LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
KIM HẠNH nhìn từ xa
KIM HẠNH nhìn từ xa

Năm 1983, lúc 32 tuổi, Kim Hạnh là Tổng Biên tập trẻ nhất trong làng báo Việt Nam thời bấy giờ. Sức bật của tuổi thanh xuân, qua Kim Hạnh mới ghê gớm. Chỉ xin nhắc lại một chuyện cũ: Giữa năm 1983, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt làm việc với Báo Tuổi Trẻ và đặt câu hỏi: “Tại sao trước năm 1975 ở Sài Gòn ai làm chủ báo cũng giàu, mà bây giờ các bạn phải ngửa tay xin tiền Nhà nước làm báo?”. Câu hỏi này là một gợi ý giúp Tuổi Trẻ đã có những bước tiên phong: thành lập cơ sở làm bột giấy để tăng nguồn thu; ra mắt Tuổi Trẻ Cười - tờ báo trào phúng duy nhất của cả nước lúc đó; phát hành chuyên đề Tuổi Trẻ ngoại thành; thành lập Xí nghiệp in Lê Quang Lộc, phát động chương trình Vì ngày mai phát triển… Những việc làm tích cực này, tất nhiên góp sức  của cả tập thể, nhưng không thể nhấn mạnh đến vai trò của Tổng Biên tập Kim Hạnh…

Đã mất rồi, một địa chỉ gọi tình văn nghệ
Đã mất rồi, một địa chỉ gọi tình văn nghệ

Mỗi lần đi ngang 81 Trần Quốc Thảo (quận 3- TPHCM),   thấy quán cà phê -máy lạnh- phòng kiếng trổ cửa nhìn ra đường, thì thấy buồn và nhớ một thời căn tin văn nghệ 81. Thời kinh tế thị trường, có chút đất ngay trung tâm là miếng đất vàng, tại sao không kinh doanh? Dầu cho ai đó đã từng nói rằng 81 T rần Quốc Thảo là mảnh đất nơi tụ họp gặp nhau của văn nghệ sĩ nhưng bây giờ thỉnh thoảng cũng gặp nhau nhưng phải theo yêu cầu hành chánh hơn là niềm ước muốn tự thân.   Những khối bê tông của tường. Cái trong suốt hào nhoáng của kiếng. Cái lạnh lùng của những nền gạch bóng…dường như đã xô đẩy những văn nhân, nghệ sĩ ra khỏi nơi tụ họp thường xuyên của họ.

Văn học dịch và dịch văn học
Văn học dịch và dịch văn học

Không bao biện, nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế là, sai sót trong dịch thuật là điều khó tránh khỏi, kể cả những   “cây đa cây đề” trong làng dịch. Tuy nhiên chúng ta, các dịch giả, các biên tập viên, các nhà xuất bản và những người làm công việc có liên quan đến văn học dịch phải nỗ lực phấn đấu hết mình để có được những cuốn sách dịch, những bản dịch hoàn hảo, đúng và hay, đáp ứng lòng mong mỏi của người đọc. Đồng thời chúng tôi, những người dịch cũng rất mong có được sự cảm thông và chia sẻ của công chúng người đọc đối với công việc nhọc nhằn và không tránh khỏi những sai sót, là dịch văn học.  

Nhân vật đa dạng trong Thông Tin Đa Chiều
Nhân vật đa dạng trong Thông Tin Đa Chiều

Nhà văn – nhà báo Trần Văn Tuấn có gần 30 năm làm báo Sài Gòn Giải Phóng, từ vị trí phóng viên lên đến chức Phó Tổng Biên tập, nên ông không xa lạ gì với kỹ nghệ làm báo và hậu trường nghề báo. Tuy nhiên, điều làm nên sức hấp dẫn cho “Thông tin đa chiều” chính là văn phong linh hoạt và hóm hỉnh của tác giả. Phải thừa nhận, có nhiều chương được Trần Văn Tuấn viết rất khéo léo. Trong hàng chục gương mặt xuất hiện trong “Thông tin đa chiều”, Trần Văn Tuấn chỉ cần chấm phá vài nét là bạn đọc đủ sức nhận diện nhân vật như ông thủ trưởng Hai Tạ người thấp đậm nhưng nhanh nhẹn, luôn quăng mình ra khỏi xa hơi lẹ hơn người khác 5 giây. Cũng có nhân vật, Trần Văn Tuấn khai thác thói quen của họ để phác thảo chân dung, như cô Hoa làm thư viện có sự thay đổi tính cách qua câu cửa miệng, từ “ối giời ơi” sang “giời ơi là giời”.

