LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Thơ lục bát có còn chỗ đứng trong cuộc sống hôm nay?
Thơ lục bát có còn chỗ đứng trong cuộc sống hôm nay?

Tham luận của nhà thơ Nguyễn Bảo Giang tại Hội nghị những người viết văn trẻ Hà Nội: “Trước hết hãy coi thơ như một món ăn bình thường như cơm, phở, bánh mì hàng ngày… tránh tình trạng đề cao hoặc “ thiêng liêng hóa” thơ ca. Bởi suy cho cùng thơ hay một loại hình nghệ thuật nào sinh ra và tồn tại cũng là để phục vụ con người, nói lên niềm vui, nỗi đau của con người. Nói thơ mình hay mà người đọc không thích hoặc không thấy hay thì rõ ràng là thơ mình chưa hay.  Ở đây tôi muốn đề cao sự “ thẩm thơ” của người đọc. Có thể người đọc họ chưa đặc biệt nghiên cứu hay tiếp cận thơ chuyên nghiệp như các nhà thơ, các nhà phê bình văn học nhưng cái “cảm” của họ rất quan trọng, rất chính xác. Mà nếu viết thơ không có người đọc thì thử hỏi cái đươc gọi là “thơ” xa lạ ấy của anh tồn tại được bao lâu?

Xin một vé chuồn ra ngoài hội thảo
Xin một vé chuồn ra ngoài hội thảo

Ông giáo sư Toán sau đó thừa nhận đã đi quá xa khi dẫn lại tin đồn có “20 ông Nguyễn Nhật Ánh”, thấy mệt mỏi và rút lui ý kiến. Riêng vụ “thuê viết” thì thậm vô lý, bởi đội ngũ fan của ông Nhật Ánh đông tới cả triệu người, không chỉ trẻ con, làm vậy qua mắt nổi ai! Nhưng còn về những bài  phê bình văn chương ngâm đường phèn, thì ông giáo sư nên giữ lại chính kiến của mình. Đôi khi người ta nên biết cám ơn những cú xát ớt như vậy, thậm chí đau đớn hơn, để thoát ra khỏi cơn mê tập thể trong những cuộc hội thảo tác giả tác phẩm. Mà ngay chính các tác giả được đám đông ve vuốt, ngợi khen cũng chẳng biết cất mặt vào đâu. Biết đâu ông Nguyễn Nhật Ánh khi ấy chả thầm ao ước được xin một vé chuồn ra ngoài… hội thảo!

Nhà văn cùng người nghèo khóc cười trước vành móng ngựa
Nhà văn cùng người nghèo khóc cười trước vành móng ngựa

Vốn là một giáo viên ở Thái Bình nổi tiếng với bài thơ được phổ nhạc rất quen thuộc “ em đi giữa biển vàng, nghe mênh mang trên đồng lúa hát, hương lúa chín thoang thoảng bay, làm lung lay hàng cột điện, làm xao động cả hàng cây” , sau khi đất nước thống nhất, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng chuyển vào công tác tại Hội văn nghệ Kiên Giang. Mảnh đất cực Nam Tổ quốc không chỉ cho ông thêm nhiều cảm hứng sáng tạo, mà còn cho ông cơ hội tiếp xúc với ngành Tòa án để có được tác phẩm “Khóc cười trước vành móng ngựa” khá độc đáo. Tổng cộng nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã ra tòa 216 lần để bào chữa cho những người nông dân nghèo!

Ai làm nên tên tuổi một tờ báo?
Ai làm nên tên tuổi một tờ báo?

Ý kiến của nhà báo Nguyễn Vạn Phú: “Ở các nước khác, mỗi bộ có một tờ báo đã là quá nhiều, báo này nếu có chỉ lo chuyện của bộ như một tờ quảng bá cho hoạt động của bộ trong quan hệ với công chúng. Đâu có cơ quan nhà nước nào cũng có báo như Việt Nam và lại đảm nhận cho mình chức trách báo chí đầy đủ nữa. Ở nước ta đây là một đặc thù mang tính lịch sử. Nhiều tờ báo nổi tiếng hơn cả cơ quan chủ quản – và đó là chuyện bình thường. Xin hỏi có nhiều người biết cơ quan chủ quản của tờVnEconomy là ai không? Rồi tờ VnExpress hay tờ Dân Trí? Báo chí toàn là báo nhà nước nhưng đã từ lâu gán cho mình nhiệm vụ nói lên tiếng nói của người dân và vì thế vai trò của cơ quan chủ quản mang tính cơ chế trong một thể chế rất riêng của Việt Nam. Có bao nhiêu độc giả nghĩ báo Tuổi Trẻ là riêng của Thành Đoàn TPHCM nữa; ai cũng nghĩ đây là tờ báo của đại chúng, một trong những tờ báo làm nên diện mạo của làng báo Việt Nam”.

Văn nhân nào từng ngụ cư Xóm Gà - Sài Gòn?
Văn nhân nào từng ngụ cư Xóm Gà - Sài Gòn?

