Ngoài Giải thưởng Hồ Chí Minh thuộc về Xuân Thiều và Hữu Mai, còn có 15 nhà văn được trao Giải thưởng Nhà Nước vào đợt này. Đặc biệt, có hai nhà văn nổi tiếng bằng văn chương cả đời nhưng lại được giải thưởng Nhà Nước nhờ làm phim tài liệu và nhờ sưu tầm văn hóa dân gian. Trong các nhà văn, nhà thơ được trao giải thưởng khá lớn về tinh thần và vật chất ấy, có những người rực rỡ năm xưa và mờ mịt bây giờ, và cũng có những người đang thịnh vượng hôm nay nhưng chưa chắc ngày mai có còn được nhớ đến không. Và đặc biệt hơn, không ai dám bảo đảm bao nhiêu phần trăm tác phẩm vinh danh đã được đọc một cách nghiêm túc và tinh tế, và càng không ai dám tiên liệu công chúng sẽ đón nhận ra sao!




Giải thưởng Hồ Chí Minh

Xuân Thiều với truyện thiếu nhi “Khúc hát mở đầu” và tiểu thuyết “Huế mùa mai đỏ” ( Tư Thiên)

Hữu Mai với tiểu thuyết “Đêm yên tĩnh” và tiểu thuyết “Người bộ hành lặng lẽ”.

Giải thưởng Nhà Nước

Đào Thắng với tiểu thuyết “Dòng sông mía” và tiểu thuyết “Nước mắt”

Đức Ban với tập truyện ngắn “Đêm thức” và tiểu thuyết “Trăng vỡ”.

Cao Duy Sơn với tiểu thuyết “Đàn trời” và tập truyện ngắn “Ngôi nhà xưa bên suối”.

Tùng Điển với tập truyện ngắn “Những ô cửa màu nâu”

Võ Khắc Nghiêm với tiểu thuyết “Mạnh hơn công lý” và tiểu thuyết “Mảnh đời của Huệ”.

Kiều Vượng với tiểu thuyết “Vùng trời thủng”

Dương Hướng với tiểu thuyết “Bến không chồng”

Trần Quang Quý với tập thơ “Giấc mơ hình chiếc thớt”, tập thơ “Màu tự do của đất” và tập thơ “Siêu thị mặt”

Trúc Thông với tập thơ “Một ngọn đèn xanh” và tập thơ “Ma ra tông”

Nguyễn Xuân Khánh với các tiểu thuyết “Hồ Quý Ly”, “Mẫu thượng ngàn”, “Đội gạo lên chùa”.

Phạm Hoa với tiểu thuyết “Miền xa thẳm” và tập truyện ngắn “Ngày không bình thường”.

Lê Thị Mây với Tuyển tập Lê Thị Mây, trường ca “Tự khúc ánh sáng” và trường ca “Lửa mùa hong áo”

Nguyễn Quang Thiều với tập thơ “Sự mất ngủ của lửa”, tập truyện ngắn “Mùa hoa cải ven sông” và tập thơ “Những người đàn bà gánh nước sông”.

Ngoài ra, còn có hai nhà văn tên tuổi nhưng đoạt giải thưởng Nhà Nước ở lĩnh vực không phải văn chương.

Minh Chuyên đoạt giải với tư cách tác giả kịch bản kiêm đạo diễn các bộ phim tài liệu “Cha con người lính”, “Huyền thoại tàu không số” và “Nhà bác học của nông dân”.


Trần Sĩ Huệ đoạt giải với tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, và công trình tiêu biểu là cuốn sách “Đất Phú trời Yên”.