LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Tấm Cám trên phim kể được gì?
Tấm Cám trên phim kể được gì?

Những tình tiết được coi là "hồn cốt" của truyện "Tấm Cám" như: tình tiết Tấm bị Cám lừa là đầu bẩn phải đi gội đầu để đánh tráo giỏ tôm, cua mà Tấm mò được, cá bống bị mẹ con Cám ăn thịt, tình tiết Tấm chết biến thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, cô Tấm bước ra từ quả thị… dù được đưa vào phim nhưng bị cắt xén, giản lược quá nhiều. Trong khi đó, những tình tiết mới thêm vào lại làm chưa tới. Nhiều khán giả cho rằng, "Tấm Cám - Chuyện chưa kể" là một "nồi lẩu thập cẩm" các thể loại phim từ hành động, giả tưởng, dã sử, lãng mạn, hài hước… cái gì cũng có nhưng rốt cuộc, cái gì cũng chưa tới tầm.

Một thoáng chân dung văn học ở phố nhà binh
Một thoáng chân dung văn học ở phố nhà binh

Ký ức của nhà văn Chu Lai về những nhân vật từng ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế - Hà Nội: Cụ Hải Hồ gầy gò nhưng lại rất thích nói về sex, trong đó cái ngón chơi của bà hoàng hậu Trung Hoa tám mươi tuổi rồi mà vẫn khao khát tình dục đến kinh hoàng qua miệng cụ kể mà nghe sởn cả da gà. Cụ Hữu Mai với chiếc mũ nồi bốn mùa gắn trên cái đầu được biết nó không tròn trịa lắm khi đó đang nổi như cồn bởi “Ông cố vấn” lại chỉ mủm mỉm cười. Còn nhớ một buổi sáng cụ Nguyễn Minh Châu đạp xe đến cơ quan, nhìn tôi với vẻ nghiêm trọng, nói: “Đổi đi! Ông phải thay đổi cách viết đi! Đã đọc Tướng về hưu của cậu Thiệp trên báo Văn Nghệ chưa? Bỏ mẹ, nó viết thế thì có khác gì nó vỗ vào mặt mình là cách viết của các bố cũ, cổ lắm rồi”. Cũng cụ này có hôm bỗng say sưa bàn về bóng đá trong khi chưa một lần ra sân bãi, đến nỗi cụ Nguyễn Khải phải trợn mắt lên: “Nhìn lão này bình luận bóng đá cứ nưng nứng như con đĩ non!”.   

Báo Văn Nghệ suy sụp từ trong ra ngoài, hay đổ nát từ trên xuống dưới?
Báo Văn Nghệ suy sụp từ trong ra ngoài, hay đổ nát từ trên xuống dưới?

Báo Văn Nghệ là cơ quan cấp hai của Hội Nhà văn Việt Nam. Danh tiếng cũng như sức hút của tờ báo đến nay có lẽ chỉ còn như chữ dùng của nhà văn Nguyễn Tuân: “vang bóng một thời”. Nhưng đó chỉ là vỏ ngoài của vấn đề, đi vào nội tình càng bi bét hơn. Đó là tấn bi, hài kịch, như nhân viên tòa soạn cay đắng thú nhận. Sự đổ nát của báo Văn Nghệ phải chăng xuất phát từ sự tham quyền cố vị và kỹ nghệ hành chính “dùng người ngu cho dễ cai trị, dùng người thân cho dễ sai khiến” của ông chủ tịch Hội nhà văn VN lọm khọm tuổi 74? Nhà thơ Lương Ngọc An cho rằng: “Trước đây ủy viên ban chấp hành hội nhà văn  không làm quá hai nhiệm kỳ, nhưng bây giờ qui định ấy tự dưng biến mất trong điều lệ. Nếu không làm quá hai nhiệm kỳ thì còn có người nọ, người kia, còn có cái khách quan, chứ ngồi mãi thì xung quanh lãnh đạo là cả hàng rào của một sự già nua”. 

Trại Sáng Tác có phải sản phẩm tàn dư của thời bao cấp?
Trại Sáng Tác có phải sản phẩm tàn dư của thời bao cấp?

