LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Tư nhân làm được gì trong ngành xuất bản?
Tư nhân làm được gì trong ngành xuất bản?

Cách làm phổ biến trong khu vực kinh tế đã áp dụng trước đây đối với các ngành kinh doanh có điều kiện cũng có thể được áp dụng cho ngành xuất bản, ví dụ cho phép thành lập thí điểm một số NXB tư nhân có điều kiện, tức là những đơn vị tư nhân đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện nhất định, tương tự với NXB của Nhà nước, về quy mô vốn, hiệu quả kinh doanh, nhân sự... Có thể công bố các điều kiện cho việc thành lập NXB tư nhân, sau đó lựa chọn một vài đơn vị phù hợp nhất cho phép thành lập thí điểm trong thời gian 3-5 năm. Chẳng hạn, các điều kiện như có tối thiểu 50 nhân viên, trong đó có 10 biên tập viên có chứng chỉ, doanh số đạt 50 tỉ đồng/năm, đã thành lập và hoạt động trên 10 năm, có kinh nghiệm xuất bản trên 500-1.000 đầu sách và năng lực xuất bản trên 100 đầu sách/năm, có uy tín và làm ra các ấn phẩm có chất lượng đối với độc giả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước...

Xu hướng tự xuất bản sách
Xu hướng tự xuất bản sách

Các tác giả tự xuất bản đã sử dụng trang web, Facebook, Twitter, Instagram, Tumblr... để tạo lượng người theo dõi khổng lồ các tác phẩm trên những nền tảng này, trước khi tìm hợp đồng xuất bản truyền thống. Douglas Wight, cựu nhà báo tờ News of the World, thành lập công ty riêng và mới đây hoàn thành cuốn sách tự xuất bản đầu tiên, cuốn tiểu sử của diva nhạc pop Rita Ora. Ông và đồng tác giả đã chọn bán phiên bản điện tử cuốn sách trên Amazon, đồng thời thực hiện bản in bìa cứng riêng. Công việc đòi hỏi rất nhiều, bao gồm thỏa mãn các yêu cầu định dạng khác nhau của các cửa hàng sách điện tử, tổ chức ảnh minh họa bìa và tiếp thị. Nhưng kết quả bản điện tử trên Kindle đã được đón nhận tốt hơn dự kiến và bản in bìa cứng đã bán được hơn 3.000 cuốn. Wight đã thu đủ chi phí và hy vọng bắt đầu có lợi nhuận.

Người của miền Áo Trắng
Người của miền Áo Trắng

Trong trí tưởng của tôi không nghĩ có ngày được ông mời đi nhậu. Tôi, đang mon men đâu đó ngoài rìa văn chương, tập tành vài ba truyện ngắn, lại được nhà văn gạo cội, ông chủ của vựa văn chương tuổi mới lớn, theo cả nghĩa sản xuất lẫn đào tạo, mời nhậu, thì hỏi sao không bất ngờ?! Đấy là câu chuyện của 8 năm về trước, khi tôi đang lơ ngơ chân ướt chân ráo ở chơi Sài Gòn, chờ ngày về Bà Rịa - Vũng Tàu dạy học. Sau này mới biết, chuyện Đoàn Thạch Biền chủ động gặp gỡ các cây viết trẻ để tiếp lửa cho ngòi bút của họ là việc làm thường xuyên của ông.

Dược sĩ kể chuyện quê
Dược sĩ kể chuyện quê

Tôi muốn lưu giữ lại trong những trang sách ký ức về những ngôi làng Kinh Bắc cổ xưa với những đặc sắc của văn hoá Kinh Bắc. Nhưng trái với ngôi làng là một cái không thật, thì những nhân vật của tôi lại hầu như có thật, họ hầu như từ cuộc sống bước thẳng vào trang sách của tôi. Rất nhiều người quen đọc sách của tôi thốt lên: “Chuyện của ông...X, chuyện của chị…Y…”. Thật ra thì với thủ thuật của người viết, tôi cũng đã làm mờ những góc cạnh không cần thiết của nhân vật. Tôi luôn muốn mang đến cho độc giả một mỹ cảm nào đó qua câu chuyện của mình, dù đó là một câu chuyện về một nhân vật chả ra gì. Tôi luôn muốn nhìn người bằng con mắt nhân ái. Thế nhưng, các nguyên mẫu mà tôi nhằm để xây dựng nhân vật của mình hình như cá tính quá mạnh, họ đã hóa thân vào trong nhân vật của tôi. Sống động. Và họ lại sống tiếp cuộc đời trong làng Ngọc của mình… 

XUÂN DIỆU đã mang lại điều gì cho thơ Việt?
XUÂN DIỆU đã mang lại điều gì cho thơ Việt?

