LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
VĂN NGHỆ TRẺ trong một hình hài mới
VĂN NGHỆ TRẺ trong một hình hài mới

Hơn 20 năm trước, năm 1995, cũng vào những ngày tháng 9 như thế này, trong đời sống báo chí nói chung và làng báo văn nghệ nói riêng xuất hiện một tờ báo mới, tờ Văn Nghệ Trẻ, phụ trương của báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam. Tại thời điểm đó, khi mà số lượng các đầu báo trên sạp chưa đông đúc đến ồn ã, đời sống xã hội chưa tràn ngập thông tin như những con đường giờ tan tầm bây giờ, sự ra đời của một tờ báo văn học ngay lập tức nhận được sự chào đón đầy náo nức, hồ hởi của bạn đọc và bạn viết trong cả nước, đặc biệt là người đọc và người viết trẻ, đối tượng mà tờ phụ trương này hướng đến ngay từ măng sét của mình. Với báo Văn Nghệ, đây được xem là một bước chuyển mình đáng kể mang tính bứt phá tại thời điểm đó, nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của đời sống xã hội cũng như đời sống văn học, đáp ứng nhu cầu của đội ngũ sáng tác và bạn đọc trong cả nước.

Nữ nhà văn xóm Rẫy
Nữ nhà văn xóm Rẫy

Thuở nhỏ, Nguyễn Ngọc Tư là cô bé hiền hòa, chăm chỉ, chiều chiều tẩn mẩn hái rau ba trồng, cho má tinh sương hôm sau đem ra chợ bán. Ban đầu vì thích viết và muốn bớt gánh nặng kinh tế cho ba mẹ, Nguyễn Ngọc Tư mới hết cấp phổ thông cơ sở đã nghỉ học, có ý muốn xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau, môi trường thuận tiện có thể phát triển nghề cầm bút mình đam mê. Những lúc thấy con gái ngồi trầm tư suy nghĩ trước trang giấy hay máy laptop, cha của Nguyễn Ngọc Tư biết được ước nguyện của con, và nhận ra thêm điều mình còn phải làm. Với tấm lòng thương con, hiểu rõ con gái có khiếu văn chương, người cha có vẻ thực tế, trải nghiệm như một người đã từng cầm bút, thường không bỏ qua bất cứ cơ hội tốt nào để khuyến khích con mình: “Nghĩ gì, viết nấy. Viết điều gì con đã trải qua”. Cảm thông sâu sắc được tấm lòng của bậc sinh thành, Nguyễn Ngọc Tư vừa nỗ lực công tác tốt ở cơ quan, vừa tranh thủ có thời gian cầm bút hay ngồi trước máy tính để sáng tác.

Văn chương trẻ cũng đành có màn trình diễn
Văn chương trẻ cũng đành có màn trình diễn

Vị Trưởng ban Nhà văn trẻ - Nguyễn Bình Phương hào hứng rằng: “Trong sự phong phú đa dạng của văn trẻ, ngoài dòng chảy chính với số lượng khá lớn tác giả dung hòa, cân bằng được giữa cá tính sáng tạo riêng của mình với độc giả, còn lại có thể thấy rõ hai xu hướng sáng tác sau: Một xu hướng thiên về khám phá chiều sâu cá nhân, coi nghệ thuật là yếu tố đầu tiên và trên hết. Xu hướng này thu hút những tác giả say mê tìm kiếm hình thức biểu hiện mới, những sắc màu mới, những vấn đề có tính thâm trầm, vì thế theo quy luật thông thường, lượng độc giả phần nào bị hạn chế… Xu hướng thứ hai tìm tới đại chúng với quan niệm văn học phục vụ số đông. Việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức nhẹ nhàng, dễ hiểu của độc giả là xu hướng tất yếu, chính đáng trong xã hội tiêu thụ. Ở xu hướng này, phải kể đến văn học mạng, với yếu tố căn bản là tác phẩm hình thành và tồn tại phụ thuộc hoàn toàn trong môi trường mạng, cho thấy những thế mạnh của công nghệ thông tin. Một bộ phận văn trẻ đã phát huy tối đa những

Một buổi tối trò chuyện văn chương
Một buổi tối trò chuyện văn chương

Đỗ Chu nheo mắt bảo, đời ta ghét nhất trả lời phỏng vấn, chỉ chép lại lời người khác nói mà gọi là viết bài nhận nhuận bút à? Bây giờ ta nói, nhớ được câu nào thì về viết vào, chứ không phỏng vấn phỏng viếc gì cả. Thời gian chảy trôi, nhiều nhà văn trẻ thế hệ trước và cả về sau này cũng đâu còn trẻ nữa. Cuộc sống giơ tay ra vẫy gọi, nâng đỡ. Có người trở thành nòng cốt, sáng rõ; có người phải từ bỏ nghề viết mà đi làm việc khác. Năm nay bảy mấy tuổi đầu rồi, càng nghiệm càng thấy nghề văn giời cho đến đâu được đến đó. Thơ văn có lúc lên ào ạt, đến mình cũng thấy lạ, nhưng rồi vẫn chính là mình lại đến lúc ngồi đực mặt ra, chữ nghĩa biến đi đâu hết, hoặc lục cục lăn như viên đá, viên sỏi chả ra làm sao cả. Vì vậy phải nói thật rằng, viết văn là việc của tài năng, dễ mà khó lắm.

