LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
NGUYỄN VŨ TIỀM và điểm nhấn trong cuộc đời cầm bút
NGUYỄN VŨ TIỀM và điểm nhấn trong cuộc đời cầm bút

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm như trẻ hẳn ra so với tuổi ngoài thất thập khi nghe tin tập thơ “Minh triết đất đai” của mình được trao Giải thưởng Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh năm 2015. Vinh dự này hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực gần cả đời lặng lẽ đam mê sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ xuất thân nhà giáo gốc Hà Nội. Với ý tưởng chủ đạo “hiện thực lồng ghép siêu thực, suy tưởng tiền đề cho cảm xúc”, tập thơ “Minh triết đất đai” đã tạo nên không gian thẩm mỹ khác lạ, nội hàm mới mẻ và thâm hậu, được giới làm thơ chuyên nghiệp đánh giá cao. Nhân dịp đầu xuân, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm.

NGUYỄN THÁI SƠN khốn khổ 10 năm đi đòi lương hưu
NGUYỄN THÁI SƠN khốn khổ 10 năm đi đòi lương hưu

Nhà thơ Nguyễn Thái Sơn từng lấy thân phận một thương binh để viết bài thơ tứ tuyệt “Viếng mộ chiều cuối năm” nổi tiếng: “Vạt đồi yên nghỉ bao đồng đội. Nhang trầm một thẻ, biết làm sao. Thắp lên đành cắm nơi đầu gió. Hương khói đừng quên một mộ nào”. Đấy là cách ông bái vọng những người đã khuất, còn những người đang sống thì khiến ông xấc bấc xang bang đi đòi mấy đồng trợ cấp còm cõi. Với nhà thơ một thời cầm súng, đồng đội đã lặng im nằm xuống thật nhẹ nhàng, mà đồng nghiệp đang vinh thân phì gia thì rất khó đoán định. Bây giờ, cũng đang cuối năm, vẫn tin “hương khói đừng quên một mộ nào”, mà lương hưu sao nỡ quên một kẻ anh dũng trong chiến tranh và lận đận trong hòa bình!?

NGUYỄN THỤY KHA trong mắt một cậu con nuôi
NGUYỄN THỤY KHA trong mắt một cậu con nuôi

Bố Kha không gần gũi với tôi thực sự như một người cha mà dường như ông đối với tôi như một cậu bạn nhỏ thì đúng hơn. Ông không góp ý gì cho những bài thơ, những ca khúc non nớt mà tôi viết từ thuở lên mười ấy. Ông thích cho tôi theo ông vào các cuộc vui của ông với bè bạn hơn là ngồi nói cho tôi hiểu “thơ là gì và nhạc là như thế nào”. Sau này, tôi hiểu, ông suy nghĩ khác với ba tôi ở điểm đó. Trong khi ba muốn uốn nắn tôi nhiều thì ông lại muốn tôi cứ chảy tự nhiên như một dòng suối nhỏ. Đến khi nào gặp được thiên duyên, tôi sẽ là dòng sông của riêng mình. Ấn tượng lớn nhất của tôi về bố Kha ngày ấy chỉ là đôi mắt, với cái đuôi mắt dài nheo nheo lại vì khói thuốc, cái đuôi mắt trên gương mặt ửng hồng vì men trong những cuộc vui với bạn bè. Tôi cảm giác, đó là đuôi mắt trong đáy ly rượu, ướt ướt, cay cay, sóng, sánh.

VI KIẾN THÀNH nhớ quả đồi văn nghệ ở Việt Bắc
VI KIẾN THÀNH nhớ quả đồi văn nghệ ở Việt Bắc

Người ta bảo người già thường hay nghĩ ngợi, hoài niệm về những gì đã qua. Quả thật, ở cái tuổi "ngũ thập tri thiên mệnh", nhất là vào những ngày năm mới rảnh rang, trong cái man mác của tiết xuân, khí xuân, ký ức về những ngày xa xưa một thời Việt Bắc lại chầm chậm trở về... Tôi nhớ lại ngày nhỏ sống cùng nhiều văn nghệ sĩ ở Khu tự trị Việt Bắc, vào những năm 70 của thế kỷ XX. Có biết bao kỷ niệm về những con người bình dị mà sau này tôi mới hiểu hết được tài năng và đóng góp của họ cho văn học, nghệ thuật nước nhà.

