LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
BIL GATES nói về số phận nông dân trong thảm họa biến đổi khí hậu
BIL GATES nói về số phận nông dân trong thảm họa biến đổi khí hậu

Giờ đây, biến đổi khí hậu sẽ khiến tình hình càng thêm nghiêm trọng. Trong vài thập niên nữa, tình trạng trái đất nóng lên sẽ phá hủy nghiêm trọng nền nông nghiệp các nước, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Cây trồng sẽ không phát triển do mưa quá ít hoặc quá nhiều. Sâu bệnh sẽ càng sinh sôi nảy nở trong điều kiện khí hậu ấm hơn. Nông dân ở các nước giàu cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng họ có công cụ và sự hỗ trợ cần thiết để ứng phó. Trong khi đó, những nông dân nghèo nhất thế giới phải ra đồng mỗi ngày với bàn tay trắng và sẽ là đối tượng tổn thất nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, mà lại ngay lúc thế giới đang chật vật giải quyết bài toán lương thực cho dân số ngày càng tăng.

CHÂU LA VIỆT ân tình sau những trang văn
CHÂU LA VIỆT ân tình sau những trang văn

Nhà văn Khuất Quang Thụy kể: “ Năm 1975, sau khi miền Nam giải phóng, tôi được về phép về thăm nhà và mẹ tôi đã nói lại rằng: “Cuối năm 1972, vào những ngày máy bay Mỹ đang ném bom Hà Nội bỗng một hôm có mấy ông cán bộ to của Trung ương quân đội tìm đến nhà ta. Các ông ấy đưa cho mẹ một ít tiền và nói rằng đó là tiền bút gì đó của con. Thế là cả nhà òa lên khóc! Mẹ nghĩ, có lẽ con chết rồi nên các ông ấy mang tiền tuất về cho mẹ”. Mãi sau này tôi mới biết đó là anh Đỗ Gia Hựu và các anh ở Nhà xuất bản Quân đội sau khi in ký sự Lửa và thép trong cuốn Cửa khẩu vì biết tôi đang chiến đấu ở Tây Nguyên nên các anh đã lặn lội lên tận Sơn Tây để mang tiền nhuận bút tới cho gia đình”

SIMONOV hai diện mạo trong một cuộc đời
SIMONOV hai diện mạo trong một cuộc đời

Ngày 28 tháng 11 năm 2015 này, giới văn chương, nghệ thuật Nga kỷ niệm 100 ngày sinh (19 15 -2015) của nhà văn, nhà thơ, nhà chính luận,tác giả của nhiều vở kịch, nhiều bộ phim nổi tiếng thời Xô Viết - Konstantin Simonov. Tác phẩm của K.Simonov đến với bạn đọc Việt Nam ngay từ những năm đầu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp với bài thơ “Đợi anh về” qua bản dịch của Tố Hữu. Nhiều cuốn tiểu thuyết của ông cũng đã được dịch qua tiếng Việt (“Những người sống và những người chết ” , “Họ sinh ra không phải để làm lính”...)   Trong những năm kháng chiến chống Mỹ K.Simonov đã sang thăm Việt Nam, đã ghi lại dấu ấn của chuyến đi ấy trong trường ca “Đường số 1” và kịch bản viết cho bộ phim tài liệu “Nỗi đau khổ không của riêng a i ”.

QUỲNH DAO một đời ngắn ngủi mà sôi động
QUỲNH DAO một đời ngắn ngủi mà sôi động

Trong "Thi nhân Việt Nam", hai thi sỹ Xuân Diệu, Huy Cận được đánh giá rất cao. Có thể coi, đó là hai "chủ tướng" của phong trào Thơ mới. Thơ Xuân Diệu được tuyển chọn 15 bài. Thơ Huy Cận được tuyển chọn 11 bài. Thơ Thái Can được tuyển chọn 5 bài. Riêng Quỳnh Dao chưa được chọn bài nào, mà chỉ được nhắc đến trong hai trường hợp. Tuy vậy, thơ của Quỳnh Dao cũng rất được đề cao trong bạn đọc. Theo ông Lê Tràng Kiều, nhà phê bình, đồng thời là chủ bút của báo "Tiểu thuyết thứ năm", số ra ngày 11/4/1939, đã  viết "Chưa bao giờ các bạn yêu mến thơ được vừa lòng, được say sưa như bây giờ, khi giở những trang thân yêu của tờ báo thân yêu này. Nó đã trình bày không biết bao nhiêu tác phẩm có giá trị, những vần mơ màng của Quỳnh Dao, những vần nhẹ nhàng của Anh Thơ, những vần diễm ảo của Thanh Tịnh, những vần thành thực giản dị của Nguyễn Bính, những vần đầy mộng ảnh, đầy âm nhạc của Yến Lan và những vần đặc biệt của Phạm Huy Thông, Lưu Trọng Lư…".

