LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
LỬA THIỆN NHÂN một bộ phim của nhiều tấm lòng
LỬA THIỆN NHÂN một bộ phim của nhiều tấm lòng

“Chú Lính chì” gặp tai họa vào năm 2006. Mẹ Mai Anh đón chú về nuôi, bắt đầu tìm thày tìm thuốc chạy chữa cho chú vào năm 2008. Báo viết, báo mạng, truyền hình đã viết bài, ghi hình về câu chuyện cảm động này rồi. Khi đạo diễn Đặng Hồng Giang bắt tay vào làm “Lửa Thiện Nhân” hiển nhiên anh đã mất yếu tố bất ngờ. Phàm trong phim tài liệu mà kể lại một câu chuyện cũ, mọi người đều đã biết tức đã phải đương mặt với một nửa sự thất bại.. Nhưng vì sao “Lửa Thiện Nhân” vẫn là một bộ phim cuốn hút, gây nên những đợt sóng trào cảm xúc ở người xem?

Hãy đuổi những kẻ ăn cắp ra khỏi Hội nhà văn
Hãy đuổi những kẻ ăn cắp ra khỏi Hội nhà văn

Báo Năng Lượng Mới do nhà văn Nguyễn Như Phong làm Tổng Biên tập, tỏ ra quyết liệt: “Dù có cảm thông với Hội Nhà văn TP Hà Nội về những sai sót để cho tác phẩm trúng giải thì cũng phải thừa nhận rằng, lâu nay giới văn nghệ sĩ quen làm việc theo cái tình nhiều hơn lý. Thế nên, nhiều khi họ nhìn con người rồi mới nhìn tác phẩm. Chính vì thế mới để “lọt lưới” gây ra câu chuyện lùm xùm không đáng có. Thôi thì cái mất cũng đã mất rồi, chỉ mong Hội Nhà văn Hà Nội thực sự công tâm, đừng để “hòa cả làng”... Văn chương luôn đòi hỏi cái chân tình, và cái chân tình ấy phải bắt đầu từ lời thơ cho đến cái chân tâm của người làm nên nó. Vậy nên, hơn bất cứ đâu, Hội nhà văn là nơi không thể và không được phép dung túng cho bất cứ một hành vi đạo văn nào. Đã đến lúc phải thẳng tay đuổi những 'kẻ ăn cắp' ra khỏi Hội”.

Thay máu cho điện ảnh Việt
Thay máu cho điện ảnh Việt

80% phim Việt Nam nhập từ nước ngoài mỗi năm là phim hành động nhiều cảnh bạo lực, hoặc phim “lá cải”, “mì ăn liền” mang tính thị trường, phổ biến sản phẩm, phim cho không. Trong khi đó, phim sản xuất trong nước cũng không khá hơn... Nghệ thuật là sáng tạo và mang dấu ấn cá nhân, cũng không thể gò ép vào một khuôn khổ nhất định, nhưng rất cần một định hướng để sự sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa, có ảnh hưởng tác động tích cực đến xã hội, chứ không chỉ là mua vui xả stress, rồi phóng túng, tự do, chạy theo thị hiếu tầm thường hay mục tiêu lợi nhuận, để rồi xây “lâu đài cát” cho điện ảnh Việt Nam tương lai.

TRẦN TỪ DUY giã biệt Đất Sét trở về đất hoang
TRẦN TỪ DUY giã biệt Đất Sét trở về đất hoang

Câu chuyện của nhà báo Nguyễn Hồng Lam: “Khoảng 2012 về sau, tôi có nhiều dịp ngồi với Trần Từ Duy hơn. Nhiều văn nghệ sĩ từ nước ngoài về, gọi tôi đi cà phê với một số đàn anh văn nghệ trong nước, cứ hễ đến là gặp gã Duy Từ Trần (gã tự nhận, nghe nói trung niên thi sĩ Bùi Giáng đặt cho, tôi không láo lếu mà gọi xách qué nhé) đã ngồi sẵn ở đó. Tôi không biết gã quen họ, họ quen gã từ khi nào, nhưng đại khái toàn bậc đàn anh văn nghệ mà tôi ngưỡng mộ. Thơ văn báo chí có Du Tử Lê, Đặng Phú Phong, Đòan Thạch Hãn, Phạm Chu Sa…, điện ảnh có đạo diễn Lê Hoàng Hoa, nhà quay phim Nguyễn Hòe, diễn viên Trần Quang… và thậm chí cả giang hồ già bụng bự như Cung Củ Đậu. Nhiều người nổi tiếng khác tôi không nhớ tên, hoặc….chưa từng biết tên. Người ta đều quý gã, khiến tôi có cảm giác dân văn nghệ, ông thần nào, trẻ hay già cũng đều khoái bốc phét chửi thề”.

Mùi sách của một con đường
Mùi sách của một con đường

Không gian sách này sẽ tạo sự thoải mái cho người đi mua sách. Đi mua sách thì phải vào tiệm sách. To như Fahasa còn tạo cảm giác ngột ngạt nói chi đến những nhà sách nhỏ. Không gian sách sẽ làm người mua sách dễ chịu vì rộng rãi. Họ có một khoảng không và bầu trời và chung quanh là nhũng gian hàng sách với mùi đặc trưng của nó. Người viết thấy chỉ nên làm làm những quày sách như hội sách chứ không nên làm những tiệm sách vì nó qua trang trọng. Ngay cả những ngươi bán sách có thể để sách trong những thùng các tông cho người mua chọn lựa. Đường sách sẽ tạo nên hiệu ứng đám đông: Có những người không mua sách chỉ đi tham quan nhưng hiệu ứng của đám đông, khi thấy người mua sách thì mình cũng mua, tạo thói quen mua sách. Con đường này vừa có lợi cho nhà sách và người mua: Nhà sách bán được những quyển sách cũ, có giá trị nhựng không thể trưng bày, giải quyết được sách tồn đọng trong kho, còn người mua tìm được những quyển sách gía trị, cũ, giá lại rẻ.  

Việt Nam chưa có phê bình âm nhạc
Việt Nam chưa có phê bình âm nhạc

Ý kiến của nhạc sĩ Đỗ Bảo: “Phê bình dĩ nhiên là khái niệm gây mỏi mệt. Phê bình, tiếp thu phê bình rồi phản biện phê bình là những công việc mà ít ai ham thích, càng ít người sẵn sàng trả công cho chúng. Nói thế để chúng ta khỏi bất ngờ, cũng dễ dàng thực lòng chia sẻ với sự vắng mặt của phê bình âm nhạc tại Việt Nam. Ngày nay, âm nhạc ngày càng giống một thứ nhãn mác hợp thị hiếu cho các mặt hàng khác, cho hoạt động quảng bá và kinh doanh. Theo đó, lời ngợi khen cùng sự tôn vinh đâu đó còn có thể được mua bằng tiền thì những nhà phê bình càng khó để được chào đón. Một khi phần lớn thanh niên, trung niên tham gia mạng xã hội đều có thể vào vai các nhà phê bình mọi lĩnh vực, những khái niệm "auto bình luận" hay  "auto chửi" đã thành lối sống, thì những ý kiến nghiêm túc dễ trở thành điều kì cục gây mất vui”.

Nhà Phê Bình, các anh đang ở đâu?
Nhà Phê Bình, các anh đang ở đâu?

Nhà báo - Nhạc sĩ Hà Quang Minh băn khoăn: "Dường như những nhà phê bình hiện nay đang tập trung vào những công việc khác, những công việc đảm bảo tạo ra thu nhập (cao) cho mình và bỏ quên giấc mơ nghệ thuật mà họ theo đuổi từ những ngày còn tuổi trẻ nhiệt huyết. Điều đó lý giải vì sao hoạt động phê bình hôm nay thua kém thời bao cấp rất xa, mặc dù ngôn luận ở thời nay đã thông thoáng hơn thời bao cấp nhiều lần. Cơ bản, ở giai đoạn "ai cũng vất vả như nhau" và cơ hội làm giàu không phải là sẵn có, nhà phê bình chỉ còn đúng một nghề (và là nghề sở trường) là làm phê bình. Còn ở giai đoạn kinh tế đã mở rộng cánh cửa như lúc này, thà họ lo toan cho đời sống còn hơn là thứ viển vông mang tên sự sống còn của nền nghệ thuật".