Nhà phê bình Ngô Thảo nhận định: “Trại sáng tác chỉ gây mất thì giờ, bù khú quanh năm, chẳng qua cứ tận dụng cho nó hết, các địa phương đua nhau đi bằng hình thức này hay hình thức khác. Thực tế, từ ở trại sáng tác chưa thấy tác phẩm nào ra hồn cả. Các địa phương đua nhau, một thời khó khăn thì nhu cầu thư giãn là cần thiết, bây giờ đâu cần nữa, thành ra cái nơi lãng phí…. Sự thật là có những người đi trại một cách chuyên nghiệp mà tác phẩm chẳng có gì… Có những hình thức ngày xưa tốt thì bây giờ không tốt nữa. Cuộc sống cái gì cũng cần đổi mới, đừng ôm đồm cái cũ”. Nhà văn Trung Trung Đỉnh cũng cho rằng: “Bây giờ tôi thấy trại sáng tác không cần thiết. Trại viết biến thành trại an dưỡng cho một số nhà văn già. Họ đến đây chủ yếu nghỉ dưỡng, tán tào lao và trốn cuộc sống tẻ nhạt của các viên chức hưu”.

Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu
Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu

Trên sân khấu người trẻ khóc cười điên dại với những ca từ tiêu cực, vô hồn. Quay về trang văn, buồn chán vu vơ, nhạt nhẽo của người trẻ cũng phô ra không ít. Tác phẩm thơ văn bán chạy của tác giả trẻ bây giờ viết quá nhiều về nỗi đau, bi kịch tình yêu, bế tắc cuộc đời. Cái tốt, điều tươi đẹp của cuộc sống, tính nhân bản trở nên hiếm hoi. Những cuốn sách thiên về cảm xúc cá nhân mà ngay cái tên của nó đã trĩu nặng nỗi ủy mị, yếm thế: Buồn làm sao buông, Ngày trôi về phía cũ (Anh Khang), Người yêu cũ có người yêu mới (Iris Cao), Đi qua thương nhớ, Sinh ra để cô đơn (Nguyễn Phong Việt), Yêu lần nào cũng đau (Nồng Nàn Phố), Ai rồi cũng chỉ còn lại một mình (Phương Huyền), Có những ngày chẳng biết sẽ về đâu (Hoàng Yến Anh)... Một màu xám xịt của con người cô đơn tìm gặp chính mình để ve vuốt ru ngủ… Buồn chán hư vô tất đẩy người trẻ vào tuyệt vọng và vô định, vồ vập với thái độ sống gấp, không mục đích, vô hồn. Cổ súy cho thứ cảm xúc thời thượng tầm thường này là những cuộc ra mắt s

Thơ trẻ miền Tây lắm điều thú vị
Thơ trẻ miền Tây lắm điều thú vị

Nhận định của nhà văn Ngô Khắc Tài: "Lâu nay ta quen với thơ có vần điệu niêm luật trắc bằng êm tai. Chữ đi liền với nghĩa dễ hiểu, dễ thuộc, gần với nhạc nên có nhiều bài thơ được phổ ra nhạc thật là hay. Bước vào thời hiện đại khoa học kỹ thuật phát triển, cuộc sống trình độ văn hóa được nâng lên, tư tưởng suy nghĩ của người không giống trước, thơ theo đó cũng thay đổi. Sự xuất hiện của những cây bút trẻ nhất là miền Tây phong trào viết lách có vẻ trầm lắng bỗng được bạn đọc trong nước chú ý. Những tay viết trẻ như ở Long An có Võ Mạnh Hảo, ở Trà Vinh có Văn Triều và ở An Giang có hàng loạt khuôn mặt mới như Trần Sang, Nghiêm Quốc Thanh nhất là Nguyễn Đức Phú Thọ, Đông Triều v.v… Sự xuất hiện của các bạn nói lên thời đại nào có người của thời đại đó…"

Đùng đùng thơ dở phất cờ xông lên
Đùng đùng thơ dở phất cờ xông lên

Yêu thích thơ ca, dễ tiếp thu và bị thuyết phục bởi thơ ca là điều tốt đẹp của người Việt Nam ta, không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có được. Nhưng không vì thế mà có thể dễ dãi, hạ thấp những chuẩn mực thẩm mỹ đối với thơ. Như vậy sẽ kéo tụt chất lượng, đi ngược lại quy luật phát triển của loại hình văn nghệ rất có truyền thống này. Đã có một sự thật: Chất lượng thơ hiện không mấy được nâng cao nếu không nói là ngày càng đi xuống. Tỷ lệ giữa số lượng và chất lượng thơ không tương xứng. Hàng ngày, hàng tuần có tới cả trăm tập thơ được in ra, hàng nghìn bài thơ xuất hiện trên báo chí nhưng thử hỏi có được tỉ lệ bao nhiêu bài thơ hay? Phần lớn chỉ tầm tầm, thường thường bậc trung hoặc nhạt nhẽo, vô thưởng vô phạt. Những bài hay khiến người đọc thích thú không phải là không có nhưng chiếm tỉ lệ quá ít.