Xuân Diệu, ngày 2-2 2016, đã vào tuổi thứ 100. Cách mạng tháng tám 1945, ông mới vào tuổi ba mươi, đã nổi tiếng với hai tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Chúng ta biết phong trào Thơ mới khai sinh nền thơ hiện đại khẳng định thắng lợi bằng tập Mấy vần thơ ( xuất bản lần đầu 1935 ) của Thế Lữ. Nhưng khi Xuân Diệu xuất hiện với tập Thơ Thơ (1939), do chính Thế Lữ giới thiệu, thì phong trào Thơ Mới mới chiếm thế thượng phong và Xuân Diệu thành nhà thơ có ảnh hưởng nhất thời kỳ ấy. Lứa trước nhìn ra tài năng của lứa sau và lứa sau trân trọng thành tựu của lứa trước trên một thi đàn đang cách tân biến động chưa từng có quả là một dấu son tươi thắm trong tiến trình văn chương nước ta. Xuân Diệu đã mang thêm gì cho nền thơ Việt hồi ấy?

Ngày Thơ ngồi... cười buồn
Ngày Thơ ngồi... cười buồn

Bản thân một mình Hội Nhà văn TPHCM khó cáng đáng hết được, và sân chơi ở 81 Trần Quốc Thảo thì quá nhỏ, lại thiếu quảng bá nên người ngoài nhìn vào tưởng… học sinh đi cắm trại. Sân khấu quá nhỏ, khán giả phải xoay, tức chạy qua phía hành lang xem múa hát rồi chạy về chỗ ngồi nghe đọc thơ. Nhiều nhà thơ cho rằng, ý tưởng về ngày hội thơ cũng quá cạn kiệt, không có gì mới mà thơ ngày càng thu hẹp phạm vi, bị “câu lạc bộ hóa”. Cười đó, mà cũng buồn đó, phải chăng thơ ngày càng mất giá, hay ngược lại, bị đẩy ra khỏi sân chơi chuyên nghiệp? Thế nên có chuyện người làm thơ chuyên nghiệp lại ngại đọc thơ ở một “sân đình” như thế, chỉ biết ngồi bên dưới ngậm ngùi.

NGUYỄN VŨ TIỀM phân tích Sức Sống Thi Ca Sài Gòn
NGUYỄN VŨ TIỀM phân tích Sức Sống Thi Ca Sài Gòn

Ba mươi năm đất nước đổi mới, TP. Hồ Chí Minh có những bước đột phá đáng kể về nhiều mặt, trong đó có thơ ca. Thơ ca được tiếp cận nhiều hơn với chân trời nghệ thuật qua đổi mới thi pháp. Thi pháp thơ có thể ví như công nghệ trong đời sống . Ai cũng nhận thấy đời sống của chúng ta được nâng cao hơn rất nhiều, tất cả đều có phần đóng góp rất lớn của công nghệ mới, đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh có cả một khu Công nghệ cao ở quận 9, nhờ vậy mà tăng trưởng GDP luôn gấp 1,6 đến 1,7 của cả nước, đóng góp trên 30% ngân sách cả nước. Còn “công nghệ thơ”? Đương nhiên cũng thay đổi, nhưng khó khăn hơn nhiều bởi nó còn phụ thuộc vào mỗi cá tính sáng tạo. Những nếp cảm, nếp nghĩ, quan niệm triết học, thói quen, bản tính, phong cách mỗi người không dễ gì một sớm một chiều thay đổi để có cách viết khác trước. Nên có người nhanh, người chậm, người thay đổi nhiều người thay đổi ít, có người kiên trì cố thủ. 