Người Nam kỳ lục tỉnh trước kia có thú vui chơi đá gà. Vì vậy, ở tỉnh Gia Định xưa có một khu vực chuyên cung cấp các “chiến binh” phục vụ cho loại hình giải trí này có tên gọi là xóm Gà. Một điều thú vị ít ai biết là nhiều văn nghệ sĩ xưa nổi tiếng cũng đã từng đến thuê trọ rất đông vui ở đây… Theo nhà văn Lý Nhân – Phan Thứ Lang: “Ngoài các văn nhân hào hoa, ở xóm Gà còn nhiều tay anh chị có nghĩa khí hào hiệp như Nguyễn Hữu Nghĩa, Năm Tồn, Ba Giáp. Vào những năm 1910 – 1919, tại Bình Hòa có người tên là Nguyễn Hữu Nghĩa làm ở sở tạo tác Gia Định. Tính ông cương trực, võ nghệ cao cường. Người dân nào gặp chuyện bị ức hiếp là ông ra tay can thiệp ngay. Còn Năm Tồn làm thợ ở xưởng Ba Son, mỗi khi định ra tay đánh ai là quyết hạ cho bằng được nhưng chỉ đánh những kẻ cậy quyền, cậy thế. Ngoài ra, do thường xuyên tổ chức đá độ, thách đố ăn tiền nên thời đó xóm Gà hay bị những tay du côn ở Hóc Môn, Bà Điểm, Bình Chánh kéo đến thách thức. Vì vậy, xóm Gà cũng xuất hiện những tay anh chị đ

LÊ VĂN NGHĨA và chuyện nhỏ về hai tựa sách dịch
LÊ VĂN NGHĨA và chuyện nhỏ về hai tựa sách dịch

Trong nghề viết, chắc không ít nhà văn, nhà báo đồng ý với tôi rằng trong việc viết một bài báo, một truyện ngắn, dài thì việc đặt cái tên cho cuốn sách hay bài báo đó cũng không phải là dễ. Cái tên làm sao phải kêu, phải gợi trí tò mò của độc giả và quan trọng nhất là lột tả được nội dung, điều tác giả muốn đưa đến cho người đọc. Và chắc chắn, các dịch giả cũng muốn được như vậy. Nhưng dù sao, việc đặt tựa cho một quyển sách dịch cũng dễ dàng hơn nhiều vì dịch giả chỉ cần …dịch từ nguyên bản tên tác phẩm theo cách của mình cảm nhận về ý tưởng của tác già thể hiện trong nội dung và tính cách nhân vật chính của tác phẩm.

Tâm thư của những người viết văn trẻ Hà Nội
Tâm thư của những người viết văn trẻ Hà Nội

Những người viết văn trẻ Hà Nội muốn chia sẻ cùng các bạn viết văn trẻ cả nước điều tâm nguyện thiêng liêng về Tổ quốc, tuổi trẻ và văn chương. Chúng ta trẻ trong một nước Việt Nam trẻ với tỷ lệ dân cư ở độ tuổi trẻ cao. Chúng ta trẻ trong một nước Việt Nam trẻ với đường lối mở cửa, hội nhập ra thế giới, vào nhân loại. Chúng ta trẻ trong một nước Việt Nam trẻ đang ở đoạn đầu của một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới, với nhiều thách thức và thời cơ cho tuổi trẻ. Chúng ta trẻ trong một nước Việt Nam trẻ đầy sức mạnh và chí khí bảo vệ tổ quốc, giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước. Chúng ta trẻ trong một nước Việt Nam trẻ có một đời sống văn hóa tinh thần đang tìm thêm sức trẻ, tạo thêm sức trẻ, cho những năng lượng sáng tạo trẻ trung, mạnh bạo được phát huy. Chúng ta trẻ trong một nước Việt Nam trẻ với một nền văn học đang có nhiều biến chuyển năng động, tươi trẻ trên từng trang viết. 

Nhà văn trẻ Hà Nội đang viết gì?
Nhà văn trẻ Hà Nội đang viết gì?

Ngày 24/9, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức hội nghị Những người viết văn trẻ Hà Nội lần thứ 2... Hội nghị đã đón tiếp những đại biểu viết văn trẻ tham dự, trong đó, người viết trẻ nhất là cây bút nữ Ngô Gia Thiên An (SN 1999). Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, đã có lời chào mừng những người viết văn trẻ Thủ đô. Theo ông, người trẻ trước hết phải dấn thân và nhập cuộc. “Sự dấn thân và nhập cuộc này có thể tóm gọn trong một chữ đi”. Đó là đi rộng, đi sát, đi xa và đi sâu. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, Trưởng ban Công tác nhà văn trẻ - Hội Nhà văn Hà Nội, đã có phát biểu đầy chất hiệu triệu. Ông cho rằng trách nhiệm công dân của người cầm bút với dân tộc, với Tổ quốc và tâm tư nguyện vọng của các nhà văn trẻ.

