LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
NGUYỄN KIM NGÂN phơi đỡ lòng ta trước gió mùa
NGUYỄN KIM NGÂN phơi đỡ lòng ta trước gió mùa

Đất nước thống nhất, nhà thơ Nguyễn Kim Ngân trở về Phú Yên dạy học. Bản tính ông thẳng thắn và can trường, nên phải chịu đựng không ít thiệt thòi. Không sao cả, Nguyễn Kim Ngân tự an ủi mình “trả cho đời những mộng ước bao la, về hong lạnh dưới góc trời chật hẹp”. Nguyễn Kim Ngân về dạy học ở ngôi trường nhà gần ngôi nhà xưa, để thuận tiện chăm sóc mẹ già, để dìu dắt trẻ thơ, và để chiêm nghiệm thăng trầm: “Về đây sống với núi rừng. Nỗi đau trên đá, nỗi mừng trên cây. Nỗi vui thoáng ở đầu ngày. Nỗi buồn lại đến chất đầy đêm thâu. Dù ông quan niệm “Được thì kẻ bại khiến buồn lây. Thua thì kẻ thắng làm ta nhục”, nhưng lối nhỏ ông chọn vẫn nằm phía trắc ẩn nhân sinh: “Đi qua ngôi đền các triết gia. Đi qua nhà rách các nhà thơ. Gặp trái tim người ta sững lại. Không biết đường nào đứng ước mơ”.

17 nhà văn, nhà thơ đoạt Giải thưởng HỒ CHÍ MINH và Giải thưởng NHÀ NƯỚC năm 2017
17 nhà văn, nhà thơ đoạt Giải thưởng HỒ CHÍ MINH và Giải thưởng NHÀ NƯỚC năm 2017

Ngoài Giải thưởng Hồ Chí Minh thuộc về Xuân Thiều và Hữu Mai, còn có 15 nhà văn được trao Giải thưởng Nhà Nước vào đợt này. Đặc biệt, có hai nhà văn nổi tiếng bằng văn chương cả đời nhưng lại được giải thưởng Nhà Nước nhờ làm phim tài liệu và nhờ sưu tầm văn hóa dân gian. Trong các nhà văn, nhà thơ được trao giải thưởng khá lớn về tinh thần và vật chất ấy, có những người rực rỡ năm xưa và mờ mịt bây giờ, và cũng có những người đang thịnh vượng hôm nay nhưng chưa chắc ngày mai có còn được nhớ đến không. Và đặc biệt hơn, không ai dám bảo đảm bao nhiêu phần trăm tác phẩm vinh danh đã được đọc một cách nghiêm túc và tinh tế, và càng không ai dám tiên liệu công chúng sẽ đón nhận ra sao!

ĐỖ BẠCH MAI chỉ vì ghen với chồng mà trở thành nhà thơ nổi tiếng
ĐỖ BẠCH MAI chỉ vì ghen với chồng mà trở thành nhà thơ nổi tiếng

Cũng chính vì tình yêu nồng cháy thể hiện qua thi ca của Bế Kiến Quốc nên nàng sinh viên đại học sư phạm Đỗ Bạch Mai đã "phải lòng thơ", rồi theo chàng về làm việc tại Báo Văn nghệ đến khi nghỉ hưu. Trong những năm tháng hạnh phúc, Đỗ Bạch Mai đã sinh hạ cho Bế Kiến Quốc hai đứa con và cũng đã từng chứng kiến một số "nàng thơ" khác xuất hiện trong đời thơ tài hoa của chồng mình. Năm ấy, nhà thơ Bế Kiến Quốc đi công tác tại các tỉnh phía Nam và gặp một "nàng thơ" trẻ trung, xinh đẹp ở vùng Đồng Tháp. Hai bên cảm mến nhau vì nàng cũng đang tập làm thơ lại được gặp một nhà thơ nổi tiếng ở Trung ương về địa phương đi thực tế sáng tác.

Tạp chí NHÀ VĂN & TÁC PHẨM tổ chức cuộc thi thơ 2017-2018
Tạp chí NHÀ VĂN & TÁC PHẨM tổ chức cuộc thi thơ 2017-2018

Cuộc thi tôn trọng mọi khuynh hướng tìm tòi, mọi thi pháp trên nguyên tắc căn ủy là nâng cao năng lực biểu đạt của tiếng Việt. Mỗi tác giả mỗi lần gửi ít nhất là một chùm từ 3 đến 5 bài. Do Tạp chí chỉ in thơ chùm, tối thiểu là 3 bài đạt yêu cầu chất lượng nên người dự thi có thể gửi làm nhiều lần, trong các lần gửi sau, tác giả có quyền gửi lại bài của chùm lần trước nếu cho rằng nó hay mà chưa được in. Vì mục đích cuộc thi là tôn vinh thơ hay, các tác giả có thể gửi những bài chưa in thành sách (trừ những bài đã tham dự các cuộc thi thơ khác và mức độ phổ biến của nó – cấp độ phổ biến của bài thơ do BBT quyết định)

HỒNG DIỆU ghi bên lề mấy trang thơ
HỒNG DIỆU ghi bên lề mấy trang thơ

Đọc thơ nhà thơ Đoàn Văn Cừ (1913-2004) trước Cánh mạng Tháng Tám, tôi thấy ít người - nếu không muốn nói là không có ai - chú ý đến một đặc điểm của thơ ông, so với các nhà thơ khác, cùng thời Thơ mới lúc ấy. Người ta thường chỉ chú ý đến một phiên "Chợ tết", một "Đám hội", một "Đám cưới mùa xuân" hay một đêm "Trăng hè"... và xếp ông vào một nhóm cùng với các nhà thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân... chẳng hạn, mà không chỉ ra chỗ khác nhau cơ bản giữa ông và những nhà thơ này. Không khó khăn gì, ta cũng thấy, ngoài những cảnh sắc thiên nhiên, ngoài đám Tết, lễ hội... luôn luôn được nhắc đến, thơ Đoàn Văn Cừ còn có cả cảnh Cháy nhà, có nạn Cướp đêm, có Đám chết nghèo, có buổi Đưa ma, có nỗi lo bão tố, nỗi sợ đê vỡ v.v... và đặc biệt là cảnh khổ cực của những người lao động bị áp bức, bóc lột...