Họa sĩ Singapore đòi lại bản quyền bị xâm phạm ở Việt Nam
Họa sĩ Singapore đòi lại bản quyền bị xâm phạm ở Việt Nam

Các tranh vẽ của Evangeline Neo đã được lấy đăng gần như nguyên mẫu trên Mực Tím, có khi được chỉnh sửa lại chút ít. Có một số chỗ cắt ghép, xáo trộn đảo trật tự tranh... nhưng người đọc bình thường nhìn từ tranh gốc và tranh trên Mực Tím đều thấy ngay là sao chép nguyên bản đường nét, hình mẫu nhân vật và cả bố cục các dải tranh truyện. Trong thời gian chỉ mới phát hiện ra hai số báo vi phạm bản quyền, Evangeline Neo đã cho biết cô rất sốc và yêu cầu tổng biên tập báo Mực Tím liên lạc với cô. Hai bên đã trao đổi và đi đến thỏa thuận chuyển khoản phí bản quyền qua tài khoản ngân hàng cho Evangeline Neo, đồng thời sẽ đăng lời xin lỗi trên Mực Tím

INRASARA bàn về Văn chương, đạo và không đạo
INRASARA bàn về Văn chương, đạo và không đạo

Nguyễn Việt Chiến (21/10) thấy: “đặt hai bài cạnh nhau, không cần xác minh cũng nhận ra một vụ đạo thơ trắng trợn”. BCH Hội Nhà văn Hà Nội (21/10) cũng thấy vậy, nên kí “quyết định thu hồi giải thưởng”. Thế nên, khi Nguyễn Quang Thiều (21/10) cho rằng Hội Nhà văn Hà Nội “thu hồi giải thưởng là chưa hợp tình hợp lý bởi chưa xác định được cô có đạo thơ hay không”, như thể đổ dầu vào lửa. Phan Ngọc Thường Đoan quyết làm cho ra chuyện: Ai đạo thơ ai? Hội Nhà văn Hà Nội đúng, chứ khi Nguyễn Việt Chiến (21/10) tuyên bố: “Thực ra tôi đã thấy gợn từ năm ngoái khi được Phan Huyền Thư tặng tập “Sẹo độc lập” chứ không chờ đến vụ này”, tưởng ngon lành, thật ra là khá hố. Anh ở trong BCH, anh kiêm luôn người chấm giải, 9/9 phiếu trong đó có anh, anh thấy “gợn từ năm ngoái” mà vẫn bỏ phiếu, là gì, nếu không là tắc trách?

Nữ sĩ bỗng dưng nổi tiếng
Nữ sĩ bỗng dưng nổi tiếng

Sau vụ “đạo thơ”, chỉ cần gõ tên Phan Ngọc Thường Đoan, Google cho tới gần 1 triệu kết quả. Tự dưng nổi tiếng, nhưng Thường Đoan lại cười như mếu: “Nổi tiếng như vậy thì chị đâu có ham. Cực mình cực người lắm”. Đối với giới văn nghệ sỹ tại TPHCM và cánh nhà báo văn hóa văn nghệ thì cái tên Thường Đoan quá quen thuộc. Bởi đơn giản, Thường Đoan là phóng viên của tờ Văn Nghệ TPHCM. Chị thường có cái nhìn dung dị, vị tha về những sự kiện của văn hóa tại thành phố đầy sôi động này. Ít người biết về cuộc sống riêng của Thường Đoan, chỉ biết rằng hiện chị đang sống cũng một đứa con trai và mấy con mèo. 

Nhà xuất bản MAI LĨNH ghi dấu một thời văn chương rực rỡ
Nhà xuất bản MAI LĨNH ghi dấu một thời văn chương rực rỡ

Câu chuyện của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn: “Từ khi xa gia đình, sống tự lập, bắt đầu có ý thức về tinh thần nhà Mai Lĩnh một thời hưng thịnh trong sự nghiệp báo chí, xuất bản, thì nơi tôi tiếp xúc đầu tiên chính là nhà ông Bảy, còn trước đây, con cháu nhà Mai Lĩnh lứa chúng tôi, chưa bao giờ được nếm vị ngọt ngào từ bản lý lịch gia tộc, nên thường nói với nhau về thân phận mình: Hiện tại thì gian nan, hoàng kim thì tưởng tượng. Về ông Bảy, bố tôi thường kể, khi cùng ông Sáu, ông Năm làm Hải Phòng Tuần Báo, Tiểu Thuyết Thứ Ba và xuất bản sách, ở Hải Phòng, ông luôn cần mẫn, tháo vát, một mình bao hết việc đặt bài, sửa morasse, chạy nhà in, rồi giao dịch phát hành. Việc đến tay ông, không bao giờ ông Sáu phải xem lại…”

PHAN HUYỀN THƯ thừa nhận Bạch Lộ ra đời sau Buổi Sáng
PHAN HUYỀN THƯ thừa nhận Bạch Lộ ra đời sau Buổi Sáng

Phan Huyền Thư viết bức thư xin lỗi thứ hai, gửi trực tiếp cho Phan Ngọc Thường Đoan, khẳng định: “Bạch lộ” là bài thơ ra đời sau bài thơ “Buổi sáng”. Dù hai chữ “sao chép” được thay thế bằng uyển ngữ “ra đời sau”, nhưng Phan Huyền Thư cũng đã biết và đã dám thừa nhận lỗi lầm của bản thân. Có lẽ sự đắn đo sử dụng khinh từ cần thiết như vậy, cũng đã là tất cả sự can đảm mà chị có được! Chúc mừng Phan Huyền Thư đã lấy lại được tư cách một người nổi tiếng, bằng động thái hối lỗi nhẹ nhàng và thanh thản.  Trong tập “Sẹo độc lập” vẫn có vài bài chứng tỏ sự vượt trội của Phan Huyền Thư so với thơ của chính mình. “Vales gửi Mùa cổ điển” và “Mùa bóng tối” là hai bài thơ mà Phan Huyền Thư có quyền tự hào sau nhiều năm sáng tác thi ca. Vậy nhé, cầu mong Phan Huyền Thư tiếp tục chân cứng đá mềm trên con đường văn chương xưa nay lắm nhọc nhằn!

Nếu lỡ đạo thơ, phải làm thế nào?
Nếu lỡ đạo thơ, phải làm thế nào?

Chỉ trong vòng một tuần lễ, nghi án đạo thơ của Phan Huyền Thư qua hai bài “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” và “Bạch lộ” lần lượt bị phanh phui, tạo một làn sóng dư luận mạnh mẽ trong xã hội. Đạo thơ không đáng buồn và đáng trách bằng sự lấp liếm ngoa ngoắt của kẻ đạo thơ. Sự việc ê chề này có lẽ cũng nên khép lại ở đây. Ai cũng rút ra được bài học chua chát cho mình, kể cả Hội nhà văn Hà Nội và giới yêu thơ. Còn sự ngoan cố muốn thay trắng đổi đen của Phan Huyền Thư, nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cứ phải kiên quyết khởi kiện ra tòa án, nếu kẻ đạo thơ không có một câu xin lỗi đàng hoàng và thừa nhận hành vi lầm lạc! 