Mạng xã hội và tự do ngôn luận
Mạng xã hội và tự do ngôn luận

Mấy năm gần đây mạng xã hội đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống” đối với số đông người Việt, không chỉ trong giới trẻ mà cả với người cao tuổi. Người ta ngày càng ít luận bàn xung quanh những thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống mà quan tâm nhiều hơn đến thông tin trên mạng.  Sự phổ cập của mạng xã hội đang làm thay đổi tận gốc hệ thống giáo dục và cung cách học tập truyền thống. Báo chí truyền thống đang đứng trước sự thách thức sống còn, hoặc là chấp nhận cáo chung, hoặc là phải thích nghi hoặc tận dụng, liên kết, “nương nhờ” vào mạng xã hội để tồn tại. Mạng xã hội vốn là nơi chia sẻ thông tin và tri thức, nơi trao đổi kinh nghiệm về nghề nghiệp, tiêu dùng và hoạt động văn hóa, sáng tạo. Nó trở thành phương tiện hữu dụng chưa từng có của xã hội loài người, dùng nó gần như không tốn tiền (chỉ trả cước sử dụng internet) mà nếu biết cách còn có thể kiếm được tiền. 

Khúc hát cuối cho một cuộc tình
Khúc hát cuối cho một cuộc tình

Những người hoạt động văn hóa văn nghệ thời kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 4 gần như đều biết đến mối tình của Hoàng Thi Thơ - chàng sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn thuở ấy và Tân Nhân - cô nữ sinh trường Huỳnh Thúc Kháng. Họ cùng quê hương Quảng Trị và cùng mang tuổi trẻ nhiệt tình của mình tham gia kháng chiến. Về sau này, họ chia tay nhau, ông Hoàng Thi Thơ vào Sài Gòn tiếp tục con đường âm nhạc, trở thành một nhạc sỹ tài danh, và bà Tân Nhân vững vàng trên con đường kháng chiến, trở thành một nghệ sỹ ưu tú, với giọng hát truyền cảm được nhiều thế hệ yêu thích. Những bài bà hát như “Xa khơi”, “Câu hò bên bến Hiền Lương”, “Nhớ”, “Ru con”…. làm rung động và mãi khắc ghi trong tâm hồn bao người …

Người mang trăng quê vào phố
Người mang trăng quê vào phố

Nhẽ ra, Cao Như Dương, ông chủ  cửa hàng đồ hiệu Thanh Lịch phải săn đón các "thượng đế" bước xuống từ ôtô bóng lộn, hay từ chiếc xe máy đắt tiền vào chọn đồ tại cửa hàng mình, thì anh lại dửng dưng đứng góc nhà, miệng ngậm thuốc lá, mắt thả sự mơ màng đâu đâu. Anh nghiệm ra, bao năm theo đuổi kinh doanh, hầu hạ thượng đế để kiếm tiền, cho dù những đồng tiền kếch sù, nhưng có khi lại không thú vị bằng lúc cảm nhận được cái hay bất tận của những câu thơ "Cỏ non xanh rợn chân trời", hoặc là "Gìn vàng giữ ngọc cho hay/ Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời…". Cửa hàng đồ hiệu Thanh Lịch khi ấy dần thấy xuất hiện những ông khách kỳ quái. Khi thì một ông tóc dài, râu ria tua tủa. Khi thì ông ăn vận lôi thôi, mắt đỏ lừ như chưa dứt cơn say rượu. Họa hoằn lắm mới thấy mấy ông quần áo bỏ thùng, xách túi, xách cặp, nhưng nom nhôm nhoam, cũ càng. Hầu hết số khách mới này, không phải diện lịch sự, thời trang gì, nhưng lại thấy ông chủ cửa hiệu Thanh Lịch chạy ra vồ

HUỲNH VĂN NGHỆ qua bến lên đường
HUỲNH VĂN NGHỆ qua bến lên đường

Cuộc đời binh nghiệp của tướng tài Huỳnh Văn Nghệ rẽ sang hướng khác khi ông ra Bắc trước thời điểm tập kết ít lâu. Nhưng ông đã kịp để lại trời Nam hình ảnh một danh tướng gươm đàn, oai phong võ nghệ trên mình ngựa. Không dưng mà thơ ông đậm cá tính mà dân gian đã khuyên răn: “Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng”. Ông chẳng những đã từng mà còn là con dân chính hiệu của xứ Đồng Nai ăn to nói lớn, hảo hán, dũng mãnh. Đất nước thống nhất, ông chưa hưởng được yên hàn thì đã lâm trọng bệnh và mất sớm, năm 63 tuổi. Sớm nhưng mà trọn vẹn vì ông không có cơ hội để bất bình hay vòi vĩnh như nhiều người ở cương vị như ông. Dù sống lâu trong guồng tổ chức ngặt nghèo, tư chất thi sĩ và cá tính ngang tàng của ông vẫn không bị bào mòn: Gửi lại bạn mấy vần thơ trên cát. Và giờ đây tôi qua bến lên đường”

