LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Người thân của cố nữ sĩ XUÂN QUỲNH thắc mắc về Giải thưởng Hồ Chí Minh
Người thân của cố nữ sĩ XUÂN QUỲNH thắc mắc về Giải thưởng Hồ Chí Minh

Chiều ngày 16/1/2017, gia đình chúng tôi đã đến gặp nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam để hỏi lý do. Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết, ông cũng không hiểu vì sao và cũng không được thông báo gì. Ông còn cho chúng tôi biết thêm, ở vòng xét thứ 3, Bộ Trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện là Chủ tịch Hội đồng và ông là một trong số bốn Phó Chủ tịch Hội đồng thì nhà thơ Xuân Quỳnh vẫn đạt số phiếu bầu cao trên 90%. Nhà thơ Xuân Quỳnh được Bộ VH-TT&DL đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tập thơ là “Lời ru trên mặt đất” và “Bầu trời trong quả trứng” (Giải thưởng chính thức về Văn học thiếu nhi của Hội nhà văn Việt Nam năm 1982 – 1983). 

SAIGONBOOK tổ chức cuộc thi Lục Bát Tết
SAIGONBOOK tổ chức cuộc thi Lục Bát Tết

Chỉ một chữ “Tết” thôi, nhưng gói tròn trong đó biết bao nỗi niềm và tâm tình. Saigon Books tổ chức cuộc thi thơ “Lục bát Tết” nhằm tạo cơ hội để bạn đọc khắp nơi có thể bộc bạch về những nỗi niềm và tâm tình đó. Chọn chủ đề Tết cổ truyền, cùng với thể thơ truyền thống của dân tộc, cuộc thi “ Lục bát Tết ” nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp từ trong chính mỗi gia đình. Những giá trị đó, qua bao tháng bao năm vẫn luôn là mạch nước ngầm nuôi dưỡng tâm hồn, để từ đó tạo nên nhân cách ở mỗi người. Mọi công dân Việt Nam và những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài đều có thể dự thi.

VƯƠNG TÂM đường tơ quanh chiếc ấm tròn trên tay
VƯƠNG TÂM đường tơ quanh chiếc ấm tròn trên tay

Nhà thơ Vương Tâm năm nay đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng với bản tính của một người hay đi, hay tìm hiểu, anh vẫn luôn trên mọi chặng đường đất nước viết báo, viết ký, làm thơ. Dễ hiểu vì sao, Vương Tâm là một trong những nhà thơ có sách in đều đặn, những tập tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca, bút ký với những chân dung “kỳ nhân dị thảo” ra đời hàng năm đã một lần nữa khẳng định tâm hồn, trái tim yêu nghề, yêu đời, yêu người của ông vẫn luôn tươi trẻ và đầy đam mê. Nếu nói rằng, văn chương là trời cho, thì nhà thơ Vương Tâm có được cái lộc trời ấy để mà theo đuổi nó đến tận bây giờ. Tính đến nay nhà thơ Vương Tâm đã xuất bản 40 đầu sách truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ trữ tình.

Một tấm lòng văn chương đáng kính trọng
Một tấm lòng văn chương đáng kính trọng

Cuối tuần, sẵn dịp cuối năm, đọc lại và nghĩ lại công trình "Thơ bạn thơ", mà càng thấy nể vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy- Lý Phương Liên! "Thơ bạn thơ" là ý tưởng của Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên, khởi động từ năm 2012, và có bốn người đánh trống ghi tên ủng hộ là Thanh Tùng, Lê Xuân Đố, Nguyễn Thái Sơn và... tôi! Ban đầu chỉ nghĩ làm một cuốn góp vui với đời, ai dè gần 5 năm qua, phu xướng Nguyễn Nguyên Bảy và phụ tùy Lý Phương Liên ra mắt liên tục 6 cuốn "Thơ bạn thơ", 2 cuốn "Văn bạn văn", 2 cuốn "Vườn thơ 5 nhà"....    5 năm qua, vợ chồng thi sĩ Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên cống hiến như một địa chỉ văn học uy tín, trong sáng và chuyên nghiệp!

NGƯỜI YÊU DẤU và phía sau cuộc chiến
NGƯỜI YÊU DẤU và phía sau cuộc chiến

Nằm chung cùng chín truyện ngắn trong cuốn sách mới nhất của nhà văn Dạ Ngân, ra mắt vào những ngày đầu tiên của năm 2017, “Người yêu dấu” có sức vóc của một tiểu thuyết. Cách xác định mốc thời gian ngay ở câu mở đầu tiểu thuyết cũng đã báo hiệu rằng nó là tác phẩm viết về chiến tranh: “Tháng tư thứ mười, 1975-1985, một thập niên trôi qua không bình yên”. Nhưng Dạ Ngân không chỉ viết về một, mà là hai cuộc chiến, theo kết cấu đảo lộn trật tự thời gian. Thoạt tiên là cuộc chiến ở biên giới Tây Nam, trên chiến trường K. Tiếp đến là cuộc chiến kéo dài hai mươi năm trên chính đất nước Việt Nam này. Để rồi đến những trang cuối cùng, chiến trường K mới trở lại, đặt dấu chấm buồn cho mẹ, cho anh và cho em.

