Nói đến thơ trong quảng cáo, thì thị dân Sài Gòn ngày xưa đều biết đến tiệm vàng nổi tiếng Nguyễn Thế Tài ở số 43 đường Schroeder (đường Phan Chu Trinh-mặt tây chợ Bến Thành) có hai con cọp và một con cọp đá án ngữ trước cửa tiệm. Vàng của tiệm Nguyễn Thế Tài có uy tín như vàng Trái núi (trước 75) và SJC. Mặc dầu nổi tiếng như vậy nhưng tiệm vàng nầy cũng nổi máu thơ phú trong quảng cáo nên đã tổ chức một cuộc thi thơ. Mỗi bài thơ tác giả dự thi được đăng báo Đời Mới đều được nhuận bút, có đánh số thứ tự. Sau đó tiệm vàng Nguyễn Thế Tài trao giải 25000 đồng cho ai trả lời đúng câu hỏi ý nghĩa của hai con cọp và con ngựa án ngữ trước của tiệm vàng và chọn trúng bài thơ số…là bài thơ hay nhất



THƠ QUẢNG CÁO- CÁCH PR CỦA THẾ KỶ TRƯỚC

LÊ VĂN NGHĨA

Ngày xuân đến nhanh và cũng qua nhanh. Thời gian xuân hầu như đọng lại trong các tờ báo Xuân. Trong thời buổi hiện đại, mọi việc hầu như đều phải chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải tiết kiệm thời gian đến mức tối đa (?) ngay cả đến những quảng cáo cũng phải tiết kiệm hết chữ. Quảng cáo trên các nhật báo ngày hôm nay là những dòng chữ ngắn gọn nêu lên đặc tính của sản phẩm ngay từ đầu.
Xem lại những tờ báo xuân xưa ngày trước đều có phần quảng cáo. Cũng không biết là hay hay là dở xét theo quen điểm tiết kiệm thời gian ngày nay- là quảng cáo sản phẩm bằng thơ. Những lời “thơ “không đến nỗi “thẩn” cho lắm , lại dễ thuộc được viết để ngừơi đọc còn ngồi nhâm nhi tính năng sản phẩm bằng những câu sáu –tám như “Trời có những bình minh êm mát/Phấn hồng phơn phớt dưới chân mây/Như có em đôi má hây hây/Làm phai nhạt cả màu tươi buổi sáng.” Người đọc tự hỏi nhờ có bí quyết gì mà thiên nhiên chịu thua màu da tươi sáng của em. Được trả lời ngay câu cuối dưới bài thơ: Bí quyết của cô em: Crème Ombrelle, Lotion Clarte/Lait  Pétales de rosese.” (Phụ Nữ Diễn Đàn năm 1958)

Ngày xưa các sản phẩm làm đẹp dành cho phái nữ. Ngoài sản phẩm dưỡng da kể trên còn có sản phẩm dưỡng tóc như lời thơ quảng cáo sản phẩm dưới đây:
“Em tôi là đóa hoa khôi/Tóc đen da trắng đẹp thôi nhất vùng/Bỗng dưng tóc ngã màu hung/Khô vàng cháy ngọn, rối tung tơi bời/Còn chi là đóa hoa khôi?/Người yêu vắng bóng bạn thời tránh xa/Em ơi, Muốn cho nhan sắc mặn mà/Tóc huyền đen mượt dùng mà Biocrème.(PNDD 1959).
Hết sản phẩm làm đẹp cho làn da mái tóc thì đến cách ăn mặc sao cho đẹp, sao cho sang. Và ngày xưa đó, áo dài chính là loại thời trang phụ nữ ưa dùng để làm đẹp trong mắt mọi người. Một nhà may đã biết dùng những câu thơ để nói lên vẻ đẹp của chiếc áo dài, và đức tính của chiếc áo dài mang lại cho người phụ nữ: dịu dàng, thướt tha, được người xã giao xem trọng (thời nầy chưa có bài nhạc nào ca ngợi chiếc áo dài của phụ nữ Sài Gòn)
“Kiểu áo đẹp mà ta thích mặc/phải đâu dùng hàng đắc mới sang/Áo dài may hợp thời trang/Làm tăng thêm vẻ dịu dàng thướt tha/Áo dù mặc trong nhà, ngoài phố/cũng khiến người dòm ngó phê bình/Muốn người khác trọng mình/xiêm y trang nhả mới sành xã giao”