Màn trình diễn kinh tế vô cùng ngoạn mục ở Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM
Màn trình diễn kinh tế vô cùng ngoạn mục ở Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM

Mặc dù chỉ có 23 cán bộ, giáo viên của trường đăng ký mua nền xây nhà ở, nhưng Ban giám hiệu cũ và bà Đỗ Thị Thùy Dung đã lập danh sách giả lên tới 258 cán bộ, giáo viên của trường có nhu cầu nhà ở để trình lên các cấp có thẩm quyền xin lập dự án. Họ đã bán 39 nền biệt thự, 265 nền nhà liền kề, 19 nền các loại khác... Số tiền thu được từ việc bán nền trên được thu qua Ngân hàng Á Châu (hơn 43 tỷ đồng), tiền mặt (hơn 1,4 tỷ đồng)... Điều đáng nói là, ông Hà Quang Văn đã chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư bằng việc chuyển tiền từ Ngân hàng Á Châu (tài khoản của Ban quản lý D.A) sang tài khoản cá nhân của ông và bà Dung cùng đứng tên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Sài Gòn với tổng số tiền là 42,1 tỷ đồng trong 2 năm 2003, 2004. Ông Văn còn rút tiền từ tài khoản cá nhân trên để mở 2 sổ tiết kiệm đứng tên ông, thu lợi bất chính...

Đã tới lúc phải có những quy ước ứng xử chung
Đã tới lúc phải có những quy ước ứng xử chung

Quan điểm của nhạc sĩ – nhà báo Hà Quang Minh: “Tình trạng chung của xã hội Việt Nam hiện giờ khá lộn xộn và do đó, nhất thiết cần khuyến khích xây dựng các bộ quy tắc ứng xử, thậm chí có thể có thêm cả sự hỗ trợ của pháp luật để các bộ quy tắc ứng xử đó có sức mạnh hơn nữa. Đơn cử như trong làng báo chí thôi, chúng ta vẫn nhận ra rằng có nhiều nhà báo lại đang hoạt động tay ngang ở các lĩnh vực dễ mâu thuẫn quyền lợi giữa cái riêng với cái chung của nghề. Nhà báo kinh tế thì đỡ đầu doanh nghiệp; nhà báo thể thao thì tham gia làm môi giới cầu thủ; nhà báo văn nghệ thì bảo kê cho nghệ sỹ… Tất cả những hoạt động đó đều vi phạm nghiêm trọng quy ước ứng xử (nếu có) và nó đã hình thành nên những hệ lụy đáng để thở dài”.

Người Việt cần môi trường sống ra sao?
Người Việt cần môi trường sống ra sao?

Góc nhìn của Nguyễn Công Khế: Cuộc sống của chúng ta hiện nay càng hiện đại bao nhiêu thì càng dẫn đến những hệ lụy khó tưởng tượng nổi. Tôi muốn nói tới môi trường sống của chúng ta hiện nay đang gắn liền với những hệ lụy đó và nó có liên quan tới mạng xã hội, tới internet. Thật thế, mỗi khi có dịp đề cập đến vấn đề này, tôi thường nói với các bạn bè tôi ở  Mỹ và châu Âu rằng, nếu Việt Nam có một môi trường sống mà tôi cho rằng thanh bình nhất, dễ chịu nhất có lẽ là thời niên thiếu của tôi: thời ông Ngô Đình Diệm. Thời đó, cũng có thể đã diễn ra một số cuộc bắt bớ và “tình nghi” nhắm vào những người kháng chiến cũ, nhưng tôi cho “diện” của nó không rộng lắm. 

LÊ HỮU NAM đã giải mã Mật Ngữ Rừng Xanh
LÊ HỮU NAM đã giải mã Mật Ngữ Rừng Xanh

Vừa chống chọi với bệnh tim hiểm nghèo, vừa viết báo,viết sách, cây bút trẻ Lê Hữu Nam vừa được hội đồng thẩm định Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh thống nhất trao giải thưởng Nhà văn trẻ năm 2015 với tác phẩm “Mật ngữ rừng xanh”. Ra mắt lần đầu vào tháng 8-2015, “Mật ngữ rừng xanh” từng khiến cộng đồng mạng và giới truyền thông xôn xao khi tác giả “tố” nhà làm sách gian lận so với thỏa thuận ban đầu. Ngày 20-1, tác phẩm tiếp tục được Lê Hữu Nam phối hợp với First News – Trí Việt ra mắt bạn đọc ấn bản mới có bổ sung nhiều tình tiết, nội dung mới hơn. Lê Hữu Nam cho biết, ấn bản mới của “Mật ngữ rừng xanh” được bổ sung thêm hàng trăm trang. Trong đó, nhân vật hoàn toàn mới – chú tê giác có tên Mây xám được “ra đời” bởi tác giả nhận thấy đây là một loài vật trên bờ vực tuyệt chủng vì sự tham lam của con người. Tại Việt Nam, qua các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều nguồn thông tin khác, Lê Hữu Nam nhận thấy đây là loài vật đang bị săn tìm, sưu tầm như một thú chơi thời thượng. Vì vậy

Lẽ nào có cái địa danh MINH BỘT?
Lẽ nào có cái địa danh MINH BỘT?

