LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Một nhà báo trong nội các Dương Văn Minh
Một nhà báo trong nội các Dương Văn Minh

Trong nội các Việt Nam Cộng Hòa những ngày cuối cùng tháng 4-1975, có một nhà báo đảm nhiệm cương vị Tổng trưởng Thông tin là Lý Quí Chung, sau này nổi tiếng bình luận bóng đá với bút danh Chánh Trinh. Làm báo ở hai chế độ khác nhau, Chánh Trinh vẫn mang đậm phong cách tri thức Nam bộ, chân thành và phong lưu. Nhà cách mạng lão thành Trần Bạch Đằng từng nhận định về nhà báo Chánh Trinh: “Anh đại diện – nếu hiểu chữ đại diện theo nghĩa chẳng ai bầu mà là sự đương nhiên – cho lớp trung gian của xã hội, trung gian cả về kinh tế lẫn chính trị”. 

Những bức ảnh không thể nào quên theo năm tháng
Những bức ảnh không thể nào quên theo năm tháng

Không biết do ai gợi ý, quần chúng và những người lính phía cách mạng chúng tôi hễ cứ thấy máy ảnh, ống kính quay phim chĩa vào mặt là mở miệng nở một nụ cười.. lạc quan. Còn phóng viên ảnh, phóng viên quay phim trước khi bấm máy đều kêu lên hoan hỉ: "Cười nhé! Cười lên nào..1,2,3..." . Thành thử tôi rất thích những tấm ảnh của tác giả Nguyễn Đạt đăng kèm dưới đây. Vào sáng và trưa ngày 30/4/1975 tay máy nghiệp dư này chạy ra đường, liên tiếp bấm những cú máy vô tư, thích gì thì chụp, không theo sự sai khiến của bất cứ một ai. Hóa ra những bức ảnh của anh đúng nghĩa là 'chân thực", sẽ có sức sống lâu bền với thời gian.

Người Việt vừa giành giải Pulitzer là ai?
Người Việt vừa giành giải Pulitzer là ai?

“Con người hai mặt” là cách Nguyễn Thanh Việt hài hước khi tự định danh bản thân. Được sinh ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sau đó cùng gia đình sang Mỹ vào năm 1975, Nguyễn Thanh Việt và những người đồng trang lứa cảm nhận sâu sắc những vấn đề thời đại cũng như bối rối trước hình ảnh chiến tranh Việt Nam được Hollywood tái hiện. Trong cuộc phỏng vấn với NPR, một trang tin tức có trụ sở tại Washington, tác giả đã mô tả những trải nghiệm của thế hệ ông trên đất Mỹ. Đó là khi ông định danh bản thân như một người Mỹ. Và như những người Mỹ khác, ông hâm mộ những binh sĩ như Rambo - nhân vật chính trong bộ phim First Blood do nam tài tử Sylvester Stallone thủ vai. Nhưng rồi, sau khi thưởng thức say mê những cảnh hành động trên màn ảnh, ông chợt nhận ra: “Gượm đã, mình có khác gì người Việt đang bị giết trên màn ảnh”. Hay như khi đi xem Platoon, khi những người Việt bị giết, cả rạp trở nên phấn khích, ông tự hỏi: “Mình biết định danh mình là ai bây giờ?”.

Tiểu thuyết Cảm Tình Viên vừa được trao giải Pulitzer có gì hay?
Tiểu thuyết Cảm Tình Viên vừa được trao giải Pulitzer có gì hay?

Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ đọc cuốn sách này với cặp mắt tương tự như những người đi qua thế chiến hoặc sống sót qua thời Hitler hay thời Khmer đỏ, và chuyện săm soi các tiểu tiết lịch sử là không tránh khỏi. Tuy nhiên, không tác giả nào dù siêu đến đâu có thể làm vừa lòng mọi người đọc có biết (hoặc nghĩ là mình biết nhiều) về sự thật lịch sử. Nếu đọc cuốn sách để tìm đến mục đích cuối cùng, tức thông điệp của cuốn sách là gì, tôi tin nhiều người sẽ đồng ý đây là cuốn sách nặng ký hơn rất nhiều cuốn sách khác về đề tài Việt Nam. Tôi cũng đánh giá cao khi tác giả không cố tình "quốc tế hoá" những chi tiết liên quan đến cộng đồng người Việt để khoác cho cuốn sách tấm áo mang tính phổ quát cao hơn. Những đoạn tả về một số người Việt hải ngoại trong các quán bia, quán phở, đi làm lấy tiền mặt, đi xe cà tàng, tụ tập ca hát hút thuốc phì phèo, mặc đồ "hàng chợ", nói tiếng bồi, những người đàn ông từng hét ra lửa giờ cay đắng vì không còn uy với con cái, ... chắc