Khi tiếng hát thể hiện sự bất lực của đời sống văn hóa
Khi tiếng hát thể hiện sự bất lực của đời sống văn hóa

Nhà báo – Nhạc sĩ Hà Quang Minh trình bày sự âu lo: “Đánh được vào nhu cầu của cộng đồng để kinh doanh, đó là điều đáng quý nhưng suy cho cùng, thực hiện việc kinh doanh của mình dựa trên những thứ phi quy luật thị trường (như mối quan hệ cá nhân chẳng hạn) cũng như dựa vào sự dễ dãi, thiếu sáng tạo thì chỉ cho thấy rằng các đơn vị sản xuất kiểu ấy đang vô cùng bất lực. Họ sẽ làm giàu được như thế không nếu như họ không có cơ hội quan hệ? Họ sẽ làm giàu được như thế không nếu như họ đi chính trên đôi chân sáng tạo của mình? Chắc chắn là không. Cách họ làm vô cùng dễ dãi, như một công thức rập khuôn: mua một công thức làm chương trình của nước ngoài và Việt hóa nó thành một phiên bản copy, thậm chí copy đến hoàn hảo. Họ không nghĩ được ra một chương trình nào mà ý niệm cơ bản của nó hoàn toàn là một sáng tạo độc lập của người Việt, truyền hình Việt; một sản phẩm họ có thể hãnh diện về bản quyền…”

Truyện Kiều và giai thoại đời thường
Truyện Kiều và giai thoại đời thường

Có lần được đồng nghiệp mời vào quán bia có các cô tiếp viên xinh đẹp phục vụ, Trần Quốc Toàn thích lắm “tưởng bây giờ là bao giờ, rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao”. Uống say, cuốn Truyện Kiều từ túi áo Trần Quốc Toàn rơi ra đất. Cô tiếp viên nhặt lên, hỏi: “Sách của anh phải không?”. Dĩ nhiên, Trần Quốc Toàn gật đầu. Cô tiếp viên mở ra, đọc mấy câu: “Khéo là mặt dạn mày dày, kiếp người đã đến thế này thì thôi, thương thay thân phận lạc loài, dẫu sao cũng ở tay người biết sao?”, rồi chớp chớp mắt nhìn Trần Quốc Toàn đắm đuối: “Cái anh Nguyễn Du này, làm thơ hay quá hà!”. Bỗng dưng được biến thành đại thi hào dân tộc, Trần Quốc Toàn chưng hửng “phải tuồng trăng gió hay sao, sự này biết tính thế nào được đây”. Trần Quốc Toàn đang lúng túng, thì cô tiếp viên “dòng thu như xối cơn sầu, dứt lời nàng đã gieo đầu một bên” và nũng nịu: “Bữa nào anh Du làm tặng em một bài thơ nghen, anh Du!”. Trần Quốc Toàn “điều đâu sét đánh lưng trời, thoạt nghe chàng thoắt rụng rời xiết bao”, tỉnh rượu hẳ

Truyện Dài Kỳ vì sao biến mất - Kỳ 2
Truyện Dài Kỳ vì sao biến mất - Kỳ 2

Sau một thời gian khảo cứu công phu, nhà văn Lê Văn Nghĩa nhận định: “Về mặt kỹ thuật. theo tôi, một yếu tố quan trọng để một truyện dài kỳ thành công là tính chất giáo dục, nhân văn. Tất nhiên, khi viết nhà văn truyện dài kỳ luôn đặt yếu tố hấp dẫn, giải trí lên hàng đầu nhưng nội dung truyện vẫn là cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành, đầy đủ ‘nhân, lễ , nghĩa, trí, tín’. Họ thích nhân vật chính là thiếu nữ xinh đẹp, hiền hậu, con nhà nghèo – nghèo mà vẫn giữ được trong sạch – bị rơi vào những cảnh ngộ oan trái nhưng sau cùng vượt thắng được nghịch cảnh, gặp tình yêu. Hoặc nhân vật chính là một thiếu nữ con nhà giàu sang yêu một chàng trai nghèo nhưng lương thiện. Sau cùng tình yêu phải thắng, đôi tình nhân sau trăm cay, nghìn đắng, sẽ thành vợ, thành chồng, sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Nếu truyện có tướng cướp thì tướng cướp sẽ hoàn lương, nếu có kẻ giết người thì kẻ đó sẽ chết, đi tù hoặc đi tu để trả giá cho hành động của mình. Đọc truyện dài kỳ, người đọc sẽ luôn thấy đ

Truyện Dài Kỳ vì sao biến mất - Kỳ 1
Truyện Dài Kỳ vì sao biến mất - Kỳ 1

Ở Nam Kỳ, làng báo Sài Gòn đã đọc truyện dài kỳ khoảng cuối những năm 1920. Từ năm 1924, Phú Đức đã xuất hiện “Câu Chuyện Canh Trường” trên báo Trung Lập và sau đó là “Căn Nhà Bí Mật”. Bên báo Công Luận thì có Nam Đình. Năm 1929, Hồ Biểu Chánh đã xuất hiện “Vì Nghĩa Hay Vì Tình” hàng tuần trên Phụ Nữ Tân Văn của ông Nguyễn Đức Nhuận. Từ sau năm 1945 trong làng báo Sài Gòn, truyện dài kỳ giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành một tờ báo. Khi xuất bản một tờ báo là, các chủ báo, nhà quản lý phải nghĩ ngay đến các tác giả viết truyện dài kỳ ăn khách. Theo nhà văn Vũ Hạnh “đặc biệt là tiểu thuyết trang trong (nhật báo) đủ các thể loại” (Báo chí hôm nay 1954-65 -Bách Khoa số 217 ngày 15.1.66) . Cũng trong tạp chí Bách Khoa số nầy nhà văn Võ Phiến nhận định “chiếm nhiều chỗ nhất là những truyện để giải trí”