In trong cuốn “Đất và người Nam bộ” từ trang 37 đến trang 46, bài viết “Minh bột di ngư, một quyển sách hai văn xã” được chú thích: “Minh bột di ngư có nghĩa là ông chài còn sót lại ở đất Minh Bột”. Như vậy, Minh Bột được xác lập như một địa danh ư? Thực sự Minh Bột hay là Minh bột? Ngay trong bài viết của mình, Ca Văn Thỉnh cho rằng: “ngụ ý của Mạc Thiên Tứ là muốn ví mình – một bực di thần của nhà Minh, như cá ở biển “Minh” còn sót lại”. Rõ ràng, không thể tồn tại Minh Bột như một cái tên riêng! Độc giả cần hiểu “Minh bột di ngư” như thế nào? Trong văn cảnh “Minh bột di ngư”, chữ “bột” có nghĩa là “cái vịnh” mới phù hợp với chữ “ngư”. Nếu Minh Bột có thật và nằm ở rẻo cao nào đó, thì phá sản chữ “ngư”.

NGUYỄN THỊ HIỀN ở Đồi Mộng Mơ
NGUYỄN THỊ HIỀN ở Đồi Mộng Mơ

Quả đồi mộng mơ của tôi có tên là Đồi Cháy, ở ấp Cầu Đen, Nhã Nam, Yên Thế, Bắc Giang. Đồi nằm cao cao trên con đường đất đỏ, có 1 lối lên đồi cũng mầu đất đỏ, mầu đỏ của gạch cháy và mầu đỏ xậm gan gà - Tôi cứ thắc mắc sao đồi lại có tên là “Đồi Cháy”, nhưng khi nhìn mầu đỏ cháy của con đường và đất ở trên đồi tôi nghĩ tên là Đồi Cháy quả thật đúng. Gia đình tôi theo kháng chiến tản cư lên đây sống cùng gia đình bác Nguyên Hồng, bác Tạ Thúc Bình, bác Ngô Tất Tố, bác Trần Văn Cẩn - Mấy gia đình sống quần tụ trên đồi cùng mấy gia đình nông dân định cư ở đây từ lâu mà bây giờ trải qua bao năm tháng, tôi chỉ còn nhớ có nhà Bác Gần ở dưới chân đồi, chỗ có cái giếng nước trong vắt mà tất cả dân sống ở đây đều ăn nước của giếng này. Xa hơn nữa, dưới chân đồi trên con đường đất đỏ là nhà Bác Cả trọ, anh ruột của mẹ tôi, và nhà cô Uyên, là em ruột của Bố tôi cũng tản cư lên Bắc Giang, cạnh quả đồi này.

NGÔ KHẮC TÀI xúc cảm Đàn Đứt Dây
NGÔ KHẮC TÀI xúc cảm Đàn Đứt Dây

Lặng im tôi dò dẫm bước em   Chiều ấy Sài Gòn, nhà ga tàu chuyến chót   Em vội vã dáng đi như chạy   Còn muốn về đâu bóng ngã cuốn lòng đường Trước những gì tính toán lạnh hơi đồng   Tôi giá rét như người bưng chén đắng   Và lúc nghe môi tê điếng   Hiểu thêm đâu là chén rượu tay người

Mỗi cuốn hồi ký có giá bao nhiêu?
Mỗi cuốn hồi ký có giá bao nhiêu?

Nhà văn, nhà báo Bùi Mai Hạnh một thời “nổi như cồn” vì không ai khác, chính chị là người đã chắp bút cho cuốn hồi ký "Lê Vân yêu và sống". Hiện nay chị đang định cư cùng chồng tại Úc. Nhân sự kiện “hồi ký Thương Tín” chị đã có bài trả lời phỏng vấn đầu tiên liên quan đến cuốn sách "Lê Vân yêu và sống" cũng như những câu chuyện liên quan đến viết hồi ký, tự truyện: “Vấn đề là "vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ" của ai và "trong thước đo thị hiếu" nào? Tôi cho rằng, bị đám đông phản ứng thậm chí chê bai không phải lúc nào cũng là điều tệ hại lắm nếu không muốn nói đôi khi lại là điều đáng mừng. Dư luận trái chiều là tốt, có tranh luận, phản ứng, phản kháng mới bộc lộ đúng sai chứ!”