Chàng Đan Sọt vén hết Sương Mù Tháng Giêng để tìm Chim Ưng?
Chàng Đan Sọt vén hết Sương Mù Tháng Giêng để tìm Chim Ưng?

Một ngày sau khi báo Lao Động đăng bài “Tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt” và “Sương mù tháng giêng”: Cuốn nào “đạo” cuốn nào?”, lần đầu tiên hai tác giả của “Chim ưng và chàng đan sọt” và “Sương mù tháng giêng” có buổi đối thoại trực tiếp với nhau vào sáng 23.8. Tại buổi làm việc, ông Uông Triều đã xin lỗi ông Bùi Việt Sỹ vì trước đó có lần đã “chửi và nặng lời” với tác giả này. Cả hai đều là hội viên Hội nhà văn VN, nên lãnh đạo Hội nhà văn VN mà chứng kiến giây phút ấy, sẽ hô lên: Tuyệt vời, tuyệt vời, sẽ trao tặng… bằng khen ngay lập tức! Có đạo văn hay không, cứ bình tĩnh, văn chương còn vênh vang sống nhờ ngân sách bao cấp, thì chẳng việc gì phải vội. Nào, bắt tay cái đã, cho thắm thiết tình quân dân như cá với nước, cá không có nước thì cá chết, mà nước không có cá thì… thì… thì… đã có… Formosa!

Hội nhà văn VN lẽ nào chiếm dụng 700 triệu đồng để đẩy báo Văn Nghệ vào tình trạng nợ lương nhân viên?
Hội nhà văn VN lẽ nào chiếm dụng 700 triệu đồng để đẩy báo Văn Nghệ vào tình trạng nợ lương nhân viên?

Ngày 24-8-2016, Nhà thơ Lương Ngọc An- biên tập viên báo Văn Nghệ, đã có cuộc trao đổi về những lùm xùm của cơ quan nơi mình công tác và Hội Nhà văn Việt Nam trong những ngày gần đây: “Theo tôi, nhất quán, công bằng và minh bạch là điều cần thiết nhất của người nắm chính sách, dù là ở đâu đi nữa. Tư hữu chính sách, ắt sẽ tạo ra những hệ lụy, không chóng thì chầy… Việc Hội Nhà văn Việt Nam mua báo Văn Nghệ phát cho hội viên theo tiêu chuẩn đến cả năm nay chưa thanh toán, số nợ lên đến 600 – 700 triệu đồng là có thật!”. Ơ hay, sao lại thế được nhỉ? Chủ tịch Hội nhà văn VN tuổi 74 còn hùng hổ uốn ba tấc lưỡi ngọt lạt để tranh cử Đại biểu Quốc hội kia mà. Kết quả, dù trượt Quốc hội, nhưng tinh thần tận tụy bám chức, bám ghế, bám quyền, bám lợi của soái ca Hữu Thỉnh vẫn còn nguyên vẹn. Lẽ nào, “cái đầu hói” tỏa ra bao nhiêu ánh sáng lấp lánh ở trụ sở Hội nhà văn VN suốt hơn 2 thập niên, mà lại phát sinh “vết sẹo” như vậy ư?

Trong Sương Mù Tháng Giêng, bỗng nhiên thấy Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt
Trong Sương Mù Tháng Giêng, bỗng nhiên thấy Chim Ưng Và Chàng Đan Sọt

“Chim ưng và chàng đan sọt” của Bùi Việt Sỹ là tác phẩm đoạt giải B cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 4 (2011-2015) của Hội Nhà văn Việt Nam (không có giải A). Tác phẩm đưa người đọc ngược trở lại thời Trần với hai nhân vật chính được gọi tên cho cuốn sách là Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão. Còn “Sương mù tháng giêng” cũng được coi là bản giao hưởng nhiều bè, nhiều giọng điệu, xoay quanh những mối quan hệ của vương triều nhà Trần ở giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Những nhân vật như Trần Khánh Dư, công chúa Thiên Thụy, Vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông hay Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo hiện lên với tâm tư, tình cảm của những con người cụ thể. Liên quan đến những chi tiết giống nhau giữa hai tác phẩm, phóng viên đã liên hệ với ông Uông Triều - tác giả “Sương mù tháng giêng”, ông khẳng định mình chưa đọc tác phẩm nào của ông Bùi Việt Sỹ: “Tác phẩm của tôi được xuất bản trước khi sách của ông Sỹ xuất bản. Nếu bạn quan tâm thì tự đọc và nghiên cứu. Còn nữa, viết tiểu thuyết l

Hội nhà văn VN dùng luật riêng dù vẫn sử dụng ngân sách chung?
Hội nhà văn VN dùng luật riêng dù vẫn sử dụng ngân sách chung?