Bây giờ mới vào chủ đề chính là may áo dài ở đâu mới là phù hợp vóc dáng, nổi làm nổi bật thân hình với ba vòng đầy đủ và quan trọng là uy tín trong việc may kỹ và đúng hẹn, không hứa rồi hẹn lần hẹn lửa như những nhà may khác.
“Người may mặc đâu đâu cũng có/Thợ chuyên môn vẫn khó tìm ra/Ai về nhắn chị em nhà/Tiệm Sài Gòn mới tiếng đà đồn vang/Câu tục ngữ gửi vàng chọn mặt/Thì nơi đây may cắt đã tinh/Áo dài nhiều kiểu đẹp xinh/ May kỹ đúng hẹn cảm tình khắp nơi. (Tuần báo Điện Ảnh năm 65)
Không chịu thua, một hãng mền nhãn hiệu Hai con Trừu SAKYMEN cũng phải nói tính năng mền VN “ấm” hơn sản phẩm ngoại bằng hay câu thơ: “Ta dùng mền dệt của ta?Màu tươi, kiểu đẹp mền nhà ấm hơn.” Ngày đó đã biết dùng chữ “mền nhà” dễ cho đàn ông liên tưởng đến hơi ấm của vợ nhà. Quảng cáo nầy đánh vào tâm lý phụ nữ phải nói là số một.

Nhưng nói đến thơ trong quảng cáo thì thị dân Sài Gòn ngày xưa đều biết đến tiệm vàng nổi tiếng Nguyễn Thế Tài ở số 43 đường Schroeder (đường Phan Chu Trinh-mặt tây chợ Bến Thành) có hai con cọp và một con cọp đá án ngữ trước cửa tiệm. Vàng của tiệm Nguyễn Thế Tài có uy tín như vàng Trái núi (trước 75) và SJC.
Mặc dầu nổi tiếng như vậy nhưng tiệm vàng nầy cũng nổi máu thơ phú trong quảng cáo nên đã tổ chức một cuộc thi thơ. Mỗi bài thơ tác giả dự thi được đăng báo Đời Mới đều được nhuận bút, có đánh số thứ tự. Sau đó tiệm vàng Nguyễn Thế Tài trao giải 25000 đồng cho ai trả lời đúng câu hỏi ý nghĩa của hai con cọp và con ngựa án ngữ trước của tiệm vàng và chọn trúng bài thơ số…là bài thơ hay nhất. Xin giới thiệu với quý vị độc giả bài thơ đánh số 87.”
“ Sài Thành nhiều tiệm nữ trang. Kiểu trơn kiểu chạm đồ vàng như nhau. Nhưng tôi không hiểu tại sao?/Mọi người điều thấy rủ nhau sang hoài…Tiệm vàng nén Nguyễn Thế Tài/Bán mua tấp nập trong ngoài xôn xao/Ra cô chưa hiểu âm hao/Mọi người sở dĩ ra vào nơi đây. Là vì tăm tiếng tiệm nầy/Ai ai cũng biết thuở nay rõ ràng/ Bán buôn ngay thẳng đàng hoàng/Còn đồ trang sức toàn vàng nguyên y/Kiểu làm lại rất tinh vi/Ai đâu còn có dại gì chẳng mua./Cô đà hiểu rõ ra chưa/Nếu cô chưa có nên mua vàng nầy/Tiệm vàng đủ tính cách hay/Một là trang sức do tay thợ rành/Gắng công để chế tạo thành/Hai là vàng tốt đành rành chẳng sai…”

Nãy giờ ta thấy tác giả bài thơ ca tụng uy tín của tiệm vàng nầy về chất lượng cũng như tay nghề của thợ kim hoàng . Và đoạn dưới là nói tính chất muôn đời khi mua vàng nếu không làm trang sức, thì còn là vốn lận lưng cho muôn đời con cháu. Yếu tố nầy đánh mạnh vào tâm lý giữ vàng làm của cải phòng thân của phụ nữ VN.
“Hoặc đeo hoặc dấu chôn hoài/Mà vàng vẫn thắm chẳng phai mất màu/Ngại gì cô hãy sắm mau/Sắm rồi cô để càng càng lời. Vàng còn lên giá cô ơi! (Lãnh tiền rồi) Thiện.
Ai nói ngày xưa người Sài Gòn chẳng biết làm cái gọi là P.R như ngày nay mà P.R bằng thơ nữa mới là “tuyệt đỉnh công phu”.