LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Việt Nam có phải một quốc gia hạnh phúc?
Việt Nam có phải một quốc gia hạnh phúc?

Ngày 16-3 -2016 vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã chính thức công bố Báo cáo xếp hạng các quốc gia hạnh phúc trên thế giới. Báo cáo này đuợc hình thành qua các cuộc khảo sát ở 157 nước tên toàn thế giới và do Mạng lưới phát triển bền vững thuộc Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia (Hoa Kỳ) thực hiện. Dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc là Đan Mạch với thủ đô Copenhagen được mệnh danh là thành phố đang sống nhất thế giới. Việt Nam được xếp thứ 96/157, tụt 21 bậc so với năm 2015 được xếp thứ 75. Điều đáng nói là các chỉ tiêu hạnh phúc của nước ta không hề thua kém gì năm 2015 song vì các quốc gia khác có tiến bộ vượt lên còn ta dẫm chân tại chỗ, nghiễm nhiên thành tụt hạng!

THU TRÂN mạo hiểm Tà Đạo Thử Một Lần
THU TRÂN mạo hiểm Tà Đạo Thử Một Lần

Hơn ba chục truyện in trong tập sách này đề cập tới nhiều mẫu người thời cuộc, những tình cảnh trớ trêu đau lòng, dở khóc dở cười mà chúng ta đang phải mang vác, ứng phó hàng ngày. Ấy thế nhưng văn chương của Thu Trân không nhằm phơi ra những ung nhọt thối tha của cuộc sống, những mẫu hình nửa người nửa ngợm; càng không phải lên giọng cao đạo, dạy bảo, bày vẽ…Văn chương của chị là nỗi buồn phải sẻ chia; là sự gạn lọc ra những mạch nước trong, những đốm lửa hồng… để nâng giúp bạn đọc vượt qua những thử thách, những khó khăn vây bủa hàng ngày. Thiết nghĩ tính nhân văn, giá trị lâu dài của Tà đạo thử một lần là ở đây!

Con chó nhỏ mang giỏ tiền tỷ
Con chó nhỏ mang giỏ tiền tỷ

Dù có độ dày 250 trang, nhưng “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng” có thể đọc rất nhanh. Bởi lẽ, ngoài vài câu cài cắm kiểu như “Ai đời một con chó lại không bằng một con người”, cả cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ sinh hoạt khá đơn giản. Với tiêu chí thẩm định văn học, thì “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng” không có trang nào khiến độc giả dừng lại để suy tư, không có trang nào khiến độc giả dừng lại để trầm trồ, và cũng không có trang nào khiến độc giả dừng lại để trách giận. Đó là một biệt tài của Nguyễn Nhật Ánh trên con đường chinh phục bạn đọc suốt hơn một thập kỷ vừa qua ở thế kỷ 21. Mỗi trang truyện của Nguyễn Nhật Ánh vừa có dáng dấp của một trang báo biết giới hạn hàm lượng thông tin, vừa có màu sắc của một trang văn biết kiềm chế thẩm mỹ nghệ thuật. 

NGUYỄN KHUYẾN viết về Thằng Cuội nói dối như thế nào?
NGUYỄN KHUYẾN viết về Thằng Cuội nói dối như thế nào?

Sắp đến Ngày Nói Dối 1-4, nhà báo lão luyện Đinh Kỳ Thanh muốn truy nguyên bản gốc bài thơ viết về thằng Cuội của Nguyễn Khuyến: “Năm 1960, khi còn là sinh viên Khoa Văn ở Hà Nội, tôi đã có dịp về quê hương của Cụ Tam nguyên   Yên Đổ ở Hà Nam. Tại đây các cụ già đã đọc cho tôi nghe bài thơ của Cụ   Nguyễn Khuyến viết về lý do “những thằng Cuội ở làng Ngang” đã ra đời như thế nào. Tôi đã chép lại vào sổ tay bài thơ này. Và đem so với bài của ông Bảo Trúc công bố, thấy có đôi chỗ hơi khác. Tôi cũng không được biết ông Bảo Trúc chép bài thơ trên từ sách nào. Riêng bài tôi ghi thì thấy cũng có nhiều chi tiết có lý đáng được ghi nhận. Xin chép lại để tác giả Bảo Trúc coi và có thể thì sửa lại và công bố cho độc giả thưởng lãm. Có thể bản tôi ghi chép là bản truyền miệng nên cũng có chi tiết bị sửa chữa sai lệch đi chăng tuy nhiên về căn bản không có khác nhiều ý nghĩa của bài thơ nói chuyện những thằng Cuội đó”.