NGUYỄN KHẮC VĂN kiên tâm nghề báo
NGUYỄN KHẮC VĂN kiên tâm nghề báo

Việc làm báo dễ dãi đã trở thành một thực trạng đáng báo động. Hàng ngày, bạn đọc gặp trên nhiều báo mạng lẫn báo giấy những bài báo nhạt nhẽo, những mẩu tin sao chép, chỉnh sửa, thêm thắt, những bài viết giật gân, câu khách, miêu tả tỉ mỉ những tình tiết rùng rợn hay xâm phạm đời tư cá nhân... Ở cánh phóng viên, xuất hiện hiện tượng lười tác nghiệp, thường xuyên xào nấu thông tin trên mạng; đưa tin sai sự thật do tác phong làm việc qua loa, đại khái, thiếu kiểm chứng, thậm chí còn thêm thắt, bịa đặt; đặt nặng lợi ích cá nhân, viết theo đặt hàng… 

Người Sài Gòn xưa đọc báo buổi chiều
Người Sài Gòn xưa đọc báo buổi chiều

Tâm tư ngày 21-6 của nhà văn Lê Văn Nghĩa: “Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng. Sau đó tôi biết mình đã viết thiếu chính xác khi đọc lại một số tư liệu cũ. Nếu bạn đọc nào trên tuổi 60, học bài tập đọc Tả cảnh sinh hoạt gia đình buổi tối nhà em thì thường nhớ câu: “Anh em tôi ngồi học bài, mẹ tôi ngồi may vá và ba tôi ngồi đọc báo”. Bỗng dưng tôi nhớ lại hình ảnh mỗi buổi chiều ba tôi đi làm từ công sở về thường mang theo tờ báo mới mua để tối, sau khi cơm nước xong, nằm đọc để biết tình hình thời sự”.

KHÔI VŨ kể chuyện làm báo
KHÔI VŨ kể chuyện làm báo

Khi tôi qua làm báo Lao Động Đồng Nai từ cuối năm 1993 thì máy vi tính đã xuất hiện tại Việt Nam. Kỹ thuật chế bản bằng vi tính đã xuất hiện ở nhiều nhà in lớn trên TP Hồ Chí Minh như ITAXA, Trần Phú, Lishin... Ban biên tập báo Lao Động Đồng Nai mau chóng quyết định dùng kỹ thuật vi tính thay cho việc xếp chữ chì cũ. Nhưng cả tòa soạn mới chỉ có vài người biết “đánh máy vi tính”, còn trình bày báo thì tất cả đều “mù tịt”. Vài tháng đầu, báo phải thuê một nữ kỹ thuật viên của ITAXA (là nơi in báo) trình bày với dữ liệu là các đĩa mềm chứa bài vở được đánh máy sẵn. Một người của tòa soạn phải đem tất cả lên nhà in rồi khi được thông báo thì lại lên sửa mo-rát. Việc đi lại, trao đổi ý kiến khi có trục trặc kỹ thuật hoặc sửa chữa tin bài vào giờ chót rất phiền phức và mất công sức, thời gian.

Những nhà báo 2 trong 1
Những nhà báo 2 trong 1

Trong cuộc sống hiện đại, nghề báo vẫn là một nghề được xã hội coi trọng bởi những thông tin thiết thực, bổ ích được đưa đến cho công chúng qua các kênh truyền thông đều có đóng góp quan trọng của các nhà báo. Người ta cũng hay dành cho nhà báo nhiều mĩ từ như người đại diện cho "quyền lực thứ 4", "sứ giả của sự thật"...   Không biết những xưng tụng này đúng đến đâu nhưng có một điều chắc chắn và không phải bàn cãi: nghề báo là một nghề hết sức nhọc nhằn. Và nếu một nhà báo còn đồng thời là một người viết văn hoặc ngược lại thì sự nhọc nhằn này có lẽ còn tăng gấp đôi. Theo cách nói vui của các nhà báo "hai trong một" thì đó quả là một người có số "giời đày", hay nhẹ hơn thì là "một cổ hai tròng" dễ dẫn đến ăn không ngon, ngủ không yên... vì công việc luôn luôn truy đuổi họ.