Hội Nhà văn Việt Nam có những đơn vị cấp 2 bề thế: Báo Văn Nghệ, tạp chí Nhà văn, Bảo tàng Văn học, Nhà xuất bản, Hãng phim… Nhà thơ Lương Ngọc An, Báo Văn Nghệ, sau vụ “ngõ lỗ thủng” của Trung Trung Đỉnh, đã chính thức lên tiếng về vấn đề của đơn vị anh đang công tác: Phó tổng biên tập,  Bí thư chi bộ của báo này, đã quá tuổi về hưu vẫn chưa biết bao giờ về hưu. Nhà thơ cũng nêu một vấn đề khác: “Chưa bao giờ hội Nhà văn Việt Nam thực hiện cơ chế  tái bổ nhiệm. Bổ nhiệm thì có thời hạn song hết thời hạn giữ vị trí, phải tái bổ nhiệm vị trí phó tổng biên tập, chứ không ai lại ngồi chục năm liền một lèo cả”. Lãnh đạo báo mà nhà thơ Lương Ngọc An nhắc tới chính là nhà văn Thành Đức Trinh Bảo, sinh tháng 1 năm 1959. Kể cả có tính du di X+ 2, thì Phó tổng biên tập cũng đang “vượt đèn đỏ” nửa năm. 

TRẦN TRƯƠNG bàn chuyện về hưu cay cú
TRẦN TRƯƠNG bàn chuyện về hưu cay cú

Ít ngày nay trên một vài tờ báo và mấy trang mạng cá nhân có một số bài viết   “Lùm xùm xung quanh việc về hưu của ông giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Trung Trung Đỉnh”,qua vấn đề   này, tôi nhận thấy lãnh đạo Hội Nhà Văn VN còn hữu khuynh, cả nể và đôi khi còn nuông chiều   một số nhà văn có tính “Chí Phèo” hay mà cả, đòi hỏi những cái vô lối mà qui định của luật lao động đã nói rõ: Cán bộ nam giới đến Tuổi 60 phải về hưu”! Nhưng Hội Nhà văn VN lại ra hạn thêm 2 tuổi nữa…(chả biết việc này có được Nhà nước cho phép không?) Vậy thế mà trường hợp của ông Trung Trung Đỉnh nay đã 67 rồi khi nhận quyết định nghỉ hưu vẫn còn thắc mắc: “Bất ngờ quá”!!!.

Báo Lâm Đồng choảng Văn Đoàn Độc Lập
Báo Lâm Đồng choảng Văn Đoàn Độc Lập

Ngày 11-8-2016, trên trang web văn chương “Văn Việt.info” được coi là diễn đàn của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam lập bởi một nhóm văn nghệ sĩ tự xưng “tổ chức xã hội dân sự hoàn toàn độc lập với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong, ngoài nước”, trong chuyên mục nghiên cứu phê bình đăng bài “bốc thơm” và cũng cực kỳ phản động “Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên: Vào cánh cổng của tưởng tượng”. Tác giả Trịnh Y Thư và được Thanh Hà chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Anh. Theo Trịnh Y Thư, ba tác giả: Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên được nhắc tới là “ba nhà thơ nữ đang nổi, tên của họ đã trở nên ngày một thân quen hơn với công chúng yêu thơ trong cũng như ngoài nước”, “mỗi người cư trú ở một nơi khác nhau trên thế giới”, “ba nhà thơ đại diện cho một thế hệ các nhà văn Việt mới, được gọi là thế hệ 8X”…

Giải mã bí ẩn TRUNG TRUNG ĐỈNH bị ép nghỉ hưu gấp gáp bằng thông tin nội bộ NXB Hội Nhà Văn
Giải mã bí ẩn TRUNG TRUNG ĐỈNH bị ép nghỉ hưu gấp gáp bằng thông tin nội bộ NXB Hội Nhà Văn

