòn

Phong trào viết sách về Sài Gòn hiện nay nở rộ, nhất là cây bút trẻ. Họ viết cảm nhận về Sài Gòn, về cuộc sống đương đại sôi động, những sinh hoạt thường nhật, tình người ấm áp mảnh đất lành. Trong dòng chảy đó, Phạm Công Luận chọn cho mình một lối đi riêng, đầy hoài niệm như điệu bolero ngày cũ nhưng chất chứa nhiều thông tin mới mang tính nghiên cứu khiến một số bài viết của ông có giá trị như bài sưu khảo. Cuốn sách kể chuyện đời thường nhẹ nhàng này đã trở thành mảnh ghép quý báu để thế hệ trẻ hình dung đầy đủ hơn về bức tranh lịch sử trước 1975 của thành phố có tuổi đời hơn 300 năm. Ông cũng giúp độc giả lớn tuổi, hàng 70, 80 tuổi tìm lại tuổi trẻ của mình. Họ đọc sách của ông, đã cám ơn vì: “Lúc trẻ tôi chỉ nghe loáng thoáng chuyện này, giờ già rồi mới biết rõ!”. 

Khuynh hướng cây bút đa năng ngày càng phát triển
Khuynh hướng cây bút đa năng ngày càng phát triển

Trong không gian văn hóa đương đại, hiện tượng những cây bút đa năng cũng không phải là hiếm. Chẳng hạn như: Trương Đăng Dung, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Chí Hoan, Chu Lai, Hồ Anh Thái, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa, Lê Thành Nghị… Tiêu biểu cho những tác giả “nhiều tay nhiều súng” thế hệ 7x, có thể kể, là Nguyễn Ngọc Tư, Lê Thiếu Nhơn, Văn Cầm Hải, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Thụy Anh, Bình Nguyên Trang… Đặc biệt, có thể nói, văn đàn đương đại đang chứng kiến sự trỗi dậy ấn tượng của một thế hệ cây bút trẻ (sinh năm 1980 trở lại đây) “nhiều trong một”.

Trò chơi ngông, hay màn kịch có trù liệu?
Trò chơi ngông, hay màn kịch có trù liệu?

Cách nay 30 năm, vào ngày 28 tháng 5 năm 1987, đúng lễ kỷ niệm Ngày Biên phòng của Liên Bang Xô Viết, phi công trẻ, nghiệp dư 18 tuổi, người Đức- Mathias Rust, đã lái một chiếc máy bay động cơ nhẹ mang hiệu “Cessna 17.2P” cho hạ cánh xuống Nhà thờ Thánh Vasilli Blazennưi, ngay tại Quảng trường Đỏ ở trung tâm thủ đô Moskva. Những tháng này cũng là khoảng thời gian Mikhail Gorchov đang lớn tiếng hô hào cho Perestroika (cải tổ ). Liệu có điều gì liên quan giữa vụ máy bay “lạ lùng” này và trù liệu cho những diễn tiến tại Liên Bang Xô Viết ở thời điểm đó và những tháng năm sau không? Câu hỏi ấy cho đến tận hôm nay vẫn chưa tìm được lời giải đáp thích đáng…

ĐẠO THƠ cũng có bầy, có nhóm, có tầng, có lớp
ĐẠO THƠ cũng có bầy, có nhóm, có tầng, có lớp

Bài thơ "Khi cô gái ném đứa con..." của nhà thơ Trần Nhuận Minh đã đăng trên Tạp chí Thơ số 2 năm 2009: “Khi cô con gái ném đứa con vừa sinh vào lòng thiền sư. "Đây là con ông, ông hãy nuôi nó!". "Thế à?" - Thiền sư chỉ nói vậy thôi và nâng đứa bé trên tay… Khi đứa bé lớn lên thành một chàng trai. Có người đàn ông đến đòi con: "Tôi mới là bố nó!". "Thế à?" - Thiền sư chỉ nói vậy thôi và đứng nhìn theo. Cho đến khi hai cha con người kia khuất vào trong xóm ngõ…” Bài thơ này, cũng là được phiên ngang, rút ngắn và nói theo chuyện "Thế à?" ( trích từ "Giai thoại thiền" của Viên Đức, NXB Thuận Hóa -1999)