HOÀNG CẦM thực và mộng, yêu thương và đau xót
HOÀNG CẦM thực và mộng, yêu thương và đau xót

Trong thơ và trong cuộc đời Hoàng Cầm ấn tượng, tình cảm sâu đậm nhất là quê hương. Ông nhắc đến quê hương là yêu mến và trân trọng. Nói đến quê hương là hình ảnh người Mẹ hiển hiện: “Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc/ Chiều xưa giẻ quạt voi lồng” (Đêm thổ). Quê hương trong thơ Hoàng Cầm lung linh huyền thoại và đậm chất sử thi. Những sông, núi, ao hồ, đình, chùa làng xóm được khơi gợi: “Sông Cầu xuôi bến Hát/ Rập rềnh Mộ Dạ chiếu tân hôn” (Gió lông ngỗng). Có lẽ Hoàng Cầm là một trong số rất ít những nhà thơ viết bằng tâm linh. Nhiều bài thơ vụt đến trong đêm khuya...

Người trẻ Việt Nam đang nghĩ gì?
Người trẻ Việt Nam đang nghĩ gì?

Mới đây, khi Google nói rằng, từ khoá được quan tâm, truy cập nhiều nhất trong năm 2015 của người Nhật là “nhà nước Hồi giáo”, của người Hàn Quốc là “dịch Mers”, của người Singapore là “cháy rừng” còn của người Việt Nam là “Vợ người ta”, “Không phải dạng vừa đâu” - tên những bản nhạc thị trường thì chúng ta bắt buộc phải đặt ra nhiều câu hỏi. Đầu tiên chúng ta hỏi nhau, đối tượng, lứa tuổi nào ở Việt Nam vào Google nhiều hơn cả? Thật khó để trả lời chính xác, nhưng nếu căn cứ vào việc Internet khai sinh ở Việt Nam vào năm 1997 và con số 42% người sử dụng Internet ở Việt Nam thuộc lứa tuổi từ 15 đến 24 mà hãng nghiên cứu thị trường Com Score từng đưa ra hai năm về trước, có thể tin rằng những đối tượng truy cập chủ yếu là người trẻ, thậm chí là rất trẻ.

Giông bão THƯƠNG TÍN và kỹ thuật hồi ký
Giông bão THƯƠNG TÍN và kỹ thuật hồi ký

Đời sống văn hóa bỗng dưng ồn ào lên vì cuốn hồi ký “Một đời giông bão” của Thương Tín. Rất nhiều ý kiến gay gắt khiến dư luận gợi nhớ đến những rắc rối từ cuốn hồi ký “Lê Vân – Yêu và sống” cách đây không lâu. Thương Tín là một gương mặt diễn viên có thành tựu. Thương Tín không quá đẹp trai phong nhã nếu so sánh những nghệ sĩ cùng thời như Trần Quang hay Nguyễn Chánh Tín, nhưng bằng tài năng của mình vẫn có được chỗ đứng trong lòng khán giả nhiều lứa tuổi. Hồi ký của Thương Tín ngay lần phát hành đầu tiên đã in một vạn bản, chứng tỏ giới kinh doanh sách đã đánh hơi được sức hấp dẫn từ “Một đời giông bão” đối với thị trường.

NGUYỄN QUANG THÂN phân tích sự lãng phí khủng khiếp ở Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam
NGUYỄN QUANG THÂN phân tích sự lãng phí khủng khiếp ở Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam

Suốt ngày kêu rên về gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, hết xin tiền rồi làm mình làm mẩy, thế nên dù ngân sách đang khó khăn, nhưng người giữ hầu bao vẫn có vẻ hình như hơi “nhẹ dạ” và dễ dãi nên đã cấp 240 tỷ đồng cho một dự án in sách kho tàng văn hóa dân gian. Chủ dự án là ông Giáo sư Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh, chánh văn phòng dự án (trông coi tiền nong, phân phối, phát huy hiệu quả) cũng là một ông Tiến sĩ tên là Đoàn Thanh Nô. Hai ông này chắc cũng phải nhân danh văn hóa, nhân danh hội Văn Nghệ dân gian VN, và những gì nữa không biết, dày công lắm mới xin được 240 tỷ đồng rót cho dự án. Chắc chắn họ đã viện ra những lý do vĩ đại  ví như “bảo tồn, phát huy”, không cho tiền ngay thì sẽ mất ngay “bản sắc văn hóa”. Tiền được rót nhanh và tiêu cũng nhanh.