Nhà báo Nguyễn Trung Dân, nguyên Tổng Biên tập báo Du Lịch, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng Chi nhánh NXB Hội Nhà văn tại TPHCM, đã có cách nhìn của người trong cuộc về vụ nghỉ hưu ầm ĩ: “Cách cho Trung Trung Đỉnh về hưu như vậy là mặc kệ NXB sống chết mặc bây, không cần biết NXB sẽ làm ăn thế nào, có hoang mang xáo trộn với cách làm đó không! Vì cũng chẳng ai thèm hỏi cán bộ - công nhân viên của NXB một lời, một câu về sự tồn tại, làm ăn của chúng mày ra sao khi không có giám đốc thay thế. Cho đến nay việc tìm cho ra một giám đốc cho NXB vẫn còn mù mờ mà cán bộ - công nhân viên thì không thể dừng việc chờ có giám đốc. Mà người còn lại trong Ban giám đốc thì đã được Ban chấp hành khẳng định không thể bổ nhiệm. Vậy là thế nào? Thật đúng là tít mù vòng quanh mà tên tuổi của NXB Hội nhà văn, số cán bộ - công nhân viên đang sống ở đó không hề được hỏi han, đóng góp cho cái tương lai tồn tại của mình”.

TRẦN ĐĂNG KHOA nghĩ gì khi gánh vác sứ mệnh đi trao quyết định về hưu cho TRUNG TRUNG ĐỈNH?
TRẦN ĐĂNG KHOA nghĩ gì khi gánh vác sứ mệnh đi trao quyết định về hưu cho TRUNG TRUNG ĐỈNH?

Thần đồng Trần Đăng Khoa được soái ca Hữu Thỉnh giao sứ mệnh vinh quang tột đỉnh là làm cách nào mời lính trận Trung Trung Đỉnh rời khỏi chiến hào theo đúng tiến độ, để phục vụ bài toán sắp xếp nhân sự mỹ mãn: “Chả lẽ chúng ta có hơn ngàn hội viên mà không tìm được người đảm trách ư? Ban giám đốc, anh Đỉnh nghỉ thì còn hai người, anh Quý và chị Hằng. Anh Quý làm chuyên môn một thời gian nữa rồi đến tuổi nghỉ thì nghỉ,  còn chị Hằng là kế toán. Công việc của NXB văn chương nếu không giao cho nhà thơ Trần Quang Quý đương kim Phó giám đốc phụ trách thì chả lẽ giao cho cô kế toán ư? Dù việc chị Hằng hiện đang làm là một chuyên môn riêng, rất vất vả, cũng là chuyện “sinh tử” của NXB. Anh Quý vẫn còn 7 tháng nữa, và hiện vẫn đang là Phó giám đốc. Trưởng giao cho Phó là đúng quá. Rồi trong 7 tháng, thì tìm Giám đốc mới”. Liệu 7 tháng nữa, giấc mơ hình chiếc thớt có biến thành ác mộng dáng con dao?

Thảng thốt GIA ĐỊNH
Thảng thốt GIA ĐỊNH

Hai chữ Gia Định đã gắn liền với lịch sử thành lập Sài Gòn và con người Sài Gòn. Dân Gia Định xưa, không ai không nghe danh   “Gia Định tam gia” Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh và Trịnh Hoài Đức- người đã “vẽ” lại lịch sử Gia Định- Sài Gòn qua quyển “Gia Định Thành Thông Chí” nhờ vậy người Sài Gòn – TP HCM hôm nay mới biết rõ tường tận vùng đất Nam Bộ và TPHCM. Cả ba người đều là học trò cũng của một bậc túc nho   tài danh Gia Định Xử sĩ Sùng Đức tiên sinh - Võ Trường Toản. Đất Gia Định cũng từng là bãi chiến trường tô thắm máu đào của hai dòng họ Nguyễn đối đầu, nồi da xáo thịt. Nơi đây cũng từng là chiến tuyến oai hùng của nhân dân miền nam chống lại giặc Pháp xâm lược. Hai chữ Gia Định suốt ba trăm năm qua cũng đã hằn sâu vào ký ức bao nhiêu thế hệ.

Đi buôn với HỮU THỈNH cầm chắc thua sạch cả chì lẫn chài?
Đi buôn với HỮU THỈNH cầm chắc thua sạch cả chì lẫn chài?

Viết về vụ lùm xùm xung quanh cái quyết định nghỉ hưu của nhà văn Trung Trung Đỉnh ở Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, k ý gi ả Hồng Diệu băn khoăn: “Liệu cuộc nghỉ hưu của Trung Trung Đỉnh có bắt nguồn từ mâu thuẫn cá nhân giữa ông và Chủ tịch Hội nhà văn? Sự mâu thuẫn có phải như trong giới đồn thổi, bắt đầu từ bài chân dung Trung Trung Đỉnh viết về người đứng đầu Hội nhà văn, đã hồn nhiên khoe quá khứ “đi buôn” của nhà thơ nổi tiếng?”. Để bạn đọc có thêm tư liệu văn chương, xin giới thiệu lại bài chân dung được nhắc đến ở trên. Theo nhà văn Trung Trung Đỉnh, thì ông viết về Hữu Thỉnh khoảng một vạn chữ, chỉ công bố 1/5 dung lượng là những phần tươi sáng nhất mà thôi. Khổ thân, đi buôn hàng hóa với Hữu Thỉnh còn lỗ trắng tay, huống hồ đi buôn danh vọng với Hữu Thỉnh mà không mất sạch cả nhân phẩm đã là may...