Đức hy sinh của bà vợ Văn hào DOSTOIEVSKY
Đức hy sinh của bà vợ Văn hào DOSTOIEVSKY

Ngày 16 tháng 10 năm 1866, nữ tốc ký viên trẻ tuổi Anna Snhitkina đã đến nhận công việc trợ giúp Dostoievsky hoàn tất cuốn tiểu thuyết mới mang tựa đề “ Con bạc”. Không ngờ cuộc gặp gỡ sáng ấy đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người đàn bà này.  Vào năm ấy Anna Snhitkina 20 tuổi . Sau cái chết của người cha-một quan chức nhỏ, cô gái vừa tốt nghiệp với chiếc huy chương bạc trường nữ trung học kèm một khóa huấn luyện cách viết tốc ký, vội vàng tìm công việc làm như muốn kiểm tra vốn học vấn đã tích góp được. Vào tháng 10, lần đầu tiên Anna tiếp xúc với nhà văn 44 tuổi Fedor Dostoievsky. Sách của ông Anna đã làm quen từ thời niên thiếu. Cô gái trẻ cần trợ giúp nhà văn hoàn tất cuốn tiểu thuyết đang viết với thời hạn là một tháng.Tại thành phố Saint- Petersburg, trong ngôi nhà nằm ở gần ngã tư giữa phố Mesansky Nhỏ  với phố Stoliarnyi nhà văn bắt đầu đọc những chi tiết, cốt truyện cho Anna ghi lại.Trong 26 ngày Anna và Fedor Dostoievsky đã hoàn tất cuốn tiểu thuyết” Con bạc”. Nếu ví nh

Phụ họa cho Cuốn Sách Hay Nhất Về Tình Thầy Trò
Phụ họa cho Cuốn Sách Hay Nhất Về Tình Thầy Trò

20-11 năm nay, có một ấn phẩm đáng lưu ý. Sự đánh động không hẳn nằm ở câu rao “cuốn sách hay nhất về tình thầy trò” mà nằm ở việc gộp hai tác phẩm “Mái trường thân yêu” của Lê Khắc Hoan và “Thầy giáo của những học sinh giỏi toán” của Đỗ Quốc Anh, để thành một quyển. Đây là một cách làm hơi mới và hơi lạ, giống như cô gái mặc áo dài phối với quần thể thao, để có bộ thời trang ấn tượng! Hai tác phẩm chẳng liên quan gì với nhau về tư duy thẩm mỹ, về hàm lượng thông tin cũng như về thể loại văn học. Chỉ hai tác giả có gắn bó với nhau: đều xuất thân từ nhà giáo, đều làm báo ngành và bây giờ Lê Khắc Hoan tuổi 78 đã nghỉ hưu trong sự sung túc, còn Đỗ Quốc Anh tuổi 63 vẫn oai phong chức Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo. Thực sự cầm “cuốn sách hay nhất về tình thầy trò”, rất khó đoán tên sách là gì. “Mái trường thân yêu” gồng gánh cho “Thầy giáo của những học sinh giỏi toán”, hay ngược lại?

Phó Giáo Sư lấy TOÁN nuôi THƠ
Phó Giáo Sư lấy TOÁN nuôi THƠ

Đặng Hấn đã in gần chục tập thơ, hầu hết đều tặng, chứ chẳng bán buôn gì. Đặng Hấn bảo: “Vài đồng nghiệp tôi dạy luyện thi để in thơ, gọi là lấy thi nuôi thơ. Còn tôi chỉ đi dạy toán để in thơ, gọi là lấy toán nuôi thơ!”. Nhắc đến tài sản văn chương của Đặng Hấn, không thể không kể đến mảng thơ thiếu nhi. Chất toán cộng với chất thơ, lắm khi lại bật ra nét ngộ nghĩnh của thiếu nhi. Chẳng hạn, bài “Phép tính mùa xuân” khá thú vị:“Cánh én làm phép trừ. Trời bớt đi giá rét. Bầy chim làm phép chia. Niềm vui theo tiếng hót. Tia nắng làm phép nhân. Trời sáng cao rộng dần. Vườn hoa làm phép cộng. Số thành là mùa xuân”. Độc đáo hơn, Đặng Hấn là người đầu tiên văn bản hóa giá trị của cầu chữ Y ở Sài Gòn: “Cầu nào cũng chữ I. Nhưng chỉ là I ngắn. Cầu quê em lạ lắm. Giống hệt chữ Y dài” và nâng lên tầm khái quát: “Ô! Người đi trên chữ. Chữ nâng người lên cao!”. Từ hình dáng thực của cây cầu chuyển thành ý nghĩa của tri thức, đó là một đóng góp không thể phủ nhận của Đặng Hấn!