Miên man cùng Hạt Muối Rong Chơi
Miên man cùng Hạt Muối Rong Chơi

Cuốn sách dày 350 trang như Hạt Muối Rong Chơi bình thường tôi chỉ nghiến ngấu 1 đến 2 đêm là hết sạch. Cái cảm giác háo hức đón chờ những điều kỳ diệu mà từng trang sách mở ra luôn thôi thúc tôi đọc nghiến ngấu cho kỳ xong. Rồi đoạn nào hay tính sau, sẽ đọc lại. Tuy nhiên, với cuốn du ký của chị, đọc những bài đầu tiên (tôi không có thói quen đọc sách theo thứ tự từ đầu đến cuối trừ tiểu thuyết hoặc truyện dài), tôi đã biết mình không thể nghiến ngấu theo cách như thế. Phải đọc dè, đọc chậm rãi, nhẩn nha đọc. Tôi đọc sách của chị như cách người ta thưởng thức một ly cà phê phin chứ không phải một ly cà phê pha sẵn. Chọn một không gian thật đẹp, trong du dương của nhạc không lời, ngắm từng giọt đen tí tách, tí tách rơi...

Xem hai phim LẠ của điện ảnh Sài Gòn
Xem hai phim LẠ của điện ảnh Sài Gòn

Phim “Em chưa 18” - lạ,  trước hết vì cái tít phim. Sau nữa, nghe tin phim đã đạt kỷ lục doanh thu. Phim “Có ngôi nhà nằm nghe nắng mưa” – lạ, vì cái tên nghe sao mơ mộng, lãng đãng quá. Hóa ra cũng được gợi ý bởi một câu hát của nhạc sỹ họ Trịnh “Có con đường nằm nghe nắng mưa”. Vẫn lạ, vì nghe nói phim kể về thân phận những người nghèo sống tại một khu cư xá xây cất đã khá lâu, nay chỉ đợi ngày đổ sập mà chưa hề được đền bù để giải tỏa. Giữa thời buổi điện ảnh Sài gòn đang lăn trượt trên hai thanh rày của công thức quen thuộc Tình-Sex-Đâm chém-Hài, thì có một phim kể về bà con cô bác lao động, về một ngôi nhà ấm mốc, phong rêu ở thành phố quả là lạ và…..dũng cảm nữa!

Ai đã tùy tiện sửa văn của VŨ BẰNG?
Ai đã tùy tiện sửa văn của VŨ BẰNG?

Công văn giải trình của NXB Dân Trí gửi đến các cơ quan chức năng chiều ngày 22-5-2017: "Cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” Nhà Xuất bản Dân trí cấp Giấy phép cho Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng thực hiện. Trong bản thảo Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng, 200B3 TT. Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội đưa đến trang 213 nguyên văn là: “Tôi ao ước một ngày đất nước thanh bình và thống nhất; toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội”. Chúng tôi làm đủ hồ sơ biên tập và lưu bản thảo do Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đem đến. Nhưng đến khi sách ra, Công ty TNHH văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng đã tự sửa thành nội dung phản động: “Tôi ao ước một ngày kia miền Bắc được giải thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản, Quốc gia trở lại thanh bình và thống nhất; Toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội”. NXB Dân Trí xin trâ

Kịch bản phim NƯỚC MẮT KHÔ của ĐẶNG NHẬT MINH - Kỳ 2
Kịch bản phim NƯỚC MẮT KHÔ của ĐẶNG NHẬT MINH - Kỳ 2

Bối cảnh “Nước mắt khô” ngỡ gói gọn trong một đoàn làm phim, nhưng lại ngổn ngang rất nhiều câu chuyện đời thường. Phía sau hào quang màn ảnh, có bao nhiêu trắc ẩn không thể nói hết bằng lời. Cô diễn viên đầy triển vọng Thu Hà đã giải nghệ sau khi “Những thiên thần ra trận” công chiếu. Nghệ thuật bạc bẽo ư, có khi lòng người còn bạc bẽo hơn. Cái day dứt của “Nước mắt khô” không nằm ở một sự việc hay một nghĩa cử cụ thể nào giữa danh lợi hư ảo và mệnh kiếp mong manh, như cách bày tỏ của cụ già nhà quê “Tôi hiểu rồi! Chẳng cứ gì trên phim, ở ngoài đời cũng vậy... Bao giờ cũng phải có những người hình nhân thế mạng”.