Đừng đùa với quý cô
Đừng đùa với quý cô

Nam viết văn, làm thơ nhiều hơn nữ. Nhiều lúc báo chỉ toàn là mặt mũi các ông tám chẳng thấy thơ của bóng hồng nào. Gần 900 hội viên Hội nhà văn VN, xem lại nữ chỉ được khoảng 100 người. Như vậy là ai thông minh hơn ai, ai làm thơ hay? Hình như điều này không ở chỉ số thông minh mà nó liên quan đến bản năng, giới tính. Rõ là quý ông sinh ra là để cho, gieo rải giống má vung vãi. Cảm xúc của quý ông thường bắt đầu từ đôi mắt nên thơ phong phú đủ mọi đề tài từ đời thường lãng đãng đến thế sự, thời cuộc (trải qua những cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng - ND). Phụ nữ sinh ra là để nhận, nên đôi mắt thường hướng vô trong thân phận, nên thơ của quý cô thường là thơ tình. Tình yêu tình ái của quý cô như khe suối chừng nào khô nước thì thôi. Thơ nữ cũng có quan tâm đến cuộc sống nhưng rất ít, một hạn chế…nhưng không hẳn vậy. Từ mảnh tình riêng của c

Quẳng gánh lo đi và xem truyền hình thực tế
Quẳng gánh lo đi và xem truyền hình thực tế

Quả thật, chứng kiến một cô gái cao lêu đêu lóng ngóng quê mùa, chỉ sau mấy tập của Vietnam Next Top Model đã treo mình bên ngoài vách kính của một cao ốc hiện đại làm người mẫu cho một bộ ảnh thời trang, người xem truyền hình khó tránh được cảm giác mình đang chứng kiến một cuộc hóa thân ngoạn mục, như câu chuyện cô gái bình dân may mắn gặp hoàng tử. Truyền hình thực tế đã trở thành thuốc phiện mới của nhiều người. 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị nhấn chìm bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ư? Mỗi năm hàng nghìn hecta rừng ở Tây nguyên bị tàn phá và lấn chiếm ư? Hãy để những chuyện đó sang một bên, đừng làm tớ mất tập trung, cuộc đua giữa “hoàng tử tóc xoăn” và “cô bé khiếm thị” đang gay cấn. “Quẳng gánh lo đi và xem truyền hình thực tế” là khẩu hiệu sống mới.

ĐÀO TẤN thẹn lắm nghe ai gọi cựu thần
ĐÀO TẤN thẹn lắm nghe ai gọi cựu thần

Đào Tấn làm quan triều Nguyễn dưới thời các vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Ông kinh qua các chức như Hiệu thư chuyên soạn tuồng trong cung, Tri phủ Quảng Trạch, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Nam Ngãi, Tổng đốc An Tĩnh, Thượng thư các bộ Công, Hình, Binh. Chí bình sinh của ông chỉ mong sao dân an, đất nước thái bình. Vậy nên ông tự thẹn, tự hổ khi phận mình làm quan trong thời loạn lạc, đất nước lầm than dưới gót giày thực dân. "Thẹn lắm nghe ai gọi cựu thần/ So với nàng ta thẹn xiết bao/ Ngồi già trên sông Hương/ Thầm hổ với vầng trăng...". Đào Tấn hiểu sự mục ruỗng của chế độ phong kiến đương thời, cái thời mà vua không ra vua, quan không ra quan. Ông trở thành một kẻ sĩ "ở ẩn tại triều", như đóa mai giữa chốn bụi lầm.

Một cuốn sách đánh thức hồn quê, hồn làng
Một cuốn sách đánh thức hồn quê, hồn làng

Trong tập sách “Quê hương tuổi thơ” không thiếu những trang văn dung dị, kĩ lưỡng. Ba mươi chín mẩu chuyện, ba mươi chín kỉ niệm, thực ra không có gì khác biệt so với các làng quê khác của đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng cái khác ở đây là tác giả đã thả hồn mình vào từng trang sách, từng kỉ niệm, tạo nên nét riêng của văn ông, một giọng văn trau chuốt và đầy biểu cảm. Tác giả Lê Hữu Tỉnh lớn lên ở làng Hạ, ra đi từ làng Hạ. Ông trở thành một nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học giáo dục. Tập sách là những gì còn lưu giữ sâu đậm trong kí ức của ông về một ngôi làng thuở ấu thơ. Nó là sợi dây kết nối những giá trị truyền thống với xã hội hiện đại, góp phần giúp độc giả nhỏ tuổi hiểu quá khứ đẹp đẽ của làng quê Việt trong một thời đại mà văn hóa mạng đang lấn át văn hoá nguồn cội.

NGUYỄN NHẬT ÁNH đã được cho không một huyền thoại
NGUYỄN NHẬT ÁNH đã được cho không một huyền thoại

Khoảng 10 năm trở lại đây, tức là từ tác phẩm “Tôi là Bê – tô” đến “Ngồi khóc trên cây”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Nguyễn Nhật Ánh càng ngày càng nổi tiếng hơn. Vì sao? Vì các nhà làm sách đã áp dụng triệt để nghệ thuật makerting. Món hàng gì muốn bán được cũng phải quảng cáo, đôi khi bao bì còn quan trọng hơn chất lượng. Tác phẩm không chỉ là chữ nghĩa trên giấy, mà nhà văn còn phải xuống đường tìm kiếm bạn đọc. Giao lưu, ký tặng, cười tươi, đi khẽ, bước nhẹ, tạo dáng, nói những câu chiều chuộng thị hiếu đương thời, Nguyễn Nhật Ánh đều thực hiện rất uyển chuyển, rất duyên dáng. Do đó, Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn chuyên nghiệp, nhà văn của hôm nay!

