LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
TRẦN HÙNG thơ và những giấc mơ thơ
TRẦN HÙNG thơ và những giấc mơ thơ

Nhớ một cuối năm rét mướt, tao ngộ trên đất Cao Bằng, nhà thơ Trần Hùng từng trả lời một thắc mắc của người viết bài này về thơ anh: “Anh không làm thơ. Vì anh không nghĩ thơ lại là thứ công việc để anh phải làm hoặc có thể làm. Với lại, cứ nói làm thơ làm thơ, nghe sao vất vả nặng nhọc quá”. Nói vậy, và chỉ vậy thôi, rồi Trần Hùng cười, mắt nheo nheo. Con mắt có đuôi, ánh lên gương mặt thư sinh mảnh mai một vẻ tươi tắn trẻ trung đến lạ, dễ khiến cho nhiều người mới gặp Trần Hùng lần đầu khó đoán biết anh đã vào tuổi ngoại lục tuần, và đã “hưu quan” sau một thời gian dài ngồi ghế lãnh đạo đầu tỉnh ở miền núi non giáp biên này.

Trò chuyện cuối năm với nhà văn NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Trò chuyện cuối năm với nhà văn NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Sự tự do là do cá nhân anh chịu trách nhiệm. Nhưng sự tự do cũng phụ thuộc vào xã hội. Nên nói sự tự do sáng tác, tự do tư tưởng là những điều quan trọng. Xã hội, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo nên chú ý tạo điều kiện cho sự tự do phát triển thì mới hòng có những tác phẩm lớn. Chứ không có nước nào hạn chế tự do là có tác phẩm lớn. Phải có một nền tự do được khuyến khích thì trong tương lai mới hy vọng có tác phẩm lớn. Lẽ dĩ nhiên, từng cá nhân nhà văn nên chịu trách nhiệm về sự tự do nội tại của mình, nhưng yếu tố xã hội, yếu tố vận động cho sự tự do nảy nở là rất quan trọng, nên xã hội phải lo lắng làm sao cho có tự do đối với những người sáng tạo.

Hồn văn và phẩm chất nhà văn
Hồn văn và phẩm chất nhà văn

Bệnh vĩ cuồng là thể hiện người viết hoàn toàn không tự biết. Căn bệnh này không chỉ ở những người viết trẻ. Sự háo danh thì đâu phải chỉ ở những người trẻ. Rất nhiều người trẻ tự biết mình, và cũng không ít người đã ngũ thập mà vẫn không tri thiên mệnh. Do không tự biết, có người viết vừa được một vài tờ báo không chuyên về văn chương đăng cho mấy bài thơ, thế là đi đâu cũng tự hào mình là nhà thơ, và lục lọi lôi hết những bài thơ mình đã viết ra in thành mấy tập. Đặc biệt, những người sáng tác có chức có quyền thì cái bẫy hư danh càng khó tránh. Thủ trưởng hỏi cấp dưới: “Thơ tớ có hay không?” thì tôi dám chắc nếu cơ quan có mười người thì sẽ có ít nhất bảy tám người khen hay, và không ai chê là dở. Nhất là thời cơ chế thị trường này, chân lý thì bao giờ cũng có, nhưng người bảo vệ chân lý nghe chừng đã thưa vắng dần. Vì vậy, tự biết phải là người có bản lĩnh rất cao.

Giải thưởng ôi Giải thưởng!
Giải thưởng ôi Giải thưởng!

Câu chuyện của nhà văn Trần Đức Tiến: Lẽ ra không muốn nhận giải, không thích cái giải ấy thì nên dẹp ngay từ lúc biết mình được đề cử. Như thế mới là người đàng hoàng, tự trọng. Đằng này lại im ỉm im ỉm, có nghĩa là đồng ý tham dự (cũng giống như đồng ý dự thi), chấp nhận “luật chơi”, nhưng khi kết quả không như mong đợi thì hùng hồn tuyên bố từ chối. Thậm chí có trường hợp còn lu loa lên như bị trấn lột. Mấy năm trước, trả lời phỏng vấn về trường hợp một chị nhà văn từ chối giải kiểu đó, mình đã kể câu chuyện về cô cháu gái 5 tuổi: cháu thích vẽ, bà nịnh cháu, toàn cho điểm 10. Một lần chẳng hiểu sao bà lại ki bo cho cháu 9,5. Thế là cháu lăn đùng ra, giãy đành đạch. Báo hại ông dỗ mỏi mồm, nhưng nhân đấy ông cũng cảnh báo: cháu 5 tuổi, ở nhà giãy được, chứ sang năm vào lớp 1, cô giáo cho điểm 9 mà giãy thế thì… chết đòn!

CHU GIANG đáp lời bạn phê bình KIỀU MAI SƠN
CHU GIANG đáp lời bạn phê bình KIỀU MAI SƠN

Ông Phạm Xuân Nguyên nhiều lần gọi Chu Giang là phê bình chỉ điểm. Quả có như thế. Vì sáng 30-10-2016, tại Đại hội chuyên ngành văn Hội Nhà văn Hà Nội, Chu Giang đã nói thẳng với ông Phạm Xuân Nguyên hôm đó đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trên Chủ tịch đoàn điều hành Đại hội, rằng mọi hoạt động của ông Phạm Xuân Nguyên trong nhiệm kỳ vừa qua là đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của Hội. Ông nấn ná kéo dài thời gian không chịu tổ chức Đại hội cuối nhiệm kỳ. Ông mị dân lôi kéo bè cánh. Trong nhiệm kỳ này, ông kết nạp thêm 55 hội viên. Có người đang nằm viện được ông thông báo kết nạp, đã vui mừng lập tức khỏi bệnh. Ở Đại hội, ca ngợi, bênh vực ông hết lời. Ông dùng quỹ sáng tác để vận động “sáng tác”. Lĩnh tiền hỗ trợ sáng tác xong được ông mời ở lại gặp gỡ, trừ một vài người mà ông thấy không lôi kéo được…

KIỀU MAI SƠN kiểm dịch Luận Chiến Văn Chương của CHU GIANG
KIỀU MAI SƠN kiểm dịch Luận Chiến Văn Chương của CHU GIANG

Đọc “Luận chiến Văn chương” (quyển 4) thấy Chu Giang dẫn Phạm Trọng Yêm, dẫn Phật,… Nhưng chỉ riêng câu tác giả dẫn đi dẫn lại “Tiên thiên hạ nhi ưu chi ưu, hậu thiên hạ nhi lạc chi lạc” (tr. 249, và nhiều trang khác) thì sai cả. Câu này của Phạm Trọng Yêm, một nhà tư tưởng thời Bắc Tống, được trích trong “Nhạc Dương lâu ký”, đã quá nổi tiếng  phải là: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Người ta lo trước cái lo của thiên hạ, mà vui sau cái vui của thiên hạ như thế, đâu phải lẫn lộn “nhi – chi”.

HUỲNH VĂN NGHỆ lòng say chiến trận cũng là Thơ
HUỲNH VĂN NGHỆ lòng say chiến trận cũng là Thơ

Nhắc đến thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, phần lớn công chúng nhớ ngay đến hai câu thơ “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Thế nhưng, sự nghiệp văn chương của thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ có phải chỉ chừng ấy không? Dù ông trực tiếp làm tướng chỉ huy trên mặt trận cũng như làm lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực, nhưng thơ đối với ông luôn là một phần hồn không thể tách rời. Sinh ra và lớn lên trong thời binh lửa, thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ dấn thân bằng ý chí: “Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi/ Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác/ Trên lưng ngựa, mưa gươm và ca hát/ Thì lòng say chiến trận cũng là thơ”.