Văn học trẻ Tây Nguyên như một dòng chảy chậm?
Văn học trẻ Tây Nguyên như một dòng chảy chậm?

Với sự góp mặt của hơn ba mươi cây bút rải rác 5 tỉnh Tây Nguyên, đây cũng là một niềm hy vọng cho văn học ở vùng đất này. Tôi tôn trọng cách họ đến và sống với văn chương. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Ai cũng có những công việc riêng, việc tìm đến văn chương để giải tỏa hay dấn thân tùy ở quan điểm của mỗi người. Nhưng nên mừng vì có một sự gặp gỡ giao thoa nhau của hơn ba mươi tác giả, cụ thể là các tác giả trẻ. Họ trẻ về tuổi nghề thì nên động viên khích lệ. Bởi có vinh quang nào không xây dựng từ những tận cùng khổ đau. Gạo có trắng cũng vì qua xay giã dần sàng. Vì vậy, dòng chảy chậm này sẽ chẳng bao giờ mất đi. Nó vẫn âm thầm miệt mài xuôi về biển lớn. Bạn mặc áo hoa, dòng chảy chậm sẽ mặc áo màu. Màu nào không cần quan tâm. Điều đáng quý là ngoài cuộc sống cơm áo gạo tiền với những cuồng quay, các bạn trẻ đã lặng lẽ chọn cho mình thêm con đường chữ nghĩa. Đây cũng chính là cách tự giáo dục mình để giữ cho tâm sáng lòng trong. Hay cũng là một cách hướng thiện cho xã hội.

TRẦN TIẾN lúc không ngẫu hứng
TRẦN TIẾN lúc không ngẫu hứng

Khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” với hiệu lệnh “chống lại sự im lặng đáng sợ”, giới văn chương hưởng ứng nồng nhiệt còn giới âm nhạc thản nhiên như không. Cũng khó trách, giới âm nhạc vốn quen bổng trầm du dương, cốt thỏa mãn những cái lỗ tai luôn thèm thuồng khoái cảm vuốt ve mơn trớn. Trần Tiến là nhạc sĩ duy nhất xuất hiện trong những năm cao trào thức tỉnh ấy, với tác phẩm tiêu biểu “Trần trụi 87”. Không dừng lại ở quan sát “Tôi đã thấy bạn tôi đi buôn trên đường phố Nga. Bạn tôi lang thang trên đường phố Mỹ. Bạn bè lừa nhau ngay trên quê hương”, Trần Tiến giục giã: “Ðừng hát, xin đừng mãi ngợi ca, những lời hát nhàm chán ru quê hương ta vinh quang thăng hoa trong bao niềm kiêu hãnh, mà quên đi áo cơm và hoa hồng”. 

LÊ VĂN NGHĨA đi ngang Chợ Đũi, chợt nhớ...
LÊ VĂN NGHĨA đi ngang Chợ Đũi, chợt nhớ...

Nhà thơ Tạ Ký trong tạp bút “Nhậu ở Chợ Đũi” đã chấm phá vài nét về khu vực nầy “Các bạn nào đến chợ Đũi nên ghé vào các quán xây ra mặt đường Trần Quý Cáp vì ở đây chỉ có nhậu suông mà thôi. Nếu bạn ghé vào dãy quán ngó ra đường Lê Văn Duyệt thì coi chừng có thể bị bắt cóc vì ở đấy là các demi-bar, cũng có nhậu, có lai rai và có các em ngồi bàn tán nhảm. Ở chợ Đũi làm gì có quán nhậu sang trọng. Tìm đỏ mắt cũng không có bồ câu quay, cua rang muối. Nhưng với dân nhậu thì cần gì món ngon. Ở đây chỉ có khóm (thơm,dứa) chấm muối ớt, xoài xanh chấm ruốc, trái cốc, bưởi…Nếu muốn ngả mặn thì gọi phở xào dòn, bò lúc lắc, lòng heo. Đâu có cần gì phải món đắt tiền mới nhậu được. Vài con khô mực, mấy miếng pho mát hiệu ‘bò cười’ là đủ làm mồi rồi. Ở đây cũng chỉ có la de làm chuẩn, cũng có thể gọi Martell nhưng sẽ bị cứa cổ, và gọi Vĩnh tồn tâm (tên một loại rượu ngày nay không còn nữa) để say cho bò càng. Dân nhậu ở đầy có đủ hạng và di hành từng nhóm. Thầy chú có,lính tráng có, làm công có,