TRẦN MẠNH HẢO phê bình tập thơ Sẹo Độc Lập
TRẦN MẠNH HẢO phê bình tập thơ Sẹo Độc Lập

Phan Huyền Thư, kẻ vắt mũi chưa sạch trong thi ca, lẽ nào dám chê bai nền thi ca dân tộc với những đại thi hào như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, với những thi hào như Ôn Như hầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà, Hàn Mặc tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…lại dám viết những lời phỉ phui, rẻ rúng chê bai nền thi ca dân tộc thế này: “Trăm năm quốc ngữ / hay cả ngàn năm Hán Nôm / không tìm ra câu thơ nào viết đủ / cho khổ đau và cay đắng / khi tôi hiểu ra một danh tính: thi nhân…”. Một Lê Đạt mà Phan Huyền Thư coi là thầy, hay nhắc đến ông trong “Sẹo độc lập” cũng có nhiều câu thơ hay, rất “khổ đau và cay đắng”, lẽ nào bà Thư chưa đọc ông này với hai câu thơ thôi: “Cột đèn rớm điện” và “Mẹ già ta ngơ ngác? Lưng còng đau gậy tre”?

Đạo thơ là hồi chuông cảnh tỉnh về tác quyền văn học
Đạo thơ là hồi chuông cảnh tỉnh về tác quyền văn học

Với tư cách Phó Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam, nhà thơ Đặng Thị Thanh Hương cho rằng: “Mặc dù đã ra đời và hoạt động trong 11 năm nhưng tôi phải nói rằng Trung tâm này là “hữu danh vô thực”. Chúng tôi cũng đã nỗ lực rất nhiều để hỗ trợ cho các nhà văn, nhà thơ như mới đây nhất là NXB Giáo dục trả hơn 600 triệu đồng tiền tác quyền cho các tác giả có các tác phẩm sử dụng trong sách giáo khoa mà trung tâm bảo hộ tác quyền. Và số tiền này hầu hết đã được trung tâm trả cho các tác giả như thỏa thuận đã ký. Nâng cao ý thức nhà văn trong vấn đề tác quyền tôi nghĩ là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay bởi dừ thế nào chúng ta vẫn không thể làm khác với quốc tế về vấn đề này. Nếu làm tốt việc này tôi nghĩ sẽ không có những chuyện đạo thơ văn đáng xấu hổ như vừa qua. Nhưng khó khăn lớn nhất là chúng tôi vẫn phải hoạt động “tự chủ” tức là nhân sự của trung tâm có công việc chính và đây cũng chỉ là công việc mà chúng tôi đảm nhận thêm. Chưa chuyên

Thư xin lỗi của PHAN HUYỀN THƯ
Thư xin lỗi của PHAN HUYỀN THƯ

Nhà thơ Vi Thùy Linh nhận định: “Đây không phải một bức thư xin lỗi, mà là một trò trí trá của con buôn. Phan Huyền Thư chỉ muốn hoãn binh, nhằm cho chìm xuống hành vi đạo thơ của mình. Tôi cam đoan, Phan Huyền Thư không thể vớt vát tí danh dự nào từ thái độ lươn lẹo và trơ trẽn này. Phan Huyền Thư muốn có thời gian để đi tìm bằng chứng à? Làm gì có bằng chứng mà tìm! Sao chép hoàn toàn bài thơ của Phan Ngọc Thường Đoan rõ rành rành, mà cứ quanh co bịp bợm. Tôi đề nghị: Từ nay giới truyền thông và các đồng nghiệp, khi điểm danh thế hệ nhà thơ nữ trưởng thành sau năm 1975, làm ơn đừng nhắc tên tôi chung với Phan Huyền Thư, vì tôi không muốn xếp ngang hàng với một kẻ ăn cắp và lật lọng. Đồng thời, tôi cũng đề nghị Đài truyền hình VN: không nên tiếp tục để Phan Huyền Thư làm chương trình “Giai điệu tự hào”, một chương trình tôn vinh những giá trị tốt đẹp của đất nước chúng ta, vì hình ảnh Phan Huyền Thư là một vết nhơ trong đời sống văn hóa!”

Thư Ngỏ của nhà thơ PHAN NGỌC THƯỜNG ĐOAN
Thư Ngỏ của nhà thơ PHAN NGỌC THƯỜNG ĐOAN

Bài thơ “Buổi sáng”, tôi sáng tác vào ngày 27-6- 2000, tại quán cà phê mang tên Catinat trên đường Đồng Khởi ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là quán của nhạc sĩ Phú Quang, đây cũng là địa chỉ mà giới văn nghệ, làm báo lúc đó thường xuyên hẹn hò với nhau.   Sau đó tôi đưa bài thơ này cho anh Phú Quang xem, khi phổ thơ anh ấy đổi tựa là “Catinat cà phê sáng”. Và công ty Cà phê Trung Nguyên đã trao cho Phú Quang giải Nhất khi tổ chức giới thiệu cà phê của mình. Nhạc sĩ Phú Quang cũng đã phát hành bài thơ phổ nhạc này trong album của mình, và trên các mạng âm nhạc trong nước. Năm 2003 tôi in tập thơ có tên “Đếm Cát”, trong đó có bài thơ “Buổi sáng” ở trang 57. Và in bài này rải rác trên các trang sáng tác của các báo trong nước và một mạng báo văn nghệ ở nước ngoài.

Báo NHÂN DÂN lên tiếng về vấn nạn đạo thơ đang nóng bỏng
Báo NHÂN DÂN lên tiếng về vấn nạn đạo thơ đang nóng bỏng

Nhà thơ Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Hà Nội cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được giải trình của nhà thơ Phan Huyền Thư, nhưng căn cứ trên văn bản (bài thơ Bạch lộ và Buổi sáng) thì không có gì có thể biện hộ về sự giống nhau kỳ lạ giữa hai bài thơ này. Về mặt sáng tạo, đây là điều không thể chấp nhận được! Thật vô cùng đáng tiếc vì nhà thơ Phan Huyền Thư là tác giả chịu khó tìm tòi, cách tân thơ và Sẹo độc lập là một tập thơ xứng đáng vào giải năm nay. Ngoài thơ, chị còn có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực nghệ thuật khác. Với tư cách Chủ tịch Hội đồng thơ, tôi thấy mình có trách nhiệm xin lỗi độc giả, xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan và xin lỗi cả nhà thơ Phan Huyền Thư! Là những người cầm cân nảy mực trong hội đồng, nếu chúng tôi sớm phát hiện ra (sự việc này) thì nó đã không xảy ra đáng tiếc như vậy…”.

NGUYỄN HỮU QUÝ khẳng định PHAN HUYỀN THƯ đã đạo thơ
NGUYỄN HỮU QUÝ khẳng định PHAN HUYỀN THƯ đã đạo thơ

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đánh giá: “Hai bài thơ na ná về cấu tứ, có nhiều câu hoàn toàn giống nhau hay chỉ đổi thay chút xíu về ngôn từ bắt buộc người đọc nghĩ tới chuyện bẩn thỉu trong nghề viết là “đạo văn”. Tuy nhiên, ai đạo ai là điều cần phải đưa ra ánh sáng để bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về nhân cách và tài năng của người cầm bút. Trong “Buổi sáng” Phan Ngọc Thường Đoan viết: “ Những gương mặt người. Quen và không quen” . Trong “Bạch lộ” Phan Huyền Thư diễn đạt: “ Những gương mặt người. Quen mà không quen”. Câu thứ nhất giống hoàn toàn, câu thứ hai Phan Huyền Thư đã thay đổi từ “và” bằng từ “mà” do đó ý câu thơ khác đi căn bản. Tuy nhiên, hai câu này vẫn lộ tẩy sự “lấy cắp” và “dựa dẫm” vào câu thơ của Phan Ngọc Thường Đoan”.

Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ cuối: Những điều lạ từ một bộ sách lịch sử
Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ cuối: Những điều lạ từ một bộ sách lịch sử

Trong cuốn Những điều lạ thời Trần trang 153, tác giả Trần Đình Ba có trích dẫn một bài thơ mà Nguyễn Trung Ngạn tự khen mình, tuy nhiên phần dịch thơ mà tác giả Trần Đình Ba sử dụng lại giống y chang bản dịch trong Đại Việt sử ký toàn thư (trang 111, tập 2). Trang 72-76 tác giả cũng có trích dẫn ba bài thơ, một bài của sứ nhà Minh là Điển bạ Ngưu Lượng viếng vua Trần Dụ Tông; một bài thơ mà Trần Phủ làm để tiễn Ngưu Lượng về nước và một bài thơ mà Trần Phủ để lại cho em mình là Cung Tuyên Vương (sau này là vua Trần Nghệ Tông)… đều chép từ Đại Việt sử ký toàn thư (trang 146, 147 và 150, tập 2) mà tác giả lại không hề ghi tên người dịch, cũng như trích dẫn tư liệu liên quan đến tác phẩm.

Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 4: "Cọp" cả nghiên cứu về Cọp
Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 4: "Cọp" cả nghiên cứu về Cọp

TS Phan Thị Hoa Lý đã chia rất rõ ràng hai mảng nguồn gốc lễ hội qua tư liệu truyền khẩu và nguồn gốc lễ hội qua tư liệu thành văn, nhưng tác giả Nguyễn Thanh Lợi gộp vào làm một. Cuối mỗi phần, TS Phan Thị Hoa Lý bỏ công phân tích tư liệu dân gian truyền khẩu thì tác giả Nguyễn Thanh Lợi cắt bỏ. Thậm chí, phần nguồn gốc lễ hội qua tư liệu thành văn, TS Phan Thị Hoa Lý viết rõ ràng: Tư liệu thành văn có đề cập đến lễ hội múa Bệt mà bà tìm được là “Thần tích – thần sắc làng Vọng Lỗ, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình” được lưu giữ tại Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội (tác giả viết ký hiệu cũ/ mới và thêm 3 tài liệu thành văn khác); tác giả Nguyễn Thanh Lợi đã cắt bỏ mà đi thẳng vào thần tích.

Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 3: Lịch sử báo chí và lịch sử sao chép
Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 3: Lịch sử báo chí và lịch sử sao chép

Với 304 trang nội dung, cuốn sách “Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam” được chia làm hai phần. Phần một gồm 180 trang với tựa đề “ Những chặng đường báo chí cách mạng Việt Nam ”; phần hai là “ Những kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam ” – thực chất là cóp nhặt các bài viết dạng hồi ký về Bác Hồ với báo chí và các nhà báo – đây là một dạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ - bản quyền tác giả mà một dịp khác chúng tôi xin được nhắc tới. Ở đây, chúng tôi chỉ xin lưu ý: Vì chép lại trong sách của người trước – nhóm tác giả Đào Duy Quát – cho nên những cái sai của người trước đã khiến nhóm Đỗ Hoàng Linh sai theo

Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 2: Hát Ghẹo khác gì hát nhép và hát theo?
Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 2: Hát Ghẹo khác gì hát nhép và hát theo?

Công trình đầu tiên của Nguyễn Đăng Hòe có tiêu đề “Hát Ghẹo Phú Thọ” được công bố vào năm 1958 dưới dạng bản in ronéo. Sau nhiều năm bổ sung chỉnh sửa, cuốn “Bước đầu tìm hiểu Hát Ghẹo Vĩnh Phú” của ông đã được Ty Văn hóa Thông tin Vĩnh Phú xuất bản vào năm 1979. Từ đó đến nay, cuốn sách vẫn được xem như cẩm nang cho những ai muốn bắt tay tìm hiểu Hát Ghẹo Phú Thọ. Thế nhưng gần đây, tình cờ phát hiện những nghiên cứu của Nguyễn Đăng Hòe đã “được” khá nhiều người lẳng lặng “sang tên” họ để làm các luận án thạc sĩ, tiến sĩ hay viết sách. Trên con đường “phấn đấu” học hàm học vị, thăng quan tiến chức, dần dà các “tác giả” đó nghiễm nhiên được xã hội công nhận như những “chuyên gia” thời nay về Hát Ghẹo.

Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 1: "Đặc trưng văn hóa biển đảo Khánh Hòa", hay đặc trưng sao chép tùy tiện?
Thực trạng đạo văn trong các công trình khoa học xã hội - Kỳ 1: "Đặc trưng văn hóa biển đảo Khánh Hòa", hay đặc trưng sao chép tùy tiện?

Cuốn sách “Đặc trưng văn hóa biển đảo Khánh Hòa”, tác giả Lê Văn Hoa, do NXB Hồng Đức cấp phép (in xong nộp lưu chiểu tháng 12/2014). Sách in 700 cuốn, khổ 15cm x 21cm, do Bùi Việt Bắc chịu trách nhiệm xuất bản; Hoàng Minh biên tập; Biên tập Hán Nôm: Trần Văn Quyến; Hiệu đính Hán Nôm: Lê Văn Y; Trình bày: Lê Văn Hoa. Đối chiếu cuốn sách “Đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” với 2 tài liệu khác là Kỷ yếu “Văn hóa biển đảo Khánh Hòa” (UBND tỉnh Khánh Hòa, tháng 2/2012) và Tài liệu hội thảo khoa học đề tài “Sưu tầm, nghiên cứu những giá trị đặc trưng văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” (do UBND tỉnh Khánh Hòa và Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa, Chủ nhiệm: Thạc sĩ Lê Văn Hoa), tổ chức tháng 11/2012; chúng tôi thấy rằng nhiều đoạn trong sách chép y nguyên từ 2 cuốn Kỷ yếu nhưng không đề tên tác giả.

Con người nhân văn sẽ cứu rỗi thế giới
Con người nhân văn sẽ cứu rỗi thế giới

Nhà văn Belarus - Svetlana Aleksievich , tác giả của những cuốn sách về cuộc chiến ở Checnia, về sự cố ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, về đất nước Xô V iết những năm 1990 và về Thế chiến 2 được nhìn qua con mắt đàn bà- là một tên tuổi không thật nổi trội ở nước Nga, nhưng lại được dịch sang 20 thứ tiếng trên thế giới và luôn luôn được in ấn ở châu Âu. Sau một thời gian dài sống ở nước ngoài, nữ văn sỹ đã trở về Belarus đề viết cuốn sách mới của mình. Nữ phóng viên của Lenta.Ru (CHLB Nga ) đã có dịp trò chuyện với bà Svetlana Aleksievich quanh chủ đề tác phẩm mới của nữ văn sỹ sẽ đề cập tới vấn đề gì, người dân các nước châu Âu đã đón tiếp những người tị nạn ra sao và vì sao bà ít thích nói về mình…

XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ cuối: Tận hưởng lộc trời
XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ cuối: Tận hưởng lộc trời

Ngoài những người bạn cũ, bắt đầu có bao nhiêu người viết khác, chỉ đọc “Chân dung nhà văn” mà cảm thấy Xuân sách như người quen của mình. Các đám nhậu trở nên sang trọng hơn nếu mời được Xuân Sách đến dự. Người ta chẳng những thấy đây là một tác giả sành sỏi thạo đời mà còn tin chắc rằng anh là một người một người viết có bao điều chưa bộc lộ, có cái bề sâu thăm thẳm chưa kịp nói ra. Cơn sóng ngấm ngầm sùng bái đã đẩy tác giả của những bài thơ đùa bỡn này lên thành một bậc trí giả, một cây bút uyên bác thông kim bác cổ. Cách nghĩ thâm thúy của người Tàu được vận dụng để cắt nghĩa. Trong số các danh hiệu được đặt bên cạnh anh có những chữ thuộc loại thiêng liêng nhất mà dưới áp lực của văn hóa Trung Hoa, mọi người đều dùng một cách tự nguyện. Nào một ẩn sĩ cô đơn, một nhân giả, một chân kẻ sĩ, một cây cổ thụ. Có mặt trong một bữa rượu, anh được mô tả “có cái gì giống Khuất Nguyên ngày trước. Cả cuộc đời say, đủ các kiểu say, chỉ có mình ông tỉnh...” “Ông chính là người mà thời gian

XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 6: Sự hình thành một huyền thoại mới
XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 6: Sự hình thành một huyền thoại mới

Chạm mặt nhau trong cơ quan, mấy năm ấy, tôi luôn luôn bắt gặp một Xuân Sách lưỡng phân. Lúc là người nhũn nhặn biết điều, lam lũ làm ăn ; lúc khác là kẻ ra cái điều hơn người, kiêu ngạo vô lối. Lúc cam chịu nhẫn nhục, lúc lại lồng lộn như con ngựa bất kham. Vừa đục nước béo cò tranh thủ làm ăn kiếm chác, vừa ngả sang hư vô thấy mọi thứ hão huyền. Và anh lại muốn xoa đầu thiên hạ, muốn cười thầm, muốn lắc đầu làm một cái án tử hình cho những kẻ gặp thời kẻ quá may mắn, muốn có một quân tẩy xóa bỏ tất cả. Trong số những ấn tượng lớn nhất về Xuân Sách tôi nhớ tới cái bĩu môi khinh đời của anh khi nghe những bản báo cáo về công trạng sáng tạo và phẩm cách của đám người làm nghề...

XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 5: Gọi ra sự vô nghĩa kiếp người cầm bút
XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 5: Gọi ra sự vô nghĩa kiếp người cầm bút

NXB Quân Đội Nhân Dân họp mặt, mời các nhà văn bên Hội nhà văn VN đến. Lại đọc “Chân dung nhà văn”. Tô Hoài bảo “Xuân Sách không làm được về mình đâu. Mình cũng hơi khó nắm đấy”. Nguyễn Khải nói “Tôi chỉ xin đọc anh nghe câu đầu tiên: Dế mèn lưu lạc mười năm”, ông Tô Hoài giật mình ngay. Nguyễn Đình Thi lúc đầu có vẻ thạo nghề “Ờ đọc xem, các nước người ta vãn có lối viết anecdot thế này". Đến khi nghe đọc bài về mình xong, lại nghiêm nét mặt “Thơ này có lợi cho ai nhỉ?”. Về sau ông Nguyễn Đình Thi vớt vát: “Chúng ta đều rất thông minh cả. Nhưng có thông minh nhỏ, có thông minh lớn. Phải phấn đấu để có những thông minh lớn cơ”… Những người từng sống kỹ với đời sống văn học mấy năm 1992-1994 chắc nhớ một điều là khi được in, tập sách độc đáo này của Xuân Sách vấp ngay phải một luồng dư luận công kích ra mặt. Một số anh em định làm đơn kiện tác giả vì đã xúc phạm họ. Chuyện từ đùa bỡn đã sang nghiêm chỉnh.

XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 4: Vẫn vướng vào vết xe đổ của THẾ LỮ VÀ TÚ MỠ
XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 4: Vẫn vướng vào vết xe đổ của THẾ LỮ VÀ TÚ MỠ

Đọc “Minh niên giáng bút” của Thế Lữ và Tú Mỡ, người ta có thể hiểu tại sao đương thời, Tự lực Văn đoàn bị một số người trong giới văn chương căm ghét: họ không công bằng. Và đôi khi họ tỏ thái độ bề trên - là điều tối kỵ trong quan hệ với các đồng nghiệp. Xuân Sách cũng không xa lạ với vết xe đổ đó. Cái dễ dãi tầm thường thấy ở nhiều nơi như trong chân dung Nguyễn Khải, còn phần chọc ghẹo lảm nhảm xoa đầu đồng nghiệp thấy ở các bài viết về Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Đỗ Chu... Bị ràng buộc bởi cái lệ “làm đĩ chín phương cũng phải để một phương lấy chồng”, đoạn Xuân Sách viết về Nguyễn Khải không đạt tới một chân dung khái quát. May lắm nó chỉ gợi ý cho thấy một khía cạnh của nhiều người viết văn, là hùng hổ vậy, nhưng lại nhát và quá nhiều toan tính cá nhân khi cầm bút.

XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 3: Khởi động một phong cách
XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 3: Khởi động một phong cách

Ngoài bài thơ: “Trên biển lớn lênh đênh sóng nước. Ngoảnh đầu về xóm mới khuất xa. Cỏ non nay chắc đã già. Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem” in trong tập “Chân dung nhà văn”, chất hãnh tiến của Hồ Phương còn được Xuân Sách ghi lại trong một bài khác, anh không đưa vào tập: “Thuyền đã ghé bến quen Cồn Cỏ. Nhằm quân thù anh nổ súng ran. Dưới cờ của Đảng vinh quang. Kan Lịch ơi hãy nhịp nhàng tiến lên. Tính tính tính tang tang tang tiền” (“Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là tên một truyện ký của Hồ Phương viết về Nguyễn Viết Xuân, còn “Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng” là tên một hồi ký của tướng Song Hào, Hồ Phương ghi)

XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 2: Tiếng nói từ cõi vô danh
XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 2: Tiếng nói từ cõi vô danh

18 tuổi Hồ Phương có “Thư nhà”, 22 tuổi Nguyên Ngọc có “Đất nước đứng lên”, 27 tuổi Nguyễn Khải có “Mùa lạc”. Xuân Sách thì sao? Lớp trẻ về sau nhắc tới anh, bảo đã có đọc “Đội du kích thiếu niên Đình Bảng” ( in lần đầu 1971) của anh từ nhỏ. Nhưng tôi biết hồi 1971, các đồng nghiệp trong cơ quan chẳng ai nói một câu nào về cuốn sách đó cả. Mà lúc đó anh cũng sắp sửa sang tuổi 40. Xuân Sách hiểu điều đó. Khi bị người ta lãng quên, anh không đòi hỏi. Nói chung anh có lối sống bình thản của người gọi là biết thân biết phận, không lồng bồng mơ tưởng hão huyền. Cái nhìn đằm hơn về thế sự. Sự thông cảm dễ dàng với những cái tầm thường. Khả năng đơn độc trên con đường mình chọn cho riêng mình … Về sau này khi đã nổi tiếng, niềm kiêu hãnh ở Xuân Sách nhiều khi có trở thành quá đáng, nhưng tôi biết nó chẳng qua chỉ là phản ứng tự nhiên của người đã ngụp lặn trong sự vô danh quá lâu, mà lại thừa thông minh để biết rằng thực ra có những lĩnh vực mình chẳng kém gì người đời.

XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 1: Tiếp nối mạch thơ của Tự Lực Văn Đoàn
XUÂN SÁCH và chân dung các đồng nghiệp - Kỳ 1: Tiếp nối mạch thơ của Tự Lực Văn Đoàn

Trên tờ Ngày Nay, Thế Lữ và Tú Mỡ từng có mục “Minh niên giáng bút”, viết về  Lưu Trọng Lư: “Cái tên này cũng đáng ngờ. Ấy bình hương khói hay lừa nặng cân. Làm thơ giàu điệu nghèo vần. Ra đời với bác sơn nhân độ nào”, viết về Lê Văn Trương: “Nói năng hùng dũng hơn người. Khôn vì xuôi ngược đã mười năm xưa. Đầu làng sức mạnh có thừa . Vỗ vào ngực thét: tôi thờ trái tim”. Hoặc viết về Lan Khai hai bài, bài thứ nhất: “Tên đâu trái ngược lạ đời. Là hoa mà lại có mùi... chẳng thơm. Tài trông anh Mán phi gươm. Chú Mèo lãng mạn, cô Mường ngâm thơ”, bài thứ hai “Tên là Lan ở trên đời. Chẳng thơm hẳn đã có mùi khai khai. Viết văn kể chuyện dông dài. Ở trên mạn ngược làm vui đường rừng!”.