Thơ Quảng Cáo là cách PR của thế kỷ trước ở Sài Gòn
Thơ Quảng Cáo là cách PR của thế kỷ trước ở Sài Gòn

Nói đến thơ trong quảng cáo, thì thị dân Sài Gòn ngày xưa đều biết đến tiệm vàng nổi tiếng Nguyễn Thế Tài ở số 43 đường Schroeder (đường Phan Chu Trinh-mặt tây chợ Bến Thành) có hai con cọp và một con cọp đá án ngữ trước cửa tiệm. Vàng của tiệm Nguyễn Thế Tài có uy tín như vàng Trái núi (trước 75) và SJC. Mặc dầu nổi tiếng như vậy nhưng tiệm vàng nầy cũng nổi máu thơ phú trong quảng cáo nên đã tổ chức một cuộc thi thơ. Mỗi bài thơ tác giả dự thi được đăng báo Đời Mới đều được nhuận bút, có đánh số thứ tự. Sau đó tiệm vàng Nguyễn Thế Tài trao giải 25000 đồng cho ai trả lời đúng câu hỏi ý nghĩa của hai con cọp và con ngựa án ngữ trước của tiệm vàng và chọn trúng bài thơ số…là bài thơ hay nhất

PHẠM ĐỨC một đời lận đận
PHẠM ĐỨC một đời lận đận

Ngoài chiếc xe máy còng cọc, coi như “con trâu sắt” làm công cụ cho nhà thơ đi lại, thì nhà thơ tậu được cả một “đàn trâu đất” để thưởng ngoạn. Nói một cách hài hước, việc đầu tiên trong đời một trang nam tử như ông là tậu được hơn 200 con trâu, làm từ các chất liệu khác nhau. Có lần ông tâm sự rằng, thơ và đàn trâu đã an ủi và vỗ về tâm hồn ông trong những đêm cô đơn nhất. Ông tuổi gà (sinh năm 1945-Ất Dậu) nhưng lại có thú sưu tầm các con trâu do các nghệ nhân làm từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Nghĩa là đã 25 năm nay. Trong quãng đời lang thang cơ nhỡ, ông đều mang chúng theo và được chăm nom cẩn thận.

Tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền Viễn Xứ
Tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền Viễn Xứ

Năm 1952, Ngọc Bút đến nhà in báo Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo, quận Nhứt xem tập thơ vừa in xong của mình. Tập thơ mang tên Cởi mở, gom lại 22 bài thơ do cô viết từ năm 16 tuổi. Lúc đó tuy mới 18, cô đã tham gia biên tập thơ cho báo Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương và gia nhập nhóm thơ - văn - nhạc lấy tên là Chim Việt. Những bài thơ trong tập đã được đăng rải rác trên một số báo, cô dùng bút danh Khánh Ngọc, rồi sau đó là Huyền Chi. Buổi đó, nhạc sĩ Phạm Duy vừa đến và được bà Đào, chủ nhà in, giới thiệu về cô. Phạm Duy khi ấy còn trẻ, mới 32 tuổi nhưng đã nổi tiếng. Ông vừa đưa gia đình vào Nam và đang thu xếp cuộc sống ổn định ở quê hương mới cho gia đình. Biết cô vừa in xong tập thơ, ông mượn xem và xin cô một tập để nếu có bài nào hay thì xin được phổ thành ca khúc.

Mỗi lần nhớ tới TÔ ĐỨC CHIÊU
Mỗi lần nhớ tới TÔ ĐỨC CHIÊU

Nhớ rõ, lúc nào rỗi rãi Tô Đức Chiêu liền cặm cụi bên bàn viết. Chuyện gì mà viết lắm thế? Tò mò, vắng Chiêu, ngó vào bản thảo. Thì ra cũng là những thứ được nghe kể, được ghi vào sổ tay khi xuống đơn vị mà thưa vắng hẳn những gì mách bảo của trí tưởng tượng. Yên lòng, vì một đồng nghiệp na ná giống mình. Bản th ả o của Chiêu dày đặc những hàng chữ nhỏ li ti như nhiều đàn kiến đang nối đuôi nhau. Viết hoàn chỉnh trang nào, hắn kê thêm 1,2 tờ giấy than chép lại, cho có thêm vài bản… lưu cảo! Hỏi: Để làm gì? Đ áp hồn nhiên: D ành cho hậu thế! Sau bữa cơm trưa, như một lệ quen, Chiêu rửa sạch cái chậu nhôm, ra bể nước văn rô-bi-ne hứng đầy một chậu bê vào đặt dưới gầm giường, đợi 1giờ15 kẻng báo thức mang ra rửa mặt. Lại hỏi: Sao cần phải vất vả thế ? Đ áp: Có mát mẻ, tỉnh táo văn chương mới ha y !

Chuột Cống - Truyện ngắn của THÁI SINH
Chuột Cống - Truyện ngắn của THÁI SINH

Thị đi loanh quanh khắp các gian phòng, gõ vào các bức tường, lay khuôn cửa rồi gật đầu với vẻ hài lòng lắm: “Được, tốt!” Dường như thoả mãn, đêm đầu tiên về nhà mới thị ngủ như chết, miệng há hốc, ánh sáng ngọn đèn ngủ khiến da thịt thị xanh mướt, nhợt nhạt như kẻ chết trôi, nom khiếp quá. Tôi vốn thính ngủ, nghe thị ngáy lại lạ nhà nên không tài nào ngủ được, hết nhìn đăm đăm vào ngọn đèn cho mỏi mắt rồi lại đếm cũng không tài nào ngủ được. Tôi trở dậy lững thững đi ra phía sau, trong ánh sáng của ngọn đèn cao áp từ phía bệnh viện hắt lại, ngôi nhà tôi hiện mờ mờ cùng với các khoảng sáng tối càng khiến ngôi nhà của tôi nhuốc một màu ma quái. Tôi tiến lại phía tiếng chuột rúc gần bể nước, một cảnh tượng làm tôi kinh hoàng, một lũ chuột cống lúc nhúc nối đuôi nhau đi từ phía lò gạch xuống cống.