ĐÔNG HỒ đắm đuối tiếng Việt
ĐÔNG HỒ đắm đuối tiếng Việt

Mồ côi từ rất nhỏ, Đông Hồ được người bác Hữu Lân nuôi nấng và dạy dỗ. Năm 1924, tròn 18 tuổi, Đông Hồ bắt đầu đi dạy tiểu học. Lúc ấy, người Pháp cai trị khắp Đông Dương, trường tiểu học ở Hà Tiên cũng chỉ dạy tiếng Pháp, còn tiếng Việt xem như môn phụ. Thầy giáo Đông Hồ băn khoăn lắm, tại sao trẻ em Việt lại phải học ngôn ngữ chính là tiếng Pháp, tại sao những mầm non nước Việt lại phải tụng ca “tổ tiên chúng ta là người Gaulois”? Vài lần lén lút tăng giờ học tiếng Việt, thầy giáo Đông Hồ bị trường tiểu học cảnh cáo. Không chịu khuất phục, ngày 30-10- 1926, thầy giáo Đông Hồ tự mở Trí Đức Học Xá ngay tại nhà mình. Chương trình của Trí Đức Học Xá dạy toàn tiếng Việt, cho bất kỳ ai muốn học tiếng Việt. Lấy tên gọi cũ của Hà Tiên là Phương Thành, Đông Hồ có bài thơ náo nức về sự ra đời cơ sở giáo dục đặc biệt của mình: “Vườn Trí Đức thành Phương ngõ rộng. Hạt quốc văn gieo giống tinh hoa. Trải bao gió lộng sương pha. Tốt tươi hồng hạnh, rườm rà quế lan”. Tạp chí Nam Phong số 115, phá

Ai có thể tìm ra mình trong Hội nghị viết văn trẻ?
Ai có thể tìm ra mình trong Hội nghị viết văn trẻ?

Đến hẹn lại lên, đúng định kì 5 năm một lần Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sẽ được diễn ra. Năm 2016, Hội nghị lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 28 và 29/9, dự kiến sẽ có hơn 100 đại biểu. Tiêu chí đại biểu được lựa chọn: tác giả sinh từ năm 1980 trở lại, đại diện cho các vùng miền trong toàn quốc, đã có tác phẩm đăng tải trên báo chí, đoạt giải thưởng các cuộc thi sáng tác, có sách được xuất bản. Hiện nay công tác chuẩn bị cho Hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 9 đang được tiến hành gấp rút. Trước thềm Hội nghị, những đại biểu đã và sắp tham dự đều ít nhiều tâm tư.

Một bài ca mùa thu bất tử
Một bài ca mùa thu bất tử

Phổ thơ Bùi Giáng (phóng tác Apollinaire) song Phạm Duy đã nâng lên không cùng sự tưởng tượng với nỗi đau xa cách người yêu và khóc hận vì mùa Thu đã chết. Lời của bài ca bỗng mở rộng và biến hóa như sau: “Ta ngắt đi một chùm hoa thạch thảo. Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi… Mùa Thu đã chết, em nhớ cho Mùa Thu đã chết… Đã chết thật rồi… Em nhớ cho… Hai chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa… ”. Nhiều khán, thính giả thưởng thức bài ca bất hủ này đã không để ý tới xuất xứ kỳ lạ của nó và không hề nghĩ rằng đây chính là một minh chứng điển hình của sự kết hợp từ Thơ tới Nhạc, một sự liên kết xuyên qua không gian và thời gian của niềm cảm hứng và của sự liên tưởng thiên tài của những thế hệ tác giả sống rất cách xa nhau.

NGÔ KHẮC TÀI hình dung Ở Phòng Chờ Vô Địa Ngục
NGÔ KHẮC TÀI hình dung Ở Phòng Chờ Vô Địa Ngục

Thật tình tôi xin lỗi các em giữa khuya mờ phố mưa lầm lủi đi rao bánh mì nóng giòn đây buổi sáng thay vì đến trường thay gì kiếm cái bỏ bụng, hay đã quen đói miệng kêu lớn cốt cho   người còn ngủ thức dậy nghe vé số đây...

Một đạo diễn lừng danh cả đời khốn đốn giữa vinh quang và cay đắng
Một đạo diễn lừng danh cả đời khốn đốn giữa vinh quang và cay đắng

Andrei Tarkovsky, đạo diễn lừng danh của Điện ảnh Nga và Thế giới sinh năm 1932. Tốt nghiệp Khoa đạo diễn Đại Học Điện ảnh Quốc Gia Liên Bang Nga ( gọi tắt là VGIK ). Với bộ phim đầu tay “ Tuổi thơ Ivan ”  nhận ngay Giải “ Sư Tử Vàng ” tại LHP Venise ( Italy ) năm ông 30 tuổi. Ông bắt tay soạn thảo kịch bản và dàn dựng bộ phim sử thi 3 tập “ Andrei Rubliov ” mang tên người họa sỹ vẽ tranh thánh cho các ngôi nhà thờ Chính thống giáo ở Nga. Phim đề cập tới mối quan hệ giữa chính trị và nghệ thuật , giữa người nghệ sỹ và nhà cầm quyền… Có lẽ vì thế nên bộ phim này gặp rất nhiều trắc trở!