PHẠM SỸ SÁU vẫn nguyên chất lính giữa ngày và đêm
PHẠM SỸ SÁU vẫn nguyên chất lính giữa ngày và đêm

Sau gần 10 năm không in thơ, Phạm Sỹ Sáu tái ngộ độc giả bằng trường ca “Giữa ngày và đêm” do NXB Văn Hóa Dân Tộc ấn hành. Vẫn cùng mạch đập cảm xúc với các tập thơ đã làm nên tên tuổi Phạm Sỹ Sáu như “Điểm danh đồng đội”, “Chia tay cửa rừng” hoặc “Gửi bạn bè làm xong nghĩa vụ”, trường ca “Giữa ngày và đêm” ngập tràn hồi ức lính trận: “Ba lô hai mươi ký nặng vai/ Thở hì hà hì hục/ Mồ hôi đẫm áo như vá chằng vá đụp/ Mồ hôi rơi nhòe tóc, ướt lông mày/ Mồ hôi tràn ướt đẫm cả chân tay/ Những chàng trai không quen lửa đạn/ Những chàng trai chiến trường chưa có ngày dày dạn/ Lại vào rừng, vào rừng/ Về với đồng bưng, trảng nước”.

TRẦN QUANG LỘC vẫn nằm mộng thấy quê hương
TRẦN QUANG LỘC vẫn nằm mộng thấy quê hương

Giữa lúc sự nghiệp sáng tác của Trần Quang Lộc đang ở đỉnh cao thì cách đây khoảng 3 năm anh phát hiện mình mang chứng bệnh quái ác: Ung thư bàng quang. Trần Quang Lộc đã sang Mỹ chữa bệnh nhưng không khỏi. Sau một thời gian, anh trở về nước và quyết định “ẩn cư”, tránh mọi tiếp xúc để vừa chữa bệnh, dạy nhạc tại gia và sáng tác.  Chính trong giai đoạn này có thông tin lan truyền trên cộng đồng mạng là nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã mất vì bạo bệnh, thậm chí có cả những lời chia buồn của bạn bè. Nhưng thật ra anh vẫn sống, vẫn chống chọi với căn bệnh nan y. Nơi “ẩn cư” của Trần Quang Lộc là căn nhà cấp 4, đường Trương Hán Siêu, phường Long Toàn, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu.

Cái Đẹp là biểu trưng của Sự Thật
Cái Đẹp là biểu trưng của Sự Thật

Andrey Tarkovsky- gốc Nga, đã được xếp trong top ten 10 đạo diễn lừng danh tên thế giới của thế kỷ 20 như F. Fellini, F.Coppola, Stiven Spielberg, R. Polanski, M.Scorsese, A.Kurosawa… Ngay trong những năm tháng còn sống trên đất nước Nga-Xô Viết các bộ phim của ông như “Tuổi thơ Ivan”, “Người vẽ tranh thánh Andrey Rubliov”, “Tấm gương”, “Stanker”… đã gây sức chấn động bởi những vấn đề đặt ra ở phim không chỉ bó hẹp trong xã hội Xô Viết mà đã vươn tầm tới những gì chung mà nhân loại quan tâm. Đầu những năm 1980, đạo diễn Andrei Tarkovsky sống lưu vong ở Italy, Mỹ, Pháp và tiếp tục dàn dựng những tác phẩm điện ảnh gây tiếng vang. Ông mất tại Paris vào ngày 29 tháng 12 năm 1986. Bài giới thiệu với bạn đọc dưới đây là cuộc trả lời cuối cùng của ông với phóng viên báo Pháp “ Figaro Magazin đăng ngày 6 tháng 10 năm 1986. Thiết tưởng bài viết không chỉ đề cập tới những điều quan tâm thuôc lĩnh vực điện ảnh, mà còn liên quan tới nhiều bộ môn nghệ thuật khác… 

Vì sao phải đuổi CHÍ PHÈO ra khỏi sách giáo khoa?
Vì sao phải đuổi CHÍ PHÈO ra khỏi sách giáo khoa?

Góc nhìn của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đoàn Lê Giang: Có những người nhân danh giáo dục đòi đưa một danh tác của văn học Việt Nam trước 1945 là truyện “Chí Phèo” ra khỏi chương trình vì nhân vật này không đại diện cho ai, kể cả giai cấp nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Với hành vi uống rượu say, rạch mặt ăn vạ, hiếp dâm, giết người có thể khiến cho học sinh bắt chước, mà hư hỏng đi. Thậm chí gần như quy kết tệ nạn giết người, hiếp dâm tăng cao có thể là do chịu ảnh hưởng của “Chí Phèo”. Nếu theo cái lý ấy thì nạn trộm cắp nhiều hiện nay hẳn là có phần do chịu ảnh hưởng của Jean Valjean; con ngoài giá thú nhiều là chịu ảnh hưởng của Fantine (tác phẩm “Những người khốn khổ”), số gái điếm tăng bội phần khắp cả nước là do chịu ảnh hưởng của Thúy Kiều (Truyện Kiều)…?

TRƯƠNG NAM CHI vài con chữ khuấy bể dâu khóc cười
TRƯƠNG NAM CHI vài con chữ khuấy bể dâu khóc cười

Thi ca chưa bao giờ là sân chơi dành cho những kẻ nông nổi và sốt ruột. Chữ nghĩa ngỡ phù du đấy, nhưng khi nhà thơ chấp nhận ngồi với cái bóng mình trước bản thảo, thì chữ nghĩa luôn cồn cào những được mất riêng tư. Trương Nam Chi nhận ra góc khuất âm thầm của cha: “Nhiều năm trôi qua từ khi cha trở về/ Kỷ niệm hiện lên mỗi lần cha đọc lại những dòng thư cũ/ Chiến tranh vọng về từ rừng thiêng quá khứ” và cũng nhận ra trống vắng lặng lẽ của mẹ: “Nụ cười giá lạnh đêm mưa/ Cô đơn nhỏ giọt mặn chua gió đồng/ Tựa lưng vào những cơn giông/ Mẹ ngồi gom rét cấy trong tim mình!” . Còn bản thân chị, đôi lúc xao xác theo những bước chậm vu vơ trên cõi đời bận bịu: “ Chút tình buông thả ven sông/ Vàng mơ hoa cải nở trong sương mù/ Lây phây mưa bụi phập phù/ Đường khuya đâu nỡ cầm tù dấu chân ”.

Lý luận phê bình sân khấu: Nói phải củ cải có nghe?
Lý luận phê bình sân khấu: Nói phải củ cải có nghe?

Những bài viết của các nhà lý luận phê bình đích thực lọt thỏm vào các trang báo viết về những tác phẩm chỉ dựa vào để ca ngợi, thậm chí có những bài viết chưa có chất lượng, làm thay đổi những bài viết có giá trị về lý luận phê bình nên các đơn vị không quan tâm lắm đến các bài lý luận phê bình nữa mà họ chạy theo quảng cáo, theo các trang thông tin, thậm chí là tạo ra những scandal để gặp những sự chú ý khác. Trong khi các trường đào tạo tuyển sinh, với lý luận phê bình cũng rất hạn chế. Gần như các khoa đào tạo về lý luận phê bình văn hóa nghệ thuật của các trường đang bị rơi vào tình trạng khủng hoảng đến mức có rất ít người học.

Sách bán theo cân, có hạ giá tác giả?
Sách bán theo cân, có hạ giá tác giả?