Lính trận TRUNG TRUNG ĐỈNH và ngõ lỗ thủng ở Hội nhà văn VN
Lính trận TRUNG TRUNG ĐỈNH và ngõ lỗ thủng ở Hội nhà văn VN

Chuyện về hưu của giám đốc NXB Hội Nhà văn, cơ quan cấp hai của Hội nhà văn Việt Nam, không có gì đáng nói. Nếu như vị giám đốc ấy, nhà văn Trung Trung Đỉnh không bức bối trả lại… quyết định về hưu, một hành động hi hữu xưa nay. Sự việc lùm xùm này, giống như một “ngõ lỗ thủng” (tên một tác phẩm của Trung Trung Đỉnh) ở Hội đông đảo hội viên nhất nhì Việt Nam, cũng là nơi sản sinh và đề cao những giá trị tinh thần…. Tôi hỏi Trung Trung Đỉnh: “Theo anh, lí do gì người ta muốn cho anh về gấp?”. Nhà văn cho rằng: “Thực ra ý đồ của ông Chủ tịch là làm thật nhanh để đưa ông Quí lên. Nhưng ông ý không thể áp đặt được, muốn đưa ai lên cũng phải theo qui trình: 3 lần ông Thỉnh yêu cầu NXB làm thăm dò trường hợp của ông phó giám đốc Trần Quang Quí thì cả 3 lần đều không đạt, 2 lần trượt cấp ủy. Tôi nói luôn với BCH (có mặt cả ông Quí ngồi đó): Tôi không bàn giao cho người mà 3 lần thăm dò tín nhiệm, 2 lần cấp ủy đều trượt, như vậy là một đảng viên kém uy tín”.

NGUYỄN BẢO SINH đi qua mùa cứu độ chúng sinh
NGUYỄN BẢO SINH đi qua mùa cứu độ chúng sinh

Trong dáng dấp của Bảo Sinh, có một gia tài những câu chuyện cũ, những câu chuyện thuộc về dân gian, những câu chuyện của làng quê ngay giữa lòng Hà Nội, những câu chuyện ma mị, lôi cuốn và hài hước. Bởi ngôi nhà mà ông đang ở, nơi người mẹ đẻ của ông, đã gần trăm tuổi vẫn còn sống khỏe, là trầm tích những câu chuyện dân gian. Từ trẻ đến già, Nguyễn Bảo Sinh chỉ ở số 30, ngõ 167 Trương Định (ngõ Bảo Sinh). Gần như suốt đời không hề chuyển dịch đi đâu, luôn ở cùng gia đình, xung quanh có vợ con, anh em, họ hàng. Gia đình ông đã định cư nhiều đời ở Hà Nội. Thời trẻ, ông từng đi lính, từng là võ sư Judo. Nhưng sau những năm tháng bôn ba, ông trở lại nơi chôn nhau cắt rốn để sống và lập nghiệp trên chính mảnh đất hương hỏa của ông cha để lại. 

Sổ Tay Tên Đường đùa với danh nhân
Sổ Tay Tên Đường đùa với danh nhân

Bây giờ có rất nhiều thông tin trên mạng, nhưng chưa hẳn đã cung cấp đầy đủ tên người, tên phố. Sự ra đời của cuốn sách “Sổ tay tên đường ở Thành phố Hồ Chí Minh” rất đáng hoan nghênh, tạo tiền đề cho những cuốn sách tương tự đối với các đô thị khác! Điều hơi buồn cười ở cuốn “Sổ tay tên đường ở Thành phố Hồ Chí Minh” là nhầm lẫn năm sinh năm mất của danh nhân. Ở đây, có thể do lỗi morat và độc giả sẽ hiểu được nếu năm mất là con số nhỏ hơn năm sinh. Thế nhưng, khi năm mất lớn hơn năm sinh thì sẽ dẫn đến nhiều người nghĩ rằng danh nhân sống lâu kỷ lục. Chẳng hạn, cuốn sách in “Đinh Công Tráng (1842-1987) là thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa”, thì danh nhân hưởng thọ đến 145 tuổi chăng? Trường hợp khác, cuốn sách in “Lê Ngô Cát (1827-1975) quê ở Hà Tây”, thì danh nhân hưởng thọ đến 148 tuổi chăng?