Ai bịa đặt những chuyện lãnh đạo cao cấp tranh giành quyền lực?
Ai bịa đặt những chuyện lãnh đạo cao cấp tranh giành quyền lực?

Trước ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (20-28/1/2016), ông Nguyễn Thế Kỷ-  Phó ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm báo chí của Đại hội, cho biết: “Các thế lực xấu nói rằng trong Đảng “có sự rạn nứt”, kể cả trong lãnh đạo cấp cao có sự “tranh giành quyền lực”, thậm chí “đấu đá”. Họ dựng lên những chuyện như đồng chí A, đồng chí B tham nhũng, lợi ích nhóm, có tội này, tội nọ. Có một số câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc đến mức những người giàu trí tưởng tượng cũng khó có thể dựng lên được. Những thông tin xuyên tạc, những luận điệu sai trái, những kẻ “phá bĩnh” không thể ngăn cản bước đi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, không thể ngăn cản con đường đến thắng lợi của Đại hội XII của Đảng. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, những thông tin độc hại, xuyên tạc cũng gây phân tâm, lo lắng, băn khoăn, hồ nghi trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thậm chí, có người đã bị “ngộ độc” do “ăn” thông tin mà không chọn lọc, xem xét, cảnh giác”

Hội Nhà văn TPHCM vinh danh chàng trai bị bệnh tim bẩm sinh
Hội Nhà văn TPHCM vinh danh chàng trai bị bệnh tim bẩm sinh

Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2015 được trao cho tập thơ Minh triết đất đai của Nguyễn Vũ Tiềm, tập truyện dài Về cô gái này của Nguyễn Ngọc Thuần. Tặng thưởng được trao cho tập truyện ngắn và tùy bút Một phút tự do của tác giả người Italia Elena Pucillo Truong và dịch giả Trương Văn Dân – tác giả và dịch giả là vợ chồng; tập truyện ngắn Người Sài Gòn của Hoàng Đình Quang. Giải Thưởng Nhà văn trẻ dưới 30 tuổi trao cho Lê Hữu Nam với tập truyện dài Mật ngữ rừng xanh. Hội Nhà văn TP.HCM đã kết nạp 17 hội viên mới, trong đó có: Trần Luân Tín (từng đoạt giải thưởng của hội này với hồi kýSống để kể lại), Nguyễn Hoài Nam, Hòa Bình, Hồ Huy Sơn, Phương Huyền…

KAFKA mấy lần bị tuyên án tình?
KAFKA mấy lần bị tuyên án tình?

Xét theo họ tên, nhà văn Đức này thuộc nhóm người Praha ( Séc), nhưng gốc gác ông là người Do Thái. Franz Kafka, tên tuổi của ông đồng nghĩa với hai chữ Phi lý. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu văn học vẫn coi các tác phẩm của ông là hiện tượng phản biện sự thật của thời đại.Những tình tiết, những cốt chuyện trong tác phẩm của ông thì mọi người đã quá rành.Nhưng thử hỏi thiên hạ mấy ai biết tới những mối tình của nhà văn này? Chính ở mảng riêng tư ấy càng minh chứng một cách hùng hồn thuyết phi lý mà ông đeo đẳng. Vậy trong cuộc đời thực, Franz Kafka đã yêu ai?

Báo Công An Nhân Dân nói về hồi ký THƯƠNG TÍN
Báo Công An Nhân Dân nói về hồi ký THƯƠNG TÍN

Không ai cấm bạn viết hồi ký và cũng chẳng ai cấm bạn kiếm tiền từ việc kể lại câu chuyện đời mình trong một cuốn sách hoặc nhiều hơn để bán cho những người quan tâm. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn một tờ báo, Thương Tín cho rằng mục đích anh viết cuốn hồi ký này là kiếm ít tiền để lại cho con. Điều đó cũng chẳng có gì là sai. Thậm chí, đáng trân trọng, khi hành động ấy thể hiện Thương Tín là một người cha có trách nhiệm. Tuy nhiên, nhìn những thứ anh "để lại cho con" trong từng trang sách thì không đơn giản thế. Hay đúng hơn, anh đang để lại cho con một "món quà" mà rất nhiều người đọc nó tỏ ra ái ngại. Nhất là những câu chuyện vốn đang bị phản ứng, bị nhiều chỉ trích gay gắt khi anh đụng chạm quá sâu vào cuộc sống của người khác. Trong đó có những câu chuyện thực sự đã đạp lên ranh giới của sự nhân bản.