Nhờ đâu Nhà xuất bản TRẺ ăn nên làm ra?
Nhờ đâu Nhà xuất bản TRẺ ăn nên làm ra?

Ban giám đốc của NXB Trẻ đều là cán bộ Đoàn chuyển qua từ anh Trương Văn Khuê đến Nguyễn Thành Long, Đặng Thục Trinh…chưa ai là nhà văn, chưa ai qua một ngày làm xuất bản. Họ đều là những người xuất thân từ phong trào sinh viên học sinh đô thị, có đầu óc cởi mở và tiếp thu di sản tốt đẹp của ngành xuất bản sách Sài Gòn trước 1975 (một thành phố có khoảng ba triệu dân mà có tới 150 NXB lớn nhỏ, chỉ trừ NXB Trung Tâm Học Liệu là của Bộ giáo dục, kỳ dư đều là xuất bản tư nhân. Trong số 150 NXB tư nhân thì có rất nhiều NXB là do các nhà văn đứng thành lập như NXB Thanh Tân – sau nầy là Nguyễn Hiến Lê đứng tên chính chủ; NXB Sáng Tạo của Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Đông Phương của Nguyễn Thị Hoàng, Đại Nam Văn Hiến của Thế Phong, Lá Bối của Nhất Hạnh, Ca Dao của Hoài Khanh, Bến Nghé của Bình Nguyên Lộc, Phù Sa của Ngọc Linh…). Trong khi đó, thành phố mới vừa thay đổi thì chỉ le hoa vài NXB với nhiệm vụ chính trị là xuất bản phục vụ cho dòng thác cách mạng thứ ba, nhưng sách lại lèo tèo như con

VŨ TỪ TRANG nghiêng về những thân phận cô lẻ
VŨ TỪ TRANG nghiêng về những thân phận cô lẻ

Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ lần đầu tiên gặp nhà thơ Vũ Từ Trang tại nhà riêng của ông ở số 6 phố Nguyễn Cao (Hà Nội). Gọi là nhà riêng cho oách, chứ diện tích của nó chỉ vỏn vẹn 5m2 và bề ngang của nó hẹp đến nỗi mà mỗi khi mặc áo phải thò tay ra ngoài cửa sổ... Thời điểm ấy, năm 1978, cuốn tiểu thuyết "Miền đất đợi chờ" của ông mới được ấn hành qua Nhà xuất bản Thanh niên, được trả nhuận bút 1.650 đồng và ông mua ngôi nhà này hết 1.550 đồng (chủ trước là nhà thơ Nguyễn Phan Hách). Theo lời ông nói: "Còn 100 đồng, để lại để chiêu đãi ăn uống với bạn bè, cũng đủ "nhòe" rồi". Ông bảo: "Vào thời điểm đầy rẫy khó khăn, được như thế cũng là may mắn lắm rồi. Dẫu sao thì cũng có chỗ "chui ra chui vào" và có chỗ để bạn bè tá túc chốc lát, giải tỏa những cơn khát văn chương cho qua ngày đoạn tháng".

TRẦM HƯƠNG gửi con gái bên kia bờ đại dương
TRẦM HƯƠNG gửi con gái bên kia bờ đại dương

Không quá sớm, cũng chẳng viển vông, chỉ mới 20 năm, con bước vào tuổi 20 tươi đẹp, thiên tai đã xảy ra. Tết rồi mẹ về quê, đồng lúa xơ xác, cỏ cháy, nước mặn xâm lấn. Gương mặt người dân lam lũ, héo hắt. Rơm rạ quê mình ngày xưa thơm ngọt hiền hòa biết bao. Sau mỗi vụ lúa, những thân rạ lặng lẽ nằm trên đồng ruộng trả lại màu mỡ cho vụ sau. Những cây rơm chất đầy với những tai nấm ngọt ngào giờ đã lùi xa trong ký ức. Để trồng nấm rơm, bà con phải đi xa mua rơm, rồi dung meo nhân tạo. Nấm rơm bây giờ chẳng ngon như ngày xưa. Bò thiếu cỏ phải mua rơm tận Long An, Campuchia. Đồng bằng không còn rơm rạ thì bi thảm biết chừng nào. Tôm tép cua cá bị thuốc trừ sâu cũng lặn mất tăm.