Cô giáo dạy TOÁN bằng THƠ
Cô giáo dạy TOÁN bằng THƠ

Những con số, phép tính khô khan trong toán học bỗng trở nên mềm mại, thú vị khi được chuyển hóa thành thơ. Cô giáo mang thơ để truyền cảm hứng cho học trò yêu toán ấy là cô Lê Thị Hải (60 tuổi, trú xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, Quảng Nam). Dù đã bước sang tuổi nghỉ hưu, thế nhưng cô giáo tận tụy với hơn 35 năm theo nghề vẫn ngày ngày cầm phấn, dốc sức giảng bài trên đôi nạng gỗ bởi trăn trở: “Vẫn còn lận đận học trò/Mỗi mùa thu đến lại lo lắng nhiều”. Trên bục giảng, cô giáo đứng hơi lom khom, hai bàn tay gầy guộc chống lên đôi nạng gỗ. Cô khẽ nở nụ cười tươi sau khi cả lớp tiếp thu bài học về định nghĩa đường tròn chỉ qua bốn câu thơ: “Em ơi định nghĩa đường tròn/Tâm O bán kính nhớ còn điều chi/Tính chất đối xứng chớ gì/Tập hợp các điểm khắc ghi trong lòng”.

Thầy giáo dạy toán bỗng dưng viết văn
Thầy giáo dạy toán bỗng dưng viết văn

Một ông thầy dạy toán ở một trường trung học thuộc vùng sâu vùng xa, nhưng lại đoạt giải thưởng văn chương quốc gia và nổi tiếng với những truyện ngắn mang đậm chất hài hước. Nguyễn Phi Hùng sử dụng lối nói lái tên thật mà có bút danh Phùng Hi. Gặp nhà giáo Nguyễn Phi Hùng ngoài đời, thật khó tin đó chính là nhà văn Phùng Hi có tập “Y không là y” khá lý thú! T hầy giáo dạy toán Nguyễn Phi Hùng bỗng dưng viết văn, lại có lý luận kiểu nhà văn Phùng Hi: “ Tôi thấy chẳng có thế mạnh nào. Sống ở đâu cũng là nơi đi về, rảnh chút thì ngắm nghía cuộc đời, rảnh hơn chút nữa thì ngắm nghía mình, rồi mài mình ra mà viết, vậy mà vẫn cứ đụng chạm đâu đó… ”.

TRẦN ĐỒNG MINH trái tim vẫn thổn thức bên giáo án
TRẦN ĐỒNG MINH trái tim vẫn thổn thức bên giáo án

Nhà văn Châu La Việt viết về người thầy giáo cũ: “Tôi không nhớ ngày thầy dạy ở Chu Văn An, thầy đã viết văn hay chưa, nhưng từ ngày vào giảng dạy ở TPHCM, tôi thấy tên thầy Trần Đồng Minh xuất hiện khá nhiều trên các bìa sách. Tìm hiểu thì được hay cùng công việc giảng dạy , thầy còn san sẻ tình yêu văn học của mình bằng việc sáng tác văn học cho các em. Như tâm sự của thầy: “Tôi viết truyện vì yêu tuổi thơ trẻ, yêu nghề dạy học, và say mê văn chương. Từ lâu rồi tôi chỉ sáng tác cho thiếu niên nhi đồng, và mãi mãi sau này cũng vậy.” Có thể kể đến những tác phẩm văn học của thầy làm say mê tuổi nhỏ: Chuyện trường tôi (NXB Trẻ), Hoàng tử ham đọc sách (NXB Hội Nhà văn), Học trò không học buổi nào ( NXB VH-VN), Hoa hàm tiếu (NXB Kim Đồng) và bộ ba tác phẩm xuất bản ở NXB Trẻ gần đây: Hoàng tử không nối ngôi vua, Chàng hoàng tử và nàng tiên cá, Chuyện @ và…. “

Hai nữ sĩ nói về môn Lịch Sử sắp bị đuổi khỏi sách giáo khoa
Hai nữ sĩ nói về môn Lịch Sử sắp bị đuổi khỏi sách giáo khoa

Nữ sĩ Dạ Ngân nhận định: “Sử mà các em phải học đậm nhất từ sau nước Việt Nam đánh đổ phong kiến và giành độc lập, rồi cứ thế là liên hồi chiến công, hết chiến dịch này đến trận đánh khác. Các em phải thuộc những thắng lợi luôn luôn là vẻ vang ấy và không chỉ có vậy, còn phải thuộc những liệt kê trong đó mà chúng tôi gọi là cách học sử đếm xác và đếm súng”. Còn nữ sĩ Di Li bình luận: “Thêm một lần nữa mình khẳng định rằng người Việt Nam rất thích chơi trội. Bằng chứng là ở tất cả các quốc gia trên thế giới này, học trò đều được học môn lịch sử với tên gọi đàng hoàng, người Pháp gọi là Histoire, người Ý gọi là Storia, người Đức gọi Geschichte và người Anh gọi History, thì người Việt bỏ béng tên Lịch sử trong trường học đi cho độc đáo”.

