LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG đùa thôi nhé, thiên đường mộng ảo
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG đùa thôi nhé, thiên đường mộng ảo

Nguyễn Đức Tùng từ Canada về nước phỏng vấn Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Trong hai lần gặp, anh tỏ ra minh mẫn, và khi kể về các kỷ niệm của quê anh ở Quảng Trị, cũng như về Huế, anh nhớ nhiều chi tiết theo tôi là chính xác. Tuy vậy, anh phát âm khó khăn, người lạ khó theo kịp. Nhờ kinh nghiệm làm việc riêng, lại ngồi gần, và nhờ sự giúp đỡ của chị Mỹ Dạ, tôi có thể nghe được khoảng bảy mươi hoặc tám mươi phần trăm lời nói của anh ngay trong lần đầu. Sau này tôi phải nghe lại băng thu âm nhiều lần”. Trong cuộc trò chuyện ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: “ Văn học phải đi sát với cuộc sống. Nhà văn trung thực là kẻ nói lên những điều anh ta cảm nhận về cuộc đời trong hiện tại, trong ngày hôm nay. Không điều gì có thể chuộc lại sự thật đã mất, không một thời gian nào có thể thay thế được ngày hôm nay. Có thể không phải bao giờ nhà văn cũng đúng, nhưng khi anh ta sai thì sai một cách chân thành”.

NGUYỄN KHẮC PHỤC tình yêu dù đến muộn
NGUYỄN KHẮC PHỤC tình yêu dù đến muộn

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục đang trên giường bệnh. Khác với hình dung, trông ông đỏ đắn, hồng hào hơn hẳn so với những lần tôi gặp. Có lẽ những ngày nằm viện lại là thời gian “nhàn rỗi” nhất trong cuộc đời nhiều bận rộn của ông, dù trong câu chuyện, nỗi trăn trở về viết lách vẫn trở đi trở lại. Tuồng như ông đang thanh thản đối mặt với một thử thách mới của số phận, bởi vì bên cạnh ông còn có một người vợ trẻ - nhà thơ Trang Thanh và cậu con trai bé nhỏ, đó vừa là động lực lại vừa là dây neo của ông với cuộc đời này.

Lời nguyền hai bút danh
Lời nguyền hai bút danh

Tháng 7-1973, Nguyễn Thái Hải chính thức nhận bằng dược sĩ, vừa làm việc cho hãng thuốc vừa sáng tác truyện thiếu nhi. Sau năm 1975, Nguyễn Thái Hải với gánh nặng thân phận của một người chế độ cũ nên rời xa chữ nghĩa một thời gian. Mãi đến năm 1982, Nguyễn Thái Hải mới được tham dự một khóa bồi dưỡng viết văn tại TPHCM và phấn khích được quay lại với nghiệp cầm bút. Cảm thấy bút danh trước đây của mình sẽ khiến nhiều người ái ngại, Nguyễn Thái Hải lấy tên con trai Khôi Vũ để ký dưới tác phẩm. Truyện ngắn “Đồng đội” được giải nhì ( không có giải nhất) cuộc thi sáng tác do Hội nhà văn TPHCM tổ chức năm 1983 đã đánh dấu sự xuất hiện của một bút danh khác – Khôi Vũ!

NGUYỄN DU đã xuất hiện trong giấc mơ NGUYỄN VIỆT CHIẾN những ngày ở tù
NGUYỄN DU đã xuất hiện trong giấc mơ NGUYỄN VIỆT CHIẾN những ngày ở tù

Tôi mơ thấy mình bất ngờ được gặp cụ Nguyễn Du đi câu trên sông đêm. Hoá ra cụ ra sông câu từ lúc trời còn mưa to lắm. Nón áo đến giờ còn lướt thướt ướt ròng. Trên tay cụ là một chiếc cần trúc. Và cụ mang theo một bầu rượu, giắt ở thắt lưng. Đầu đội nón lá, chân đi đất, cụ Nguyễn câu gì trong đêm mưa ấy. Chỉ có giời mới biết. Và chỉ có thi ca được biết mà thôi. Được gặp một thiên tài viết mấy ngàn câu lục bát khiến quỷ thần cũng phải rung động, tôi bàng hoàng hỏi thăm cụ: “Thưa đại thi hào, trong đêm mưa lớn thế này, người ra sông đêm câu gì vậy? Cháu nghĩ đêm nay hình như cụ không phải ra sông câu cá chơi, có phải vậy không, thưa cụ?”. Nghe tôi hỏi, cụ Nguyễn Du đăm chiêu nhìn tôi chốc lát, như muốn phán truyền điều gì đó. Rồi cụ tươi tỉnh chỉ dòng sông trước mặt và nói: “Anh bạn thơ trẻ, anh nghĩ cũng gần đúng đấy. Trong đêm mưa lớn thế này, ta ra sông không phải để câu cá chơi đâu. Dòng sông lớn đang cuồn cuộn chảy trước mặt chúng ta kia đâu phải là dòng sông bình thường. Đó