Với câu hỏi, việc giảm giá sách lên đến 50%, thậm chí bán sách theo cân, bên cạnh những lợi ích mang lại cho người đọc thì đơn vị làm sách có tính đến chuyện tác giả của những cuốn sách rất có thể sẽ chạnh lòng hay phản ứng không, đại diện Alpha book cho biết: Alpha Books luôn muốn lan tỏa tri thức đến công đồng rộng rãi hơn. Vì thế, đó cũng chính là do Alpha Books bán theo cân để độc giả sẽ mang về cho mình được nhiều đầu sách hay hơn, ý nghĩ hơn với mức giá thấp nhất. Alpha Books cũng cam kết 100% sách bán tại “Lẩu sách cuối năm” có bản quyền, tất cả đều là sách mới và đa dạng về chủ đề như chính trị, kinh tế, quản lý, lịch sử, xã hội, văn học, kỹ năng sống, sách dạy con, sách thiếu nhi,... đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi lứa tuổi. Còn với sách bán theo cân, đơn vị này cũng khẳng định không phải sách cũ nát và được trưng bày rất đẹp, vì vậy không có lý do gì mà tác giả sẽ phản ứng. Bên cạnh đó, tri thức trong sách sẽ được lan tỏa đến đông đảo bạn đọc trong cộng đồng thì đó là điều

LÊ MINH QUỐC người ham chuyện
LÊ MINH QUỐC người ham chuyện

Đọc “Ngày đi trên chữ” của Lê Minh Quốc, cũng như các tạp văn gần đây của anh, thấy anh bàn đủ chuyện trên trời dưới đất, không tránh né cả những đề tài xã hội nóng bỏng, gay cấn như vụ Formosa, vụ nước mắm công nghiệp... dễ nhận ra cảm hứng sáng tạo của anh bắt nguồn từ cảm thức của một người đang sống giữa thời đại mình, ký ức gắn bó với những trải nghiệm cộng đồng và mối quan tâm của anh mang rõ dấu vết của thời cuộc. Rõ ràng anh có nhu cầu trao đổi với “cô Sáu”, “bà Ba”, “chị Bảy”, những bạn đọc vô hình trong tâm thức của mình. Tôi đồ rằng nếu không được nói ra hoặc viết ra, chắc anh thấy khó chịu, bức bối lắm!

Nhớ NGUYỄN BẠCH DƯƠNG  qua thời gian hai chiều
Nhớ NGUYỄN BẠCH DƯƠNG qua thời gian hai chiều

Hồi ức của Ngô Khắc Tài: “ Nhớ về Nguyễn Bạch Dương , tôi không thể nhớ lại một thời biết tìm đâu. Vẫn nhớ mỗi lần gặp Nguyễn Bạch Dương hay hỏi “có viết gì mới đưa coi”. Anh chứng tỏ được sự quan tâm đến bạn bè nên mấy tay làm thơ trẻ ở Vĩnh Long thường đưa bài cho anh đọc trước khi gởi đăng báo , để nghe những lời góp ý chân tình. Lần lượt anh em được kết nạp vô H ội nhà văn VN, Nguyễn Bạch Dương rất xứng đáng nhưng lại không chịu vô. Mọi người theo vận động mãi cuối cùng Nguyễn Bạch Dương đến năm 19 92 mới đồng ý , như là số mệnh đã định sẵn. Hội nhà văn VN kết nạp anh làm hội viên , thì khoảng hai năm sau anh qua đời .. . ”

THẠCH QUỲ lòng như đất lặng thầm mơ dấu guốc
THẠCH QUỲ lòng như đất lặng thầm mơ dấu guốc

Khác với những bạn bè cầm bút đồng trang lứa đã rời xa nơi chôn nhau cắt rốn rồi ngoảnh lại mây trắng Hồng Lĩnh mà bồi hồi viết bao lời tha thiết, nhà thơ Thạch Quỳ sống tận tụy với xứ Nghệ và nhận diện được từng vẻ đẹp cồn cào của xứ Nghệ. Ông không chỉ phác họa “Đất Đô Lương” trầm tích nắng mưa: “ Vực Cóc đây thăm thẳm một hang trời/ Bè nứa chui vào ngỡ đi về xứ khác/ Nhớ lúa Ba Ra mỉm miệng cười/ Trắng xóa muôn nghìn thác bạc ” mà ông còn phát hiện “Con chim tà vặt” độc đáo chốn mình dung thân bằng cái nhìn thật chi tiết: “Giữa núi trọc, đồi hoang/ Có con chim tà vặt/ Mỏ đỏ như than hồng/ Ngồi thu lu trên đá/ Khi ngồi thì mình đen/ Bay lên, cánh trắng lóa/ Đồi tiếp đồi, không cây/ Chỉ sim cằn và cỏ/ Chim quen đậu trên đá/ Chân khô như củi gầy…”.

Sức mạnh hồi sinh của thể loại phim tài liệu
Sức mạnh hồi sinh của thể loại phim tài liệu

Xem “Việt nam thời bao cấp” thấy ngay việc chọn lựa người kể chuyện này là đa dạng, dân chủ, không áp đặt chủ quan và người xem tin cậy được. Phim cũng không lảng tránh hoặc che dấu bớt những “nỗi khổ trần gian” khi các tác giả để các chứng nhân nhắc lại những dẫn dụ, những cách ví von, những chuyện tiếu lâm xưa. Ví như trong một gia đình anh chị em có thể mượn nhau cái áo, cái quần mặc mỗi khi ra đường; chuyện cơ cực khi mất số gạo; chuyện ăn quá ít chất đạm chóng đói nên mỗi bữa phải ăn tới 4 năm bát cơm, mà cơm lại không đủ… Cả những giai thoại đã thành lời ca tiếng hát sót ruột buốt lòng như: “ Một yêu anh có may ô / Hai yêu anh có cá khô ăn dần / Ba yêu rửa mặt bằng khăn / Bốn yêu bàn chải đánh răng hàng ngày… ”  

Vì sao dịch giả THUẬN từ chối Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội?
Vì sao dịch giả THUẬN từ chối Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội?

Báo điện tử Zing đưa tin: “Ở lần xét giải thứ nhất, Hội đồng chung khảo của giải bình chọn duy nhất tác phẩm “Ngôn từ” được 6/8 phiếu bầu (75%), đủ điều kiện xem xét trao giải thưởng văn học dịch năm 2017. Ba cuốn khác qua vòng sơ khảo đều không đạt phiếu quá bán ở vòng chung khảo. Vì lý do cá nhân, hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai cảm ơn, nhưng từ chối nhận giải”. Ngay lập tức, dịch giả Thuận phản ứng trên Facbook: "Tôi từ chối giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm - bảo vệ quyền tự do sáng tác của các nhà văn. Hôm qua, khi được phỏng vấn nhanh, mình có trả lời rõ ràng như vậy (vẫn còn lưu trong messenger). Bây giờ nhà báo lại bảo vì "lý do cá nhân"!”