Ghi chép của một kẻ ngoại đạo về một hội thảo văn chương
Ghi chép của một kẻ ngoại đạo về một hội thảo văn chương

Giảng viên Toán – Nguyễn H. V. Hưng chia sẻ: “ Sáng 16/9/2015 tôi được mời dự Hội thảo “Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục tuổi thơ”… . T ôi trở thành người duy nhất trong hội thảo không hát với giọng ngợi ca… Hôm sau, tối 17/9/2015, tôi và mấy người bạn có cuộc rượu Mai Châu. Nghe tôi kể về Hội thảo hôm trước, bạn tôi, một nhà toán học đẳng cấp, bảo: “Mọi người rỉ tai nhau rằng Nguyễn Nhật Ánh thuê chừng 20 người viết truyện, để ông ta ký tên”. Cô bạn xinh đẹp ngồi bên, bị hút vào câu chuyện, bèn hỏi: “Anh có chứng cứ gì không”. Ô hay, ở cái đất nước này, đến tham nhũng tràn lan còn chẳng có chứng cứ nào, huống chi chuyện viết văn thuê. Riêng phần mình, tôi chẳng quan tâm đến chuyện viết thuê, nếu có. Trước hết, chuyện đó không phạm luật, luật của Việt Nam cũng như của bất kỳ quốc gia nào khác ” . 

MAI LINH trình lên trời cao dại dột của mình
MAI LINH trình lên trời cao dại dột của mình

Đầu năm nay Mai Linh lâm trọng bệnh. Sau ca đại phẫu thuật, hơn nửa năm nay Mai Linh kiên cường chống chọi với căn bệnh quái ác. Giữa những cơn đau quằn quại, Mai Linh vẫn phác thảo những vần thơ gửi lại với đời. Mai Linh vừa là Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa là Tổng biên tập Báo Điện tử Tổ Quốc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mai Linh thông minh, thông thạo nhiều ngoại ngữ, học hành có bài bản ở nước ngoài…   Anh đọc thơ nghe hay, trình diễn rất nghệ sĩ, rất ấn tượng nhưng chẳng bao giờ nghĩ tới rủ anh đi giao lưu thơ phú. Mai Linh chẳng giống nhiều nhà thơ lúc nào cũng đọc thơ mình, gặp ai cũng đọc, đọc hôm trước cho ta nghe hôm sau lại đọc như  mới vậy. Cứ ngồi nghe với điếu thuốc phả khói , với chén rượu uống từ từ. Thuốc lá và rượu và thơ – Mai Linh chẳng chừa cái gì .

Nhà báo thường xuyên la làng vì chính quyền không hành động về bản quyền sáng tạo
Nhà báo thường xuyên la làng vì chính quyền không hành động về bản quyền sáng tạo

Tôi hy vọng vào cái ngày một cơ quan nhà nước nào đó đứng ra thống kê, đo lường, định lượng xem chúng ta thiệt hại bao nhiêu % GDP vì vấn nạn ăn cắp bản quyền, và chúng ta sẽ thu được bao nhiêu nếu chúng ta chấm dứt được cơn ác mộng này. Bởi thiệt hại này không phải của riêng một cá nhân nhà văn, nhà báo hay một nghệ sĩ nào, hay một công ty chuyên về sáng tạo nào, mà là thiệt hại của cả nền kinh tế, khi mà chúng ta đã thất thu một phần ngân sách nhiều hơn rất nhiều so với mức chúng ta hình dung chỉ vì chúng ta đã không làm được một việc cực kỳ đơn giản. Và tôi tin, khi nào, chúng ta giải quyết được vấn đề bản quyền, chúng ta sẽ được phép mơ về một nhà văn, một nhạc sĩ Việt Nam hay một doanh nhân làm ra những sản phẩm sáng tạo có thể trở thành tỷ phú USD.

Viết phê bình để thêm thù bớt bạn ?
Viết phê bình để thêm thù bớt bạn ?

Những bài viết phê bình, lý luận thường đăng trên tạp chí, nội san chuyên ngành khu biệt lượng bạn đọc. Điều này càng khiến hiệu quả bài viết bó hẹp. Nếu có viết hay, thuyết phục để đăng báo thì các nhà phê bình cũng ngán ngại vì đặt bút viết không tránh khỏi đụng chạm. Nhạc sĩ Trần Minh Phi từng là một cây bút phê bình âm nhạc sắc sảo trên các tờ báo ngày và tạp chí âm nhạc. Bẵng đi một thời gian, không thấy anh xuất hiện. Hỏi thì anh lắc đầu: "Chén đắng phê bình mấy ai dám uống". Nhuận bút ít ỏi đối lập với sức đầu tư, đối lập với sự đả kích từ đồng nghiệp và dư luận. Khen thì không sao, còn chê thì người ta chỉ "găm" tư thù, tìm cách hạ bệ người phê bình chứ hiếm khi quan tâm đến vấn đề học thuật, nhìn nhận sai sót. Sự tiến triển tích cực của văn học nghệ thuật sau những bài phê bình chưa thấy đâu thì người phê bình đã chuốc họa vào thân. Với đội ngũ lý luận phê bình trẻ thì bước thử thách này càng ghê gớm khiến họ sợ hãi. Họ dễ bị quy là "trứng khôn hơn