Kịch bản phim NƯỚC MẮT KHÔ của ĐẶNG NHẬT MINH - Kỳ 1
Kịch bản phim NƯỚC MẮT KHÔ của ĐẶNG NHẬT MINH - Kỳ 1

Từ một truyện ngắn “Nước mắt khô” nhiều day dứt của mình, đạo diễn – NSND Đặng Nhật Minh chuyển thể thành kịch bản phim truyện cùng tên. Đã hoàn thành nhiều năm, nhưng kịch bản “Nước mắt khô” vẫn chưa có điều kiện tượng hình trên màn bạc. Thế nhưng, giá trị của “Nước mắt khô” thì ai đọc qua cũng không thể phủ nhận xúc cảm mà tác phẩm có thể mang đến cho công chúng khi xuất hiện như một chỉnh thể nghệ thuật thứ bảy. Được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi giới thiệu kịch bản phim truyện “Nước mắt khô”, để đồng nghiệp khắp nơi có được tài liệu tham khảo hữu ích khi muốn dự phần vào thế giới sáng tạo điện ảnh!

NGUYỄN ĐỨC MẬU cảnh báo hội chứng cao giọng khen chê
NGUYỄN ĐỨC MẬU cảnh báo hội chứng cao giọng khen chê

Câu chuyện văn chương của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu: “Một buổi sáng, tôi đang ngồi đọc báo thì anh bạn nhà thơ mở cửa bước vào. Anh đưa cho tôi tờ tạp chí có in thơ của các nhà thơ gồm nhiều thế hệ: "Ông đã đọc thơ ở số này chưa? Dở lắm. Thơ của lớp trẻ thì sa vào những đề tài vụn vặt riêng tư. Còn lớp nhà thơ chống Mỹ, một số người tên tuổi đã thành danh một thời, không hiểu sao thơ họ bây giờ cũ về đề tài, cũ cả cách diễn đạt. Cứ cái đà này, không biết thơ ca nước mình sẽ đi về đâu". Tờ báo anh bạn đưa, tôi đã mua đã đọc, đọc kỹ từng tác giả. Thực ra, thơ ở số báo này nói riêng và thơ hiện nay không đến nỗi bi quan như anh đã nói. Biết tính anh hay chê bai, tôi hỏi anh cụ thể từng tên bài, từng tác giả mà anh cho là dở. Anh trả lời ấp úng, chung chung, thiếu chính xác… và cuối cùng anh đành thừa nhận rằng… mình chỉ liếc qua chứ chưa kịp đọc. Trời ơi, chưa kịp đọc mà đã chê, mới liếc qua tên tác giả đã thấy thơ dở, lạ thật”.

Trước PHẬT, nhìn lại cõi người
Trước PHẬT, nhìn lại cõi người

Thử hỏi ai trong chúng sinh biết buông bỏ như Phật? Có phải lòng tham con người không có giới hạn, chẳng biết bao nhiêu mới gọi là đủ? Cuộc sống hữu hạn vô thường, tuổi già và bệnh tật đuổi theo sau lưng sòng sọc vậy mà vẫn không bỏ tính tham. Biết những gì mình có là quả từ kiếp trước, đồng thời nó cũng là nhân cho kiếp sau. Vậy mà vẫn tham không lo tu nhân tích đức. Hình như cuộc đời thiên về lối sống vật chất, qua các phương tiện truyền thông ta thấy nhiều hình ảnh những đám cưới hàng nghìn tỷ đồng, nhưng ngôi biệt thự dát vàng. Lối sống nghiêng về vật chất đẻ ra quan niệm thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, làm bất cứ điều gì để có tiền. Nhiều cô nàng, nhiều anh chàng chụp ảnh khoe hàng trăm đôi giày, hàng trăm bộ quần áo chỉ mặc một lần, đứng bên những siêu xe bóng lộng mấy trăm tỷ đồng nhe răng cười. Làm bất cứ điều gì để có tiền, bất chấp t