Báo Tuổi Trẻ và truyện dài nhiều kỳ
Báo Tuổi Trẻ và truyện dài nhiều kỳ

Truyện dài nhiều kỳ (feuilleton) là một thể loại báo chí đã xuất hiện rất lâu trên các nhật báo. Theo nhà phê bình Lại Nguyên Ân “...báo chí tiếng Việt ở miền Bắc những năm 1950 trở về trước, báo chí ở miền Nam trước năm 1975, hầu hết tiểu thuyết và truyện dài nói chung đều xuất hiện dưới dạng đăng nhiều kỳ trên báo trước khi in thành sách riêng”. Còn nhà văn Sơn Nam cho biết ở Nam kỳ và làng báo Sài Gòn xuất hiện tiểu thuyết feuilleton từ những năm 1930. Việc đăng tải tiểu thuyết đều kỳ trên báo hằng ngày này nhằm đáp ứng nhu cầu đọc hàng ngày của công chúng và đây cũng là cách mà một tờ báo dùng để ‘câu’ (như là câu ‘viu’ ngày nay).

Vẻ đẹp của người đứng một mình
Vẻ đẹp của người đứng một mình

Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch- Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỷ 19 Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng tư, hay băng tan tháng giêng”.

LÊ VĂN NGHĨA nói về Thú Chơi Tờ Nhạc
LÊ VĂN NGHĨA nói về Thú Chơi Tờ Nhạc

Thật ra không biết dùng từ gì cho chính xác để nói về một sản phẩm âm nhạc hết sức đặc biệt nầy. Nhạc tờ, nhạc lá, bản nhạc, nhạc tờ hay tờ nhạc đều được dùng để nó về một tờ giấy khổ A lớn gấp đôi thành A 4, có bốn trang. Trang đầu là bức tranh và in tựa đề nói về nội dung bài hát. Hai trang giữa là những dòng kẻ, ký âm những hình nốt tương ứng với từng chữ với những nốt nhạc trong năm dòng kẻ ấy với những chỉ dẫn về nhịp điệu, cung. Thậm chí, sau nầy, trên mỗi khuôn nhạc lại được các nhạc sĩ ghi cả từng hợp âm để dễ dàng cho người đệm đàn ghi-ta hoặc piano…Bìa bốn thường là để giới thiệu về danh mục những tờ nhạc đã được xuất bản, thậm chí, đôi khi giới thiệu quảng cáo những lò dạy nhạc, hoặc giới thiệu về nhạc sĩ sáng tác bản nhạc mà người mua đang cầm trên tay. 

PHÙNG VĂN KHAI viết gì về Phùng Vương ?
PHÙNG VĂN KHAI viết gì về Phùng Vương ?

Phùng Văn Khai không phải là cái tên quá xa lạ trên văn đàn Việt Nam những năm gần đây. Độc giả biết đến anh như là một cây bút đa tài sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, bút kí, chân dung lịch sử, chân dung văn học… Dẫu ở bất kì thể loại nào, anh cũng tạo cho mình một dấu ấn riêng bằng thái độ dấn thân, tinh thần làm việc nghiêm túc, cùng nỗ lực vượt thoát, làm mới, làm khác với những thể nghiệm nghệ thuật táo bạo. Hẳn nhiều người đồng ý rằng, trong số nhiều mảnh ghép tạo nên căn cước, bản thể Phùng Văn Khai trong đời sống văn chương đương đại, những sáng tác về đề tài lịch sử là mảnh ghép quan trọng hơn cả. Sau bước “chạy đà” làm quen với đề tài này bằng thể loại truyện ngắn thu hút sự chú ý của dư luận (Hồn quỳnh, Huyền thoại Sông Lăng…), tác giả trình làng một “dự án” được ấp ủ, thai nghén từ nhiều năm - tiểu thuyết lịch sử “Phùng Vương”.

Cái ghế quan trường tạo hiệu ứng nghệ thuật vẽ rắn thêm chân ?
Cái ghế quan trường tạo hiệu ứng nghệ thuật vẽ rắn thêm chân ?

Quan văn nghệ cũng cần và quan trọng như mọi quan chức xã hội khác. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, cũng cần tài năng. Nhưng xin đừng lẫn lộn. Hiệu quả nghệ thuật là một thứ không thể nhờ cậy vào bất cứ điều gì, ngoài tài năng trời phú và ý thức lao động sáng tạo miệt mài của người nghệ sỹ. Nhiều năm về trước, khi một nhà thơ nọ chưa về hưu, cứ đến Tết, thơ của vị đăng cả chục tờ báo lớn. Có bài đăng trùng lặp ở nhiều tờ, mà cũng chỉ tầm tầm, lẫn lộn trong hằng hà sa số thơ Tết. Hóa ra khi ấy vị có chỗ đứng kha khá trong một cơ quan lãnh đạo báo chí. Không hẳn vị tự gửi thơ đi đăng mà là nhiều tờ báo đã a- lô chủ động xin bài của vị. Thói xu phụ của con người cũng đã len lỏi vào cả địa hạt văn chương - nơi tưởng như phải thanh khiết, cao đạo hơn mọi thứ.