Văn Trẻ tin ở mạch chảy ngầm
Văn Trẻ tin ở mạch chảy ngầm

Cuối tháng 9 năm nay, Hội Nhà văn Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ Thủ đô lần thứ II. Ban tổ chức đưa ra tiêu chí khách mời với số lượng khoảng 60 người, độ tuổi 40 trở lại (sinh năm 1975 đến nay), đã có thành tựu nhất định trong sáng tác văn học (Truyện ngắn, thơ, dịch thuật, lý luận phê bình văn học)… . Với tiêu chí đó, Ban tổ chức đã phải nâng lên đặt xuống khá nhiều vì danh sách các ban chuyên môn đưa lên đều vượt quá số lượng được phân công tuyển chọn. Và theo như dự kiến sẽ mời thêm một số đại biểu của năm tỉnh thành đã từng là cố đô như Phú Thọ, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình và Thanh Hóa, chỉ tiếc rằng Ban tổ chức không mời thêm đại biểu của Nghệ An (Phượng hoàng Trung đô). Khi nhìn vào danh sách khách mời dự Hội nghị, không ít người đã giật mình thốt lên "sao nhiều đồi núi lúp xúp thế này, nhìn mãi mà chả thấy một đỉnh núi cao". Văn chương Trẻ thủ đô đã vậy, nhìn rộng ra văn chương Trẻ cả nước cũng không khá hơn gì.

TRẦN LÊ QUỲNH lối riêng lặng lẽ
TRẦN LÊ QUỲNH lối riêng lặng lẽ

Là ca khúc được biết đến rộng rãi nhưng thật lạ, tác giả của bài “Chân tình”, nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh lại không được nhiều người biết, cả về đời tư và quan hệ âm nhạc với các ca sỹ, nhạc sỹ đương thời khác. Phần vì anh đang sống ở nước ngoài và phần nữa quan trọng hơn, anh có thói quen tránh những ồn ào, xô bồ mà chọn cho mình một lối nhỏ lặng lẽ đi về thế giới nhỏ bé của riêng mình, i chang như bố anh, nhà văn Trần Hoài Dương, một trong những cây bút xuất sắc đã dành trọn cả đời cho các sáng tác của văn học thiếu nhi Việt Nam. Và, tác phẩm của nhà văn quê Hải Dương này cũng may mắn được trích in trong chương trình Sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 3 (tập 1). Chia sẻ cùng chúng tôi, Quỳnh chỉ cười, mỗi bài hát, trang văn cũng như một cuộc đời, hãy để nó tồn tại trong một đời sống riêng, đâu đó sau những mối tình đầu, trước tâm hồn người đang yêu, ngoài góc phố hay đơn giản hơn, réo rắt trong những quán cà phê vỉa hè cũng được. Hãy để tất cả được “êm đềm như những sớm mai…”, đừng bắ

NGUYỄN QUANG THIỀU và chuyện kể sau tháng cô hồn
NGUYỄN QUANG THIỀU và chuyện kể sau tháng cô hồn

Khi mới bắt đầu làm thơ, khoảng 24 tuổi, tôi đã viết một bài thơ có tên "Nhớ con đò quê mẹ". Trong bài thơ ấy có những câu : “Tôi đi xa quê nhớ tiếng gọi đò. Tiếng gọi đò bao đời vẫn thế. Nghe khắc khoải, mênh mang, bồn chồn, văng vắng. Trên sông làng mùa đục, mùa trong. "Đò ơi đò, cho tôi sang sông”. Tôi nhớ đò tối, đò trưa. Tôi thương đò mưa, đò nắng. Cây sào chống đò gầy khô như cô ruột tôi. Cô tôi bỏ chồng từ năm mười sáu. Nhưng rồi tôi đã xóa hai câu thơ "Cây sào chống đò gầy khô như cô ruột tôi/ Cô tôi góa chồng từ năm mười sáu". Vì sao tôi lại xóa, vì tôi nghĩ rằng tự nhiên mình viết ra hai câu thơ đó mà lại liên quan đến một người không có thật trong gia đình mình. Thơ ca vô cùng cần sự tưởng tượng nhưng không thể tưởng tượng ra một người cô ruột mà mình không có. 

Có bao nhiêu em bé như AYLAN KURDI ?
Có bao nhiêu em bé như AYLAN KURDI ?