Những nhà giáo từ bục giảng bước ra văn đàn
Những nhà giáo từ bục giảng bước ra văn đàn

Hơn một thế kỷ qua, hình ảnh và quan niệm về người thầy ở nước ta thay đổi rất nhiều. Những biến động và biến đổi xã hội làm cho vị trí người thầy không yên ổn giữa bốn bức tường lớp học mà được thử thách trong nắng gió và bão táp của thời cuộc. Bao lần thay đổi chế độ, bao cuộc chiến tranh, bao chương trình cải cách xã hội... đã kéo nhà giáo ra khỏi khuôn viên trường học, đối mặt với những chọn lựa lắm khi sinh tử và buộc phải trả lời những câu hỏi gay cấn của đời sống. Đặc biệt, những nhà giáo dạy văn, những nhà giáo cầm bút rất khó giữ một thái độ thuần túy văn chương, học thuật, mà luôn đụng chạm đến cái thời sự dễ quy chiếu nhân cách và thân phận mình vào với lịch sử. Là giáo sư văn học lâu năm, có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong nghề giáo lẫn nghề văn, chắc hẳn Trần Hữu Tá hiểu rõ tình thế đó của những người đồng nghiệp tiền bối và cùng thời.

Sách mặc áo, còn lý lẽ kinh doanh thì ở truồng?
Sách mặc áo, còn lý lẽ kinh doanh thì ở truồng?

Một ý kiến xác đáng của nhà văn Lê Văn Nghĩa: “Tôi không hiểu sao NXB hay nhà sách có một “sáng kiến” làm cho người mua sách hết sức bực mình…. NXB và các nhà sách nỡ đang tâm bọc lại cuốn sách như ngầm ý người đọc chỉ có quyền mua, nhưng không có quyền biết nội dung quyển sách để mà chọn lựa… Khi mua hàng kim khi điện máy, người bán phải có trách nhiệm mở thùng để cho người mua kiểm tra sản phẩm xem có lỗi hay không vậy mà khi mua sách người mua phải mua một quyển sách nằm trong bọc kín, không được kiểm tra chất lượng của nó. Người mua sách, trước hết, cần biết nội dung cuốn sách đó viết về cái gì, sách có mất trang, đóng lộn “tay” trang in, có bị rách nhưng đối với những quyển sách được bao bọc bằng bìa nylong thì vô phương!”

ĐẶNG HIỂN người làm vườn vô danh trên mảnh đất người đời
ĐẶNG HIỂN người làm vườn vô danh trên mảnh đất người đời

"Xin lỗi, có phải là... ở đầu dây không ạ? Tôi có thể nói chuyện một chút được không?" - Giọng nói khẽ khàng, thủ thỉ như một hơi thở nhẹ. Lời chào hỏi đầy trân trọng. Lời mở đầu hội thoại lễ độ, khiêm cung, lúc nào cũng đề cao vị thế của đối tượng giao tiếp, lúc nào cũng sợ làm phiền hay xâm phạm đến tự do cá nhân - dù người đó là nhà báo, nhà văn, quan chức cấp cao hay chỉ là đứa học trò... Đó chính là thái độ giao tiếp của thầy tôi - nhà thơ, nhà lý luận phê bình, Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển, cựu giáo viên văn Trường THPT chuyên ban Lê Quý Đôn (nguyên là THPT Công nghiệp A Hà Đông) Hà Nội, tác giả bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão" thân thương với nhiều người từ thuở học lớp ba...

Nhạc sĩ ANH BẰNG trong ký ức con trai
Nhạc sĩ ANH BẰNG trong ký ức con trai

Nhiều người nói ba tôi có số đào hoa. Tôi không biết, vì là phận con, tôi có được phép bày tỏ như vậy hay không, nhưng tôi chỉ thấy là ba tôi đi đâu cũng được cảm tình của mọi người nhất là nữ giới. Có lẽ vì tính tính của ông dễ thương, dễ mến. Tôi thấy hầu như lúc nào nụ cười cũng hiển hiện trên khuôn mặt phúc hậu của ông. Ông ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, nhưng cũng dí dỏm, vui tươi, đủ tạo nên cái không khí thoải mái, gần gũi với ông trước mọi người. Ngày trước, ở khu phố gần nhà tôi có một cô gái khá xinh tên là Tiên. Cô Tiên thường lui tới nhà tôi và coi mẹ tôi như người chị. Tính cô rất vui vẻ nhưng cô ăn nói rất bạo dạn. Tôi chứng kiến, một buổi sáng ba tôi sửa soạn ra xe đi làm thì đúng lúc cô Tiên từ ngoài bước vào. Sau khi chào hỏi mẹ tôi “Thưa chị ạ”, cô nắm chặt lấy tay ba tôi hỏi với dáng điệu nũng nịu: “Anh Bằng đi đâu, sao không cho em đi với?”. Rồi xoay qua phía mẹ tôi cô nói “Chị ơi, cho em đi với anh Bằng hôm nay nhé”. Mẹ tôi cũng cười vui trả lời. “Thì cô đi với anh có

ĐỖ TRỌNG KHƠI gửi Thư Ngỏ cho một ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn VN
ĐỖ TRỌNG KHƠI gửi Thư Ngỏ cho một ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn VN