Những giải Vàng chuẩn xác cho một mùa Cánh Diều
Những giải Vàng chuẩn xác cho một mùa Cánh Diều

Với Cánh Diều 2015, phim truyện điện ảnh “Trúng số” đoạt liền một lúc 3 giải Vàng. Một Vàng cho phim. Một Vàng cho Biên kịch của phim- nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Một Vàng nữa cho Ninh Dương Lan Ngọc- nữ diễn viên trẻ, thủ một trong những vai chính của phim. Tại các LHP trên thế giới, giải vàng rơi tua tủa xuống đầu những tác phẩm xuất sắc cũng là chuyện dễ gặp. “Trúng số” ra mắt người xem và đạt doanh thu cao đâu đó từ dạo tết âm lịch năm 2015. Kể lại chuyện phim, hẳn là thừa. Phim hài, phim giải trí xô bồ ra rạp mấy năm nay cũng đã trở thành “vấn nạn”. Thiên hạ đã có tên gọi là “hài nhảm”, “hài khùng”. Nhưng hài của “Trúng số” khác hẳn. 

NGUYỄN MẠNH TUẤN viết văn làm triệu phú đôla
NGUYỄN MẠNH TUẤN viết văn làm triệu phú đôla

Nghỉ nhà nước, mất lương khi ba con vẫn còn ở tuổi ăn học, Nguyễn Mạnh Tuấn bảo lúc đó trong lòng ông lo lắm. Miếng đất xây Trường Hoa Mai bây giờ, ông đã tính làm đủ việc để kiếm sống như mở gara, làm trại gà… Và có lúc nó thành trại gà thật. Tuy nhiên, Nguyễn Mạnh Tuấn gật gù: “May cho tôi là ở đất Sài Gòn này ai giỏi, có khả năng thì người đó sống được. Đất này không như ngoài Bắc, có người đánh anh, chặn anh thì cũng có người sẵn sàng dùng anh, cho anh cơ hội. Tôi ở nhà, nhờ anh em, bè bạn kêu viết báo, kêu viết cái này, cái kia nhuận bút cũng đủ sống. Cho đến khi phim truyền hình Việt Nam bắt đầu rộ lên, vững mạnh vào những năm 1990 thì tôi sống tốt, sống khỏe”.

LÊ MINH QUỐC nhảy lambada với chữ nghĩa
LÊ MINH QUỐC nhảy lambada với chữ nghĩa

Lê Minh Quốc viết nhiều về phụ nữ. Cả cuộc đời Quốc gắn với tờ báo dành cho giới nữ nên anh có quá nhiều kinh nghiệm quá nhiều thông tin từ những chuyến tác nghiệp của nghề báo để thổi vào trang viết những nhận xét tinh tế về các sự kiện muôn mặt của phụ nữ. Anh giải thích bổ sung về thiên kiến đối tượng viết của mình: “Đẻ là sự sáng tạo. Đàn bà là kẻ sáng tạo.Họ sáng tạo ra vũ trụ này”. Do vậy mà khi viết về họ anh một lòng trân trọng trong bất cứ tác phẩm nào như những Tình éo le mà lý oái oăm, Gái đẹp trong tôi, Tôi và đàn bà, Khi tổ ấm mhảy Lambada… Có bạn đọc cắc cớ hỏi :“Gần sáu mươi rồi mà anh vẫn độc thân, được biết anh có khá nhiều mối tình vậy tại sao tan vỡ, lỗi do ai?”.

Các nhà văn Nga nói gì khi được trao giải Nobel?
Các nhà văn Nga nói gì khi được trao giải Nobel?

Tính cho tới thời điểm hiện tại (2016 ) có 5 nhà văn Nga được trao giải Nobel Văn học: Ivan Bunhin (1933), Boris Pasternak (1957), Mikhail Sholokhov (1965 ), Aleksandr Sogienhinsin ( 1972) và Ioxip Brodsky ( 1987). Nhà văn Boris Pasternak được trao giải Nobel nhưng không được chính quyền Xô Viết cho sang Stokhom (Thụy Điển) nhận giải. Thành thử chí có 4 nhà văn có mặt và có bài phát biểu trong Lễ trao giải. Sau đây là những lược trích lời phát biểu khi nhận Giải Nobel Văn học của các nhà văn ấy.