Hay như Hồi Ức Lính
Hay như Hồi Ức Lính

Nhà báo Dương Phương Vinh viết về “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến: “Có thể có người chưa thỏa mãn với văn phong không có gì cách tân của “Hồi ức lính”, nhất là so với hành văn đẹp của “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh). Nhưng đọc “Hồi ức lính”, tôi nhớ người ta đã nói về văn chương của Alice Munro, Nobel văn học 2013 thế này: “Sự mô tả các tình huống, tâm trạng, diễn biến đi vào chi tiết và chính xác, vì chi tiết nên chính xác, và vì chính xác nên chi tiết. Chính vì vậy bà để mất một số độc giả không quen đọc truyện kiểu ấy, tuy đồng cảm nhưng không thương cảm bi ai, và ngược lại, trở thành nỗi quyến rũ không ngớt đối với nhiều người đọc khác, những người cũng đặt cược vào sự chính xác như bà”. “Hồi ức lính” không phải tiểu thuyết mà hoàn toàn phi hư cấu. 700 trang nếu chẻ nhỏ ra, sẽ được vô số truyện ngắn không đụng hàng bất cứ ai. Cả cuốn sách là chất liệu cho bất cứ bộ phim dài tập hấp dẫn nào”.

HÀ QUANG MINH nghĩ về nghề báo, nhân mùa EURO
HÀ QUANG MINH nghĩ về nghề báo, nhân mùa EURO

Theo quy định,  mỗi sự kiện như EURO, World Cup, hay thậm chí Olympic, số lượng thẻ cấp cho phóng viên thể thao Việt Nam rất ít, có thể nói là dưới 10 đầu ngón tay. Lượng thẻ ít nhưng lượng phóng viên đi thì quá đông và vì thế, sẽ vô cùng khó khăn cho những phóng viên thể thao Việt Nam để được xuất hiện và tác nghiệp ở những điểm nóng thực sự như sân tập mở của các đội tuyển; các buổi họp báo chính thức; các buổi phỏng vấn riêng có đăng ký; các vị trí săn ảnh đắt giá trên sân vận động… Số thẻ ít ỏi ấy đến từ hai nguồn chính. Thứ nhất, đi trực tiếp về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam theo phân phối của FIFA (hoặc về Ủy ban Olympic quốc gia theo phân phối của Ủy ban Olympic thế giới). Và thứ hai, đi theo đường thương mại, tức là do đơn vị bán bản quyền truyền hình hỗ trợ cung cấp cho đơn vị mua bản quyền truyền hình.   Bởi thế, đa số phóng viên Việt Nam sang tác nghiệp không thực sự được làm nghề như mong muốn

NGUYỄN TƯ NGHIÊM truyền kỳ họa lục
NGUYỄN TƯ NGHIÊM truyền kỳ họa lục

Nơi Nguyễn Tư Nghiêm, tâm linh có khuynh hướng thần bí, rung cảm như bị cuốn hút vào cõi u linh. Do đó nhìn toàn bộ, nghệ thuật ông hướng theo thi pháp huyền nhiệm – poétique mystique – và từng tác phẩm một thỉnh thoảng truyền đạt một cảm xúc thần bí. Người không nắm bắt được xúc cảm này, cho rằng ông cầu kỳ hay lập dị. Nhưng ta có thể hiểu chất dân tộc trong nghệ thuật Nguyễn Tư Nghiêm không phải là một dụng tâm bảo vệ truyền thống, trong ý chí bảo thủ, mà là một nhu cầu siêu linh, từ tiềm thức chuyển lên ý thức và thể hiện, hóa thân, thành nghệ thuật. 

Sức bao quát của một tập sách
Sức bao quát của một tập sách

Đọc “Thêm một lần biển gọi”, độc giả không khỏi ngạc nhiên khi thấy khả năng “bao quát” của Văn nghệ Công an nói chung và tác giả Phạm Khải nói riêng. Dường như mọi vấn đề của đời sống trong nhiều thời điểm đều được Văn nghệ Công an và Phạm Khải bám sát, đề cập một cách kịp thời, sâu sát, có chính kiến, có tính phản biện cao. Rồi trên cơ sở đó đặng rút ra những bài học xã hội và nhân sinh. Chỉ cần đọc tít của những tản văn và thời luận trong cuốn sách này thôi, ta đã cảm nhận được điều này, trong đó, nhiều tít bài hấp dẫn nhờ gắn với những thành ngữ hoặc nửa thành ngữ khá uyển chuyển, linh hoạt: “Thuốc đắng dã tật”, “Hệ lụy từ một vụ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Lỗ hà ra lỗ hổng”, “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, “Không có lửa, sao có khói”, “Đừng đánh bùn sang ao”, “Có thực mới vực được đạo”, “Danh có chính, ngôn mới thuận”…

LÝ THỊ TRUNG một mình ra tờ báo Phụ Nữ Thủ Đô
LÝ THỊ TRUNG một mình ra tờ báo Phụ Nữ Thủ Đô