TRẦN THÙY MAI những giấc mơ yêu bảng lảng sắc kinh kỳ
TRẦN THÙY MAI những giấc mơ yêu bảng lảng sắc kinh kỳ

Có thể nói thế giới văn chương của Trần Thùy Mai là thế giới của những giấc mơ yêu. Dẫu có là đắng đót và xa xót thì vẫn đẹp, vẫn chở đầy khát khao, vẫn hướng thiện. Những giấc mơ yêu bảng lảng sắc kinh kỳ. Trần Thùy Mai từng thổ lộ: “Tình yêu là đôi cánh giúp con người vượt qua biên giới của chính mình. Dẫu có thấm vị xót xa đi chăng nữa. Bởi thực tế có những giấc mộng không thể đứng vững trước cuộc đời. Nhưng không phải vì thế mà người ta thôi ước mơ, không phải vì thế mà những giấc mơ không đẹp”. Nếu đã đọc những “Bài thơ về biển khơi” (1983), “Thị trấn hoa quỳ vàng” (1994), “Trò chơi cấm” (1998), “Đêm tái sinh” (2003), “Thập tự hoa” (2003), “Biển đời người” (2003), “Thương nhớ hoàng lan” (2003), “Trăng nơi đáy giếng” (2010)… chắc hẳn sẽ không khó để đồng cảm với suy nghĩ trên của chính tác giả.

PHẠM KHẢI nhìn về phía Một Người Đâu Phải Nhân Gian
PHẠM KHẢI nhìn về phía Một Người Đâu Phải Nhân Gian

Trong thời buổi con người dễ khủng khoảng niềm tin, nhà thơ – nhà báo Phạm Khải càng đề cao niềm tin cho trẻ em. Niềm tin này cần bắt đầu từ ngay trong học đường. Hoài niệm về một thời nền giáo dục mặc dù gặp khó khăn về nhiều mặt song chúng ta đã tạo dựng được “niềm tin nơi người giảng và niềm tin nơi người học”, tác giả không giấu được sự lo lắng: “Còn bây giờ, không khí học đường của chúng ta như thế nào? Phải công bằng mà nói, một khi sự thực dụng đã và đang ngấm vào lối sống của không ít bậc làm thầy, thì cái việc dạy và học ở nơi này nơi nọ xem ra chỉ thuần túy là vấn đề…kỹ thuật. Nghĩa là, tôi dạy là việc của tôi, anh nghe là việc của anh, tin hay không tin tự anh tìm hiểu lấy. Thậm chí, không hiếm ông thầy giảng thế này nhưng lại nghĩ thế khác”

Cuốn sách lỗi hoàn hảo
Cuốn sách lỗi hoàn hảo

Ra đời đầu năm 2016, in lần thứ nhất tới 3.000 bản, cuốn sách “Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng” của nữ tác giả Monique Brinson Demery, do NXB Hội Nhà văn và Phương Nam Book hợp tác phát hành, Mai Sơn dịch, đã “cháy” hàng trong tuần đầu tiên. Phải chờ đến tuần đầu tháng 3/2016, thêm lần in nối bản với 7.000 cuốn. Nhưng chỉ trong tuần đầu tiên, chiều ngày 8/3, nhiều bạn đọc đã không thể kiếm nổi sách dù đã hỏi tất cả các hiệu trên phố sách Đinh Lễ và Nguyễn Xí (Hà Nội). Viết hấp dẫn, một phong cách viết về lịch sử hiện đang thịnh hành của phương Tây. Cũ người, mới ta. Giá trị thông tin và lịch sử của cuốn sách là cho bạn đọc hôm nay biết thêm những góc nhìn đa chiều về “Đệ nhất phu nhân” được báo chí phương Tây mệnh danh là “Rồng Cái”, “người phụ nữ quyết định vận mệnh gia đình họ Ngô”.... Tuy nhiên, bản dịch tiếng Việt không tốt, còn nhiều thiếu sót, khiến bạn đọc cảm thấy khó có thể hài lòng. 