HÀ QUANG MINH tìm hình phố trong những con đường
HÀ QUANG MINH tìm hình phố trong những con đường

Vô Sài gòn sinh sống, tôi thường chỉ quẩn quanh quận Nhất, quận Ba và cái quận tôi sống, quận Tư. Với tôi, quận Tư không ấn tượng gì nhiều ngoài sự đổi thay tích cực đến chóng mặt của nó trong mấy năm rồi. Một thời gắn liền với Bình Xuyên (trải dài đến tận Nhà Bè, quận 8, Chánh Hưng) rồi một thời bị gán cho cái tên “đất Giang hồ”, quận Tư giờ thành quận dân cư sầm uất và trật tự. Nhưng tôi ấn tượng nhất vẫn là những con đường nhỏ của quận Nhất, những con đường đẹp, cổ kính, mềm mại và rất Sài gòn. Tôi thích đường Huyền Trân Công chúa, yêu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, mê đường Đồng Khởi và mỗi ngày phải đi qua Nguyễn Du một lần. Nhưng tôi vẫn không thể xếp con đường nào khác vượt trên bộ đôi hai con đường nhỏ cặp bên hông công viên trước mặt Dinh Độc Lập. Đó là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes, hai cái tên đến từ hai nền văn hoá khác nhau xa, hai thời kỳ lịch sử khác nhau xa. Nhưng giờ cả hai ông cùng nằm đó, bên nhau, như một chứng nhân cho dân tộc tôi, đất nước tôi… Thật khéo cho ai đ

HEMINGWAY qua góc nhìn của ERENBURG - Kỳ 2
HEMINGWAY qua góc nhìn của ERENBURG - Kỳ 2

Một lần, Hemingway đột ngột dừng ngang câu chuyện cá mú, và nói: “Dẫu sao thì trong cuộc sống cũng có những ý nghĩa nào đó…Lúc này tôi đang nghĩ về phẩm giá của con người. Hôm kia, gần thành phố Trường Đại học một người Mỹ đã bị giết. Anh ta đã hai lần đến thăm tôi. Một chàng sinh viên…Chúng tôi nói Chúa trời biết tới những điều gì, biết về thơ ca, sau đó biết tới những chiếc x úc x ích nóng hôi hổi. Tôi đã có ý định giới thiệu chàng thanh niên này với anh. Cậu ta nói rất hay như thế này: Còn gì đáng phỉ nhổ hơn chiến tranh. Nhưng chính ở chiến lũy Madrid này tôi bỗng hiểu vì sao tôi sinh ra. Phải xua đuổi chiến tranh ra khỏi Madrid- Im lặng một lát, Hemingway nói thêm- Anh thấy đấy, muốn buông bỏ vũ khí đâu có dễ! ” .

HEMINGWAY qua góc nhìn của ERENBURG - Kỳ 1
HEMINGWAY qua góc nhìn của ERENBURG - Kỳ 1

Trong cuốn hồi ký nhiều tập “Con người, Năm tháng, Cuộc đời” nhà văn, nhà báo Nga Ilya Erenburg đã phác dựng chân dung nhiều nhà văn hóa lớn. Chịu đi, thông thạo ngoại ngữ, chính kiến mạnh, lại kết giao với khá rộng với giới nhà văn, họa sỹ, nhạc sỹ, nhà quay phim.. nổi tiếng trên thế giới- điều này tạo nên một trong những nét đặc sắc trong những bút ký chân dung của ông… Xin giới thiệu bạn đọc gương mặt của nhà văn Mỹ Ernest Hemingway…