NGUYỄN NHẬT ÁNH sống được bằng nghề viết văn
NGUYỄN NHẬT ÁNH sống được bằng nghề viết văn

Hiện nay tôi vẫn viết mỗi ngày. Tôi cố sắp xếp công việc để có thể ngồi viết vào buổi sáng, vì đó là thời khắc tôi cảm thấy đầu óc minh mẫn, cơ thể khỏe khoắn nhất. Đó là thói quen tôi đã có từ 30 năm nay. Ngày nào không viết tôi cảm thấy ngày đó mình chưa sống đủ. Tôi viết vì tôi yêu nghề văn. Vì tôi cảm thấy hạnh phúc khi ngồi dưới mái nhà của mình thong thả viết những trang văn mình thích. Tôi viết văn không phải để kiếm tiền và tôi nghĩ các nhà văn khác cũng vậy. Họ viết vì họ yêu thích, đam mê văn chương, họ tìm thấy niềm vui sống trong việc sáng tác, chứ nếu vì mục đích kiếm tiền chắc chắn họ sẽ chọn nghề khác. Tiền bạc với nghề văn, nếu có, chỉ là cái đến sau.

Dự án thép Ninh Thuận và nỗi ám ảnh Formosa
Dự án thép Ninh Thuận và nỗi ám ảnh Formosa

Bài báo mới nhất, ngày 20-9-2016, trên Công An Nhân Dân, nhà báo Hà Quang Minh tiếp tục phản biện: “Rất đơn giản, đúng là thép mang lại lợi ích rất lớn, ngành công nghiệp Việt Nam cần thép, các địa phương như Ninh Thuận cần thép để tăng ngân sách nhưng điều đó không có nghĩa rằng phải làm bằng mọi giá, nhất là cái giá mà nhiều thế hệ tương lai phải trả trong nhiều năm dài. Muốn phát triển ngành thép, tại sao không công khai mở thầu với những quy định nghiêm ngặt về môi trường, xả thải, công nghệ hiện đại mà thế giới tiên tiến đang áp dụng, WSA đang cam kết về một ngành thép đặt mình trong trọng tâm của công nghiệp xanh? Nhà đầu tư nào cảm thấy đầu tư theo cam kết như thế mà vẫn sinh lời, họ sẽ sẵn sàng bỏ thầu và nhiệm vụ của quản lý nhà nước chỉ là giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện; kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh cho đúng lộ trình thay vì mời gọi nhà đầu tư một cách dễ dãi theo kiểu miễn là các vị có tiền, chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện”.

NHẤT LÂM sống để chết
NHẤT LÂM sống để chết

Nhất Lâm là một nhà văn trung thực, thẳng thắn, sống quyết liệt, viết quyết liệt. Từ khi nghỉ hưu đến khi rời cõi tạm, chỉ 25 năm anh đã viết và ấn hành 20 cuốn sách (11 cuốn văn xuôi, 6 tập thơ, trong đó có tiểu thuyết Xa Hà Nội được giải thưởng của Quỹ Phùng Quán năm 2012 và 2 tiểu thuyết khác được giải thưởng của Hội VHNT Thừa Thiên-Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên-Huế) và hàng ngàn bài báo. Cuốn cuối cùng của anh là tự truyện “Sống để chết” dày 300 trang (NXB Thuận Hóa, 2016) là những trang kể lại cuộc đời mình rất sống động. Đọc sách, mới hay anh không phải "sống để chết" mà là sống để tận hiến! Những ngày cuối đời, trong túi áo anh luôn có 3 cái thẻ: thẻ hội viên Hội Nhà văn Huế, thẻ hiến xác và cái chứng minh nhân dân kỳ lạ. Cái CMND  của Nhất Lâm 90 triệu người Việt Nam không ai có: Sinh ngày 32-13-1936. Nghĩa là ngày không có, tháng không có trong lịch.

Người tình bất hạnh của một thi sĩ lừng danh
Người tình bất hạnh của một thi sĩ lừng danh

Tại Moskva, nữ nghệ sỹ Aisedora cũng đã nhiều tuổi làm quen với một chàng thanh niên còn rất trẻ, tiếng tăm đang nổi như cồn- v đó là nhà thơ Nga Sergei Esenhin. Dù cả hai không hề biết ngôn ngữ của nhau, muốn trao đổi điều gì đều phải thông qua phiên dịch, ấy vậy nhưng giữa hai người đã nẩy sinh một tình yêu mãnh liệt đưa tới một cuộc hôn nhân hợp pháp- điều xẩy ra lần đầu trong cuộc đời Aisedora Duncan. Đáng tiếc sao mối lương duyên này kéo dài cũng không lâu. Như người cùng thời đều biết Esenhin suốt ngày say sưa, cặp uyên ương rất hay cãi cọ để cuối cùng thi sỹ gửi cho Aisedora những dòng như sau: “Anh đã yêu một người con gái khác. Anh đã có vợ khác”. Tuy vậy, hai năm sau khi nhà thơ Nga Esenhin vĩnh biệt cõi đời ( theo nhiều ức thuyết là ông tự tử ), tại châu Âu khi biết được điều này Aisedora vẫn “vật vã, gào thét, tựa như anh ấy đã làm cạn kiệt mọi nguồn mạch khổ đau trong đời tôi”- như vũ nữ đã tâm sự với bạn bè.Bà còn xử sự hết sức cao thượng và tình nghĩa: tất cả nh

Thấy gì qua cuộc họp bất thường của Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM ?
Thấy gì qua cuộc họp bất thường của Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM ?