Đồi Cháy và những câu chuyện màu thời gian
Đồi Cháy và những câu chuyện màu thời gian

Hồi ức của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền- con gái nhà văn Kim Lân: "Nữ sĩ Anh Thơ đã qua đời 10 năm. Một thập kỷ vắng một thi nhân đã vẽ những bức tranh làng quê thanh vắng và thơ mộng bằng thơ. Một thập kỷ chưa đủ lâu để làm nguôi quên con người đã sống hơn 80 năm, gắn bó nhiều với tỉnh Bắc Giang, nơi có sông Thương. Tên con sông vương vấn bao người, như vận vào bà hồi trẻ. Thời gian - không gian mở ra một vùng mênh mông, không thể đi hết chiều sâu lịch sử mỗi đời người trong những ký ức liên đới. Nhớ về Đồi Cháy, Bắc Giang, tôi lại thấy nữ sĩ Anh Thơ như hơn 60 năm trước..."

Quyền được làm người bình thường
Quyền được làm người bình thường

“Chúa đất” là sản phẩm của hư cấu trên nền cảm hứng về vùng Đường Thượng, Yên Minh, Hà Giang, nơi lưu truyền truyền thuyết Sùng Chúa Đà gắn liền với sự tích cây cột đá hành quyết ghê rợn, cũng là nơi có thung lũng đẹp nhất trên cao nguyên cực Bắc. Mặc dù tên tác phẩm được đặt theo tên nhân vật chính - chúa đất Sùng Chúa Đà, con người đáng sợ nhất Đường Thượng, thần chết cai quản Đường Thượng, một kẻ hoang dâm vô độ nhưng lại bất lực tính dục - và mặc dù tác phẩm dựng khá sinh động nhiều nhân vật đàn ông khác như Lù Mìn Sáng, Thào Chá Vàng, Thào Chá Pó, ấy nhưng, có một thứ hấp lực bất khả cưỡng đã dẫn dụ ngòi bút tác giả về phía những người đàn bà, để rồi chính những người đàn bà này mới là nhân vật trung tâm của tác phẩm, mới là nơi kết tinh, thăng hoa bút lực Đỗ Bích Thúy. “Vì sao vậy? 

Một nụ cười châm biếm về đàn ông
Một nụ cười châm biếm về đàn ông

Những khoái cảm khác được xem là một trong những quyển sách đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Jerzy Pilch. Nó từng nhiều lần được tái bản và dựng thành phim, kịch tại Ba Lan vào giai đoạn năm 1990 - 2000. Và dù đã được viết ra từ cách đây 20 năm, Những khoái cảm khác vẫn là một cuốn sách phù hợp với thời cuộc, phản ánh đúng và đầy đủ chiều sâu nội tâm của nam giới. Điều đó cũng chứng tỏ được rằng dù trong bất cứ thời đại nào, đàn ông vẫn có những suy nghĩ như nhau, vẫn mưu cầu cùng một loại hạnh phúc. Điều quan trọng là phải làm sao để điều tiết được nó, quản thúc nó một cách chặt chẽ mà không mang lại bi kịch cho bản thân.

TRẦN MAI HẠNH giữa nghề báo và nghiệp văn
TRẦN MAI HẠNH giữa nghề báo và nghiệp văn

Lời nói đầu cuốn sách, các nhà văn thường viết “Cùng bạn đọc”, “Bạn đọc thân mến”, “Đôi lời với bạn đọc”. Tôi thưa “Bạn đọc kính mến!” (kính mến với cả bạn đọc nhỏ tuổi), là bởi lẽ, tôi nghĩ hạnh phúc lớn nhất của nhà văn là tác phẩm viết ra được độc giả đón đọc. Chính độc giả quyết định sự sống của một tác phẩm và tiếp sức cho nó tham gia vào dòng sông văn học đang cuộn chảy. Không được sự đón nhận của độc giả, tác phẩm văn học kể như thất bại, dù có được tổ chức họp báo, ra mắt, ký tặng sách rầm rộ tới đâu. “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” dầy gần 600 trang, viết về những sự kiện lịch sử từ gần 40 năm trước, sự ra mắt muộn màng của nó thực quả rất kén độc giả. Vì vậy, tôi hạnh phúc và kính trọng bất cứ ai đọc hết cuốn sách, và càng kính trọng các bạn đọc nhỏ tuổi đã say mê đọc hết cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử của tôi.

Đại gia xứ ta sao giống như trọc phú?
Đại gia xứ ta sao giống như trọc phú?