THU BỒN đa đoan và mẫn cảm
THU BỒN đa đoan và mẫn cảm

Thu Bồn tự nhận mình là kẻ “đánh đu cùng dâu bể”, cái dâu bể sâu nặng ân tình đối với đồng đội, nhân dân, chính nó đã tạo nên vẻ đẹp thơ ông, cái vẻ đẹp phong trần, nhuốm bụi đời vừa gian nan khúc khuỷu vừa ngạo nghễ kiêu hùng và lãng mạn, với một lối viết hoành tráng tuôn trào, luôn luôn gắn liền với số phận đất nước, bằng một phong cách cuồn cuộn sức sống, cuồn cuộn cảm xúc, không ngừng nghỉ. Thơ ông rất thời sự và cũng không vì tính thời sự mà thời gian dễ dàng làm lu mờ đi những gì ông để lại. Ông là người không chờ cảm xúc mà cảm xúc luôn luôn chờ ông sẵn để sẵn sàng cùng ông vào cuộc. Thơ Thu Bồn gắn liền cùng thời đại...

PHẠM SỸ SÁU thổn thức Lẽ nào làm ngơ trước hành động đê hèn?
PHẠM SỸ SÁU thổn thức Lẽ nào làm ngơ trước hành động đê hèn?

Phạm Sỹ Sáu là một thi sĩ tiêu biểu trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Những năm ở Campuchia, thơ Phạm Sỹ Sáu như sợi dây kết nối giữa hậu phương và tiền tuyến, giữa quê nhà và những người lính làm nghĩa vụ quốc tế. Khoảng hai thập niên qua, Phạm Sỹ Sáu ít viết, nhưng chất lửa thi ca vẫn còn nguyên. Trước những vấn đề thời sự nóng bỏng thách thức lương tri và trách nhiệm, khi những đồng nghiệp cầm bút phần lớn chọn thái độ thờ ơ, thì Phạm Sỹ Sáu cồn cào “tôi 50, thấy mình ngây dại/ không được quyền yêu nước phải không em? hay đã là cái gì không thể gọi tên/ là một công dân hay… một kẻ hèn/ khi Biển Đông dậy sóng”. Vẫn chất hành quen thuộc của Phạm Sỹ Sáu nhưng đau xót hơn, thấm thía hơn!

VIỆT PHƯƠNG cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống
VIỆT PHƯƠNG cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống

Việt Phương quan niệm: Thơ là kết tinh sáng tạo của tình yêu sự sống và con người thề hiện bằng ngôn ngữ mà hay và đẹp nhất là hồn nhiên và giản dị! Nghĩa là vì yêu đời yêu người mà làm thơ. Nhưng tình yêu ấy ở Viêt Phương lại có sức nặng của trí tuệ, của chiêm nghiệm. Trừ một số bài ở chặng viết khởi hành, những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX, khi Miền Bắc bước vào kế hoặch 5 năm lần thứ nhất, khi toàn dân vừa qua cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tràn trề hy vọng, tự tin, đang hào hứng xắn tay thực hiện kế hoặch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lúc Tố Hữu Chào 61 đỉnh cao muôn trượng thì cây bút trẻ Việt Phương cũng tràn đầy xúc cảm theo thế thuận, nhìn vào đâu cũng thấy tình người, tình anh em, tình đồng đội, khát vọng cháy bỏng nhất là khát vọng được cống hiến: “Cứ đêm đêm ta lại xét kết nạp ta vào Đảng / Thời gian nâng đòi hỏi mãi cao thêm / Đến trọn đời từng giờ là cộng sản / Những nỗi đau ta cũng sáng búa liềm”.