PHONG ĐIỆP trải nghiệm tự thân tốt hơn trải nghiệm trên mạng xã hội
PHONG ĐIỆP trải nghiệm tự thân tốt hơn trải nghiệm trên mạng xã hội

Công việc của nhà văn là sáng tạo, và tác phẩm là thành quả của quá trình sáng tạo ấy. Nếu không có tác phẩm, tốt nhất là hãy chọn công việc khác để làm. Những note viết ngắn trên mạng xã hội không phải vô cớ chỉ được gọi là “dòng trạng thái” (status). Facebook vô cùng tinh tế khi đặt câu hỏi cho những status đó là “Bạn đang nghĩ gì”. Chỉ viết ra những gì mình đang nghĩ, dù có cả ngàn like thì đó vẫn chưa thể coi đó là sáng tạo.  Nhưng hiện nay một số người đang có phần ảo tưởng. Họ sản xuất hàng chục cái gọi là thơ mỗi ngày và đăng lên facebook, được bạn bè xúm vào cổ vũ, khen ngợi như thể là tuyệt tác nên đã vội ảo tưởng về tài năng của mình. Họ kể chuyện mình ăn ở đâu, chơi ở đâu, dù có ly kỳ hay thú vị thế nào cũng không thể coi đó là sáng tạo. Cần hiểu đúng hai chữ “sáng tạo” trong sáng tác văn học nghệ thuật. Nó đòi hỏi sự nghiêm túc, lao động không ngừng. Và cái này thì nhiều người nói rồi nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại: sáng tạo thì cô đơn lắm. Nó không có chỗ cho sự ồn ào và n

Lặng thầm THẾ VŨ
Lặng thầm THẾ VŨ

Thế Vũ là một nhà văn có số phận khá đặc biệt. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong vùng địch tạm chiếm ở miền Nam, bị bắt đi lính VNCH rồi đào ngũ, bị kết án lao công chiến trường. Năm 1971, truyện ngắn “Những vòng hoa ngụy tín” của anh in trên tạp chí Trình Bày lập tức gây hệ lụy không nhỏ cho anh lính - nhà văn trẻ mới 23 tuổi: Bộ Nội Vụ chính quyền Sài Gòn ra lệnh tịch thu tờ báo và đưa vụ việc ra xét xử trước tòa sơ thẩm tiểu hình về tội “đã phổ biến luận điệu có tác dụng làm suy giảm kỷ luật và tinh thần chiến đấu của quân đội và làm phương hại đến an ninh quốc gia”. Sau 1975, Thế Vũ về Nha Trang dạy học, làm biên tập tạp chí Văn nghệ Phú Khánh, Văn nghệ Nha Trang. Tại đây, chừng ba, bốn năm sau lại xảy ra một vụ lùm xùm nổi đình nổi đám khác. Lần này, Thế Vũ vẫn là đối tượng bị đem ra “mổ xẻ”. 

PHẠM KHẢI và cách nhà thơ viết phê bình văn học
PHẠM KHẢI và cách nhà thơ viết phê bình văn học

Tôi viết nhiều thể loại, không chỉ thơ, phê bình mà cả…truyện ngắn. Rồi còn viết báo, nghề gắn với đơn vị tôi đang công tác nữa chứ. Nói chung là tất cả những gì mình đã viết đều thấy… “hợp tạng” cả. Tuy nhiên, thực lòng tôi chỉ muốn mọi người nghĩ đến tôi như một nhà thơ và thực chất tôi vẫn nghĩ mình trước nhất là một nhà thơ. Việc viết phê bình đến với tôi tự nhiên như người thưởng thức một món ăn thì nói nhận xét của mình về món ăn đó, vậy thôi. Danh hiệu “nhà phê bình” gắn với tên tôi chẳng làm tôi thấy phấn khích thêm chút nào, thậm chí còn có cảm giác… ngại ngại, thấy có gì đó… xa lạ.

Bao giờ người Việt hào hứng đọc sách như hào hứng uống bia?
Bao giờ người Việt hào hứng đọc sách như hào hứng uống bia?

Chúng ta chưa có một văn hóa đọc sách đúng nghĩa, chúng ta còn mải vui chơi và nhậu nhẹt, mải mê kiếm tiền hoặc lo thi cử, trả bài, hoặc đọc sách rồi cũng không biết áp dụng vào đâu vì không có môi trường học thuật, môi trường tương tác, ứng dụng và phát triển. Chúng ta tiêu thụ chất có cồn nhiều gấp 30 lần so với số tiền đầu tư vào sách vở và tri thức – trung bình người Việt bỏ ra 1 USD để mua sách trong một năm, và con số này là 30 USD cho việc mua bia, rượu để uống. Và nhờ đó, số sáng chế, phát minh được công nhận của chúng ta ở mức khiêm tốn khó thể nào tưởng tượng nổi: so với thế giới thì chỉ bằng 1/3 của Thái Lan, 1/11 của Malaysia, 1/30 của Singapore, 1/1.240 của Hàn Quốc.

NGUYỄN ĐỨC MẬU đọc lại thơ PHÙNG KHẮC BẮC
NGUYỄN ĐỨC MẬU đọc lại thơ PHÙNG KHẮC BẮC

Đọc thơ Phùng Khắc Bắc, đọc kỹ, tôi vừa thương cảm vừa vui mừng. Thương cảm vì cuộc đời anh so với đồng nghiệp cùng lứa có nhiều rủi ro, bất hạnh. Vui mừng vì anh đã gặt hái được những bài thơ hay viết về chiến tranh, về tình yêu và cuộc sống đời thường… Đọc "Một chấm xanh", tôi nhớ tới Phùng Khắc Bắc với dáng người gầy gò, tóc bạc sớm, làn da tím tái vì những trận sốt rét. Anh thường bị đau yếu, bệnh tật luôn. Chắc hẳn vì thế, anh luôn linh cảm thấy cái chết đang đến với mình… Thơ tình của anh không phải là đồ trang sức, là hoa thơm mang tặng mỗi người. Nhưng người đọc thấy anh rất sâu nặng, trân trọng tình yêu. Dường như tình yêu của anh giống như loài cây muộn mằn, phải qua nắng gắt mưa sa mới có được chùm quả chín....

Một nhà văn Hà Nội say mê lịch sử
Một nhà văn Hà Nội say mê lịch sử

Ai là người Hà Nội? Gần đây, người ta hay đặt ra câu hỏi này. Khái niệm thì vô cùng, chẳng cứ mấy đời gốc gác Hà Nội, chỉ biết có những người mà sau khi gặp xong ta sẽ cam đoan họ chính là người Thăng Long – Hà Nội. Nhà văn Hà Ân là một người như thế! Cũng chẳng phải vì ông đã viết cuốn tiểu thuyết lịch sử “Người Thăng Long” đầy kỳ công. Mà khi đến nhà ông, chất hào hoa thấm đẫm từ cách bài trí căn phòng vốn nằm trong một biệt thự tây chia năm xẻ bảy không hoành tráng đèn chùm, sa lông đắt tiền, thiết bị điện tử cực xịn mà gọn gàng, tinh tế đến phong thái ăn mặc giản dị mà chỉn chu, cách giao tiếp cực kỳ đôn hậu, chân tình, cẩn trọng lời ăn tiếng nói…

Có một thời báo chí sôi động nữa không?
Có một thời báo chí sôi động nữa không?

Không biết từ khi nào, có lẽ từ đầu năm 1987, chiều thứ năm hàng tuần, tụ tập rất đông người trên đoạn phố đầu Trần Quốc Toản, xung quanh tòa soạn báo Văn nghệ. Một vài đám trong quán nước chè chen trên vỉa hè. Một dãy dài xích lô mà chủ nhân của nó nằm ghếch chân lên càng, mũ chụp lên mặt không biết thức hay ngủ. Những người đàn ông qua qua lại lại như đi tập thể dục. Không biết họ là ai và cũng không ai nghĩ họ là ai. Hóa ra họ là những người chờ đợi để được mua sớm nhất tờ Văn nghệ tuần đó. Khi chiếc xe chở một ít báo từ nhà in về tòa soạn thì những người ấy liền vào mua, người đọc người mang đi bán. Sự đón đợi của bạn đọc trên phố những năm ấy đã thành lệ, và dù sau này lâu lắc bao nhiêu thì những người làm báo Văn nghệ thời đó cũng khó mà quên được.