Qua 6 năm hoạt động, trang web Hội mới được lãnh đạo TP.HCM hỗ trợ 100 triệu đồng chi phí cho 2 năm đầu: thiết kế, thuê tên miền, không gian mạng, bảo mật, kỹ thuật viên... Số tiền này Hội nhận vào tháng 8.2015. Tại cuộc họp, Chủ tịch Trần Văn Tuấn cũng cho biết: “Toàn bộ kinh phí của trang web đều do cá nhân nhà thơ Phan Hoàng cho Hội mượn. Phan Hoàng bỏ công xây dựng trang web hoàn toàn tự nguyện, không có lương. Số tiền 100 triệu đồng đã giải ngân dùng để trả nợ cho nhà thơ Phan Hoàng. Tuy nhiên, do Hội còn nợ giải thưởng năm 2014 từ nhiệm kỳ trước, nên Ban Thường vụ đề nghị nhà thơ Phan Hoàng cho Hội mượn lại 50 triệu đồng để trả nợ giải thưởng”.

Rắc rối trẻ con đi học
Rắc rối trẻ con đi học

Câu chuyện của nhà văn Lê Văn Nghĩa: “Con của tôi, giống cha y hệt, không nhảy nhót ở miền quê mà nhảy nhót trong nhà, nhảy nhót trên giường nên rất làm phiền cho má nó. Tụi tôi , những kẻ không quê nhà, làm sao đưa nó về. Đưa nhóc đi chơi cũng là một niềm vui nhưng ‘niềm vui kéo chẳng tày gang’ vì phải đi làm. Vì vậy, giống như gia cảnh của tôi, mùa hè nhiều người đều đưa con đến nhảy nhót ở cơ quan. Lúc ấy, cơ quan như một cái nhà giữ trẻ mùa hè cho những người có tâm niệm cho trẻ con vui chơi suốt ba tháng hè cho nó đã! Lúc đó, chúng tôi ước gì nhà trường, hoặc có những trường tư nào đó tổ chức những lớp dạy hè kiểu tự nguyện. Học trò nào thích học thì đăng ký, phụ huynh nào muốn con nghỉ chơi hè trọng vẹn thì cứ tự nhiên, không ai ép ai”.

Vì sao các nhà văn vẫn im lặng một cách đáng sợ trước thực trạng nhiễu nhương?
Vì sao các nhà văn vẫn im lặng một cách đáng sợ trước thực trạng nhiễu nhương?

Bộ máy quản lý bộc lộ những khiếm khuyết hệ thống. Phải thẳng thắn thừa nhận một bộ phận không nhỏ đội ngũ lãnh đạo yếu kém, tham nhũng gây sự trì trệ trên nhiều lĩnh vực. Môi trường sau những sai lầm từ những quyết sách của những cán bộ có thẩm quyền đã kéo theo bao hệ lụy, thậm chí là hủy diệt môi trường mà Formosa là điển hình. Niềm tin của nhân dân sút giảm. Mâu thuẫn giầu nghèo phân chia các giai tầng xã hội… Nhiều lắm, có thể nói đất nước chúng ta đang đứng trước những nguy cơ tiềm tàng thù trong, giặc ngoài. Văn học có những gì trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng này và nhà văn chúng ta đang đứng ở đâu? Thừa nhận có rất nhiều tác phẩm đề cập đến những vấn đề của đất nước hôm nay. Không ít nhà văn miệt mài theo đuổi những giá trị của quá khứ thông qua những trang viết tái hiện các cuộc chiến. Nhiều nhà văn viết về  những mảng nóng xã hội. Nhưng tại sao lại hiếm hoi những tác phẩm được công chúng đón nhận? Vì sao?

Gặp vị đắng cà phê khi đọc Người Mê
Gặp vị đắng cà phê khi đọc Người Mê

Vị đắng của cà phê cũng chính là vị đắng của cuộc đời. Cá i cảm giác hồi hộp, chờ đợi, ngóng trông... từng giọt cà phê hệt như chúng ta đang thưởng thức từng cảnh, từng lớp trong một bộ phim đầy lý thú, hấp dẫn. Người đọc bị lôi cuốn, dấn sâu hơn vào chính mê cung tâm hồn của ông B… Ở đó, có sự đan bện giữa thực tại và quá khứ, giữa thực và mộng, giữa đối thoại và độc thoại, giữa tỉnh và mê, giữa tự do và ràng buộc, giữa vui và buồn, giữa sống và chết, giữa tình yêu và vô cảm . .. Các mặt đối lập ấy va đập, xô đẩy, chồng chéo vào nhau bật lên một trạng thái tinh thần hoang mang, băn khoăn, trăn trở về kiếp người, về cuộc đời. Tiểu thuyết “Người mê” đặt ra những câu hỏi day dứt, ám ảnh, vượt qua mọi thời đại về tình yêu, về lẽ sống, nếp nghĩ...