VŨ QUẦN PHƯƠNG thuở cỏ đang xuân
VŨ QUẦN PHƯƠNG thuở cỏ đang xuân

Quê cha, Quần Phương, Nam Định. Quê mẹ, làng Canh, Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Gia cảnh éo le, cha mất sớm, khi ông sáu tuổi. Rồi từ đấy, số phận đưa đẩy ông lưu lạc đó đây. Tổng Quần Phương, thuộc huyện Hải Hậu, vùng đất trù phú của Nam Định. Cách đây hơn chục năm, tôi có dịp cùng mấy anh em văn chương được ông đưa về thăm quê. Đấy là chiều mưa xuân tầm tã. Tới bến sông Ninh Cơ, bên chiếc cầu đá cũ càng, mưa càng nặng hạt. Ai nấy phải giơ tay vuốt mặt mới nhìn rõ làng xóm. Chả biết có phải mưa lạnh, hay vì cảm xúc quê hương ùa về, mà ông đứng lặng bên sông khá lâu. Ông chỉ cho chúng tôi con đường đất dẫn về làng. Làng xóm, một vệt xanh mờ đặc, lom đom bếp lửa chiều, gợi sự cô quạnh nhiều hơn là sự bình yên.   

Hoa hậu NGUYỄN THU THỦY nói về Hồi ký THƯƠNG TÍN
Hoa hậu NGUYỄN THU THỦY nói về Hồi ký THƯƠNG TÍN

Tôi sẽ không bình luận về tình yêu hay ơn nghĩa vợ chồng ở đây (dù cả hai không làm hôn thú). Điều tôi muốn nói đến là khao khát được làm cha của Thương Tín. Suốt 10 năm trời mong đợi có con với người đàn bà mình chung sống mà không được. Vì vậy tôi hiểu và lý giải được hành động mang quá khứ ra bán để lấy tiền cho các con của Thương Tín. Tôi nghĩ là sòng phẳng và dũng cảm đấy chứ, ai chửi gì ông ấy nhỉ? Với tôi, một người đàn ông đẹp và bản lĩnh nhất là lúc họ sẵn sàng hy sinh tự trọng, liêm sỉ đàn ông, những gì quý giá nhất của họ cho người mình yêu và con cái. Tôi đã bao lần rơi lệ trước những hình ảnh người cha quỳ gối xin từng đồng để chữa bệnh cho con.

BẾ KIẾN QUỐC có đạo thơ HENRICH HAINƠ?
BẾ KIẾN QUỐC có đạo thơ HENRICH HAINƠ?

Tôi mang cuốn “Người mẹ và phái đẹp” đến cho Quốc đọc và hỏi: “Anh giải thích như thế nào về Hoa huệ và Bóng đen khi có ý kiến cho rằng anh đã “thuổng” thơ của Henrich Hainơ?”. Bế Kiến Quốc ngơ ngác, thất thần nhưng anh cũng đã chỉ rõ bài thơ “Bóng đen” 10 câu in trên cuốn Almanach “Người mẹ và phái đẹp” mang tên Henrich Hainơ chính là bản thảo đầu tiên gồm 10 câu của bài thơ “Bóng đen” anh viết năm 1967, chính vì bài thơ có tựa đề u ám như thế nên không thể nào in được vào thời điểm đó. “Sau này thấy bài thơ “Bóng đen” có vẻ hơi dàn trải, một vài câu hơi thừa, một vài chỗ chưa ưng ý lắm, nên tôi đã sửa lại cho cô đọng hơn và đổi tên bài thơ thành “Hoa huệ”. Còn, vì sao bài thơ “Bóng đen” lại được đưa vào sách và nhầm thành của Henrich Hainơ thì tôi hoàn toàn không hiểu”, Bế Kiến Quốc băn khoăn.