T hực tế đã và đang xảy ra tình trạng nhiều cây bút muốn được trở thành hội viên Hội Nhà văn vì họ coi tấm thẻ hội viên là sự đảm bảo “cao sang” chứ không coi trọng, thậm chí không hiểu biết gì về sứ mệnh “cao quý” của tấm thẻ. Với các tác giả này khi đã đạt mục tiêu là hội viên, rất có thể đấy là giá trị cuối cùng với họ. Quả vậy thì sau tấm thẻ, nếu họ có sáng tác thêm được tác phẩm lẽ thường tác phẩm đó không trở nên độc hại thì cũng chỉ là thứ tầm thường, vô bổ. Với nhà văn coi văn chương như sinh mạng, thì mỗi khi sáng tác với họ là một nghi lễ bày tỏ tình yêu thương, nhằm cưu nâng lấy kiếp phận con người, cho sự cao quý của tồn tại con người. Bởi vậy với nhà văn đó có khi tác phẩm của họ chỉ là những tiếng thở dài, cũng nặng mang bao nỗi niềm nhân thế. Và nhà văn hẳn biết quên, thậm chí trong số họ có người không hề biết đến cảnh sống tiện nghi, những nghi thức sang trọng, song trên chiếc chiếu thiên nhiên hoa cỏ chốn quê mùa, nhà văn vẫn có thể một mình

Văn chương phải chạm tới thân phận con người
Văn chương phải chạm tới thân phận con người

Sương Nguyệt Minh là nhà văn mặc áo lính có 25 năm cầm bút. Anh là tác giả của bảy tập truyện ngắn, hai tập bút ký - tản văn và mới đây nhất là tiểu thuyết “Miền hoang” được trao giải sách hay 2015. Từng là lính trận ở biên giới Tây Nam và tham gia quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, văn chương Sương Nguyệt Minh luôn tràn đầy cảm hứng trận mạc, số phận người lính. Độc giả cũng biết đến anh với cái nhìn sắc sảo và ngòi bút tung tẩy về tâm lý xã hội hiện đại, về đề tài phụ nữ...

Sự bất hạnh của một nữ sĩ không thể cuốn theo chiều gió
Sự bất hạnh của một nữ sĩ không thể cuốn theo chiều gió

Ngày 8 tháng 11 năm 2015 vừa qua, người yêu văn chương trên toàn thế giới không thể quên kỷ niệm sinh nhật lần thứ 125 nữ văn hào Mỹ nổi tiếng Margaret Mitchell (8/11/1900-16/8/1949 ), tác giả của cuốn tiểu thuyết huyền thoại “Cuốn theo chiều gió”. Ra mắt bạn đọc vào năm 1936, tác phẩm đã gây một tiếng vang  chưa từng có: từ một người vợ chỉ biết quán xuyến, lo toan công việc nội trợ, phu nhân John Marsh đã trở thành một ngôi sao văn chương hàng đầu. Nhưng cả tiếng tăm lẫn tiền bạc đều không mang lại cho người đàn bà này hạnh phúc. Và cuộc đời của Margaret Mitchell có thể chia làm hai thời kỳ: Trước và sau khi “Cuốn theo chiều gió” ra đời …

Văn Chương tự sướng
Văn Chương tự sướng

Có lẽ từ vài mô hình hoạt động của những ấn phẩm văn chương thời gian qua khá thuyết phục mà mới đây một tờ báo không chuyên về văn chương cũng mạnh dạn áp dụng cách làm này. Theo đó, nếu tác phẩm được đăng tải không có một dòng nào nói rằng tác giả được nhuận bút mà còn kêu gọi tác giả ủng hộ quý báo đăng ký mua tối thiểu 50 tờ, tương đương với 250 nghìn. Chỉ cần làm phép tính nhanh khi so sánh với các báo chuyên về văn chương thì thấy “chi phí ủng hộ” còn cao hơn cả nhuận bút nếu phải trả. Thế là bỗng dưng văn chương được giao trọng trách vĩ đại khi “cõng” cả các mảng khác để tiêu thụ báo.

VTV đang tàn phá tiếng Việt
VTV đang tàn phá tiếng Việt

Gần đây, “với cả” đã từ miệng một số MC dẫn về thời tiết, lây lan sang các MC khác, kể cả các MC dẫn các chương trình thời sự. Từ “cả” này vốn chỉ là một hư từ, một tiếng đệm. Ai từ nơi xa mới đến Hà Nội, sẽ thấy khá lạ tai khi nghe dân cư ở đây, chủ yếu là cư dân ngoại thành, thường nói “mí cả … mí cả”! Chính là “với cả” đó! Nghĩa của nó chỉ là “và”, tức là kể thêm, nói thêm, “mua rau mí cả mua thịt”, “ăn cơm mí cả ăn cá”, v.v.; người dân vùng quanh Hà Nội dường như coi “và” là từ … sách vở, nên họ tránh dùng, họ thay bằng “mí cả”, “với cả”… Điều đáng lạ là từ “với cả” này lây nhiễm hầu khắp những người nói giọng Bắc! Có thể các MC truyền hình đã lầm tưởng rằng “với cả” là dạng nói chuẩn (!?) của vùng Hà Nội, họ bèn lạm dụng, đem dùng phổ cập khi dẫn chương trình truyền hình. Thật ra, chỉ “với” là đủ rồi, sau “với” là các cụm từ liên quan, đừng nên “với cả”!