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC kẻ mộng du giữa đời thường
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC kẻ mộng du giữa đời thường

Nguyễn Hoàng Đức viết một chuyên luận về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, và theo ông: Sau khi in chuyên luận ấy thì Nguyễn Huy Thiệp xệp như con dán, ông coi như làm xong nhiệm vụ vinh quang thay thời gian là lấp đất chôn xong văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Ông Thiệp không còn lý do gì tồn tại trong tư duy của “nhà lý luận văn học hàng đầu thế giới” mang tên Nguyễn Hoàng Đức. Theo Nguyễn Hoàng Đức, ông đã giải huyền thoại Nguyễn Huy Thiệp và ông cũng quả quyết: “Sau bài của tôi, bữa tiệc của Nguyễn Huy Thiệp chỉ còn là bữa ăn tươi”. Tôi bảo: “Truyện ngắn ôngThiệp vẫn in đều đều, còn cái tiểu luận của ông đòi xóa sổ hộ khẩu văn chương ông Thiệp, thì chẳng ai nhớ và chẳng ai in”. Nguyễn Hoàng Đức bảo: “Không phải bây giờ mà sau này lịch sử văn học phải ghi công tôi đã xóa sạch văn chương Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đăng Khoa và cả nền văn học mậu dịch tem phiếu”.

Bông hồng nào cho Cha?
Bông hồng nào cho Cha?

Tâm sự của nhà văn Ngô Khắc Tài: “Tôi viết chuyện về ơn nghĩa cha mẹ là do mấy đứa cháu. Bọn trẻ thường đến nhà chơi tôi lắng tai nghe chuyện trò, thấy chúng hay nói về cha mẹ mình. Những lời lẽ tình cảm từ những cái đầu ngây thơ. Hẳn là cha mẹ nào cũng biết tình thương của con cái dành cho mình. Nhưng cũng vui. Con có lắm nhận xét ngây thơ về mình, chúng không nói ra với mình mà đi nói với nhau. Con vì gần gũi với mẹ nhiều hơn cha, được mẹ chăm sóc miếng ăn giấc ngủ, nên tình cảm của con như nghiêng nặng dành cho mẹ.  “Ba tao có món gì ngon hay giấu ăn một mình”. Một đứa khác, “Ba tao nói, con nít thiếu gì ngày tháng để ăn, tao với mẹ còn sống bao nhiêu ngày. Mẹ tao nguýt ba tao một cái rồi nạt, ông này lãng xẹt dành ăn với con, ông ăn cả đời chưa đủ không để con ăn cho mau lớn”. Nghe chúng nói, tôi bật cười, hình dung khung cảnh bữa ăn gia đình sum họp”.

SONG HẢO hồn thơ nhân hậu
SONG HẢO hồn thơ nhân hậu

Nhà thơ Song Hảo (sinh năm 1951), còn có bút danh khác Quỳnh Tương, Tường Vi, Nguyệt Quế, tên thật là Lê Thị Tố Lan, người xã An Bình, huyện Long Hồ, tĩnh Vĩnh Long. Năm 1967, Song Hảo tham gia phong trào học sinh yêu nước chống đế quốc Mỹ. Năm 1972, Song Hảo thoát ly gia đình, vào vùng giải phóng, công tác ở Ban Tuyên huấn tỉnh, làm báo Văn nghệ Đất Thép thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Vĩnh Long. Nhà thơ từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Vĩnh Long kiêm Phân hội trưởng Phân hội Văn học, và nguyên Tổng Biên tập tạp chí Cửu Long. Tác phẩm: Khoảng trời nhiều gió (Thơ, 1983), Dòng sông của em (Thơ, 1985), Bên dòng sông chín nhánh (Thơ, in chung 1987). Tiếng sóng (1997), Thường tình (1999). Song Hảo là nhà thơ có tác phẩm được các nhạc sĩ trong nước phổ thành ca khúc nhiều nhất Việt Nam như các bài : “Lá hát”, “Áo em xanh màu mây”, “Mai xa rừng, em có nhớ gì không?”, “Bài thơ gởi lại”… Trong số thơ của Song Hảo, được nhiều người nhắc đến nhất là bài thơ ‘Bên cửa sổ’, do nhạc sĩ Xuân Hồ