Hãy gây niềm tin bằng việc thay đổi những thói quen cũ
Hãy gây niềm tin bằng việc thay đổi những thói quen cũ

Mở trang báo viết, báo mạng hôm nay ra gặp một tin rất mừng: Sáng ngày 14/2 /2016 , nhân Lễ xuống đồng , Bí thư Thành ủy Hà Nội - Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Hà N ội - Nguyễn Đức Chung đã về thôn Phong T riệu, xã Nam T riều, huyện Phú Xuyên đi cấy với bà con. Đợt rét đậm chưa trở lại, nhưng thấy hai vị lãnh đạo Thủ đô ngồi trên máy cấy, thọc chân xuống bùn tìm hiểu công việc đồng áng với nông dân- một việc làm lâu rồi, nay mới thấy lại , cũng là mừng và lạ! 

HOÀNG NGUYÊN VŨ khám phá Tân Định thức cả trăm năm
HOÀNG NGUYÊN VŨ khám phá Tân Định thức cả trăm năm

Nơi đây giữ lại những hồn cốt của đất và người Sài Gòn trong chặng hành trình trầm tích những giá trị bản thể hàng trăm năm; cũng như những giá trị tính cách khó thể nào mất đi của người dân Sài Gòn. Người ta nhớ thương về Tân Định nhiều khi không phải vì những giá trị lớn lao nào cả, mà người ta nhớ thương về những điều thân thuộc. Có khi, chỉ là một quán cà phê, một lối đi về; hay cũng có khi chỉ là một cơn mưa rất nhẹ của năm nào vương trên cây hoàng lan ngoài hiên cũ… Với những người Sài Gòn xa xứ, Tân Định là một cái tên đủ nặng, đủ sâu như thế.

NGUYỄN NGUY ANH ra đi một ngày trong tháng Giêng
NGUYỄN NGUY ANH ra đi một ngày trong tháng Giêng

Sáng sớm 10-2-2016 ( mùng 3 Tết Bính Thân) nhà thơ Nguyễn Nguy Anh đi bộ thể dục tại thành phố Thủ Dầu Một – Bình Dương thì không may bị một chiếc taxi đụng vào và hất văng xa 10 mét. Nhà thơ qua đời ngay tại hiện trường vụ tai nạn giao thông, hưởng thọ 62 tuổi. Giữa mùa xuân yên vui, một con người hiền lành phải từ giã nhân gian nồng ấm vì một sự cố đớn đau. 62 mùa xuân khép lại với Nguyễn Nguy Anh, bất ngờ và bàng hoàng. Định mệnh quá nghiệt ngã với một con người đôn hậu. Vĩnh biệt nhé, Nguyễn Nguy Anh! Trong lòng bạn bè văn chương vẫn còn một nhà thơ Bình Dương luôn có cách hành xử thật đứng đắn và nụ cười thật khoan dung! 

VŨ TỪ TRANG nghe Vang Vọng Tiếng Trống Đền
VŨ TỪ TRANG nghe Vang Vọng Tiếng Trống Đền

Không hiểu sao cứ nhắc tới ngày tết cổ truyền, tôi lại nhớ về tiếng trống đền quê tôi?! Thực ra, đền thờ quê tôi không   quá đồ sộ gì so với một số đền làng lân cận. Ấy nhưng với tôi, thì đền quê tôi đẹp hơn bất kỳ ngôi đền   nào   quanh vùng. Đền   giữa làng, tọa lạc bên đường cái chính. Đền kiến trúc kiểu chữ công, có tam quan   soi bóng xuống ao đền hình bán nguyệt. Trong tam quan, có tượng hai ông thiện ông ác, mà người dân quê tôi vẫn quen gọi là quan võ quan văn cầm đao canh đền đến là uy nghiêm. Ngoài tam quan lại có dãy tường hoa, dẫn lối vào   ra   đền. Ngày trước, sát hai tường hoa này , có dựng hai bia đá chặn hai đầu, khắc chữ “hạ mã ”. Theo các cụ quê tôi kể lại, thưở trước, các quan trên triều, hoặc chánh tổng, lý trưởng có hống hách mấy, hễ   đến đây đều phải   xuống   ngựa, ngả mũ ngả ô khiêm nhường đi qua cửa đền,   đi doạn xa   mới dám lên ngựa đi tiếp. Tục truyền , một năm, có ông quan   tổng bên ghé làng tôi chơi, không thèm chấp thuận tục lệ hạ mã, mặc nhiên