Câu chuyện của em bé Aylan Kurdi được xem như một biểu tượng khủng hoảng nhân đạo. Đã có rất nhiều lời khóc thương, được vang lên từ Việt Nam, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là bài thơ “Có một em bé nằm lại trên bờ biển” của Nguyễn Khoa Điềm. Từ thuở khởi nghiệp, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một lối thơ thông minh, vững vàng về cấu trúc khi lập ý lập tứ. Sau này, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ là thi sĩ, mà còn trở thành quan to, từng là Ủy viên Bộ   Chính trị - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Bây giờ Nguyễn Khoa Điềm nghỉ hưu ở quê nhà Vỹ Dạ- Huế. Mừng vì ông vẫn còn làm thơ. Thế nhưng, tại sao chỉ là Aylan Kurdi? Cách đây không lâu, nửa cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, nhân loại từng chứng kiến một thảm họa di dân rùng rợn hơn. Vâng, cách đây không lâu, bao nhiêu em bé cỡ tuổi Aylan Kurdi, giống như Aylan Kurdi đã bỏ mạng trên sóng nước trùng dương. Những em bé ấy, không may mắn như Aylan Kurdi, vì không được ai nhắc đến. Những số phận vô danh nhỏ nhoi ấy đã trôi dạt về đâu, có xứng đán

Thơ ca Hoa Kỳ tưởng niệm ngày khủng khiếp 11-9
Thơ ca Hoa Kỳ tưởng niệm ngày khủng khiếp 11-9

Có những bài thơ đã giúp chúng ta sống qua giây phút ấy, hoặc giúp gợi nhớ về một thời kỳ đau thương và khó khăn của người dân Hoa Kỳ, và của thế giới, và về những cuộc chiến tranh tiếp theo ngay sau đó, trên những đất nước khác. Thơ Mỹ cùng thời cũng nở rộ. Những bài thơ sau đây rút trong tuyển tập "Poetry After 9/11", biên tập bởi các nhà thơ Dennis Loy Johnson và Valerie Merians, NXB Melville House, New York, năm 2002, gồm thơ của các thi sĩ ở New York, viết về sự kiện làm thay đổi thế giới này. The World Trade Center, David Lehman; The Window at The Moment of Flame, Alicia Ostriker; In The Burning Air, Jean Valentine; Missing Supper, Tim Suermondt.

Tập thơ luồn qua khe cửa nhà giam đã thay đổi cuộc đời một phạm nhân
Tập thơ luồn qua khe cửa nhà giam đã thay đổi cuộc đời một phạm nhân

Một ngày nọ, tuyển tập thơ The black poets (Các nhà thơ da đen) của Dudley Randall đã được luồn qua khe cửa ngục vào cho Betts. Cậu nhớ lại: “Trước đây tôi từng đọc thơ khi còn ở trường và cũng từng làm thơ tặng bạn gái. Tôi thích thơ. Hoặc chí ít thì cũng là thích những bài thơ tôi viết cho các bạn gái. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng thơ cũng là một cách giao tiếp. Tôi chưa bao giờ nghĩ về nó như một cách để nói về những điều khác ngoài tình yêu”. Tập thơ đã giúp Betts có cơ hội “gặp gỡ” các nhà thơ người Mỹ gốc Phi nổi tiếng như Etheridge Knight (người cũng từng ở tù), Robert Hayden, Sonia Sanchez, Amiri Baraka và Lucille Clifton. Betts nói: “Kể từ lúc đó, tôi quyết định sẽ trở thành một nhà thơ. Tôi đã có những mẫu hình và hiểu rằng mình muốn viết như thế nào”.

Bi kịch của sự hào nhoáng
Bi kịch của sự hào nhoáng

Giá trị của một ngôi sao không được đo bởi đóng góp của họ cho xã hội và cộng đồng, mà được đo bởi số lượng người theo dõi họ. Những “phi sự kiện” này không chủ đích đem lại một nội dung văn hóa hay xã hội nào, ngoài việc để người nổi tiếng xuất hiện và phục vụ cho một cuộc làm ăn thuần túy. Từ nổi tiếng qua tai tiếng tới khét tiếng, với truyền thông, có giá trị như nhau. Tội phạm cũng có thể trở thành celebrity “chính hiệu”. Người ta dành cho kẻ giết người Lê Văn Luyện nhiều mực in và sự chú ý như cho một ngôi sao ca nhạc - với công chúng, họ đều là một nhân tố bí ẩn. Ô danh cũng là danh.

NGÔ KHẮC TÀI thử ngửi thơ đang ngập tràn đời sống người Việt
NGÔ KHẮC TÀI thử ngửi thơ đang ngập tràn đời sống người Việt

Thơ in ra nhiều cho thấy xã hội cần đến thơ để hạ nhiệt, để giải tỏa, thơ tồn tại hay không là do ở người đọc nhất là người đọc thầm lặng quyết định. Viết không hay chằng dành khoảng trống để cho bạn đọc nghĩ tiếp. Thơ hóa ra món hàng như bao món hàng khác, không ngon không mua, đơn giản vậy thôi. Nhưng nhiều người thấy thơ được in ra nhiều lại hô hoán lên báo động nào là số lượng mà không có chất lượng. Nào là không biết phát huy sức mạnh văn học nghệ thuật.v.v…và lo dùm cho người đọc uể oải, bội thực. Dùng đôi mắt nhìn người lo chẳng sai, nhưng dùng mũi ngửi thì thấy đằng sau hô hoán là sự nhân danh khéo léo gắn cho văn, thơ một sứ mệnh cao cả. Nhà văn, nhà thơ oai lắm chớ bộ, có nhiệm vụ cải tạo xã hội, nâng cao trình độ nhân dân. Thật ra điều này như lo thừa, bất cứ một nhà văn nhà thơ nghệ sĩ nào cũng nghĩ ai sẽ là độc giả thính giả của mình… tư