DƯƠNG HƯỚNG viết là để giải tỏa mình
DƯƠNG HƯỚNG viết là để giải tỏa mình

Nhà văn Dương Hướng đến với văn chương muộn. Mãi đến năm 1985, khi đã 36 tuổi, ông mới có truyện ngắn đầu tay đăng trên Báo Hạ Long. Đến năm 1990, khi đã 41 tuổi, ông mới có tiểu thuyết đầu tiên ấn hành qua Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ông cũng là người viết không nhiều. Tính đến nay, Dương Hướng mới xuất bản 3 tập truyện ngắn và 3 tiểu thuyết, trong đó có 2 tiểu thuyết quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông là “Bến không chồng” và “Dưới chín tầng trời”. Riêng “Bến không chồng” đã được trao giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991 cùng với  “Thân phận của tình yêu” (tức “Nỗi buồn chiến tranh”) của Bảo Ninh và “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường. Và chỉ chừng ấy tác phẩm thôi, có lẽ cũng đủ khắc họa tài năng và cá tính sáng tạo của một nhà văn.

Góc độ nghiêm túc của Những Người Thích Đùa
Góc độ nghiêm túc của Những Người Thích Đùa

“Những người thích đùa” vốn của Azit Nexin, có phải do nghệ sĩ Xuân Hương sáng tạo đâu mà đòi bản quyền? Chính ê-kíp làm “Những người thích đùa” trên HTV7 cũng hỏi ngược lại nghệ sĩ Xuân Hương như vậy, và nghệ sĩ Xuân Hương đáp rằng: “Đúng là của Azit Nexin, nhưng văn học khác sân khấu, sao các bạn không lấy cái tên ấy trước tôi mà bây giờ mới lấy?”. Ngày 7-11-1982, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ - Azit Nexin đã viết một lá thư bày tỏ vui mừng vì sự có mặt của tập truyện ngắn “Những người thích đùa” tại Việt Nam. 15 năm sau, chương trình “Những người thích đùa” của Thanh Bạch – Xuân Hương được công diễn. 

Tâm tư LÊ QUÝ ĐÔN còn soi rọi đến hôm nay
Tâm tư LÊ QUÝ ĐÔN còn soi rọi đến hôm nay

Một đoạn văn ký trong bộ sách “Kiến văn tiểu lục” đề cập tới nạn tham quan ông viết “ Quan, quân cậy thế cướp bóc đặt đồn để khám xét, bắt bớ. Dân nấu muối bỏ nghề, thóc gạo tăng vọt. Cựu quan tranh ruộng đất của dân mà sinh kiện cáo. Kẻ khỏe thì to mồm, người yếu thì uất ức ”. Sự thành công của Lê Quý Đôn trong các tác phẩm ngoài ảnh hưởng tư tưởng nghệ thuật của thể loại bút ký văn học mà ông sử dụng. Nền tảng tư tưởng của văn chương trong tác phẩm của ông được hội tụ từ biểu đạt của nghệ thuật. Điều đó đã nâng tầm giá trị tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm lên tầm cao mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ông luôn đứng về phía thân phận người dân, ngòi bút cùng đau nỗi đau của dân. Tiếng lòng trong tâm hồn ông cất lên qua những áng văn thống thiết mà xa xót...

TRẦN ĐÌNH SỬ văn chương có đau mới hay
TRẦN ĐÌNH SỬ văn chương có đau mới hay

Nhà phê bình Trần Đình Sử đặt vấn đề: Chẳng nhẽ nhà văn Việt Nam hiện thời không biết đau, không hiểu oán là thế nào? Tôi hoàn toàn không tin điều đó. Vậy có gì vướng mắc phải gỡ cho ra. Tính từ thời đổi mới đã ba mươi năm qua rồi mà tác phẩm lớn được coi là chưa có, các tác phẩm cứ bằng bằng. Lại có ý kiến cho rằng nhà văn ta thiếu tài. Tôi chưa bao giờ cho là như thế. Hãy nhìn lại xem, nhà văn ta đã sống sâu, sống thật với nỗi đau của nhân dân ta trong suốt  mấy thế kỉ qua hay chưa? Đã thấy nỗi đau đứt ruột về nỗi thống khổ của con người hay chưa? Làm gì có con trai có tài và con trai bất tài. Mọi con trai đau đớn đều cho ngọc. Cái tài tự nó chưa là gì cả, nó chỉ có nghĩa khi đem dùng vào việc gì. Rất có thể ta đã phí tài vào việc miêu tả những cái không quan trọng, dùng vào nơi không đúng chỗ.