NGUYỄN VŨ TIỀM tương tư gói lại mang về
NGUYỄN VŨ TIỀM tương tư gói lại mang về

15 năm sau khi nghỉ hưu, là giai đoạn Nguyễn Vũ Tiềm viết nhiều nhất và viết hay nhất. Những trăn trở và những thương yêu được Nguyễn Vũ Tiềm chắt chiu cả đời có dịp dồn vào thơ. Sự dồn nén trở thành câu lai láng, sự e dè trở thành câu mạnh mẽ, sự cẩn trọng trở thành câu mông lung. Hồn vía cố hương bật dậy theo “Cuộc lên đường đầu thế kỷ 21” nức nở: “Hành lý Sông Tô, khát vọng Sông Hồng/ Hơi bị nhập siêu các hạng mục thuộc về hy vọng/ Cuộc hành trình dài hơi/ Đang được anh lập trình ngắn lại/ Số hoá mọi nhu cầu/ Thêm chút kích cầu lãng mạn phiêu lưu/ Không quên vắt vai một mối tình trả góp/ Làm gia vị tháng ngày/ Cơn say bừng tỉnh giấc/ Chợt nhận ra/ Chả có cuộc lên đường nào cả/ Hành lý trống không, hy vọng xa mờ/ Chỉ thử thách gian nan là chất ngất”, còn nắng gió phương Nam bỗng bày ra thứ “Minh triết đất đai” rạo rực: Bài vỡ lòng từ cỏ hoa/ Khai tâm bằng chiêm mùa tách vỏ/ Uống từng lời quang hợp vô thanh/ Đọc ngôn ngữ bốn mùa, của hương thơm và màu sắc/ Quy luật, bước đi của cái

ĐOÀN LÊ vấn vương với sợi tơ trời
ĐOÀN LÊ vấn vương với sợi tơ trời

Người ta vẫn thường nói rằng, mỗi con người sinh ra đã mang một số mệnh và rồi cuộc đời người đó sẽ đi theo định mệnh ấy như một điều không thể tránh được, dù muốn dù không. Trong cuộc đời mình, nhà văn Đoàn Lê mang một số mệnh mà người em gái thân thiết nhất trong số 7 anh chị em của bà, nhà thơ Đoàn Thị Tảo, đã đúc kết từ năm hai chị em họ chỉ ngoài hai mươi tuổi trong bài thơ "Cho một ngày sinh" tặng riêng Đoàn Lê: "Thế là chị ơi/ Rụng bông gạo đỏ/ Ô hay trời không nín gió/ Cho ngày chị sinh/ Ngày chị sinh trời cho làm thơ/ Cho nết buồn vui bốn mùa trăn trở/ Cho làm một câu hát cổ/ Để người lí lơi/ Vấn vương với sợi tơ trời/ Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan"...  Bài thơ sau này đã được nhạc sĩ Trọng Đài phổ nhạc trong chính bộ phim "Người Hà Nội" do bà làm đạo diễn và trở thành một bài hát nổi tiếng được nhiều người yêu thích.

Bông Sen Vàng nhìn từ hàng ghế giám khảo
Bông Sen Vàng nhìn từ hàng ghế giám khảo

Phim của các nhà sản xuất tư nhân- đương nhiên, lấy mục đích giải trí, hút khách tới rạp, đạt doanh thu cao là chính…Nhưng khác với những năm trước, phim dự giải năm nay nổi trội lên bởi những kỹ càng, công phu trong xây dựng cốt kịch, khắc họa tính cách nhân vật. Phim “ Cô gái đến từ hôm qua” phỏng theo truyện vừa của nhà văn Nguyện Nhật Ánh là câu chuyện có tình có lý, diễn tiến khá tự nhiên về một tình bạn, chuyển qua tình yêu kéo dài cả chục năm. Phim “ Cho em gần anh thêm chút nữa” kể một câu chuyện tình dễ rơi vào bi lụy, sầu thảm, song các tác giả đã vượt qua được miệng vực này đã mang tới cho người xem những tình cảm ấm áp, của một tình bạn, tình trong sáng, thủy chung. “ Hotboy nổi loạn 2”   tiếp tục khai thác đề tài đồng giới của “ Hotboy 1” , dù vậy người xem vẫn bị cuốn hút bởi tay nghề vững vàng và sự tinh tế của Vũ Ngọc Đãng - đạo diễn cũng kiêm luôn việc biên kịch phim.

LÊ HUY QUANG đam mê và dị biệt
LÊ HUY QUANG đam mê và dị biệt

Từ năm 1976, Lê Huy Quang làm báo, bắt đầu với Tạp chí Sân khấu. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, ông đã trở thành họa sỹ thiết kế mỹ thuật Nhà hát Tuồng Việt Nam, thực hiện ước mơ thời thơ bé của mình. Dọc dài theo suốt những năm tháng cuộc đời mình, ông vẽ để giải tỏa cảm xúc, vẽ như chơi, vẽ cho chính mình. Nhưng bằng cách riêng, các bức vẽ của ông đã để lại một dấu ấn rất riêng trong lòng công chúng.  Nhà phê bình Đặng Trường Lưu từng nói về tranh của ông: "Qua những tác phẩm hội họa… cũng đủ cho ta nhận ra một bản lĩnh riêng, một mảnh hồn riêng Lê Huy Quang đằm thắm và bình thản trước ồn ào cởi mở, có khi thái quá của đời sống nghệ thuật hiện nay".

Lỗi sai trong xuất bản và thực trạng thả gà ra mà đuổi
Lỗi sai trong xuất bản và thực trạng thả gà ra mà đuổi

Có thể dẫn ra hàng trăm cuốn sách với muôn vàn lỗi sai muôn hình vạn trạng, có những lỗi sai lặp lại và có những lỗi sai phát sinh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng xuất bản phẩm có nhiều lỗi sai cười ra nước mắt như vậy? Đầu tiên phải nói rằng, những kiến thức nền tảng nhất về lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật của biên tập viên rất yếu. Những lỗi sai đều rất cơ bản, có khi chỉ là những kiến thức thông sử bình thường, những nhân vật đã quá quen thuộc trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà mà không nắm được. Thứ hai là quá phụ thuộc vào Internet. Mạng Internet và Google hay Bách khoa thư mở Wikipedia là những công cụ hỗ trợ tìm kiếm hết sức nhanh chóng, tuy nhiên cũng có những thông tin không chuẩn xác mà cần phải dựa vào những nguồn đáng tin cậy hơn ở những công cụ hỗ trợ mang tính chuyên ngành và chuyên gia khác nhau.

Hí lộng cùng LÊ XUÂN ĐỐ
Hí lộng cùng LÊ XUÂN ĐỐ

Làm nông nghiệp kỹ thuật cao, Lê Xuân Đố cũng tham dự lớp tập huấn rất đàng hoàng. Riêng môn vắt sữa bò thì Lê Xuân Đố tuyên bố với giáo viên: "Tôi không cần học. Tôi có năng khiếu vắt sữa, bốn vú hay hai vú thì tôi đều bóp ra sữa ngon lành!". Trang trại mênh mông, cỏ xanh mơn mởn, đàn bò tung tăng. Sáng sáng chiều chiều Lê Xuân Đố đủng đỉnh vừa đi vừa ngắm, điệu bộ như Hồ Giáo mà oai phong vượt trội Hồ Giáo. Đến ngày thu hoạch, Lê Xuân Đố trổ tài vắt sữa khá điệu nghệ. Bóp vú đằng trước thì Lê Xuân Đố đọc thơ Hồ Xuân Hương, mà bóp vú đằng sau thì Lê Xuân Đố đọc thơ Đoàn Thị Điểm. Có thể nhờ chất thơ kích hoạt, sữa bò nhiều khủng khiếp. Lê Xuân Đố nhẩm tính, chỉ cần vắt sữa một năm sẽ đủ tài trợ cho tất cả hội viên Hội nhà văn đi du lịch châu Âu ngắm Paris thật sự, chứ không phải ở Sài Gòn bì bõm lội nước lụt mà mơ tưởng sóng sông Seine!