Thông tin đa chiều và THUYẾT ÂM MƯU
Thông tin đa chiều và THUYẾT ÂM MƯU

Nguyên nhân chính của việc chúng ta cứ dìm mình sống trong những "thuyết âm mưu" nằm ở hai điểm. Thứ nhất, bản tính tò mò, thích là người đưa tin trước tiên (giống như Mitchell Stephens đã phân tích) và thứ hai, chúng ta không có niềm tin vào bất kỳ điều gì. Sự không có niềm tin vào bất kỳ điều gì được tích hợp với thói biếng lười, chủ quan đã khiến chúng ta trở thành những chuyên gia về âm mưu hoạt động một cách tự nguyện và thường nhật. Hiếm có ai đặt ra một câu hỏi cho chính mình rằng "thay vì mất thời gian ngồi suy tính các âm mưu, chúng ta lao động đúng công việc mà mình đang làm, chúng ta sẽ tạo ra được bao nhiêu giá trị?".

Thơ Tặng, lạy trời, lại Thơ Tặng
Thơ Tặng, lạy trời, lại Thơ Tặng

Trong đời sống tinh thần của lịch sử loài người, cái gì là quí nhất, nếu không là triết học và thơ ca. Xã hội nào thiếu hai cái “nền” ấy, tất nhiên… yếu ớt (dẫu có rất nhiều cái “nền vật chất” khác). Hơn 2.000 năm trước, khi đến một xứ sở nào, để biết thực trạng xã hội nơi ấy, Tuân Tử đều muốn nghe nhạc (Thời ấy, thơ và nhạc gần như là… một, nên mới gọi là thi ca). Và triết gia đã phán định: “Đời suy thì lễ phiền mà âm nhạc dâm”. Đúng quá chứ còn gì nữa! Chợt nhớ một mẩu tin đọc mấy năm trước: nhà nước Pháp bao cấp “trọn gói” cho 15 ấn phẩm về thơ; trong đó, có tạp chí thơ xuất bản hằng tháng với số lượng 547.000 bản/lần. Hẳn rằng, chính phủ Pháp không “dại gì” mà quẳng rất nhiều tiền vào một lĩnh vực có vẻ… vô bổ như thơ? Ở ta, thơ được đối xử như thế nào?

VƯƠNG TÂM trái tim lặng đau giấu một vết thương
VƯƠNG TÂM trái tim lặng đau giấu một vết thương

Nhiệt tình với bè bạn, đam mê với nghề nghiệp, luôn có mặt trên mọi nẻo đường của đất nước để sáng tác thơ ca, viết văn, viết báo. Dễ hiểu vì sao, Vương Tâm là một trong những nhà thơ có sách in đều đặn, những tập tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca, bút ký với những chân dung “kỳ nhân dị thảo” ra đời hàng năm đã một lần nữa khẳng định, dù đã xấp xỉ cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng tâm hồn, trái tim yêu nghề, yêu đời, yêu người của ông vẫn luôn tươi trẻ và đầy đam mê dù trong chặng hành trình với nghề ấy, đã có không ít lần ông gặp nhiều trắc trở.

Tác Phẩm Văn Học có được xem là Tài Sản Chung của vợ chồng không?
Tác Phẩm Văn Học có được xem là Tài Sản Chung của vợ chồng không?

Chị X là người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, thỉnh thoảng có sở thích sáng tác thơ ngẫu hứng. Trước khi chị lấy chồng chị có sáng tác được 20 bài thơ, sau này mới in thành tập thơ riêng. Chị X lập gia đình với anh Y (hôn nhân hợp pháp) và sau khi lấy chồng, chị X vẫn tiếp tục sáng tác. Trong thời kỳ hôn nhân, chị X sáng tác được 50 bài thơ và chị đã cho in thành sách phát hành. Chị X trở thành người nổi tiếng và nhận được nhiều tiền nhuận bút vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Sau đó, chị X và anh Y phát sinh mâu thuẫn và thuận tình ly hôn, nhưng có tranh chấp về tài sản. Tài sản tranh chấp trong trường hợp này là các bài thơ của chị X. Anh Y cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng, vì trong thời gian hôn nhân chị X đã sáng tác những bài thơ này và thời gian chị X dành làm thơ đồng nghĩa với anh việc phải cáng đáng việc nhà và chăm sóc con cái thay chị X; cho nên phải chia đôi 50 bài thơ do chị X sáng tác trong thời kỳ hôn nhân cũng như nhuận bút và những lợi nhuận đã phát

Người nhà quê viết truyện quê nhà
Người nhà quê viết truyện quê nhà

Nhà văn – nhà báo Cao Năm, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, bút danh Diệu Thu, quê xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã từ trần vào hồi 22 giờ 37 phút, ngày 01 tháng 09 năm 2015 (tức ngày 19 tháng 7 năm Ất Mùi) tại nhà riêng số 6B, ngõ 258 Đà Nẵng, tổ 26 phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Hưởng thọ 76 tuổi. Lễ viếng từ  14 giờ ngày 02 tháng 09 năm 2015 (tức ngày 20 tháng 7 năm Ất Mùi), lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 7 giờ 30 ngày 03 tháng 09 năm 2015 (tức ngày 21 tháng 7 năm Ất Mùi) tại nhà riêng; Hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn vũ – Nghĩa trang Ninh Hải – Hải Phòng. An táng tại xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Xin giới thiệu bài viết về nhà văn Cao Năm của nhà thơ Vương Tâm!