Nhà văn viết báo xuân xưa
Nhà văn viết báo xuân xưa

“Tiểu Thuyết Thứ Bảy (TTTB) xin cảm ơn các bạn. Số Tết của chúng tôi đã được các bạn hoan nghênh một cách khác thường. 40.000 số báo, chỉ trong vài giờ đã bán chạy không còn một số. Đêm 27 Tết, thư từ và điện tín vẫn còn đánh về lấy thêm”. Đây là lời đầu tiên trong lá thư gửi bạn đọc đầu năm Nhâm Ngọ (21-2-1942) của tờ TTTB (93 phố Hàng Bông, Hà Nội - Bắc Kỳ - Giây nói 648) nói về số báo xuân Nhâm Ngọ của mình. Ngồi đọc lại mới thấy thành công của tờ báo xuân TTTB này là chuyện bình thường, vì trong số báo xuân hằng năm, TTTB quy tụ đầy đủ những cây đa, cây đề trong làng văn học Việt Nam từ “hồi nẳm”.

PHẠM CÔNG LUẬN tìm Vị Quê Nhà
PHẠM CÔNG LUẬN tìm Vị Quê Nhà

Khoảng thời gian xa tít mù gần bốn mươi năm làm biến đổi mọi điều nhanh quá. Kha bây giờ đã có râu quai nón bạc trắng y hệt như ông Hemingway lúc về già hay ca sĩ Billy Joel chứ không phải là mặt thon cằm nhọn kiểu nghệ sĩ hồi xưa nữa. Kha làm chuyên viên về an toàn công nghiệp cho một hãng xăng dầu lớn bên Mỹ, sống độc thân và gần bốn mươi năm nay chưa về Việt Nam. Vậy mà bỗng dưng anh xuất hiện trong buổi tối họp mặt cuối năm, sau ngày đưa ông Táo. Cả lớp hẹn gặp nhau chỉ vì vào Tết e là khó gặp. Thời buổi này, nhiều gia đình không ăn Tết ở nhà. Ai không đưa vợ con về quê thì đi du lịch. Thôi thì hẹn nhau nấu bánh tét ở nhà một đứa tuốt miệt Bà Quẹo hồi tưởng chút thời xuân xanh bạn bè bên nhau vậy. Nghe cái tên quê trớt vậy nhưng Bà Quẹo giờ là khu đô thị sầm uất, đông nghẹt người và xe. Kha bảo không tìm đâu ra cái sân đá banh ven đường Tân Kỳ - Tân Quý hồi xưa nữa.

VŨ QUẦN PHƯƠNG thoáng qua đã hết giấc mộng đời mình
VŨ QUẦN PHƯƠNG thoáng qua đã hết giấc mộng đời mình

Có đêm nằm mơ thấy mình ngồi ăn cơm với nhà thơ Phạm Hổ, giữa bữa, đứng lên bảo sang rủ thêm anh Vũ Cao. Tỉnh dậy, giật mình thấy cả hai ông vừa ngồi với mình đã thiên cổ từ nhiều năm nay. Ngậm ngùi, lan man nghĩ tới bao gương mặt bạn bè. Thoáng chốc mà xa thẳm. Chợt nhớ bà ngoại xưa, sáng dậy thở dài: "Tao bây giờ toàn sống với người đường âm!". Hồi ấy nghe bà nói chỉ thấy buồn cười. Bây giờ thì hiểu, mà có nói ra thì con cháu bây giờ nó cũng nghĩ mình lẩm cẩm. Cái Hội Nhà văn ở Hà Nội đã khác đi nhiều. Từ phố Nguyễn Du đã sang phố Nguyễn Đình Chiểu. Có hôm đến Hội mà thấy lạ. Lạ Hội và lạ cả mình. Lớp các bác Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Nguyễn Tuân... rồi lớp các anh Xuân Diệu, Chế Lan Viên... thành xa lắc; mà đến Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Mai, Xuân Thiều... vừa đấy mà đã tít mù tận đâu rồi.