Sa ngã giữa danh vọng
Sa ngã giữa danh vọng

Người nổi tiếng vốn dĩ   luôn được xã hội mở rộng vòng tay yêu mến và như một tập quán chung của con người, cộng đồng vẫn nới rộng biên độ hành xử với họ. Điều đó có nghĩa là có những việc người bình thường không nên làm, nhưng với người nổi tiếng, nếu họ có thực hiện hành vi không nên làm đó, họ vẫn có thể được cộng đồng dung thứ. Song, nếu là một người nổi tiếng có tri thức, có văn hóa và có trách nhiệm xã hội, người ấy cần phải có ý thức cảnh báo mình rằng dù gì đi nữa, dù sự bao dung, rộng lượng của cộng đồng dành cho mình đến thế nào đi nữa, mình cũng không được phép vượt qua lằn ranh đạo đức của cái biên độ hành xử đã được nới rộng 

Xe lam chiều trong ký ức Sài Gòn
Xe lam chiều trong ký ức Sài Gòn

Dòng quảng cáo về xe Lam thời đó của một hãng buôn nhập cảng vào Sài Gòn năm 1967: “Máy trước, vừa đề, vừa đạp. Đặc điểm hoàn toàn làm tại Ý Đại Lợi - Trọng tải hữu dụng 550 ký… Xe có bán tại Lambretta Việt Nam - VINACO và khắp các đại lý trên toàn quốc. Chú ý: không có xe Lam bốn bánh, chỉ có xe Lam ba bánh”. Câu quảng cáo đó như xác định đặc tính của xe Lam là chỉ có ba bánh, có thùng nhỏ phía sau chở được 8 người khách và gồm một cabin cho tài xế ngồi lái phía trước, dưới ghế ngồi của tài xế là thùng đặt máy xe. Kẹt kẹt, khi đông khách và đoạn đường nào vắng bóng cảnh sát công lộ thì bác tài cho hai người ngồi cạnh mình trên băng tài xế.

Giải thưởng Hồ Xuân Hương có ai vừa đá bóng vừa thổi còi?
Giải thưởng Hồ Xuân Hương có ai vừa đá bóng vừa thổi còi?

Khi giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương lần thứ 5 (2010-2015) ở Nghệ An vừa kết thúc phần chung khảo thì cũng là lúc dư luận lại bất bình về quy chế giải thưởng và chất lượng chấm giải. Ông Lê Minh Thông, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, nói: “Tôi là chủ tịch hội đồng chung khảo nhưng thú thật không có thời gian đọc kỹ, đọc hết tác phẩm do ban sơ khảo đưa lên. Tôi chấm điểm chủ yếu dựa trên kết quả sơ khảo. Vì thế các thành viên chấm sơ khảo phải có khả năng thật sự và hết sức công tâm, chuẩn mực. Sau khi trao giải, chúng tôi sẽ giao các cơ quan liên quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và bàn hướng xử lý cho mùa giải tiếp theo để giải thưởng danh giá mang tên nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương thật sự có ý nghĩa”.

Cơn dư chấn Hậu Duệ Mặt Trời
Cơn dư chấn Hậu Duệ Mặt Trời

Bộ phim “Hậu duệ mặt trời” đang tạo ra làn sóng mộ điệu dữ dội tại Việt Nam. Vì sao sản phẩm của Hàn Quốc này có sức khuynh đảo đời sống tinh thần nhiều nước châu Á như vậy? Tác động của “Hậu duệ mặt trời” tích cực hay tiêu cực?     “Hậu duệ mặt trời” mang cả ekip sang Hy Lạp quay phim, để thực hiện hoàn hảo nhất từng phân cảnh. 13 tỷ won là con số mà nhà sản xuất công bố đã chi cho “Hậu duệ mặt trời”. Không chỉ đầu tư số tiền rất lớn để dàn dựng, "Hậu duệ của mặt trời" còn rất tỉ mỉ trong khâu hậu kỳ, đặc biệt là việc xử lý hiệu ứng nghệ thuật. Cùng với cơn sốt từ màn ảnh, nhạc phim “Hậu duệ mặt trời” cũng tạo nên một cơn bão càn quét các bảng xếp hạng âm nhạc tại Hàn Quốc. Từ "Always" của nữ rapper Yoon Mi Rae, "Everytime" của Chen và Punch, "This Love" của bộ đôi đình đám Davichi cho tới "You Are My Everything" của Gummy, những ca khúc này đều ngay lập tức gạt đổ các hit khác để leo lên vị trí dẫn đầu.   Hai góc nhìn dưới đây,