Khởi tố Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Bình Thuận
Khởi tố Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Bình Thuận

Đại hội của Hội VHNT tỉnh Bình Thuận dự kiến được tổ chức hoàn thành vào cuối năm 2015, nhưng do các xung đột nội bộ gay gắt nên không thể tiến hành tổ chức đại hội để bầu lại nhân sự mới cho đến nay. Mặc dù ông Khanh được chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho trở lại làm việc bình thường, tuy nhiên Công an tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục làm rõ các sai phạm tài chính xảy ra tại đơn vị này. Sau khi chủ tịch UBND tình Bình Thuận Lê Tiến Phương về hưu (31-12-2015), Công an tỉnh Bình Thuận xúc tiến việc khởi tố bị can đối với ông Khanh và đến chiều 8-3 đã công bố quyết định khởi tố bị can.

KHÔI VŨ - NGUYỄN THÁI HẢI và một tờ báo đặc biệt
KHÔI VŨ - NGUYỄN THÁI HẢI và một tờ báo đặc biệt

Nhà văn Khôi Vũ- Nguyễn Thái Hải vừa ra mắt cuốn sách Theo Dòng Chảy Đồng Nai. Tất nhiên, nội dung không liên quan đến... dự án lấp sông Đồng Nai gây nhức nhối dư luận. Theo Dòng Chảy Đồng Nai gồm những câu chuyện vừa riêng tư vừa khái quát của một người cầm bút gắn bó cả đời với mảnh đất Trấn Biên trung tâm miền Đông Nam bộ. Cuốn sách có giá trị tư liệu với những ai muốn tìm hiểu về đất và người Đồng Nai, nhưng đồng thời cũng hé mở những ngày Khôi Vũ – Nguyễn Thái Hải đã sống tận tụy với chữ nghĩa. Xin trích giới thiệu một đoạn kể lại thuở làm tờ báo học trò Dưới Mái Trường, để hiểu Khôi Vũ – Nguyễn Thái Hải yêu lứa tuổi áo trắng như thế nào, đồng thời cũng để biết thêm rằng ông không chỉ đến với thiếu nhi bằng những tác phẩm như “Cha con ông Mắt Mèo” hay “Bên bóng Thái Sơn”

Dấu xưa NHẤT LINH ở Đà Lạt
Dấu xưa NHẤT LINH ở Đà Lạt

Nhất Linh chơi lan công phu, kỹ lưỡng và đầy dụng công. Ngoài sưu tầm, ông còn đặt mua từ Pháp những cuốn sách viết về các loại hoa phong lan trên thế giới, rồi tỉ mỉ phân loại, so sánh với lan Đà Lạt. Cùng đó, Nhất Linh vẽ lại từng đóa hoa một, ghi chú từng đặc tính, cẩn thận tập hợp tư liệu, chăm chút thay tên, đặt tên cho một số lan: Bạch ngọc, Thanh ngọc, Nhất điểm hồng... , sau khi đã trải qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc về mỗi loại bằng niềm đam mê sáng tạo như thể sáng tác một tác phẩm văn chương. Ý định ban đầu của ông là sẽ có dịp viết một cuốn sách về lan. Sau này, vào năm 1963, ý định đó đã được Nhất Linh bộc lộ với con trai, khi người con gợi ý cha viết hồi ký: "... và quyển thứ ba cậu viết về hoa phong lan". Tuy nhiên, như mọi người đều biết, ý định ban đầu của ông không thành hiện thực. Dẫu vậy, những tên gọi riêng của Nhất Linh dành cho hoa đã được giới chơi lan ở Đà Lạt chấp nhận và sử dụng rộng rãi từ bấy đến giờ.