Trước thềm Đổi mới, khi đất nước chuẩn bị chuyển mình, đã 56 tuổi, ở tuổi nghỉ hưu, nhà báo Lý Thị Trung đã tổ chức xuất bản Báo Phụ nữ Thủ đô. Số báo đầu tiên ra mắt vào 19/8/1986. Nhà báo Lý Thị Trung tên thật là Nguyễn Thị Minh Ngọ. Đó cũng là năm sinh của bà: Canh Ngọ 1930. Con gái một gia đình công chức khá giả, bố quê Hưng Yên, mẹ quê quan họ Bắc Ninh, 16 tuổi, bà thoát ly gia đình theo kháng chiến. Hoạt động cách mạng phải thay tên họ, bà lấy tên làng của mẹ - làng Thị Trung, để đặt bí danh. Yêu vị nữ vương Lý Chiêu Hoàng, nên bà lấy họ Lý. Cái tên Lý Thị Trung theo bà từ đó đến nay đã 70 năm.... 

Nhà khoa học thế chấp tài sản để làm báo
Nhà khoa học thế chấp tài sản để làm báo

Ông Nguyễn Xường, một thợ bạc tại Thái Bình lấy tờ "Khoa học tạp chí" làm gối đầu giường. Ông Xường đã lưu giữ đủ 232 số báo ra trong 10 năm. Ông coi đó là “của gia bảo” trong gia đình. Khi giặc Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng vào Thái Bình, ông Xường đã đem xếp gọn 232 số báo ấy vào phuy xăng, gắn kín rồi chôn xuống đất. Năm 1954, hòa bình lập lại, đào phuy lên, những tờ báo vẫn nguyên vẹn. Biết tin ông Nguyễn Công Tiễu không giữ được đủ các số báo "Khoa học tạp chí", ông Xường đã cho con trai mang báo ra Hà Nội biếu tận tay chủ bút tờ báo để tỏ lòng biết ơn…

NGUYỄN TRÍ đãi vàng tìm văn
NGUYỄN TRÍ đãi vàng tìm văn

Về công việc đào đãi vàng, trước Nguyễn Trí đã có nhiều người viết, nhưng hầu hết họ “cưỡi ngựa xem hoa”, hóng hớt được vài ba câu chuyện rồi tưởng tượng thêm bớt, từ đó sinh ra những trang sách đọc chỉ thấy dao găm, súng lục. Viết với tư cách là người trong cuộc, từng bổ cuốc khui hầm, ra suối lắc mâm, xuống địa tầng lấy bổi… có thể nói ông là người “độc nhất vô nhị”. Điều này kể cũng không có gì lạ, anh quen thuộc cái gì thì viếtcái ấy, nhà văn nào chẳng vậy. Cái lạ là ở bản thân người viết. Làm sao từ một người mê chữ nghĩa, sách đọc đến thiên kinh vạn quyển, bị cuộc sống sàng lắc thế nào mà lại trở thành dân địu, phu vàng, thành đại ca trong những cuộc làm ăn,thuộc hết sáu câu của các trò lừa đảo khiến một người đọc là tôi cứ phải băn khoăn đi tìm căn nguyên

NGÔ KHẮC TÀI tìm hiểu vì sao cá vui, vì sao cá chết
NGÔ KHẮC TÀI tìm hiểu vì sao cá vui, vì sao cá chết

Vì sao con cá vui- vì sao con cá chết. Vì người không phải là cá.Từ lâu lấy cá làm thức ăn nhưng người lại là kẻ xa lạ đứng ở ngoài sự vật. Thay vì tâm vật là một sự sống đồng nhất thể người lại đi chia hai Chẳng những không là cá, những sự vật có vần a như đá, lá, má, ô bà má… người vẫn đứng ngoài. Thương nhau mà bằng mười phụ nhau không nghe đá kêu-ngàn năm sỏi đá vẫn còn có nhau. Không thấy từng chiếc lá non mọc ra, mà theo ngẩn ngơ mùa lá rụng trong vườn không nghe cây nó chê anh đã già. Vì không là má nên tâm hồn người hạn hẹp không như lòng mẹ, con không khóc nhưng mẹ ở xa biết đã tới giờ cho con bú mẹ cũng tất cả chạy về. 

LÊ HOÀI LƯƠNG được tài trợ bao nhiêu tiền để in Văn Nhân Bình Định - Một Góc Nhìn?
LÊ HOÀI LƯƠNG được tài trợ bao nhiêu tiền để in Văn Nhân Bình Định - Một Góc Nhìn?