Tác phẩm lớn từ tâm hồn đồng điệu
Tác phẩm lớn từ tâm hồn đồng điệu

Với tất cả tấm lòng yêu quý và tôn trọng tài năng văn chương bậc thầy của Hemingway, hai tác giả người Anh là nhà văn, nhà biên kịch Michael Palin và nhiếp ảnh gia nổi tiếng Basil Pao, đã bỏ ra nhiều năm trời để lần theo dấu chân xưa của Hemingway đặng tìm gặp những nhân chứng, nghe kể về những kỷ niệm, thu thập những sự kiện, chứng tích… nhằm tái hiện cho độc giả trọn vẹn “Cuộc phiêu lưu của đời Hemingway” bằng chuyện kể và hình ảnh minh họa sống động. Họ đã phải thuê máy bay bay khắp các vùng thuộc Hoa Kỳ, châu Âu, vùng biển Caribé, rồi cả vùng rừng rậm Đông Phi. Các tác giả cứ lần theo dấu chân của Hemingway mà đi, lúc lội bộ, lúc đi xe đạp, lúc lái xe hơi, lúc chèo thuyền và thậm chí thuê cả xe thiết giáp để tiến vào trung tâm thủ đô Paris như phóng viên chiến trường Hemingway từng trải nghiệm. 

Những giả thuyết quanh cái chết đầy bí ẩn của YURI GAGARIN
Những giả thuyết quanh cái chết đầy bí ẩn của YURI GAGARIN

12-4-2016, kỷ n iệm 55 năm con người đặt bước chân vào   khoảng không gian vũ trụ! Dù tới nay công việc mở đường khám phá các hành tinh xa xôi đã là thành tựu của nhiều quốc gia, nhưng toàn thế giới vẫn phải công nhận thực tế này: Người đầu tiên của Nhân loại bước vào vũ trụ là người Nga, phi công Xô viết, Thiếu tá Yuri Gagarin. Chiến công và tên tuổi của Yuri Gagarin đã truyền lan khắp năm châu bốn biển, trở thành niềm tự hào không chỉ của nhân dân Xô viết mà của các dân tộc trên khắp hành tinh.   Ngày 27-3-1968, Yuri Gagarin đã tử nạn trong một buổi huấn luyện bay tập bình thường. Sự ra đi đột ngột của con người được cả thế giới ngưỡng mộ và yêu mến này, cho đến tận hôm nay vẫn còn ẩn chứa nhiều điều chưa sáng tỏ và cũng là nguyên cớ để đẻ ra rất nhiều giả thuyết, ức thuyết và các giai thoại có thật và thêu dệt nên…     

LÊ BÁ THỰ lặng lẽ mà hóm ngầm
LÊ BÁ THỰ lặng lẽ mà hóm ngầm

Ngoài dịch thuật là mảng nổi trội nhất và bề thế nhất (ông đã có 26 tác phẩm văn học dịch từ tiếng Ba Lan), người ta vẫn gọi ông là nhà thơ Lê Bá Thự. Đã có nhiều báo và nhiều nhà thơ đã giới thiệu về thơ Lê Bá Thự, như báo Văn nghệ, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Người Hà Nội vv... Lê Bá Thự in nhiều thơ trên báo chí, nhưng có hai tập thơ đáng chú ý là Hoa giẻ  và Đi về ngày xưa. Đặc biệt tập thơ Đi về ngày xưa. Tên của tập thơ đã đủ nói lên nội dung tập thơ rồi. Đi về ngày xưa, chính là đi về với những kỷ niệm xưa của xứ Thanh, của huyện Thiệu Hóa quê anh. Đoạt nhiều giải thưởng dịch, nhưng anh còn đoạt cả giải trong một cuộc thi thơ hai năm một lần của báo Người Hà Nội.

Tản mạn về nhà văn HỒ ANH THÁI
Tản mạn về nhà văn HỒ ANH THÁI

Có nhận xét nói Hồ Anh Thái "hết bài" rồi, và độc giả đến lúc cảm thấy "no nê" kiểu Hồ Anh Thái rồi. Tôi nghĩ là không. Mỗi cuốn sách ra sau là một câu chuyện khác, bối cảnh khác, không gian khác với các vấn đề khác. Vẫn văn phong ấy, nhưng càng ngày càng nhuyễn hơn, tự nhiên như không. Nhiều khi tôi tự hỏi không biết Hồ Anh Thái lấy thời gian đâu mà ôm đồm khối lượng công việc nhiều thế, đọc của người khác nhiều thế, xem phim nghe nhạc xem tranh xem kịch đủ cả thế. Sách ra đều đều. Khi nào cũng có bản thảo trong máy tính ở chế độ hẹn giờ sẵn sàng đi nhà xuất bản. Cứ như thể ông trời ưu ái cho riêng Hồ Anh Thái một ngày nhiều hơn 24 giờ.