Ở Việt Nam, những người giàu tầm cỡ thế giới thì chưa có, nhưng những người giàu để mặt bằng chung thế giới phải nể thì không thiếu. Đã có những đại gia Việt Nam khiến cho người đại diện hãng Rolls Royce phải há hốc mồm kinh ngạc khi đưa ra yêu cầu mua một phiên bản hạn chế xe Rolls Royce cụ thể kèm theo bổ sung "dát vàng vào những chi tiết trang trí đang sử dụng kim loại cho tôi". Song, ở Việt Nam, không có những người giàu biết trân trọng giá trị của văn hoá như cách họ trân trọng giá trị của tiêu thụ xa xỉ. Định nghĩa về nghệ thuật của họ cũng tầm thường đến vô cùng. Đơn cử, một tổng giám đốc một tập đoàn lớn từng thổ lộ rằng thầy phong thủy yêu cầu nhà nên treo tranh có yếu tố "cát" ở trong đó. Và ông ta đã bất lực trong việc lùng một bức tranh có vẽ cát, như bờ biển; bãi sông chẳng hạn, ở khu Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Có thể nói, một bộ phận những người giàu Việt Nam hiện nay khá thảm thương khi họ mới chỉ là tập hợp của 2 con người: người tạo ra giá trị và m

XUÂN DIỆU đã đi xa 30 mùa đông
XUÂN DIỆU đã đi xa 30 mùa đông

Xuân Diệu đã ra đi với thân phận của một nghệ sĩ thực sự. Qua ba ngày nằm trong phòng lạnh, sáng 21.12.1985, chúng tôi mới được gặp ông ở phòng tang lễ của bệnh viện Việt - Xô. Ông gày và xanh, mặc dù nằm như ngủ. Hẳn ông đau lắm cái cơn đau cuối cùng trước khi tim ngừng đập. Sớm ấy, gió lạnh khác thường. Một chiếc com-măng-ca cũ tàng đón ông từ bệnh viện về nhà 51 Trần Hưng Đạo, nơi Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật làm lễ tang. Chiếc com-măng-ca quá ngắn, quan tài thừa ra ngoài khá nhiều. Nhà thơ vĩ đại của Việt Nam ở thế kỷ 20 này đã chia tay với một đoạn đường thủ đô trong tình trạng cực lòng như vậy đấy!

NGUYỄN KHẮC PHỤC number one!
NGUYỄN KHẮC PHỤC number one!

Nguyễn Khắc Phục xa lánh tất cả cảnh bon chen, xếp hàng danh lợi. Anh ghê sợ có một phần. Điều quan trọng hơn, qua rất nhiều ca đại, tiểu phẫu (của mình và của người, mổ xẻ chảy máu và cả mổ xẻ bằng miệng lưỡi) anh biết mình “phận mỏng cánh chuồn” nên Phục né tránh mọi bận bịu, mọi rắc rối…Để dành thời gian chỉ cho hai việc độc nhất: Viết… Và đàn đúm ông- tôi, tao- mày cùng bạn hữu. Phải chăng, cũng chính ở điểm này, chúng ta hiểu được một trong những duyên do vì sao gia tài sáng tác của anh đạt tới con số “khủng”  đến vậy! Có một lần Nguyễn Khắc Phục được tặng Giải thưởng Nhà nước về Kịch bản Sân khấu. Về Điện ảnh, vì là tác giả kịch bản, chả hiểu theo quy định từ đâu và bao giờ, anh không hề nhận được tặng danh hiệu gì; cũng không hề nhận được giải thưởng cấp độ nào. Về văn chương, với 12 cuốn tiểu thuyết, tính độ dày tới vài ngàn trang… mà  hoàn toàn không phạm vào những “ húy, kỵ”… Nhưng ngạc nhiên chưa, cho tới tận những ngày anh đang ở tình trạng “thập tử nhất sinh” như bây gi

Truyện Kiều đã bị hậu nhân làm méo mó ra sao?
Truyện Kiều đã bị hậu nhân làm méo mó ra sao?

Từ khi ra đời tới nay, "Truyện Kiều" đã trở thành tác phẩm văn học thẩm thấu vào tâm trí người Việt với biết bao dạng thức như ngâm Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều… "Truyện Kiều" cũng là một tác phẩm văn học kiệt xuất của dân tộc Việt Nam trên diễn đàn văn hóa thế giới. Bản thân tác giả của "Truyện Kiều" là đại thi hào Nguyễn Du cũng trở thành Danh nhân văn hóa Thế giới. Thế nhưng, nhiều ý nghĩa của tác phẩm này đã bị hậu thế hiểu sai đi hoặc làm "méo mó". Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn, đã viết: ""Truyện Kiều" còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn…". Nếu hậu nhân cứ theo ý mình làm "méo mó" "Truyện Kiều" thì không biết văn hóa nước ta sẽ trông vào đâu để định hình? 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016

Giọng ca em vắt vẻo youtube Câu thơ anh facebook mịt mờ Hình ảnh bạn bè sẻ chia nhiều hướng Cuộc trùng phùng nức nở wifi