Còn hơn cả tin tức
Còn hơn cả tin tức

Thực tế, con người có một nhu cầu không giới hạn về thông tin và chính nhu cầu đó đã tạo nên sự tò mò trong mỗi cá thể sống. Con người tò mò đủ thứ, từ những thứ cao siêu thuộc về thế giới khoa học, tâm linh… cho tới những thứ phàm tục như chuyện ăn, ngủ, sinh hoạt của những cá nhân nổi trội trong cộng đồng. Đó là thứ nhu cầu phản ánh đúng tính hai mặt của một sự vật, hiện tượng nào đó. Nó có thể là một nhu cầu tốt nếu sự tò mò là để phát triển kỹ năng, trí tuệ hay kinh nghiệm. Song nó cũng có thể là một nhu cầu vô cùng dã man khi nó soi mói vào tận sâu những khoảng lấp riêng tư nhất mà quyền cá nhân của mỗi người trong xã hội đều cần được tôn trọng.

Nhà văn da đen nổi tiếng qua hồ sơ giải mật của FBI
Nhà văn da đen nổi tiếng qua hồ sơ giải mật của FBI

Hồ sơ mật của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) về nhà văn da màu nổi tiếng James Baldwin dài đến 1.884 trang, được thu thập từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. James Baldwin là tác giả của 2 tác phẩm nổi tiếng: "Go Tell It to the Mountains" (Hãy đi mà kể trên núi, 1953) và "Another Country" (Một đất nước khác, 1962) trong đó bênh vực quyền sống và đề cao phẩm giá của người da màu. Cuốn tiểu sử về James Bladwin (xuất bản ngày 2/6/2015 bởi Oxford University Press, USA, dày 248 trang) đặc biệt gây chú ý dư luận bởi vì nó xuất hiện đúng giữa lúc hoạt động gián điệp quy mô của Chính phủ Mỹ bị phơi bày trước thế giới.

NGUYỄN MẠNH TUẤN nửa đời văn không có thẻ hội viên
NGUYỄN MẠNH TUẤN nửa đời văn không có thẻ hội viên

Ở tuổi 70, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn bộc bạch: “Trước những chuyển biến xã hội, tôi thấy, có nhà văn như được nhận thức lại, có người lại đưa ra quan điểm ngược với những gì họ nói trước đó. Còn tôi, tuyệt nhiên không có điều đó. Bởi trước sau tôi vẫn viết trên nguyên tắc trình bày hiện thực xã hội, qua đó mới gởi gắm vấn đề mình quan tâm. Nếu vấn đề bị hiểu sai, coi như mình thất bại. Nay hiểu thế này mai hiểu thế khác thì chính anh tự phủ nhận mình. Không có tư tưởng ổn định là nguồn gốc của sự sáng tác lệ thuộc và cơ hội. Tôi không bao giờ hoang tưởng về lao động nhà văn của mình. Đã có lần trả lời phỏng vấn báo chí, với câu hỏi: “Ông có phấn đấu để tác phẩm của mình lưu danh muôn thuở?”, tôi nói: “Mỗi tác phẩm của tôi chỉ cần sống ba năm, ba năm sau người ta quên thì tôi viết cuốn khác, và nếu không còn sức viết thì tôi bỏ nghề, chứ quyết không nói lung tung”. Đến bây giờ mấy chục năm qua, người ta vẫn nhắc đến tác phẩm của mình, như thế là tôi đã có lời”.

Báo ĐÔNG PHÁT số đặc biệt phát hành đúng ngày 2-9-1945 đã phản ánh điều gì?
Báo ĐÔNG PHÁT số đặc biệt phát hành đúng ngày 2-9-1945 đã phản ánh điều gì?

Sau 70 năm, tờ báo Đông Phát đã trở thành một phần ký ức lịch sử, khi nhìn vào đó, người ta không chỉ thấy được những thông tin về ngày lễ trọng đại này ra sao, mà còn thấy được một phần diện mạo của báo chí, kể cả ngôn ngữ Việt Nam trong ngày đầu nước nhà độc lập. Theo một số chuyên gia, thời đó, có 2 tờ báo lớn phát hành cả nước là Đông Phát và Tin Mới. Tên ban đầu của tờ Đông Phát là Đông Pháp, nhưng từ khi Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam, tờ báo đổi tên là Đông Phát, do ông Ngô Văn Phú, một chủ đồn điền ở Thái Bình, làm chủ nhiệm.