THU BỒN xin người đừng tắt ngọn sao khuya
THU BỒN xin người đừng tắt ngọn sao khuya

Với một nghệ sỹ, lao động miệt mài chưa đủ, số lượng tác phẩm chưa nói lên được gì nhiều. Những gì Thu Bồn viết ra và sự tác động của chúng đối với người đọc mới là điều căn cốt. Giữa những ngày gian khổ của cuộc chiến đấu ở miền Nam, trong rừng sâu, Thu Bồn viết: Lòng tôi hướng về quê hương Cách Mạng/ lòng tôi mơ về Việt Bắc thân yêu (Trèo dãy Ngọc Linh ). Còn nhớ đầu những năm sáu mươi của thế kỷ XX, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ Diệm đang mịt mù, đen tối, Bài ca Chim Chơrao vượt tuyến ra bắc, sắt son và thiêng liêng như một lời thề, bất khuất như một bóng cây Kơnia, rắn rỏi và thơm thảo như tấm lòng của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Nguyên đối với Cách mạng. Ngay sau đó Bài ca Chim Chơrao được đưa vào chương trình học văn của các cấp. Bao nhiêu chàng trai, cô gái sau đó hăng hái lên đường ra mặt trận mang theo trong trí nhớ hình ảnh của Hùng và Y Rin với lòng quyết tâm sôi sục đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Nghĩ tiếp về THƠ
Nghĩ tiếp về THƠ

Gần đây, có một cây bút thơ viết “Bỗng thành triệu phú ngẩn ngơ”,  liền được một nhà thơ bình rằng là một trong số định nghĩa thi sĩ hay nhất. Thôi thì có thể bột phát thành thơ, và cũng có thể cao hứng tán dương nhau, nhưng đã đem in lên sách báo thì phải chịu sự bình giá của dư luận. Vậy có phải thật nhà thơ là triệu phú ngẩn ngơ? Không biết tất cả các nhà thơ và những người yêu thơ có đồng tình với định nghĩa này? Cứ theo câu chữ thì cả người viết lẫn người bình đều khoái trí với từ ngẩn ngơ này lắm. Vậy chẳng lẽ thi sĩ là những người ngẩn ngơ? Cứ theo quan niệm của dân gian thì ngẩn ngơ là để chỉ những người thần kinh không bình thường. Còn theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Trung tâm từ điển học và Nhà xuất bản Đà Nẵng in năm 2002 thì Ngẩn ngơ: ở trạng thái như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu...

Giọt Nước Trong Lá Sen và những gương mặt thi nhân
Giọt Nước Trong Lá Sen và những gương mặt thi nhân

25 bài trong tập sách hầu như đều được tác giả viết trong khoảng 4-5 năm trở lại đây. Nhưng đó là sản phẩm của mấy chục năm nghiền ngẫm, tìm hiểu, chắt lọc. Trong đó, có những bài được tác giả phôi thai từ đề tài khoá luận và luận văn khi còn là sinh viên đại học. Hồi ấy, có chàng trai tuổi 18 tạm biệt xứ Đoài đến với rừng núi Đại Từ, Thái Nguyên, nhập môn khoa Văn, Đại học Tổng hợp sơ tán. Vận chiếc áo sơ mi xanh si lâm, đầu mang mũ nhựa cứng màu đu đủ non, lưng giắt dao quắm, leo dốc Dài của núi Tràng Dương  vào rừng chặt nứa, đốn gỗ về dựng lớp, làm nhà. Chàng trai dường như chẳng biết gì là gian khó. Đầu toàn chuyện văn chương. Rồi năm học cuối cùng ở Đại học. Giữa tiếng máy bay và bom nổ lúc xa, lúc gần, chàng mải miết như quên ngủ quên ăn trong mấy tuần lễ liền viết một hơi luận văn tốt nghiệp. Luận văn được đánh giá xuất sắc. Dường như cái “nghiệp” văn chương đã nhập vào Khuất Bình Nguyên đến độ không thể dứt ra được...

Linh hồn mỏi trên những vết son
Linh hồn mỏi trên những vết son

Đọc thơ Trần Lê Khánh, đôi khi phải đọc thật chậm và thật kỹ, thì may ra không để sót những câu thơ hay được cài đặt ở mỗi bài. Ở bài “Gần tới chân trời”, sau những câu khô khan là một câu run rẩy: “ Mưa ướt thành phố bạc/ Ướt những chiếc lá và lòng cây/ Hình như, ướt luôn bộ rễ gầy/ Đau lòng hơn/ Ướt cả hạt nắng em phơi khô từ tiền kiếp”. Hoặc bài “Thôi” có bốn câu nắc nỏm: “ Trời đỏ/ Đêm nhạt dần/ Linh hồn mỏi/ Trên những vết son ”. Chỉ cần hai câu thơ “ướt cả hạt nắng em phơi khô từ tiền kiếp” và “linh hồn mỏi trên những vết so” đã hiển lộ đầy đủ một phẩm chất thi sĩ! Thơ Trần Lê Khánh có ưu điểm về sự liên tưởng và sự khái quát. Do đó, hình như trong tiềm thức của tác giả đã khước từ sự diễn giải.

BÙI KIM ANH đời nên thơ từ trang vở học trò
BÙI KIM ANH đời nên thơ từ trang vở học trò

“Cuộc sống bộn bề hôm nay không còn nhiều chỗ cho thơ nữa. Nhưng những lúc rơi vào bế tắc hay trong những nỗi đau, em vẫn viết, cô ạ. Và em vẫn theo dõi những vần thơ của cô trên facebook, vẫn luôn yêu thơ cô, vẫn dành những mến mà cả sự đồng cảm, như ngày xưa cô đã đồng cảm với em”. Đặng Tố Anh đã viết cho tôi như vậy. Em là học sinh lớp tôi dạy văn. Em là thành viên CLB thơ trường Trần Phú – Hà Nội năm ấy. Và bây giờ em đang giảng viên trường Đại học Kiến trúc. Nhớ học trò, nhớ cái câu lạc bộ thơ bé nhỏ , cái câu lạc bộ duy nhất được lập nên từ sự động viên của Ban giám hiệu nhà trường năm ấy – tôi đi tìm các em. Cho cô vẫn được gọi như ngày xưa ấy nhé, dù bây giờ học trò đều đã phương trưởng, thành đạt.