CHÂU LA VIỆT nhớ NGUYỄN TÀI TUỆ và Mùa Xuân Gặp Người Yêu
CHÂU LA VIỆT nhớ NGUYỄN TÀI TUỆ và Mùa Xuân Gặp Người Yêu

Sau hiệp định Paris 1973, đơn vị chúng tôi từ Cánh đồng Chum, từ Bản Ban…theo đường 7 về nước, đóng quân ở Tương Dương, huyện miền núi Nghệ An. Lính tráng được về phép, thao thức suốt đêm, chờ gà gáy là khoác ba lô ra ngay theo xe binh trạm về ga Si…   Tôi về Hà Nội được gặp mẹ (ca sĩ Tân Nhân) vui lắm. Một chiều ở nhà còn được gặp cả nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ - người mà tôi vẫn gọi là chú, thân thiết từ tuổi ấu thơ. Chú cũng mới đi học ở Triều Tiên về, và tới thăm mẹ tôi. Cũng đã 15 năm… Thấy tôi vốn là một thằng bé còm nhom, nghịch ngợm ngày trước, mà nay đã là một người lính, nhiều năm kinh qua chiến trường, chú mừng lắm. Rồi chú kể tôi nghe những ngày  chú học ở Triều Tiên thế nào, về nước ước muốn đóng góp ra sao. Chú tâm sự có thể tới đây sẽ về Đoàn Ca nhạc Dân tộc Trung ương, và đoàn đang muốn chú sáng tác một nhạc cảnh (Operet) làm tiết mục cho đoàn biểu diễn. Hiện chú đang rất cần và đang đi tìm một kịch bản văn học để viết vở operet này…

THẠCH LAM và những cái Tết thanh đạm
THẠCH LAM và những cái Tết thanh đạm

Sự tiết chế, sự điềm đạm vốn là một đặc điểm thấy rõ ở văn chương cũng như con người Thạch Lam (1910-1942). Biết điều đó, người ta sẽ không ngạc nhiên, khi nghe ông kể rằng ông thường đón Tết một cách không mấy vồ vập, đúng hơn là đơn sơ thanh đạm. “Tết của nhà nghệ sĩ vốn giản dị… một chai rượu mùi, một gói kẹo, một gói thuốc lá, thế là đủ. Chẳng phải vì nghệ sĩ không ước ao hơn, nhưng vì nghệ sĩ vốn nghèo”. Có điều, trong khi đứng tách riêng ra không chịu đua đả với mọi người về những tiện nghi vật chất, thì nhà văn ấy lại vẫn mở rộng lòng đón Tết, và cũng đủ hồi hộp rung động trước cảnh xuân sang. Qua văn ông, người ta đọc ra những cảm giác thiêng liêng mà có lẽ người Việt nào cũng trải qua, cái thiêng liêng nảy sinh trước tiên do bắt gặp những vận động tự nhiên của trời đất, nhưng lại càng thiêng liêng vì được cùng với người thân sống lại những phong tục tập quán đã được cộng đồng dân tộc hình thành qua ngàn năm lịch sử.

TRẦN MẠNH HẢO thương nhớ hoa đào
TRẦN MẠNH HẢO thương nhớ hoa đào

Cuối đông, đầu xuân, sông Hồng chợt trầm tĩnh lại với tuổi tạo hoá minh triết của mình, hát ru cho phù sa ngơi nghỉ đặng hoá nên ruộng đồng châu thổ. Gương mặt sông chợt sáng lên theo dáng những mặt hồ. Rồi sông Hồng bí mật gởi lên những nhánh hoa đào cái màu máu phù sa bất tử, cái màu đã làm nên châu thổ và văn minh Lạc Việt chúng ta. Đêm nay, đêm giao thừa của Sài Gòn náo nhiệt chói lọi hoa mai vàng và đỏ rực rỡ dưa hấu, tôi lặng ngồi chiêm ngưỡng Hà Nội, gởi hồn vía ra thủ đô nghìn năm thương nhớ bằng cuộc độc thoại với hoa đào. Giờ đây, chắc gió xuân đang mơn mởn chảy trên các phố phường Hà Nội để dẫn niềm vui đi hái lộc. Cho lòng tôi làm hạt sương năm mới rơi trên trên nhành cỏ non năm cũ của vạt đất chân Tháp Rùa, được ngắm những chùm pháo hoa mô phỏng cách bung nở của hoa đào. 