PN THƯỜNG ĐOAN thấy mình như vừa bơi qua sông dài
PN THƯỜNG ĐOAN thấy mình như vừa bơi qua sông dài

Không phải tên tuổi P.N. Thường Đoan mới được nhắc nhiều khi văn đàn dậy sóng với sự giống nhau đến kỳ lạ của bài thơ “Buổi sáng” và “Bạch lộ”. Tên của người “Đếm cát” đã được lưu lại từ thế hệ thơ nữ của thập niên 90 của thế kỷ trước, và đi cùng những tập thơ chị cho ra mắt trong những năm tháng sau này: “Lục bát cho khát vọng”, “Người đàn bà làm thơ và trăng”, “Rũ người”, “Nghĩ về hoàng hôn mẹ”, “Buổi sáng có nhiều chuyện kể”… . P.N. Thường Đoan (tên thật Nguyễn Thanh Bình, đang công tác tại báo Văn Nghệ TP.HCM) là mẫu người dễ ngỡ thân thuộc, hiểu rõ lắm nhưng khi đối diện với chị, chạm đến những điều không tên trong tâm hồn chị, mới nhận ra rằng, những điều nghĩ về chị lâu nay chỉ là phần nổi của tảng băng.

LÊ ANH theo hạt mưa rơi về xa thẳm
LÊ ANH theo hạt mưa rơi về xa thẳm

Sau hơn một năm lâm bạo bệnh, nhà thơ Lê Anh- một gương mặt khó quên của thi ca Phú Yên, đã qua đời vào đêm 7-11-2015 tại quê nhà, hưởng thọ 67 tuổi. Lê Anh đã xuất bản hai tập thơ “Hoa xương rồng trên cát” và “Sông thức”. Lê Anh là một dạng nhà- thơ- nhân-dân, ông hòa lẫn trong nhân dân, chìm khuất trong nhân dân, rồi một hôm đẹp trời đột ngột ngoi lên giữa quán nhậu vỉa hè hay tiệm cơm bình dân mà ngất ngưởng cất giọng ồm ồm đọc vài câu thơ la đà cơn say hạ giới. Mặc bao người kinh ngạc ngó ông như vật thể lạ vừa được khai quật từ một khu di chỉ văn hóa tàng tích, Lê Anh vẫn ngỡ nơi mình đứng là Hoàng Hạc Lâu mà Lý Bạch và Thôi Hiệu vừa quay lưng đi tìm Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị để mở lễ hội thi sĩ ngắm nhau, nên ông phiêu lãng gọi “Bạn ở đâu chân trời xa lắc/ Bỏ lại ta uống rượu một mình!”

Trên tờ lịch cũ vướng lại vài câu thơ
Trên tờ lịch cũ vướng lại vài câu thơ

Thuở hai mươi, Thiên Hà đã nổi tiếng với hai bài thơ được phổ nhạc: “Nhớ nhau hoài” và “Gió về miền xuôi”. Nếu tự mãn, chả cần viết gì thêm, cứ thảnh thơi mà nhấm nháp cái cảm giác bùi ngùi “em ở nơi nào, có còn mùa xuân không em, rừng ngàn lá gió từng đêm nhắc nhở thì thầm, nắng ở trên đầu nắng trong lòng phố, gió ở trên non gió cuốn mây về” và cái cảm giác nôn nao “đường em đi đường nở hoa khắp luống cày, đường anh đi hoa nở khắp chiến trường”, cũng đủ đắc ý với bản thân. Tuy nhiên, Thiên Hà cứ khao khát sáng tạo. Sau nhiều năm lăn lộn làm báo, Thiên Hà quay lại với thơ và rì rào tuôn xuống trang giấy bao nhiêu tâm sự ngổn ngang: “còn đó bức tranh đời mây khói, rất mong manh điệp khúc da vàng”.

NGUYỄN THỊ HẬU một niềm riêng cho Sài Gòn
NGUYỄN THỊ HẬU một niềm riêng cho Sài Gòn

Đường Nguyễn Huệ từ lâu không còn là con đường cho người Sài Gòn và người từ nơi khác đến đây dạo chơi bất cứ lúc nào trong ngày, dù hai bên đường có thêm dải phân cách trồng cây xanh, trông chỉn chu đấy nhưng không để lại ấn tượng gì bởi xe cộ chạy qua không ngừng, bởi đâu còn những ki-ốt đầy sắc màu các loài hoa tươi tắn làm dịu cả cái nắng của ngày oi bức. Những tháng gần đây, khi nó trở thành “phố đi bộ” thì chỉ vào chiều tối, khi ánh nắng và không khí nóng bức dịu đi, người ta mới đến đây đi lại nhìn ngó những ngôi nhà cao to đồ sộ hai bên đường, đến khu tượng đài,   selfie   vài tấm hình, rồi… hết. Cả quảng trường – mà đúng là quảng trường – rộng rãi sạch sẽ và trống trơn không tạo được cảm giác thân thiện của một không gian văn hóa bởi sự thiếu vắng những hoạt động của cộng đồng.