Bút Mòn phơi bày một sự biến chất tha hóa chốn quan trường
Bút Mòn phơi bày một sự biến chất tha hóa chốn quan trường

Suốt hơn 1,5 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, tình trạng suy thoái đạo đức cán bộ được cả xã hội thừa nhận, nhưng không có nhà văn Việt Nam nào dám đề cập trực diện. Các nhà văn Hội viên Hội nhà văn VN thì rất ngoan ngoãn, vì còn mong mỏi chút ơn rơi rớt ban phát được đi trại sáng tác, được đầu tư chiều sâu chiều nông, hoặc được giải thưởng này nọ. Chỉ có hai cuốn sách do hai người không chuyên viết, chọn đối tượng phản ánh đến cấp Bộ trưởng là “Người cùng làng” của Nguyễn Thiện Luân và “Hoàn chỉnh sai” của Phan Khánh. Ông Nguyễn Thiện Luân nhiều năm làm thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, còn ông Phan Khánh là chuyên gia thủy lợi, đã từng làm thư ký cho Ủy viên Bộ Chính trị - Nguyễn Thanh Bình, nên hai ông rất rành giới chớp bu: anh nào lú, anh nào đần, anh nào mê gái, anh nào háo danh, anh nào hám lợi… Vì vậy, các chi tiết trong “Người cùng làng” và “Hoàn chỉnh sai” rất thú vị và rất hấp dẫn, dẫu cách diễn đạt còn hạn chế! Cứ tưởng văn chương chống tiêu cực tại Việt Nam chỉ dành cho ngư

NGUYỄN HUY THIỆP đã hư và nhảm nhí?
NGUYỄN HUY THIỆP đã hư và nhảm nhí?

Việc nhà văn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trong dịp NXB Trẻ tái bản tập phê bình “Giăng lưới bắt chim” và trò chuyện “Nhà văn có nên viết phê bình văn học” diễn ra sáng 8-9 tại Hà Nội, gây nhiều bất ngờ. Sau khi nhượng quyền xuất bản cho NXB Trẻ và tuyên bố ngừng viết, ông gần như lui về ở ẩn. Trong cuộc phỏng vấn mới nhất, nhà văn được xem là hiện tượng của văn đàn Việt Nam chủ yếu nói chuyện về “đạo”. Ông thừa nhận, “tôi cũng hư và nhảm nhí đi nhiều”, đồng thời biện minh: “Tôi giữ được gia đình, mái ấm của mình. Mà bảo vệ gia đình không phải chuyện đơn giản đâu. Người đàn ông sợ vợ không phải vì sợ điều này điều kia. Anh ta sợ chính mình. Sợ mình không xứng đáng, không có chút giá trị nào. Nếu không cẩn thận, còn gây ảo tưởng. Rất khổ. Nghề viết văn lại là nghề dễ gây hiểu nhầm. Tôi viết văn nên tôi biết, ngôn ngữ là thứ tráo trở nhất trần đời…”

DẠ NGÂN kỳ diệu một nỗi buồn mênh mông
DẠ NGÂN kỳ diệu một nỗi buồn mênh mông

Nỗi buồn hậu chiến mới thật sự buồn. Đất nước tan hoang sau bao nhiêu đợt cải tạo, cải tạo người, cải tạo công thương, cải tạo nông nghiệp. Lòng người ly tán, nông dân bỏ đất đi từng đoàn từ sông Tiền xuống Cà Mau Rạch Giá làm mướn, bạn bè mới người vượt biển thoát, người bị bắt lại đi tù. Cuộc chiến ở hai đầu không sao hiểu nổi, chiến tranh nữa hả, chiến tranh rồi sao, lại chiến tranh nữa rồi! Nông dân bất chấp, biểu tình ngồi hàng tháng ở các cơ quan công quyền Sài Gòn. Có lẽ miền Tây què quặt luôn từ hồi đó, khi mười năm họ đóng góp người cho cuộc viễn chinh ở đất người, cho công cuộc hợp tác hóa bằng mọi giá và cả việc không hòa hợp hòa giải gì mấy. Tôi đã ngồi vào bàn thử sức với truyện ngắn trong tâm trạng bất an kỳ lạ. Bài bút ký in báo Văn Nghệ được khen có chất văn học có lẽ nhờ cái tít Ngày Không Đi Cùng Mặt Trời. Sau đó, cũng báo Văn Nghệ in Bên Dãy Chàng Ô viết về những người bộ đội không như anh bộ đội ngày trước khi xa dân xa nước. Con trai nhỏ ba tuổi, nằm trên võ

Coi sự được mất của nghề như vinh nhục của chính mình!
Coi sự được mất của nghề như vinh nhục của chính mình!

Nhà thơ – nhà báo Lê Thiếu Nhơn chưa bước qua tuổi 40, nhưng không hề xa lạ với bạn đọc cả nước, vì anh khởi nghiệp cầm bút từ khi còn ngồi ghế trường học phổ thông. Tốt nghiệp khoa báo chí – ĐH KHXH&NV TPHCM năm 2000, anh nhận công tác tại chi nhánh phía Nam của báo Nông Nghiệp VN. Hiện nay, nhà thơ – nhà báo Lê Thiếu Nhơn là Trưởng ban Thư ký Tòa soạn tạp chí Kiến Thức Gia Đình. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cởi mở với anh, để hiểu thêm về nghề báo và nghiệp văn trong đời sống giới trẻ hôm nay: “Nghề báo giúp tôi gắn bó trực diện với cuộc sống hằng ngày, và tạo ra thao thức để tôi sáng tác văn chương. Mặt khác, nghề báo cho tôi thu nhập ổn định để tránh bớt cái nao núng “cơm áo không đùa với khách thơ”.