LÊ HUY MẬU bàn về Thơ, Thơ Trẻ và Thơ Giải Thưởng
LÊ HUY MẬU bàn về Thơ, Thơ Trẻ và Thơ Giải Thưởng

Đã có một thời, các nhà văn tự lập nhóm, lập hội, tự chơi với nhau, như nhóm “Tự lực văn đoàn” chẳng hạn. Hồi ấy, tuy thô sơ thôi, nhưng văn chương vẫn có giải. Giải "Tự lực văn đoàn" rất oách. Đến giờ nhìn lại, những người được giải ấy vẫn rất oách. Giải bây giờ nhiều. Giá trị tiền bạc cũng nhiều hơn. Nhưng xem ra, cả người chấm lẫn người được giải chẳng oách gì cả! Mình có mấy ông bạn, giải thưởng kê khai trong hồ sơ dài một vệt, vậy mà, hỏi các hắn để lại dấu ấn gì trong lòng độc giả nước Nam trong mấy chục niên qua, thì tịch không! Có lão làm thơ cấp phường, xã, thế mà cũng được một phíếu bầu vào hội đồng chấm giải thơ cấp quốc gia. Nghe nói, người giới thiệu chính là người "đứng đầu triều" văn chương cơ đấy!

Bản chúc thư bi thảm
Bản chúc thư bi thảm

Cả hai đều cuời vang làm cho câu đùa có thêm sự thâm thúy, tăng thêm tình thân mật bỗ bã. Nhưng, giá như ông bạn đừng thêm một lần nữa vô tình khi nhắc tới bộ phim “Người cá” của điện ảnh Liên Xô mà hai người từng xem thời chiếu bóng ngoài bãi. Ông bạn về rồi, ông chìm đắm trong hồi ức tuổi thơ xót thương cho nhân vật Người cá bị bọn xấu săn đuổi, bắt cóc để mò ngọc trai cho chúng, để rồi không còn khả năng thở trên đất liền được nữa, phải vĩnh viễn chia lìa người yêu và sống trong lòng biển cả... Tình xót thương đó chìm không sủi tăm có lẽ bắt đầu từ ngày ông cùng thế hệ ông được giáo dục căm thù vĩ đại, và sau đó bị bắn phá tả tơi suốt cuộc hành trình của ông chinh phục quyền lực.

Bộ trưởng Văn Hóa và Hội Nhà văn
Bộ trưởng Văn Hóa và Hội Nhà văn

Thử đặt câu hỏi: nếu một Bộ trưởng Văn hóa có trình độ thổi kèn đám ma và kết hoa đám cưới, thì có thể trò chuyện với hội nghề nghiệp nào? Yên tâm nhất là có thể phát biểu chỉ đạo trước nghệ sĩ xiếc và nghệ sĩ múa. Tiếp đến, có thể tay bắt mặt mừng ở hội âm nhạc, vì phần lớn nhạc sĩ và ca sĩ chủ yếu trầm bổng véo von thôi. Hội điện ảnh và hội sân khấu, thì có thể viết sẵn diễn văn để đọc, nhưng chỉ cho các diễn viên lên diễn đàn bày tỏ nỗi hân hoan mơ hồ và nghiêm cấm tuyệt đối các đạo diễn hoặc các biên kịch giật micro truy xét kiến thức cụ thể. Còn hội nhà văn thì càng tránh xa càng tốt, vì một Bộ trưởng Văn hóa mà ấm ớ đứng trên bục cao ba hoa những lời vàng ngọc thì bên dưới sẽ có những bàn tay che miệng cười mỉa mai và những đôi mắt không cách nào che giấu sự khinh bỉ xen lẫn cay đắng!

PHÙNG VĂN KHAI bàn về đề tài chiến tranh và hậu chiến tranh
PHÙNG VĂN KHAI bàn về đề tài chiến tranh và hậu chiến tranh

Tháng Tư năm 2017, nước Việt Nam kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 42 năm trôi qua, dòng văn học đề tài Chiến tranh cách mạng không chỉ bắt đầu ở mốc son lịch sử đó, nhưng đã khẳng định vị trí vững chắc trong nền văn học nước nhà với những nhà văn tên tuổi, mà không ít người trong số họ đã từng tham chiến. Tầm vóc của văn học đề tài chiến tranh là rất lớn. Ngày nay, một thế hệ nhà văn trẻ đã và đang xác lập vị trí của họ trên văn đàn. Họ có còn quan tâm đến đề tài chiến tranh cách mạng nữa hay không, và thể hiện sự quan tâm đó như thế nào. Nhà văn Phùng Văn Khai, Phó Tổng Biên tập, Trưởng ban Thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có một vài chia sẻ với báo Văn nghệ.