Tiệm sách Sài Gòn
Tiệm sách Sài Gòn

Tình cờ, đọc được cuốn sách dạy về Phật pháp quá thú vị. Lại thấy nhiều người bạn muốn tìm hiểu mà không biết nên đọc ở đâu cho hay, cho đúng nên ông quyết định mở tiệm sách đọc miễn phí. Ông về nói với má, bàn với vợ, mở tiệm sách. Má ông lo, thằng con trai hiền lành như đất, trước giờ có biết tính toán, làm ăn gì mà buôn với bán. Vả lại, đồng lương công chức eo hẹp, dành dụm được bao nhiêu, từ trước giờ, ông toàn dồn mua sách. Bà không cản nhưng cũng không ủng hộ. Vợ ông nắm tay chồng, ông làm gì thấy vui là được. Năm 2009, tiệm sách ước mơ của ông ra đời phía trước mặt tiền ngôi nhà ông đang ở, nhờ vào số vốn 300 USD của người em gái. Đó là một tiệm sách nhỏ, bề ngang áng chừng 3m, nằm ở số 21 Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q. Bình Thạnh, có tấm bảng ghi dòng chữ “đọc sách miễn phí, cho mượn đĩa, kinh sách, bán sách giá gốc, mua rồi được quyền đổi và trả lại”. Chủ tiệm là ông Nguyễn Ngọc Cần, năm nay 63 tuổi, hiếu khách, nhiệt tình và có gương mặt rất đỗi an nhiên.

Đặc sắc YẾN LAN
Đặc sắc YẾN LAN

Nhiều nhà phê bình nhận xét: thơ Yến Lan không có câu non lép. Tôi nghĩ đó là một nhận xét đúng. Đúng từ những bài viết ở chặng đầu, trước Cách mạng, đến suốt cả đời thơ ông.. Bài, thì khi hay, khi xoàng nhưng câu, bao giờ cũng kỹ càng, cẩn trọng. Yến Lan đầu tư công sức vào đơn vị câu. Ông chọn chữ, đổi sắc thái các chất liệu thơ bằng các động từ, ông tác động chất liệu này lên chất liệu kia một cách khác biệt, tạo nên bối cảnh thơ kỳ lạ từ các chi tiết quen. Xin lấy một ví dụ ngẫu nhiên, từ bài Bình Định 1935 : “ Cây lặng lẽ gượng làm bầy hải đảo . Thuyền bồ câu nghiêng buồm trắng trôi ven . Tăm chiêu mộ nổi trên dòng nước Đạo . Rượu ân tình – Bình Định – xứ lên men”

Hồn thơ ở Bến My Lăng
Hồn thơ ở Bến My Lăng

Thời trẻ, ông trải qua nhiều nghề để kiếm sống. Nhưng có lẽ nghề gõ đầu trẻ là nghề bám đuổi dai dẳng với   ông hơn cả. Nghiệp dạy học như cũng để ông gần với chữ nghĩa nhiều hơn. Ngoài dạy trẻ học chữ quốc ngữ, thầy giáo tư thục Lâm Thanh Lang- tên thật của nhà thơ Yến Lan, thường đọc thơ Đường, thơ Pháp cho   lớp học trò nghe; giảng giải, phân tích và đưa các em   dần tiếp cận vẻ đẹp sâu lắng của Đường thi và chất đắm say lãng mạn của thơ Pháp. Năm hai mươi tuổi, ông cùng Chế Lan Viên ôm hòai bão xuất bản môt tờ báo riêng lấy tên là tờ Tiếng địch, hòng lấy đó làm nơi ngôn luận phát biểu, tuyên ngôn quan niệm của mình về thi ca nghệ thuật. Tiếc là tờ Tiếng địch mới phát hành được một số, thì hai chàng thi sỹ hết tiền không in nổi báo số báo thứ hai nữa. Tuy tờ báo bị chết yểu, nhưng đã đủ tạo tiếng vang   trong văn đàn báo giới. Nó phản ánh ý chí, khát khao của những con người luôn muốn tìm cái mới, không chấp nhận cuôc sống buồn tẻ, nhàm chán của lớp trí thức trẻ thời bấy giờ.