Từ năm 1974, ở Sài Gòn đã có đường Hoàng Sa và đường Trường Sa
Từ năm 1974, ở Sài Gòn đã có đường Hoàng Sa và đường Trường Sa

Từ năm 1973 với ý đồ đánh chiếm những vùng đảo của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc đã sử dụng ngư dân từ đảo Hữu Nhật (Robert) áp sát tới gần đải Hoàng Sa (Pattle) nơi mà quân đội VNCH đang đóng quân trên đó. Giữa tháng 1/1974 , Sài gòn gủi thêm một số tàu chiến tới khu vực đảo Nguyệt Thiềm (Crescen) trục xuất các ngư dân Trung Quốc ra khỏi khu vực nầy. Ngày 18/1/1974, Trung Quốc tấn công hạm đội Việt Nam Cộng hòa. Và chiếm đảo Hoàng Sa ngày 20/1/74. Trong thời gian nầy, báo chí Sài Gòn để cập, đưa thông tin nóng sốt hàng ngày trên mặt trang một với những hàng tít đậm dài 8 cột báo. Không khí Sài Gòn những ngày đó trở nên sôi sục. Trong phiên họp thường lệ của Hội đồng Đô thành sáng ngày 18/2/74, các nghị viên đã nhất trí cao khi Hoàng Sa và Trường Sa được dùng để thay tên hai con đường trong Chợ Lớn

HÀ ĐỨC ÁI lời ngắn tình dài
HÀ ĐỨC ÁI lời ngắn tình dài

Gần đây, nhiều bạn làm thơ trong các câu lạc bộ thơ của các đô thị, có rộ lên một khuynh hướng làm thơ ba câu theo kiểu thơ Hai kư Nhật Bản. Chắc ít ai lại mô phỏng câu nệ theo âm tiết của ngôn ngữ Nhật mà chủ yếu học cách khêu gợi mông lung do thanh, do âm, do vần và cả do nghĩa tiếng Việt gợi nên. Không biết Hà Đức Ái có bị tác động xa gần của khuynh hướng viết ngắn ấy không. Anh đã dành thời gian làm những bài thơ hai câu, ba câu, chủ yếu theo thể lục bát và theo thơ tự do. Ở những bài thành công, với lục bát, anh rất gần với phong vị trữ tình ca dao và ở thể tự do, lại phảng phất hồn cốt châm ngôn của tục ngữ. Cũng là một hướng tìm.

Ký ức Hà Nội Mùa Đông 1946
Ký ức Hà Nội Mùa Đông 1946

Chuyện nghề của đạo diễn Đặng Nhật Minh: "Bộ phim có những đại cảnh hoành tráng, trong khi tôi chưa bao giờ làm đại cảnh. Bởi vậy sắp quay những cảnh đông người là tôi run lắm. Đêm quay cảnh đánh nhau ở Bắc Bộ phủ, khi thấy lính Tây, lính ta, xe tăng, xe bọc thép, súng ống, bao cát bày la liệt trước mắt, tôi đâm hoảng hồn. Tôi cố trấn tĩnh, mời Chủ nhiệm Nha và Phó đạo diễn Nhuệ Giang lại để bàn bạc. Tôi ngồi xuống vỉa hè vẽ sơ đồ trên giấy chỗ bố trí xe tăng, xe bọc thép và vị trí đặt những quả nổ, giao cho Chủ nhiệm Nha chỉ huy. Rồi quay sang Phó đạo diễn Nhuệ Giang, nói bây giờ chú là bên địch, chỉ huy lính Tây; cháu là bên ta, chỉ huy bộ đội mình. Chú cháu mình đánh nhau. Quay cảnh gì trước, cảnh gì sau chú sẽ bàn với hai quay phim (cảnh này chúng tôi quay hai máy). Cứ thế mà làm"

HÀ QUANG MINH lý giải Hội Chứng Loay Hoay
HÀ QUANG MINH lý giải Hội Chứng Loay Hoay

Gọi hội chứng loay hoay là bởi những cá nhân, phần tử trong xã hội tham gia vào những tranh luận tìm giải pháp, tìm căn nguyên cho một vấn nạn xã hội nào đó đều chỉ có thể loay hoay với những biện luận mang tính bóc tách lớp vỏ bên ngoài của vấn nạn mà không cách nào có thể chạm vào cái cốt lõi. Trong khi đó, để giải quyết, thậm chí triệt tiêu một vấn nạn, rất cần phải đụng tới cái lõi, lôi nó ra mổ xẻ, xử lý những thành tố tiêu cực trong cái lõi ấy, tìm ra các giải pháp tích cực nhằm hướng tới một đời sống hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong dòng chảy thông tin, sự kiện hôm nay, có ngồn ngộn những dữ liệu đã ập vào đời sống thường nhật và bất kỳ ai trong tất cả chúng ta cũng không đủ khả năng để có thể hiểu thấu đáo được tất cả những dữ liệu ấy. 

Bụt chùa nhà đến lúc cũng phải thiêng!
Bụt chùa nhà đến lúc cũng phải thiêng!