TRẦN ĐỨC TIẾN thả hy vọng trên đôi cánh chuồn chuồn
TRẦN ĐỨC TIẾN thả hy vọng trên đôi cánh chuồn chuồn

Giữa lúc dư luận đang lo lắng về sự thiếu vắng những trang sách dành cho trẻ thơ thì mới đây, nhà văn Trần Đức Tiến đã trình làng tập truyện “Trên đôi cánh chuồn chuồn” (NXB Kim Đồng) viết cho thiếu nhi, chỉ vài tháng sau tập đoản văn và tuỳ bút “Thả hy vọng” (NXB Trẻ) cũng khá ấn tượng của ông dành cho người lớn được ấn hành. Hai tác phẩm trình làng cùng năm 2015, cách nhau vài tháng, cho thấy sức nghĩ, sức viết khá mạnh mẽ của Trần Đức Tiến, nhà văn tuổi lục tuần sinh trưởng ở Hà Nam, xuất thân từ Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nhưng lại dấn thân vào nghiệp văn chương và gắn bó với thành phố biển Vũng Tàu hơn 30 năm qua.   

Ông già chải chuốt ngồi xe lăn, bỏ lại sau lưng những bài ca say đắm
Ông già chải chuốt ngồi xe lăn, bỏ lại sau lưng những bài ca say đắm

Nhiều người nói nhạc sĩ Thanh Tùng bệnh nặng lắm rồi. Tìm ông đỏ mắt. Người bảo ông vẫn sống ở TP HCM. Người nói ông đã ra Hà Nội từ ba năm trước để chữa bệnh. Người cho hay ông giờ chỉ nằm một chỗ, không nói được, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phải nhờ đến hộ lý. Những thông tin hiếm hoi vẽ ra hình dung về một cụ già ốm yếu, nằm liệt, quanh giường đầy thuốc men, cuộc sống như ngọn đèn dầu leo lét. Gặp ông, mọi bi quan đều biến mất. Thay vào đó là sự bất ngờ. Bên bàn uống nước ở vườn sau của ngôi biệt thự nơi nhạc sĩ Thanh Tùng sống cùng vợ chồng con trai thứ, ông ngồi chờ sẵn. Nhạc sĩ mặc quần xám, áo sơ mi đen trắng cộc tay thời thượng, đi đôi giày lười xám ăn nhập với trang phục, đội chiếc mũ fedora. Người nhà cho hay đích thân nhạc sĩ Thanh Tùng chọn bộ đồ để mặc khi biết có khách và sẽ lên hình.

DƯƠNG TRỌNG DẬT và 8 khúc ưu tư nhân tình thế thái hôm nay
DƯƠNG TRỌNG DẬT và 8 khúc ưu tư nhân tình thế thái hôm nay

Sau đại hội nhà văn xa lắc xa lơ mới gặp một anh bạn. Chưa kịp bắt tay, anh bảo: sao thằng T nó nói xấu ông dữ thế? Nói sao? Nó bảo ông   sống không tình nghĩa.Mấy năm ông làm TBT báo SGGP lỗ mấy trăm tỷ đồng. Tôi ngạc nhiên. Sao lại có thông tin bịa đặt vậy nhỉ? Tôi từng 3 khóa làm phó cho 3 đời Tổng biên tập, một khóa làm Tổng biên tập, chưa nếm mùi báo lỗ bao giờ. Báo SGGP cho đến thời tôi là một tờ báo hùng mạnh về kinh tế, là anh cả đỏ trong làng báo đảng Việt Nam. Chúng tôi có đất và văn phòng   ở nhiều trung tâm quan trọng của cả nước. Lương cán bộ công nhân viên và nhuận bút   thuộc nhóm các tờ báo hàng đầu. Phóng viên chúng tôi đi nước ngoài theo các nguyên thủ quốc gia đều bằng tiền của báo. Chúng tôi tự chủ về kinh tế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho nhà nước và ngân sách cho quỹ đảng, có lãi ròng. Chúng tôi đầu tư xây văn phòng ở Hà Nội, Cần Thơ và chuẩn bị đủ vốn đối ứng để để xây cao ốc 18 tầng tại 34-38 Nguyễn Thị   Minh Khai… Nghe nói báo đã lỗ ngay mấy năm

ĐINH KỲ THANH nhớ những học trò tài năng mệnh yểu. Kỳ 2: HÒA VANG
ĐINH KỲ THANH nhớ những học trò tài năng mệnh yểu. Kỳ 2: HÒA VANG

Vào những năm đầu Sài Gòn và miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tôi làm báo ở Sài Gòn và có được đọc một số bài viết và truyện ngắn của tác giả Hòa Vang in rải rác đó đây. Tôi thấy có cảm tình với người viết nhưng không hề biết đó là Nguyễn Mạnh Hùng, một học trò cũ của mình. Mấy năm sau nữa, Hòa Vang xuất bản các tập truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc và được nhận giải thưởng cuộc thi viết truyện ngắn của báo Văn Nghệ Trung Ương…thì tôi mới biết rõ tác giả là ai và thầm mừng cho Hùng đã bước đầu thành đạt trong sự nghiệp viết văn. Thế rồi tôi gặp lại Hùng trên trang báo nào đó với hình ảnh một anh chàng để râu để tóc khá dị hợm, làm như một kẻ sĩ thời xa xưa nào đó rất lớn tuổi. Tôi phì cười bởi tôi không ưa cái “mốt” nuôi râu, để tóc dài rất “thiếu vệ sinh” và “phản đối mỹ thuật” của một số văn nghệ sĩ thích chơi trội, khác người…

ĐINH KỲ THANH nhớ những học trò tài năng mệnh yểu. Kỳ 1: THẢO PHƯƠNG
ĐINH KỲ THANH nhớ những học trò tài năng mệnh yểu. Kỳ 1: THẢO PHƯƠNG

Sau những năm dạy tại Trường cấp 3 Học sinh miền Nam số 24 ( Hà Đông ) và trường Cấp 3 Học sinh miền Nam- Đông Triều, trong nhiều năm tiếp sau tôi đã dạy học tại trường Phổ thông cấp 3 Hà Nội B và Trường Sư phạm 10+2, 10+3 Hà Nội. Tại các trường này tôi đã có nhiều ấn tượng đẹp về các học trò thông minh và tài hoa mang đậm chất Hà Nội qua các lớp mình từng dạy. Rất nhiều em trong số này về sau đã trở thành các trí thức có tài, có học vị cao, có nhiều đóng góp tốt cho đất nước. Một số em đã trở thành những cán bộ quản lý giỏi, thành cán bộ lãnh đạo tài năng ở các cấp chính quyền thành phố và Trung Ương. Thế nhưng từ góc độ của một người thày giáo dạy văn và từng cầm bút viết báo, viết văn, những học trò mà tôi nhớ nhất vẫn là những nhà thơ, nhà văn sớm thành đạt, sớm bộc lộ tài năng nhưng buồn thay lại “vắn số” vì đã sớm mắc bạo bệnh, phải từ giã cuộc đời khi mộng ước chưa thành, sự nghiệp văn chương còn dang dở…

Đi Về Nơi Hoang Dã có giá trị gì ?
Đi Về Nơi Hoang Dã có giá trị gì ?

Nhận định của nhà văn Trần Đức Tiến: “Văn xuôi Nhật Tuấn là thứ văn xuôi đậm chất "đàn ông", mạnh mẽ, trần trụi và tốc độ. Từ đầu tới cuối cuốn sách “Đi về nơi hoang dã” ngót ba trăm trang, luôn giữ vững một nhịp điệu gấp gáp, lôi cuốn. Phong phú chi tiết gây ấn tượng mà không cường điệu. Ngôn ngữ, hành động thô thiển, tục tĩu của các nhân vật hoà hợp thật tự nhiên với bối cảnh khắc nghiệt của câu chuyện. Hiếm hoi mới bắt gặp một trang sách mềm mại (về tình yêu, kỷ niệm...), nhưng những chỗ tác giả chủ động "giảm ga" ấy chỉ chứng tỏ sự vững vàng trong cách viết của mình. Theo tôi, đây là một thành công, một đóng góp rất đáng kể của Nhật Tuấn. Một “điểm son” không có nhiều trong văn học của chúng ta lâu nay”.