VƯƠNG TÙNG CƯƠNG hoa như nỗi nhớ
VƯƠNG TÙNG CƯƠNG hoa như nỗi nhớ

Thời bao cấp, nghĩ lại, vất vả mà vui. Đến khi kinh tế  khá hơn chút, anh đã tháo vát  đổi được nhà từ trong ngõ ra ngoài phố nhỏ. Đời sống vẫn thiếu thốn, vẫn ăn dè hạt tiện, để nuôi hai con ăn học. Thấy con mình có năng khiếu nghệ thuât, anh chị thuê thày kèm cháu gái học hát, cháu trai học đàn ghi-ta. Tới khi hai con anh được về học ở Nhạc viện Hà Nội, niềm vui lớn vậy, mà chẳng kéo dài được bao. Cháu Khương, con trai đầu, học xuất sắc, từ hệ sơ cấp, lên hệ trung cấp, bộ môn ghi-ta. Cháu Vân, con gái, học khoa thanh nhạc. Đúng lúc cháu Khương đủ điểm đi học nước ngoài, thì tai nạn thảm khốc ập đến. Cái tai nạn kinh hoàng, như định mệnh.. Mà đúng là định mệnh. Ngày cháu về chào bố mẹ để chuẩn bị đi học xa, cháu có đến thăm người bạn. Ngồi trong nhà bạn, chiếc ô tô mất phanh từ ngoài phố đâm thẳng vào  nhà. Đám tang kinh hoàng, đầy hoa trắng. Những vạt áo học trò trong trắng dằng dặc tiễn cháu Khương. Chúng tôi ôm vai anh, không  dám nói một lời nào. Sau cái chết tức tưởi của  con

BẢO NINH gặp lại người Mỹ
BẢO NINH gặp lại người Mỹ

Thật là đẹp đẽ và cảm động mà cũng thật là kỳ lạ: những nhà thơ bộ đội Việt Nam và những nhà thơ vốn là lính chiến Hoa Kỳ, giờ đây bên nhau mạn đàm về văn học của hai đất nước, đọc cho nhau nghe và bàn luận với nhau về những bài thơ của nhau. Mà không chỉ các nhà văn nhà thơ, trong đông đảo cử tọa dự hội thảo cũng có rất nhiều người từng là lính ở chiến trường Việt Nam. Họ từ nhiều nơi của bang Montana đã vượt đường xa về Missoula nghe mạn đàm chuyện thơ văn Việt - Mỹ, và cũng  là để gặp gỡ "những người Việt Cộng", đối thủ của mình ngày xưa. Cảnh sát trưởng Missoula, ông Pete Lawrenson, từ năm 1970 tới 1972 là sĩ quan cố vấn của lực lượng Biệt động quân Sài Gòn đồn trú ở Kon Tum. Khi biết tôi nguyên là lính Sư đoàn 10 bộ binh mà thuở xưa đơn vị của ông đã bao lần đụng độ, Pete Lawrenson mừng như là được gặp lại một người bạn đã nhiều năm xa cách.

CHU THƠM đề nghị dẹp bớt các cuộc thi Hoa hậu
CHU THƠM đề nghị dẹp bớt các cuộc thi Hoa hậu

Thời gian trở lại đây, ngày càng có nhiều cuộc thi Hoa hậu được tổ chức tại Việt Nam. Có nhiều người nói vui, đây là "Thời của Hoa hậu". Điều đáng nói là các cuộc thi sắc đẹp này luôn vướng phải những ồn ào, từ thí sinh cho tới ban giám khảo, người tổ chức. Có cuộc thi khép lại trong tai tiếng. Có cuộc thi vừa mới bắt đầu scandal đã nổ ra. Đứng trước điều này, phóng viên VTC News đã có cuộc trò chuyện với nhà văn, nhà biên kịch Chu Thơm - nguyên Phó trưởng phòng Nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL). Ông cho rằng: “Việc tổ chức nhiều cuộc thi Hoa hậu hiện nay sẽ khiến nhiều người chạy theo hay tôn vinh những giá trị ảo. Hoa hậu chẳng mang lại gì vinh quang cho Tổ quốc cả…”

Sản phẩm văn hóa trong xu hướng công nghiệp hóa
Sản phẩm văn hóa trong xu hướng công nghiệp hóa

Tập đoàn Tuần Châu đặt hàng đạo diễn Việt Tú dàn dựng vở diễn có tên "Thuở ấy xứ Đoài", một vở diễn sân khấu thực cảnh đầu tiên ở Việt Nam, với bối cảnh tự nhiên ở chùa Thầy, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Với kỳ vọng vở diễn sẽ có đời sống kéo dài từ 5-10 năm, Tập đoàn Tuần Châu đã mạnh tay đầu tư hàng trăm tỷ và bản thân đạo diễn Việt Tú cũng bộc lộ tham vọng sáng tạo của mình khi miệt mài thuyết phục gần 200 bà con địa phương tham gia trong vai trò diễn viên. Vở diễn ra mắt vào tháng 6-2017, tạo được nhiều ấn tượng tích cực đối với khán giả nhưng rốt cuộc, nó đã không sống được 5-10 năm như mong muốn của nhà đầu tư mà đã bị khai tử, song song với việc Tập đoàn Tuần Châu cắt đứt hợp đồng với Việt Tú. T

Vì sao ngôi nhà 34 Hoàng Diệu ở Hà Nội vẫn chưa có sổ đỏ?
Vì sao ngôi nhà 34 Hoàng Diệu ở Hà Nội vẫn chưa có sổ đỏ?

Đôi lời của nhà báo Dương Đức Quảng: “Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết facebook đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ, tiếc thương và cả sự thông cảm với gia đình cụ xung quanh câu chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, nơi cụ đã ra đi. Nhà báo Quốc Phong đã có một bài khá hay trên báo Thanh Niên kể nhiều chuyện về hai cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ, trong đó có chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội này. Một số nhà báo và bạn viết khác, trong đó có người tôi biết khá rõ cũng viết về ngôi nhà này nhưng có những chi tiết chưa thật đúng, thậm chí cho đây là câu chuyện “thâm cung bí sử” ít người biết, "khi nào đó tôi sẽ viết ra"!. Là một nhà báo có hơn mười năm làm việc tại Văn phòng Chính phủ có điều kiện tiếp cận với các thông tin liên quan đến ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, hôm nay tôi đưa lên fb của tôi một đoạn trong cuốn Hồi ký tôi đang viết dở về cuộc đời làm báo của mìn

NGUYỄN MINH CHÂU và một thái độ cầm bút quyết liệt
NGUYỄN MINH CHÂU và một thái độ cầm bút quyết liệt

“Đã gọi là tiểu thuyết thì bản thân thể loại không có chuyện né tránh hiện thực, hay nói đúng hơn, những nhà tiểu thuyết chân chính không được phép né tránh mô tả hiện thực muôn vẻ, kể cả cái ác, vì cái ác bao giờ cũng mạnh mẽ và lẫm liệt, đầy mưu ma, chước quỷ, còn cái thiện thì lại ngu ngơ và ngây thơ, thường rất cả tin... Nhà văn mô tả cái ác để lột mặt nó ra và cũng là để nâng giấc cho những con người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn vào chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác của họ bị hắt hủi và đọa đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Vậy thì nhà văn phải đứng về phía họ, bênh vực họ. Nói thế có vẻ  sáo mòn, nhưng mà thật đấy ông ạ. Tôi là tôi ớn nhất những nhà văn máu cá, cứ lấy an toàn làm gốc, chơi trò chơi hiền lành, vô sự, tưởng rằng cả đời không hại ai, không làm điều ác với ai. Nhưng cái tội tày đình là tội khiếp đảm trước cái ác. Rồi thì quen chung sống với  nó,  coi như là không có nó ở trên đời này vậ

Văn học Nga có gì mới?
Văn học Nga có gì mới?

Góc nhìn của dịch giả Đào Minh Hiệp: Cho đến giờ, chưa thấy một công trình nghiên cứu nào lý giải về sự “tụt dốc” đó của văn học Nga đương đại, nhưng theo quan điểm của một người dịch, nguyên nhân là không có đội ngũ nhà văn tài năng trẻ kế thừa. Các nhà văn nổi danh từ thời Xô Viết đến giai đoạn này đều đã cao tuổi, bút lực không còn sung mãn và cũng không theo kịp với những biến động dữ dội ở nước Nga, chỉ còn lại một vài cây bút có đủ khả năng thích nghi với môi trường mới và tiếp tục cho ra mắt những tác phẩm mới như Rasputin và Astaphiev, nhưng cũng không đủ sức làm lay động hội đồng xét giải. Còn các cây bút trẻ, có lẽ họ quan tâm đến việc làm kinh tế nhiều hơn là văn học.