Theo ông Nguyễn An Pha- Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Định, việc hỗ trợ kinh phí 85.250.000 đồng cho nhà văn Lê Hoài Lương thực tế chỉ đáp ứng được một phần trong tổng số dự trù kinh phí toàn bộ tập sách là 181.000.000 đồng. Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Định cũng đã ký hợp đồng trách nhiệm về việc hỗ trợ in sách “Văn nhân Bình Định - Một góc nhìn” với tác giả, trong đó nêu rõ tác giả chịu trách nhiệm nội dung cuốn sách, liên hệ nhà xuất bản biên tập, thẩm định nội dung, cấp phép xuất bản theo luật định. Tác giả cũng thực hiện đúng Luật Sở hữu trí tuệ trong việc trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình.

Lùm xùm Văn Nhân Bình Định
Lùm xùm Văn Nhân Bình Định

Những ngày qua, có một vài ý kiến “bào chữa” cho Lê Hoài Lương rằng đó là “góc nhìn riêng” của tác giả (!?). Vấn đề đặt ra là Lê Hoài Lương đã đứng ở “góc” nào để “nhìn” văn nhân Bình Định? Bởi lẽ, người đọc thấy có lúc thì Lê Hoài Lương như đang quỳ gối, ngưỡng vọng một số nhân vật, như: Vân Bích, Vũ Ngọc Liễn, Quách Tấn…; có lúc lại giống như đang phủ phục dưới chân của Võ Phiến, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Mộng Giác… Có lúc Lê Hoài Lương như ngồi tót ở trên cao nhìn xuống để phán xét, dạy bảo người khác… Kiểu nhận xét, đánh giá của Lê Hoài Lương đối với mỗi tác giả, tác phẩm thiếu nhất quán, thiếu chuẩn mực, “yêu nên tốt, ghét nên xấu”; không tiếc lời để ca tụng, bốc thơm các tác giả Vân Bích, Võ Phiến, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn An Pha…; chê Nguyễn Tuân; đá xéo, bêu riếu Lê Văn Ngăn, Nguyễn Thanh Mừng, Hồ Thế Phất, Bùi Thị Xuân Mai, Trần Thị Huyền Trang…

VIỆT PHƯƠNG cuộc đời yêu như vợ của ta ơi...
VIỆT PHƯƠNG cuộc đời yêu như vợ của ta ơi...

70 năm về trước, đúng vào ngày 25 tháng 9 năm 1945, sau hai ngày giặc xâm lược nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, có một chàng trai Hà Nội 17 tuổi theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường Nam tiến. Với khẩu súng trường trên vai. Mùa hạ này chàng trai năm xưa đã 87 tuổi. Vẫn tươi trẻ nụ cười. Trời run rẩy thế nào mà Đại hội nhà văn lần thứ 9 ở khách sạn La Thành, Hà Nội, ngày 9-7-2015, tôi lại ngồi sát ghế với ông. Cuộc gặp lần trước vào hồi tháng 9 – 1970. Khi đó ông vào nói chuyện thơ với sinh viên Văn khoa Tổng hợp Hà Nội tại hội trường tỉnh ủy Hà Tây. Trước mặt có một khu vườn mà cổng của nó nhìn ra cầu thị xã Hà Đông. Ông dong dỏng cao. Hào hoa phong nhã. Đặc biệt có nụ cười sáng mà duyên. Thấm thoát đã 45 năm rồi. Tôi hỏi nhỏ. Hình như ngày xưa ông cao hơn bây giờ. Ông nói. Hình như vậy. Trách làm sao được với thời gian. Ông là nhà thơ Việt Phương.

LÊ VĂN NGHĨA với ký ức đợi mưa Tết Đoan Ngọ
LÊ VĂN NGHĨA với ký ức đợi mưa Tết Đoan Ngọ

Tôi biết đến mưa Sài Gòn-Chợ Lớn từ khi còn “cởi truồng tắm mưa”! Quá nhỏ để còn gì hằn sâu trong ký ức chỉ nhớ rằng tôi đã biết đến cơn mưa qua những câu tục ngữ, bài học thuộc lòng ‘Chuồn chuồn bay thấp thì mưa’, ‘Lạy trời mưa xuống lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp...’. Khu Chợ Lớn nhà tôi không ai có ruộng nhưng cũng mong mưa vô cùng. Mưa nghĩa là chúng tôi hứng nước đầy lu, đầy khạp mà nước ‘đái trời’ cho nầy khiến cho lũ trẻ tụi tôi đỡ vất vã khi chen nhau ngoài phông tên nước máy, kiếm từng thùng nước cho những ngày cạn mưa. Còn đợi trời mưa ngay ngày mùng 5 tháng 5 (tết đoan ngọ) hứng đầy nước chứa vào lu để dành uống rất tốt.(?)