PAUTOVSKY và Lần Gặp Cuối Cùng
PAUTOVSKY và Lần Gặp Cuối Cùng

Nhiều thế hệ bạn đọc nước ta đã biết tới những tiểu luận bàn về công việc nghề văn của K.Pautovsky như «Bông hồng vàng», « Đối mặt với mùa thu» ; đã say sưa, mê mải đọc những truyện ngắn nổi tiếng của ông như «Cô gái làm ren Nachia», «Tuyết», «Lẵng quả thông»..Một thứ văn chương lãng đãng, mộng mơ, giàu màu sắc, giàu nhạc điệu. Một tài năng biết nhìn ra vẻ đẹp ở những gì bình thương, gần gụi mà người khác không phát hiện ra. Sau hết là một tấm lòng tha thiết yêu mến, nâng niu, trân trọng những giọt mẩy vàng của thiên nhiên, của quan hệ giữa con người và con người… Chất văn ấy tưởng đâu như sinh ra bởi một cuộc sống sung túc, nhàn tản, không mấy rơi vào những hoàn cảnh khắc nghiệt để có điều kiện mà «mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây »… Nào ngờ.. Xin giới thiệu với bạn đọc một đoạn tự truyện rút từ tác phẩm «Chuyện đời » của ông. 

Tất niên, nghe lại Em Hãy Ngủ Đi
Tất niên, nghe lại Em Hãy Ngủ Đi

Đã buồn cô em hàng xóm (chưa có chồng) hễ thấy tôi có mặt ở nhà là cô mở thật lớn nhạc Trịnh. Thói quen hay đó là nhu cầu của người, mà phải đó là nhu cầu muốn khoe mình cũng là người có trình độ. Ở chỗ này tôi xin để ba dấu chấm …vì nhạc Trịnh cho dù những ca khúc phản chiến hay viết cho tình yêu cũng gợi cho người nghe thân phận người giữa cõi nhân gian đâu là nẻo đi về, là lối ra. Cần có sự đồng cảm, chuẩn bị sẵn tâm thức mới đón nhận nhạc Trịnh vào lòng. Còn không… nhiều bài của Trịnh bãng lãng như sương khói vây quanh không hiểu rõ nó muốn nói gì. Thử hỏi ca sĩ lẫn người nghe có hiểu không. Hiểu chết liền. Thí dụ như bài Em hãy ngủ đi. Rừng đã cháy và Rừng đã héo. Em hãy ngủ đi. Rừng đã khô và Rừng đã tàn. Em hãy ngủ đi. Ngủ đi đôi môi lửa cháy. Ngủ đi em tay xanh ngà ngọc. Tóc gió thôi bay.  

Nhan sắc có ích gì đối với văn chương?
Nhan sắc có ích gì đối với văn chương?

Nhà văn Di Li có cuộc trò chuyện nhân dịp xuân Bính Thân với ba nữ sĩ trẻ đẹp. Lữ Thị Mai cho rằng: “Người ta nói người viết hay hiếm khi đẹp, nhưng tác phẩm của họ cũng là một thứ “nhan sắc” vô cùng lợi hại đó chứ!”. Còn An Hạ khẳng định:   “Cái lợi của người đẹp trong xã hội ngày nay thì ai cũng biết. Nhưng cái hại là thường những người đàn bà đẹp và tài lại hay có cuộc sống không êm đềm”. Trịnh Thu Trang phản biện: “Ngày xưa mới thế thôi, giờ người vừa đẹp vừa tài thì lợi nhiều hơn chứ, họ có nhiều cơ hội để hạnh phúc”