Thật tội nghiệp cho TRẤN THÀNH!
Thật tội nghiệp cho TRẤN THÀNH!

Bị Đài truyền hình Vĩnh Long khước từ vai trò giám khảo chương trình "Tuyệt đỉnh song ca nhí", Trấn Thành bỗng dưng giống như tội đồ gây ra cơn hài nhảm trên màn ảnh nhỏ. Thực chất, Trấn Thành chỉ là một chàng hề hời hợt và nông cạn, chuyên múa mép để mưu sinh. Những game show rẻ rúng đã đẩy Trấn Thành lên hàng ngôi sao, chứ Trấn Thành không có khả năng kéo game show tụt xuống hạng thảm họa. Cứ nhìn lên ti vi sẽ thấy thực trạng văn hóa Việt hôm nay. Màn uốn éo lố bịch của Trấn Thành, làm sao có mức độ hài nhảm bằng màn đối thoại giữa Kiều Trinh và Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện?

Ranh giới giữa quyền lực và quyền hạn
Ranh giới giữa quyền lực và quyền hạn

Ở mặt quản lý, vụ cấm – cấp phép – chưa cấp phép, việc sai nguyên lý tiếp cận đã không dừng lại trong phạm vi 5 bản nhạc bị cấm rồi hủy lệnh cấm. Nó làm sụt ra một lỗ hổng khổng lồ: chúng ta đang quản lý văn hóa không dựa trên những hiểu biết văn hóa mà dựa trên những quy chụp, suy diễn. Việc cấm hay cho là một sự lạm dụng quyền lực chứ không phải thực thi đúng quyền hạn. Trong nhiều trường hợp, sai nguyên lý tiếp cận đã khiến cách hành xử với tác phẩm nghệ thuật bị biến thành trò cười, nhất là khi nó bị gán cho mục đích chính trị, tư tưởng. “Chinh phu – cô phụ” là một cặp hình tượng mỹ học truyền thống quen thuộc cho nên không cần xét lý lịch để phải khẳng định đó là cuộc chiến nào, chính nghĩa hay phi nghĩa. Tương tự, “chiến trường anh bước đi” cũng chỉ là một hình ảnh giàu tính cảm thức, thân phận, hà tất cần riết róng phân biệt. Lấy lý do chưa chứng minh được bản gốc, cấm các bản hiện hành vì sai nguyên tác cũng không thuyết phục. Tính dị bản, thất truyền, cải biên của tác phẩm

NGUYỄN QUANG THIỀU kẻ rời bỏ thành phố
NGUYỄN QUANG THIỀU kẻ rời bỏ thành phố

Tôi sinh ra từ một ngôi làng. Tuổi đôi mươi tôi tìm mọi cách để về thành phố. Bao nhiêu ước mơ, khao khát, tôi gửi về phía thành phố. Rồi tôi đi học, lặn lội cơm áo gạo tiền hết nửa đời người. Bao lần buồn bã, thất bại, bao lần cay đắng, bế tắc, cứ muốn thoát khỏi nó, không hiểu sao tôi lại nghĩ đến làng. Về làng. Về gặp mẹ, gặp cha, gặp ký ức tuổi thơ khốn khó. Hơn bốn chục tuổi đầu tôi thực sự tin mình may mắn vì đã được sinh ra từ một ngôi làng. May hơn nữa là được đọc những trang viết của nhiều nhà văn, những người đã củng cố thêm niềm tin cho tôi về giá trị của ký ức. Một trong không nhiều những nhà văn có những trang viết làm tôi thức giấc, đấy là Nguyễn Quang Thiều. Ông, một kẻ yêu ngôi làng của mình đến đắm mê. Ông, một “kẻ rời bỏ thành phố”…