NHẬT TUẤN người ra đi, văn chương ở lại
NHẬT TUẤN người ra đi, văn chương ở lại

Ngày mai 10-10-2015, lễ viếng và lễ truy điệu nhà văn Nhật Tuấn diễn ra tại Nhà tang lễ TPHCM 25 Lê Quý Đôn, quận 3 từ 7h đến 10h, sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Rồi đây, văn học sử Việt Nam sẽ phải ghi nhận và đánh giá đầy đủ đóng góp của Nhật Tuấn trong tư cách một nhà văn chuyên nghiệp. Nữ sĩ Ngô Thị Kim Cúc cho rằng: “Văn phong nhẹ nhõm có phần hiện đại và cả chất lãng mạn, lại chuyển tải được những nội dung thô ráp, sần sùi của cuộc sống, Nhật Tuấn đã tách khỏi nhiều đồng nghiệp của mình, không hòa giọng vào dàn hoan ca”.

Giải Nobel Văn Chương 2015 thuộc về nữ sĩ SVETLANA ALEXIEVICH
Giải Nobel Văn Chương 2015 thuộc về nữ sĩ SVETLANA ALEXIEVICH

Đúng như dự đoán của giới cá cược, nữ văn sĩ Svetlana Alexievich trở thành chủ nhân giải Nobel Văn học thứ 112 trong lịch sử. Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố: “Giải Nobel Văn học 2015 được trao cho Svetlana Alexievich để tôn vinh những dòng văn phức điệu của bà. Văn của bà là tượng đài tri ân sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta. Những dòng văn phi thường giúp nhân loại hiểu biết sâu sắc hơn về cả một thời đại của thế giới - thời đại Liên bang Xô Viết". Cuốn sách đầu tiên của văn sĩ là “War's Unwomanly Face”, lấy nguyên liệu từ những cuộc phỏng vấn của tác giả với hàng trăm phụ nữ từng tham gia Thế chiến II. Tiểu thuyết là những dòng tự sự của các nhân vật nữ từng trải qua chiến tranh. Từng câu chuyện của mỗi nhân vật ghép nên bức tranh giàu chi tiết và mới mẻ về Thế chiến II. Sau khi xuất bản năm 1985, sách được tái bản hơn hai triệu cuốn.

NHẬT TUẤN nhà văn chuyên nghiệp
NHẬT TUẤN nhà văn chuyên nghiệp

Đánh giá của nhà phê bình Nguyễn Thị Thanh Xuân: “Nhân vật của Nhật Tuấn phần lớn là trí thức, họ thường loay hoay, lẩn quẩn, buồn bã trong những dòng suy tưởng riêng tư hơn là hành động thực tiễn. Họ thông minh, nhiều hiểu biết, chịu khó đọc sách. Họ là những văn nghệ sĩ tài ba, hiểu đời, hiểu nghề, nhưng không tránh được áp lực của xã hội, họ chao đảo trong cơn lốc của đời sống khốn khó vây quẩn. Đó cũng là những viên chức trung thành với cách sống và quan niệm một thời, về già sống kham khổ tựa nhờ vợ con. Đó là những cô gái số phận trôi dạt xuống đáy xã hội mà tâm hồn còn ánh lên chất nhân hậu, giàu nữ tính …   Nhưng hầu hết nhân vật của Nhật Tuấn đều không đi đến đích, không thành đạt. Họ mới yếu đuối và cô đơn làm sao trong thế giới này. Luôn luôn run sợ và đầy mặc cảm phạm tội, họ sống thấp thỏm đầy âu lo, thậm chí lâm vào trạng thái tự kỷ ám thị về những điều mình không có. Không đủ sức mạnh để cải tạo hoàn cảnh, họ giữ cái lòng tốt bất lực của mình trong một thái độ sống l

NHẬT TUẤN suốt đời bận rộn văn chương
NHẬT TUẤN suốt đời bận rộn văn chương

Nhật Tuấn nhận ra rằng truyện ngắn khó chuyển tải hết sự bồn bề của xã hội, và ông chuyên tâm viết tiểu thuyết. Thời đổi mới, Nhật Tuấn tung ra một loạt tiểu thuyết như “Bận rộn”, “Mô hình và thực thể”, “Niềm vui trần thế”, “Lửa lạnh”, “Biển bờ”, “Tín hiệu một con người”, “Những mảnh tình đã vỡ”… và nổi bật nhất là “Đi về nơi hoang dã”. Nhà văn Nhật Tuấn tâm niệm: “Văn chương với tôi là cách vượt thoát duy nhất khỏi những cảnh ngộ “chân tường” mà tôi thường bị dồn tới. Tôi phải cảm ơn số phận đã luôn trợn mắt lên với tôi. Nhờ những quả đắng mà nó thường mang tới, tôi luôn bám chặt lấy nghiệp chữ nghĩa. Bởi lẽ, nếu không còn văn chương nữa, thì tôi biết trò chuyện với ai?”. Tác phẩm của Nhật Tuấn ngổn ngang dằn vặt và suy tư. Thế nhưng, cuộc sống của ông lại rất phóng khoáng. Nhật Tuấn đã ba lần kết hôn, rồi vẫn lủi thủi một mình. 

NHẬT TUẤN và những khoảnh khắc bên cạnh bạn bè
NHẬT TUẤN và những khoảnh khắc bên cạnh bạn bè

Nhà văn Nhật Tuấn đã qua đời lúc 6 giờ chiều ngày 6-10-2015. Sự ra đi đột ngột của ông ở tuổi 74 khiến đồng nghiệp cầm bút ngỡ ngàng. Nhà văn Nhật Tuấn là tác giả của hai truyện ngắn từng xôn xao văn đàn một thời: “Trang 17” và “Con chim biết chọn hạt”. Trong giai đoạn đổi mới, nhà văn Nhật Tuấn nổi lên với những tiểu thuyết bộn bề thế sự như “Bận rộn”, “Lửa lạnh”, “Những mảnh tình đã vỡ”, “Tín hiệu một con người”… và đặc biệt là “Đi về nơi hoang dã”. Vĩnh biệt nhà văn Nhật Tuấn, cùng xem lại những bức ảnh của ông bên cạnh bạn bè. Tất cả đều là kỷ niệm, tất cả đều đáng nâng niu…

NHẬT TUẤN đi về nơi hoang dã
NHẬT TUẤN đi về nơi hoang dã

Trong “Đi Về Nơi Hoang Dã”,  ngũ hành người chỉ là một toán, răm rắp tuân lệnh của toán trưởng, phạt cây, mở đường, ăn rắn ăn rết, đói khô mép khô môi, cắn rắng, cầm lòng ức nín mà hô khẩu hiệu tiến lên Đỉnh Hua Ca/ thiên đường. Chỉ có tiến lên, kẻ nào mở miệng bàn không tiến, nghi hoặc ‘đường đi không đến”, hoặc có đến thì đấy cũng chỉ là Đỉnh Hua Ca đầy sương mù và nước đọng bẩn thỉu… thì xích xiềng/xiềng xích/xích xiềng và cái chết nhơ bẩn, hổ cha, xấu mẹ, ô danh nguồn cội xóm làng…là một kết thúc. Vì thế, chỉ một con đường vượt núi, tiến lên đỉnh Hua ca huy hoàng. Tiến lên. Tiến lên ta lại tiến lên/ Tiến lên ta quyết vượt lên hàng đầu/ Hàng đầu chẳng biết đi đâu/ Đi đâu thì cứ hàng đầu tiến lên/ Nhất định phải tiến lên. Không được phép nghi ngờ cái sai lầm, cái lạc hướng của Một Ban Chỉ Huy vô hình, vô tích sự, ngây thơ, ngu dốt nào đó...