Giải thưởng văn chương cần được chấm công khai?
Giải thưởng văn chương cần được chấm công khai?

Chúng tôi đã có hỏi một nhà văn thường được mời đi chấm giải rằng: "Liệu ông có nghĩ rằng tác phẩm được giải là tác phẩm hay nhất trong năm (trong cuộc thi) này không?". Vì chỗ thân tình nên nhà văn đàn anh cũng thú thật rằng nó không phải là tác phẩm hay nhất, nhưng ý muốn của nhà tổ chức nó thế, nên mình bỏ phiếu cho nó, nếu bỏ khác đi, lần sau họ không mời nữa, cũng…mất vui và mất….tiền! Khi chúng ta công khai chủ nhân của những lá phiếu, các thành viên trong ban giám khảo mà đa số là các nhà văn, nhà thơ có uy tín, trọng danh dự, họ sẽ phải bảo vệ uy tín, bảo vệ danh dự của mình bằng chính lá phiếu của mình đã bỏ cho tác phẩm văn chương đích thực.

INRASARA nhận diện Văn Chương Tan Rã
INRASARA nhận diện Văn Chương Tan Rã

Thế kỉ mới mở ra cơ hội lớn đồng thời đặt nhà văn trước thách thức không nhỏ, trong đó sự ra đời và phát triển phương tiện sản xuất mới (internet) luôn ở thế như muốn đẩy Hội Nhà văn Việt Nam về phía lạc hậu. Lâu nay lực lượng sản xuất thơ văn thuộc biên chế Hội Nhà văn và những ứng viên đã buộc lòng chấp nhận chờ đến phiên mình để được đăng bài vở như một cách phân phối tem phiếu thời bao cấp, từ khi văn chương mạng ra đời, cả bộ phận lớn hội viên tách đàn mà không một lần ngoảnh lại báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, tạp chí Nhà văn nữa. Xong bài nào họ post lên mạng bài nấy. Rồi thì nhà văn lập website, blog riêng, sau nữa là Facebook. Cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam mất thế giá nghiêm trọng dưới mắt hội viên lẫn độc giả. Đến khi những người trách nhiệm nhìn ra vấn đề thì mọi chuyện đã quá muộn. Website của Hội đã làm lỗi thời lúc nào không hay.

Hài cốt của NAM CAO được tìm thấy như thế nào?
Hài cốt của NAM CAO được tìm thấy như thế nào?

Hội Nhà văn VN vừa kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Nam Cao (29.10.1915- 29.10.2015). Được đánh giá là nhà văn hiện thực phê phán vào hàng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, nhà văn Nam Cao đã hy sinh vào năm 1951, khi vừa tròn 36 tuổi. Gần nửa thế kỷ sau, hài cốt của tác giả tuyệt phẩm “Chí Phèo” mới được tìm thấy, nhờ công những nhà ngoại cảm. Cuộc trò chuyện đầy chất liêu trai giữa nhà văn Nam Cao và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có thể khiến nhiều người nổi da gà. Thế nhưng, sự thật mộ phần thực sự của Nam Cao đã được phát hiện một cách ngoạn mục!

Con người và xã hội Việt Nam qua truyện TẤM CÁM
Con người và xã hội Việt Nam qua truyện TẤM CÁM

Góc nhìn của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Người Việt có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Xưa nay mọi người vẫn cho rằng câu ca dao này nói đến nhu cầu đùm bọc lẫn nhau giữa những người nghèo khó. Thế nhưng đọc nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, thấy ông gợi ra ý khác. Ông Trường cho câu này là lời kêu than của kẻ bị trị với người thống trị. Sống trong một giàn đấy, tức cùng trên một địa bàn cư trú, trong một xã hội, nhưng là khác giống, khác cấp độ, khác hẳn nhau về vị thế. Nên mới kêu rằng hãy thương lấy chúng tôi với. Chứ giữa những người nghèo khó, làm gì có sự khác giống mà phải kêu gọi vậy? Tôi cũng học theo cách đó, thử nhìn khác đi một chút về truyện Tấm Cám”.

LÝ NHÂN mấy chuyện kể lại
LÝ NHÂN mấy chuyện kể lại

Năm 1962 tòa soạn Quê hương giải tán, chúng tôi mỗi người một ngả. Tôi mạnh bạo xin giấy phép xuất bản tờ tạp chí Văn học. Giấy phép đứng tên tôi làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, tương đương với chức Tổng biên tập hiện nay. Thời gian này một mình tôi quán xuyến, nào chọn đề tài chủ đề cho số báo, nào mời người viết cho hợp với đề tài, rồi nhận đọc bài của anh chị em văn nghệ gửi tới đóng góp, và chọn những bài có giá trị. Về thơ, văn... đa số tôi chọn những bài phản chiến, vì lúc nào trong tâm tôi cũng cầu mong đất nước hòa bình, anh em Bắc - Trung - Nam một nhà. Những anh chị em gửi bài tới Văn học tôi không phân biệt chính kiến, tôn giáo, địa phương, đã quen hay chưa quen. Tờ Văn học sống được đúng 13 năm thì đình bản vào tháng 4/1975.