Tiểu thuyết hải ngoại và vấn đề thân phận tha hương
Tiểu thuyết hải ngoại và vấn đề thân phận tha hương

Thân phận con người là vấn đề mang tầm phổ quát, “vượt lên tất cả bờ cõi và giới hạn” (Nam Cao). Hòa cùng những chuyển biến sâu sắc và mạnh mẽ của văn học Việt Nam thời kì Đổi mới, cảm hứng ưu tư về thân phận người Việt tha hương được cho là một tìm tòi mới, góp phần làm nên tính đa dạng của tiểu thuyết hải ngoại nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. Dòng văn học hải ngoại ở đây chỉ sáng tác của các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài được viết bằng tiếng Việt. Các tác phẩm được chọn khảo sát trong bài viết như Quyên (Nguyễn Văn Thọ), Chinatown, Paris 11 tháng 8 (Thuận), Tìm trong nỗi nhớ (Lê Ngọc Mai), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng)... chỉ là một vài trong rất nhiều ấn phẩm thuộc bộ phận văn học đã và đang được độc giả quê nhà yêu thích đón nhận. 

Câu Chuyện Đà Nẵng là tiểu thuyết hay truyện ký?
Câu Chuyện Đà Nẵng là tiểu thuyết hay truyện ký?

Niềm vui, nỗi buồn, sự trồi trụt lên xuống của hầu hết các nhận vật trong “Câu chuyện Đà Nẵng” đều gắn với công trình bắc cây cầu quay.Nhưng sách tuyệt nhiên không mang chất tân văn ghi lại tường tận, kỹ lưỡng những gì liên quan đến việc thi công cây cầu. Theo một mạch cảm hứng xưa cũ (và nói luôn cũng sẽ là dễ viết) “Câu chuyện Đà Nẵng” có thể sẽ dàn tuyến nhân vật ra làm hai: tân tiến, dám nghĩ dám làm, có tầm nhìn xa, vì lợi ích chung và thủ cựu, lạc hậu, bao che, chống đối mong mưu cầu cái danh cái lợi cho bản thân và phe nhóm mình. Về phương diện này, đọc “Câu chuyện Đà Nẵng” nhiều lúc thoáng nghĩ hình như sách không có đích tới; hình như tác giả đang lan man kể lại những ấn tượng, những kỷ niệm từ những bạn bè thân quen ở Đà Nẵng, ở nhiều vùng quê khác tình cờ gặp nhau ở Đà Nẵng 

THÁI SINH Trong Cơn Giông Mùa Hạ
THÁI SINH Trong Cơn Giông Mùa Hạ

Trên núi trời lạnh hơn dưới thung lũng, nên vụ mùa cũng gặt muộn độ nửa tháng. Những cơn gió heo may bắt đầu thổi, nhà trường cho học sinh nghỉ mùa một tuần, Thành định tranh thủ mấy ngày nghỉ xin phép về thăm mẹ, gia đình anh nằm bên bờ sông Thao đối diện với thành phố Yên Bái. Đó là vùng nửa đồi nửa núi, ruộng và bãi bồi nằm dọc sông, phía sau là đồi rừng. Anh là con út của gia đình có ba chị em. Bố anh mất vì bị chó dại cắn khi anh mới lên hai, thành ra mẹ anh một mình nuôi cả ba chị em. Anh không thể quên những mùa đói hoa cả mắt, ngồi trong lớp học mà tay chân cứ run lấy bẩy. Bởi thế anh và người anh trai cố học để thoát cảnh nhà nông. Chị gái anh chả được học hành nên lấy chồng gần nhà, còn anh trai sau khi học xong thì lên tận Lai Châu công tác rồi xây dựng ra đình ở đó thi thoảng mới về, nên anh trở thành người giữ bát hương tổ tiên.  