HỒ ANH THÁI cảm thấy ĐƯỢC
HỒ ANH THÁI cảm thấy ĐƯỢC

Đại hội một hội nghề nghiệp. Một nữ đại biểu ngày trước là hoa khôi, từng làm xao xuyến bao nhiêu đồng nghiệp, cả trẻ lẫn già. Bây giờ thì hoa khôi đấy, tóc bạc trắng bơ phờ đi lại lờ đờ giữa hai hàng ghế đại hội. Đi lại là chuyện bình thường. Điều không bình thường là ở chỗ cả hội trường đang lúc thảo luận nghiêm túc thì bà cứ dò dẫm đi. Dép lê đi. Đi đúng kiểu ma nữ đầu bạc trong phim Liêu trai. Một nữ đại biểu kêu: Sao cái bà kia cứ đi qua đi lại thế kia? Tôi bảo: Đến tuổi ấy, rồi cô cũng đi như vậy, ngồi một chỗ đau xương đau cốt, không đi qua đi lại vận động sao được. Một nữ đại biểu khác kêu: Lại còn đi dép lê nữa chứ. Tôi bảo: Đến tuổi ấy, cô cũng sẽ đi dép lê, chân sẽ bám đất, chứ đi giày cao gót có mà ngã lộn cổ. Một cô khác: Thế thì ngồi yên ở nhà, đại hội đại hè làm gì. Ấy đấy, tuổi ấy khó ai chịu ngồi yên ở nhà khi thấy đồng nghiệp kéo nhau đi đại hội hết, dung dăng dung dẻ, năm năm mới có một lần.

NGUYỄN THANH viết để trả nợ ân tình
NGUYỄN THANH viết để trả nợ ân tình

Nhắc đến Nhà văn Nguyễn Thanh (Mười Thanh), rất nhiều người biết anh qua những trang viết, từ báo chí đến văn học hồi thập niên 60 của thế kỷ trước cho đến nay. Cả đời cầm bút, Nguyễn Thanh đã để lại dấu ấn khó quên đối với những ai đã từng đi qua cuộc chiến tranh trên vùng đất Tây Nam Bộ. Vẫn với giọng văn điềm đạm, tả thực một cách dung dị nhưng phản chiếu rõ nét những lát cắt thời gian mà anh bước qua, chứng kiến, trăn trở… Hơn 70 tuổi rồi nhưng anh vẫn còn thao thức vì món nợ anh đã vay của quê hương, anh em, đồng đội, bà con vùng kháng chiến, đến nay vẫn chưa trả xong mặc dù đã cố gắng “cày cuốc” trên mảnh đất văn chương suốt thời gian dài, bởi món nợ ân tình quá lớn.

Dựng hàng rào kỹ thuật có thể chấn hưng điện ảnh Việt ?
Dựng hàng rào kỹ thuật có thể chấn hưng điện ảnh Việt ?

Lâu nay, một vấn đề luôn tạo mâu thuẫn, tranh cãi dai dẳng giữa các nhà sản xuất phim và cơ quan kiểm duyệt - đó là cảnh “nóng”. Ngay tại buổi hội thảo, những quy định liên quan đến cảnh khỏa thân, tình dục trong phim cũng đã rất “nóng” trong quan điểm của các đại biểu. Dự thảo lần này quy định, với loại phim C16, C18 chấp nhận phim có hình ảnh khỏa thân, tình dục nhưng mức độ thời lượng và cảnh “nóng” lẫn hình ảnh khỏa thân được cho phép không dài quá 5 giây và thể hiện không quá 3 lần trong phim. Hầu hết các nhà làm phim, các nhà sản xuất và phát hành có mặt tại hội thảo đều cho rằng quy định như vậy là hơi cứng nhắc và khiên cưỡng. Vì sự thực nếu phản cảm thì 1 giây cũng phản cảm còn nghệ thuật thì 5 giây là quá ngắn. Các đạo diễn "kêu" rằng trên thế giới không có quy định về thời gian, việc áp dụng thời gian sẽ khiến sự sáng tạo của các đạo diễn bị bó hẹp và dễ tạo tình trạng lách luật. Có thể các đạo diễn chấp nhận không phân cảnh khỏa thân nào quá 5 giây nhưng nếu tr

NGUYỄN ĐỨC TÙNG nhớ một mùa tựu trường
NGUYỄN ĐỨC TÙNG nhớ một mùa tựu trường

Tôi muốn nhớ mãi mùi cỏ dại khi băng qua nghĩa trang, tâm trí đầy màu sắc của đào và lê, nhìn những cuộn khói bốc lên từ đống lửa người thợ săn, sự bồi hồi nhẫn nại của cảm giác cứu chuộc, sự thăng bằng giữa công việc thường ngày vụn vặt và sự thơ mộng, chúng bao phủ tôi, dẫn tôi đi. Tôi muốn ghi nhớ cặp mắt đen của con chồn hoang hôm ấy, tôi muốn đi tìm ý nghĩa của ngày khởi đầu như khi bạn cho tay vào hộp thư trước nhà một kẻ đi xa, đựng đầy thư lẫn lá vụn.  Có một điều gì khó diễn tả trong vòng tay người bạn bản xứ chào đón chúng tôi, những người trong nhà thờ, thiện nguyện viên, học sinh, thầy giáo. Nơi ở của chúng tôi chất đầy những thùng đựng quần áo, mới và cũ, những thùng đựng sách vở, mới và cũ, mang tới liền liền, và khi chúng được mở ra, cái nào cũng tươi tắn thơm tho.

NGUYỄN HUY THIỆP có được thì có mất
NGUYỄN HUY THIỆP có được thì có mất

Tất cả những nhà tiểu thuyết của chúng ta đều loanh quanh, đều ngậm ngùi về những thứ gì đã qua rồi. Tác phẩm của tôi là mang ý thức công dân rất cao. Tại vì tôi viết về vấn đề hiện nay gay cấn nhất, đấy là tầng lớp thanh niên hiện nay. Một nhà báo đã tới hỏi tôi, qua cuốn “Tuổi hai mươi yêu dấu”, ông muốn gửi thông điệp gì? Tôi có nói là: tôi cũng có tham vọng gửi nhiều thông điệp khác nhau tới độc giả, nhất là độc giả trẻ. Chí ít có hai điều mà tôi muốn nhấn mạnh. Một, hãy trở lại với thiên nhiên, tự nhiên. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại bao nhiêu, ngoài những giá trị tích cực ra thì ở đó có chứa ẩn nhiều cạm bẫy, nhiều cám dỗ bấy nhiêu. Chỉ có thể trở về với tự nhiên, trở về với thiên nhiên, “trở về với Mẹ ta thôi”, thì lúc đấy con người mới tìm thấy cái tôi đích thực của mình. Hai, cuộc sống là tươi đẹp, tuổi trẻ là tươi đẹp, đừng nên vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại hay làm tổn thương nó.

NGUYỄN KHẮC PHÊ vượt bom đi học viết văn
NGUYỄN KHẮC PHÊ vượt bom đi học viết văn

Tôi được gọi ra Hà Nội dự “Lớp bồi dưỡng những người viết trẻ” khóa 3 của Hội Nhà văn vào cuối tháng 9/1968, khi đương là cán bộ ngành giao thông Quảng Bình. Người ta ra mặt trận, chứ đi học viết văn lúc chiến tranh ác liệt thì có chi mà kể. Tuy vậy, chỉ riêng cuộc “hành quân” từ Quảng Bình ra Hà Nội hồi ấy, có lẽ cũng nên “chép” lại để bạn đọc hôm nay được biết “ngày xưa” đã có một cách đi “kỳ quặc” như thế.  Tôi quyết tâm đi học viết văn, dù biết chuyến đi đầy nguy hiểm, nhưng nghĩ rằng đây là dịp để mình có thể viết nên những trang sách, trả “món nợ” với các đồng đội và nhân dân đã hy sinh trên những con đường ra mặt trận.