Có phải “Nỗi buồn chiến tranh” được chào đón ở nước ngoài chỉ vì yếu tố chính trị không? Việt Nam trong thế kỷ 20 là một biểu tượng chiến tranh trong mắt bạn bè năm châu. Tác phẩm của Bảo Ninh chỉ mang lại gợi ý khám phá về một dân tộc, nhưng quan trọng hơn là chạm đến số phận con người. “Nỗi buồn chiến tranh” ấn tượng ngay chính cái tên. Nếu tiểu thuyết đổi thành “Thân phận của tình yêu” như một dạo, thì chắc chắn giá trị sẽ tụt giảm ít nhiều. “Nỗi buồn chiến tranh” được nhìn qua lăng kính nhạy cảm của nhân vật Kiên “có lẽ rất ít người cầm bút đương thời nào nào chứng kiến nhiều cái chết và thấy phải nhiều xác chết đến như Kiên. Vì thế sách anh đầy rẫy tử thi.”. Do đó, bạn đọc ở quốc gia nào cũng có thể đồng cảm “nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát”. 

LÊ VĂN NGHĨA ngày xưa đi học thêm
LÊ VĂN NGHĨA ngày xưa đi học thêm

Vào những năm 1965 đến 1975, học sinh trung học chỉ học ngày một buổi. Còn một buổi được quyền sử dụng theo ý thích của mình. Nhiều thằng học sinh dốt như tôi phải bổ sung kiến thức mình đã học bằng cách học thêm từ trường tư. Thời đó, trường tư mở như nấm. Các trường tư thục trung học nổi tiếng như Tân Văn (ngôi nhà cổ ba mặt tiền ở đường Võ Văn Tần), Văn Học (đường Điện Biên Phủ, trụ sở chi nhánh báo Giáo Dục & Thời Đại hiện nay - hiệu trưởng là nhà thơ Nguyên Sa), Trường Sơn (của nhà văn Nguyễn Sỹ Tế, hình như GS Huỳnh Như Phương là học trò trường này)… ngoài những lớp cấp trung học từ đệ thất đến đệ nhất còn mở những lớp dạy thêm toán-lý-hóa, sinh ngữ, văn... nhiều cấp lớp cho học sinh. Trường công như Petrus, Gia Long, Chu Văn An… không mở lớp dạy thêm nhưng một số giáo sư (hai) dạy giỏi ở các trường này đều có giờ dạy ở các trường tư sau khi đảm bảo giờ dạy của mình ở trường chính. Cũng có nhiều giáo sư nổi tiếng không thèm dạy ở một trường công nào mà chỉ mở trường ở

TRẦN HUYỀN TRÂN khói lửa bốc hơi tay kẻ sĩ
TRẦN HUYỀN TRÂN khói lửa bốc hơi tay kẻ sĩ

Diện mạo của thi sĩ Trần Huyền Trân nước da bánh mật, cặp mày xếch và ánh mắt thăm thẳm, ngay những ngày đầu đến với cách mạng đã được Nguyễn Đình Thi cảm nhận “nét mặt như của một người nơi ruộng đồng và nụ cười không ồn ào”. Khác với vẻ ngoài hắt hiu, trái tim Trần Huyền Trân ấm áp bởi những câu thơ đầy sẻ chia với những cuộc đời lầm lũi. Những dề rau muống cũng có nét duyên riêng khi Trần Huyền Trân gọi nó là rau tần: “ Mây bay trắng lá rau tần. Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa. Có người về khép song thưa. Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng ”. Cái không gian sống ngỡ chừng ảm đạm cũng được Trần Huyền Trân phả vào sự mát lành trong trẻo “ Gió ngớt khua lau dưới gậm cầu. Người về xóm lạnh bước thôi mau. Ngõ hoang đã nở dăm màu bướm. Đây lúc đôi mùa đưa tiễn nhau ”.

TRẦN KỲ TRUNG kể chuyện Hội nhà văn VN khoái thành lập chi hội
TRẦN KỲ TRUNG kể chuyện Hội nhà văn VN khoái thành lập chi hội

Mạng tiếng là Chi hội nhà văn Việt Nam mà không trụ sở, không phòng ban, không có tiền,không được tham vấn kết nạp hội viên mới.. Ban chấp hành chi hội nào giỏi xoay sở cố duy trì thi y tình trạng "sống" trong phòng "hồi sức cấp cứu". Còn ban chấp hành chi hội nào toàn mấy "cụ" nhà văn "sắp lên tiên", thì gần như tên " Chi hội nhà văn Việt Nam" vẫn "sống " đấy mà cứ tưởng đã vào đài "hóa thân hoàn vũ". Đến ngay như Chi hội nhà văn Việt Nam ở Đà Nẵng, sau một nhiệm kỳ (dài khoảng 8 năm), hoạt động chủ yếu là được ông phó chủ tịch chi hội bỏ tiền túi ra mua một chai rượu, một quyển sổ công tác tặng anh chị em hội viên nhân dịp tết đến cùng nụ cười không biết "cười hay mếu", thế là hết chuyện! Tổ chức đại hội lần II, bầu ra ban chấp hành mới, may ông Nguyễn Bá Thanh thương tình cho ít tiền làm được một chuyến du lịch, ra được một đầu sách. Ông Thanh chết, ban chấp hành chi hội cũng "chết " theo, C