Đọc ké sổ tay văn học của PAUSTOVSKY
Đọc ké sổ tay văn học của PAUSTOVSKY

Thực là thú vị và bổ ích khi chúng ta được ngó mắt vào công việc “bếp núc” của nghề văn lại do chính các nhà văn kể lại. Nhà văn Nga chuyên viết những chuyện lãng đãng, mộng mơ - Konstantin Paustovsky khá quen thuộc với bạn đọc nước ta với những Tuyết, Con tàu đi Simferopol, Lẵng quả thông, Natchia … cũng đã bàn về việc nghề trong tập tiểu luận đầy chất thơ “Bông hồng vàng”.  Xin giới thiệu với bạn đọc đoạn tản văn dưới đây rút từ tập "Chuyện đời" của ông, khi nhà văn Konstantin Paustovsky muốn làm sáng tỏ mối liên quan giữa những gì quan sát rồi ghi chép lại với trí nhớ, với óc tưởng tượng sáng tạo…  

Quà Cho Con, quà cho bố, và hiểm họa văn hóa
Quà Cho Con, quà cho bố, và hiểm họa văn hóa

Số tiền bản quyền 550 triệu đồng là sự thật hay một trò PR, xin nhường cho cơ quan thuế làm sáng tỏ. Theo quy định hiện hành, thu nhập bất thường từ 2 triệu đồng trở lên, đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu công ty Tân Việt trả 550 triệu, thì ông Nguyễn Huy Hoàng kê khai và nộp thuế ra sao? Không lẽ công chức của ngành văn hóa mà lại… trốn thuế ư? Ngoài mấy ý kiến tán dương rất vớ vẩn in trong sách như lời rao bột ngọt rất có ích cho sức khỏe, thì điểm độc đáo duy nhất của “Quà cho con” là cái lời… cảm ơn. Tác giả viết lời cảm ơn dài loằng ngoằng, kín cả hai trang sách, cảm ơn từ lãnh đạo bộ ngành, đến sư sãi đến bá tánh. Còn nội dung của “Quà cho con”, nếu được ca ngợi là thơ, thì Bộ Văn Hóa nên đổi tên thành Bộ Tiêu Hóa!

Vở kịch Quan Thanh Tra và vấn nạn tham nhũng hôm nay
Vở kịch Quan Thanh Tra và vấn nạn tham nhũng hôm nay

Quan thanh tra là tên một vở hài kịch trào phúng của nhà văn Nga nổi tiếng Nikolai Gogol, viết theo gợi ý của A. C. Pushkin, được công diễn lần đầu tiên vào tháng 4-1836. Kịch kể về một công chức nhỏ vô tình đi ngang một thị trấn miền nam nhưng bị tưởng nhầm là quan thanh tra từ thủ đô Petersburg đi thị sát. Những quan chức hối lộ địa phương tìm đủ mọi cách để mua chuộc, hối lộ ông, đồng thời không quên nói xấu nhau để tâng công… Độc giả hôm nay thổ lộ: “Tôi có cảm giác là Gogol vừa xem tin tức hiện nay, vừa viết vở... Quan thanh tra. Lúc thì một quan chức biển thủ ngân quỹ quốc gia, lúc thì những công trình bạc triệu bốc hơi…”

Lịch sử Việt Nam quá ít chi tiết sinh động?
Lịch sử Việt Nam quá ít chi tiết sinh động?

Trần Khánh Dư (không rõ năm sinh, mất năm 1339), thường được biết tới như một trong những công thần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Có điều ông cũng rất giỏi tham lam vơ vét. Khi làm trấn thủ Vân Đồn, tục ở đấy quần áo đồ dùng còn bắt chước người Trung quốc, ông ra lệnh cho quân không được đội các nón kiểu phương bắc mà phải đội nón của một làng gần đấy gọi là nón ma lôi để phân biệt. Nghe thì có vẻ rất nghiêm! Có biết đâu, trước đó ông đã sai người nhà mua sẵn nón về bán, mỗi chiếc giá đắt gần bằng một tấm vải, nhờ thế cũng có được một “chiến công tưng bừng” trên phương diện kiếm lợi bỏ túi…. Có lần người dân đã kiện Trần Khánh Dư đến tận triều đình, nhưng ông không sợ mà còn công khai tuyên bố: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ? ”.

Huyền thoại săn bắt cướp ở đâu trong các tác phẩm văn học ?
Huyền thoại săn bắt cướp ở đâu trong các tác phẩm văn học ?

Sau khi có yêu cầu của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng về việc khẩn trương thành lập lực lượng săn bắt cướp (SBC), Công an TP.HCM đã xin ý kiến lãnh đạo Bộ Công an cho phép tái thành lập “thương hiệu” lừng lẫy một thời này của cảnh sát hình sự Công an TP.HCM. Những ngày qua, ba chữ viết tắt SBC đã gieo vào lòng công chúng niềm hy vọng tràn trề về sự bình yên ở thành phố lớn nhất nước. Đồng thời nó cũng làm sống lại những cảm xúc hào hùng về hình tượng người chiến sĩ SBC trong những tác phẩm kinh điển sống mãi với thời gian. Khi xã hội đô thị hiện nay, xuất hiện nhiều hành động cướp giật trên đường phố, người dân thường nhớ đến lực lượng săn bắt cướp (SBC) của Công an TP.HCM sau 1975. Thật dễ tìm lại những tên tuổi đã đi vào huyền thoại của lực lượng này khi gõ vào google. Các trang viết về những người hùng SBC một thời đa phần nằm trên các trang báo ở dạng tư liệu của một thời quá vãng. Vậy, hình tượng các chiến