CHU HOẠCH qua ký ức bạn bè cùng thời
CHU HOẠCH qua ký ức bạn bè cùng thời

Có những câu thơ, bài thơ, Chu Hoạch làm rồi quên, cho đến khi bạn bè đọc lại. Nhưng có những thứ "tình" mà khi nằm xuống, người ta không thể nào không nhớ. Quen thân với Chu Hoạch, có những cái tên nhắc đến nhiều người biết như nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, đạo diễn Phó Bá Nam…, và cả những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ tên tuổi mà nay đã không còn. Hà Nội một thời, có những con người yêu nghệ thuật mà chịu đau đớn, nhưng cũng nhờ nghệ thuật mà được cứu rỗi. Sự cứu rỗi không chỉ bởi bản thân nghệ thuật mà bởi tình người, tình nghệ sĩ họ dành cho nhau.

Tình nghệ sĩ
Tình nghệ sĩ

Một nhà báo giải trí của một tờ báo lớn ở TP Hồ Chí Minh vừa rồi đã có một bài viết gây sốc nói về chợ nhạc ở showbiz, trong đó có những thông tin không chính xác dành cho một nhạc sỹ trẻ khác là Tiên Cookie. Nhà báo ấy đã vu cho Tiên Cookie là người chỉ đồng ý bán "sỉ" ca khúc với gói 3 ca khúc một lần, giá 100 triệu mỗi ca khúc và "bao ăn khách". Cách dùng ngôn ngữ trong bài báo đó rất tiêu cực và có đôi phần coi thường nghệ sỹ. Lập tức, những nhạc sỹ đi trước như Đức Trí, Hoài Sa… đều đã lên tiếng bảo vệ Tiên Cookie dù mối quan hệ của họ với Tiên Cookie chỉ đơn thuần là đồng nghiệp, không thân thiết, không trong cùng ê kíp. Chính Đức Trí đã chia sẻ rằng: "Anh học được của Phương Uyên một điều là phải bảo vệ đồng nghiệp của mình, không được để ai xúc phạm cái nghề của mình".

Người đàn bà làm thơ bằng trái tim nhân hậu
Người đàn bà làm thơ bằng trái tim nhân hậu

Tìm người dưng, được người dưng, mất người dưng, phép toán tình yêu giờ đã thành vô định, một cộng một bằng không, chị đã trở về tìm lại chính mình trong cái mênh mông cô đơn vỗ chiều lên biển vắng mà hát khúc độc hành: “Nghiêng mình hong gió biển/ Sóng dỗi hờn xô nhau/ Cát nhẫn nhượng im tiếng/ Tình biến thể bạc màu/ Phố triệu người lại qua/ Người quen rồi người lạ/ Người đến rồi lại xa/ Me nhiều lần thay lá/ Ta độc khúc tìm ta” ( trong bài Ta- Tìm ta). Không những chị luôn đau đáu với nỗi niềm riêng, để tìm ra những thấu cảm cho thơ, cho đời, mà chị còn nhìn thấy muôn hình vạn trạn cái khổ đau mà trời đất đã không thương đem đến cho con  người: “Lũ giận đời, lũ giận ai/ Ùn ùn kéo đến thiên tai cho người/ Nhà tan trong ngấn lệ trời/ Người như chiếc lá cuốn trôi bềnh bồng”.

Bộ phim tài liệu THE VIETNAM WAR và cảm nhận của một người trong cuộc
Bộ phim tài liệu THE VIETNAM WAR và cảm nhận của một người trong cuộc

Merrill McPeak, khi lái máy bay tiêm kích đánh phá đường Trường Sơn hàm thiếu tá. Sau Việt Nam ông ta tiếp tục phục vụ trong quân ngũ lên tới hàm tướng, với chức Tham mưu trưởng Không quân Mỹ. Trong  “The Vietnam War”, ông kể lại: bằng phương tiện quan sát hiện đại gắn trên máy bay, ông ta có thể nom rõ từng vạt cây ven đường rừng phủ bụi; từng khúc đường ở suối lên ướt nước, chứng tỏ có xe vận tải chở súng đạn của “Bắc Việt” vừa chạy qua. Rằng ông ta săn những chiếc xe ấy như săn “những chú thỏ chạy dưới ánh đèn rọi”. Bắn nhiều rocket, thả nhiều bom đến như vậy, nhưng không lực Mỹ không tài nào ngăn nổi sự vận chuyển trên Trường Sơn…Cho đến nay, Merrill McPeek vẫn ức tới nghẹn cổ. Và viên tướng nghỉ hưu ấy đi tới kết luận: Ông đã ủng hộ nhầm phe. Nếu có thể được, lý ra ngày ấy ông phải chiến đấu cùng đội ngũ với các chiến sỹ can trường, quả cảm ở bên phía “Bắc Việt”.

ROBERTINO LORETTI giọng ca vàng một thuở
ROBERTINO LORETTI giọng ca vàng một thuở

Giọng ca huyền thoại Robertino Loretti chia sẻ: Lúc 6 tuổi tôi đã đi hát ở các quán cà phê, các khách sạn. 12 tuổi đã bay tới đỉnh cao của danh tiếng, nếu có thể coi là như vậy. Tôi đã gặp may vì sớm có được những ông thày xuất sắc. Họ đã dậy tôi nhiều điều. Những điều dạy bảo của các thày tạo nên những kinh nghiệm tốt cho tôi. Tôi hiểu rằng, bằng giọng ca của mình tôi có thể giúp đỡ gia đình . Tôi hát ở các đám cưới, hát trong những dịp lễ lạp. Vâng tôi đã trợ giúp bố mẹ nuôi các anh chị tôi. Sau mỗi lần hát, kiếm được bao nhiêu tiền tôi đưa cho mẹ tôi hết,chỉ dành cho mình một que kem. Đáng tiếc rằng, bây giờ đám trẻ đang bị người lớn biến thành các ngôi sao không muốn làm như tôi ngày xưa. Chúng chỉ muốn chơi đùa theo ý muốn của chúng thôi. Bởi vậy không nên buộc trẻ con phải đạt tới sự nổi tiếng. Điều đó trước hết là có hại cho sức khỏe.

Khi trang sách không tách khỏi mạch đời
Khi trang sách không tách khỏi mạch đời

Viết phê bình kết hợp đối thoại/phỏng vấn văn chương tưởng dễ mà hóa khó. Nhưng như cổ nhân nói “cái khó ló cái khôn”. Tại sao tác giả thực hành theo cách này? Trong “Cùng bạn đọc” (in đầu sách), thấy những chia sẻ chân thành của Phạm Khải: “Câu hỏi đặt ra là: Tại sao tôi lại thực hiện cuốn sách theo cấu trúc như vậy? Là vì bấy nay tôi luôn quan niệm: Với một tác phẩm, dù độ dày chỉ vài ba trăm trang thì một bài viết (phê bình) về nó, dẫu dài đến thế nào chăng nữa, cũng không thể ôm chứa được tất cả những điều tác giả muốn nói. Cái chính là ta phải “nhấn” được một số nét đặc trưng của tác phẩm. Phần còn lại là những thông tin “bên lề”, trong đó có những thông tin “bếp núc” do chính tác giả cung cấp. Qua đó, người đọc sẽ có dịp đối chiếu, tham khảo, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá riêng của mình”.