NHƯ BÌNH lạc Tết
NHƯ BÌNH lạc Tết

Nhiều năm không về hưởng tết ở quê. Đi giữa phố phường Hà Nội cả những ngày sục sôi không khí chuẩn bị cho tết, hay một buổi sáng quang vắng của mồng một đầu năm thì tôi vẫn cảm thấy như mình đang bị lạc mất tết. Cảm giác lạc tết là cảm giác có thật khi ở lại thành phố. Cảm giác lạc tết khi giữa chiều 30 nhớ chừng này ở nhà, cả mấy gia đình anh chị em, và các chú, các o, họ hàng đang quây quần bên bàn thờ gia tiên để lễ cúng ông bà tổ tiên. Cảm giác lạc tết khi mỗi đêm giao thừa nhìn qua cửa sổ ngắm pháo hoa bay lên trời từ phía Hồ Hoàn Kiếm mà nhớ da diết cái vuông bàn thờ nhỏ để ở ngoài sân cha vẫn dâng lễ cúng trời đất vào phút giao thừa hằng năm. Ô hay, mình ăn tết trong ngôi nhà mình sống hằng ngày, các con mình sinh ra và lớn lên, gia đình mình tồn tại và hiện hữu, sao cảm giác như người lạc tết ngẩn ngơ. 

Về giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM 2015
Về giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM 2015

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM hào hứng tổng kết: “Giải thưởng Hội năm 2015 đã có nhiều cái mới. Mới trước nhứt là Ban sơ khảo và Ban chung khảo không chỉ trông chờ vào các tác phẩm gởi tới Văn phòng Hội dự thi mà còn cố gắng tìm tòi, phát hiện và giới thiệu những tác phẩm có giá trị của cả người ngoài Hội. Thời gian tuy có gấp rút, khẩn trương, những Ban sơ khảo gồm thành viên các Hội đồng chuyên môn của Hội cũng đã trình lên Ban chung khảo một danh sách đề nghị xét tặng giải gồm 7 tác phẩm. Ban chung khảo ngoài 5 thành viên trong Ban chấp hành còn có 2 thành viên ngoài Ban chấp hành đã làm việc một cách nghiêm túc, cẩn trọng và đã đề xuất để Chủ tịch Hội trao 3 giải thưởng và 2 tặng thưởng cho 5 tác phẩm như đã công bố rộng rãi”.

VŨ BẰNG tháng Chạp nhớ ơi chợ Tết
VŨ BẰNG tháng Chạp nhớ ơi chợ Tết

Đáng lí ra thì công lên việc xuống như thế, vợ phải mệt đừ, nhưng tài thực, không những đã chẳng sao mà lại còn tươi hẳn lên là khác. Ấy là vì làm việc nhiều mà quên mệt? Ấy là vì thời tiết? Ấy là vì thương chồng, thương con mà không quản ngại vất vả chăng? Đã đành là vào cữ tháng chạp ở Bắc Việt người ta thấy trong người khoẻ mạnh hơn cả những tháng vừa qua; đã đành có khi lòng yêu thương làm cho người ta quên mọi nỗi buồn phiền cực khổ khi thấy những người thân yêu của mình vui sướng; đã đành là có nhiều khi ham mê công việc quá mà quên mệt mỏi; nhưng bao nhiêu cái đó chưa thấm vào đâu với cái vui của người đàn bà khi thấy năm hết tết đến, nhà cửa bình an, vui vẻ mà trong mình lại có một số tiền dành dụm được từ trong năm, tạm đủ để mua bán cho bằng chị bằng em hầu ăn một cái tết không to nhưng cũng không lúi xùi.

Thân phận đàn bà Việt bên kia bờ đại dương
Thân phận đàn bà Việt bên kia bờ đại dương

Tác giả Võ Thị Kim Loan sinh ra và lớn lên ở Bình Đại- Bến Tre. Năm 1987, chị tốt nghiệp ĐH ngành Y và giảng dạy tại ĐH Cần Thơ. Từ năm 2000, chị theo chồng sang định cư ở miền Bắc California và… làm lại tất cả trên đất Mỹ. Trải qua bao nhiêu khó khăn để hòa nhập cộng đồng mới, chị nhận được bằng quốc gia Mỹ về chuyên ngành hồi sức tích cực người lớn và hiện tại làm việc ở Bệnh viện O’Connor. Trong câu chuyện kể về cuộc sống những ngày đầu vất vả bên kia bờ đại dương, chị tự gọi mình là Lúa với niềm tự hào gốc gác nông dân Việt!