THÁI KẾ TOẠI phân tích cuộc truy bức mang tên 60 Phút Mở
THÁI KẾ TOẠI phân tích cuộc truy bức mang tên 60 Phút Mở

Cựu đại tá an ninh Thái Kế Toại ( nhà thơ Lê Hoài Nguyên) nêu ý kiến: “Những luận điệu về lý luận truyền thông mà mấy người kia đem ra để “mổ” anh MC Phan Anh là thứ lý luận cũ rích của các chế độ toàn trị đã bị vứt vào sọt rác lâu rồi. Tôi thấy xấu hổ cho thứ kiến thức đó, nó chẳng khác gì dao phay, dao rựa, nỏ và cung tên để đánh nhau với vũ khí internet, vũ khí hạt nhân thời nay. Cũng nên biết rằng trong quá khứ của chế độ nhiều văn nghệ sĩ, trí thức và công dân trung thực đã bị vùi dập bởi thứ lý thuyết tàn ác đó. Tôi dám nói như vậy vì tôi đã từng xây dựng lý thuyết, chỉ huy công tác đấu tranh chống địch phá hoại tư tưởng ở nước ta từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Từ ngày đó tôi đã cố loại ra thứ lý thuyết nguy hiểm của Mao, của Stalin và đưa tinh thần cải tổ của Gocbachop, tinh thần đổi mới của Việt Nam vào công tác của chúng tôi. Nay ngồi nghe lại cách phát ngôn của mấy người nhất là của Phạm Mạnh Hà, của Hoàng Minh Trí, Hồng Thanh Quang không thể hiểu nổi tại sao họ c

Thấy gì ở một xã hội thích đối thoại bằng nắm đấm?
Thấy gì ở một xã hội thích đối thoại bằng nắm đấm?

Đối thoại cũng cần được tiến hành đúng cách, một cuộc chất vấn quốc hội công khai là hình ảnh sinh động của một cuộc đối thoại ở tầm vóc quốc gia. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã lên tiếng xin lỗi vì có phát biểu “hớ” về tình trạng an toàn thực phẩm mà người dân cho rằng “quá xem thường dân chúng”. Sự việc này cho thấy một phát ngôn cần được phản hồi ra sao và vai trò của mỗi bên trong vụ việc, nếu bức xúc của người dân không được giải tỏa thì đối thoại sẽ trở nên vô nghĩa và không đáng tin. Đối thoại cũng cần được xem là cách tốt nhất và cần thiết nhất để tránh hoặc dập tắt xung đột chứ không phải là kích động nó, vì thế nó rất cần những cái đầu lạnh, có ý thức và thiện chí giải quyết vấn đề.

TRẦN HOÀI DƯƠNG và cái đẹp non tơ, trong trẻo
TRẦN HOÀI DƯƠNG và cái đẹp non tơ, trong trẻo

Anh không gần được với thiếu niên. Bọn chúng đã lớn thì nhiều đứa hư hỗn. Vậy thì chỉ nên viết về thời thơ ấu của chính mình. Viết là khao khát cái đẹp, cái đẹp vươn tới, cái đẹp ao ước, cái đẹp khát vọng. Viết để đó, viết cho mai sau. Viết về cái sẽ có, chứ không phải đang có, vốn có. Nhiều lúc cảm thấy mình làm cái việc vô ích, vô nghĩa. Nhiều trẻ em đang tìm đọc say mê các vụ án, xem ngốn ngấu tranh truyện. Mình cải tạo được chút gì không?  Trần Hoài Dương là mẫu người mà vẻ bên ngoài và cảm nghĩ thầm kín có phần trái ngược, mâu thuẫn. Anh rất tế nhị, hào hoa trong ứng xử nhưng cũng có khi cứng nhắc, khái tính trong tình yêu, tình bạn. Ngay trong tâm can, anh cũng không thuần nhất. Tuy nhiên, mọi trái ngược, mâu thuẫn ấy lại thống nhất trong toàn vẹn con người anh, chúng nói lên con người anh. Trần Hoài Dương là thế. Là không giản đơn, là cả nghĩ, là tự làm bận mình.