TÔ HOÀNG và Nỗi Buồn Levitan
TÔ HOÀNG và Nỗi Buồn Levitan

Lời thưa của tác giả: “Thời buổi của Nghe và Nhìn…và của món ăn Fast Food... Có lẽ đến hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, mãi gần đây tôi mới có dịp ghé vào thư viện. Đọc lại những cái đã viết ngày xưa, không tránh khỏi cảm giác buồn buồn vì điều được gọi là hư cấu, tưởng tượng, là truyện ngắn, truyện vừa cũng không cách xa tân văn báo chí là bao! Nhưng cũng không phải tất cả đều như vậy! Ở Nga về nước năm 1986, tôi đã gửi truyện ngắn “Nỗi buồn Levitan” tới nhiều tòa soạn, nhưng đều bị khước từ. Mãi đến mùa hè năm 1989 gửi lại, tờ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội mới nhận đăng.  Sau “cú hích” này tôi ngồi vào bàn viết một mạch tiểu thuyết “Ngửa mặt kêu trời”!”

Trào lưu nghệ sĩ đa năng: cố đấm ăn xôi, hay trò hề lố bịch?
Trào lưu nghệ sĩ đa năng: cố đấm ăn xôi, hay trò hề lố bịch?

Ca sĩ, người mẫu đóng phim, trong khi ca sĩ chuyển nghề MC, hotboy, hot girl lấn sân ca hát... đang trở thành trào lưu trong showbiz Việt. Hình ảnh một nghệ sỹ đa năng có tốt hay không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào tố chất, tài năng, sự khổ luyện nghiêm túc của mỗi nghệ sỹ. Chạy theo trào lưu, "cố đấm ăn xôi" trong khi tài năng có hạn đang khiến hình ảnh một số nghệ sỹ trở nên "méo mó" trong mắt công chúng.

Người nhiều sách nhất miền Tây Nam bộ
Người nhiều sách nhất miền Tây Nam bộ

Phòng làm việc của Trịnh Bửu Hoài luôn tràn ngập sách, nên mỗi khi thay đổi công tác là rắc rối vì sách. Nhận quyết định làm Chủ tịch Hội văn nghệ An Giang rồi, không lẽ còn chiếm dụng căn phòng ở Hội văn nghệ Châu Đốc để chứa sách sao, Trịnh Bửu Hoài cân nhắc mãi vẫn không có cách giải quyết hữu hiệu, đành ngỏ ý nhờ cậy mẹ ruột. Nghe Trịnh Bửu Hoài lễ phép thưa: “ Má à, con sắp lên Long Xuyên nhận nhiệm vụ mới …”, bà mẹ đã sinh ra con không lẽ không rành tâm tính con, liền chốt hạ: “ Cái nhà của mày có chút xíu, mày chở sách về thì vợ con mày ngủ ở đâu. Cứ đem qua đây, tao ngó chừng dùm cho !”. Trịnh Bửu Hoài mừng rỡ vâng dạ rối rít, và gửi sách đến nhà mẹ ruột, bằng… một chiếc xe tải!

XUÂN BA giữa mùa Ngọn Cỏ Gió Vờn
XUÂN BA giữa mùa Ngọn Cỏ Gió Vờn

Bút ký của Xuân Ba thường hướng tới những góc khuất của đời sống, những vẻ đẹp khuất lấp của con người trong gió bụi thời gian. Sự hằng sống này có những cái đẹp dễ phát lộ, rờ rỡ, dễ chiêm bái, tụng ca. Nhưng như thế cần chi đến nghệ sĩ ngôn từ. Người trần mắt thịt ai ai cũng có thể diện kiến, bình phẩm, định vị. Nghệ thuật là đi tìm cái Đẹp trong đời sống, nhưng cái Đẹp đích thực nhiều khi không phô phang, trái lại nó thường ẩn giấu nên cần cái nhìn thấu thị, tinh tế của người nghệ sĩ chạm đến, đánh thức và phát lộ. Thậm chí đôi khi còn là hô ứng. Tôi nghĩ đó là cái ý tưởng phôi thai cho những bài viết sinh sắc trong tập sách này: "Điện Biên, những góc khuất", "Người vợ miền Nam của Tổng Bí thư Lê Duẩn", "Tôi chạm vào cánh cửa một gia tộc không thường", "Cửa nhà học giả Nguyễn Văn Vĩnh", "Đến Cố cung nhớ Nguyễn An", "Mê cung Nguyễn Đình Thi qua lối dẫn chuyện của ông con Nguyễn Đình Chính", "Gặp lại ông Quách Lê Than

Danh và Lộc không phải động cơ cầm bút
Danh và Lộc không phải động cơ cầm bút

Nhà phê bình Ngô Thảo nhìn nhận: “Thời xưa, nhà văn được coi như những bậc thầy, không chỉ về tri thức, chữ nghĩa mà còn về đạo lý - “ Văn dĩ tải đạo”  mà. Rồi nhà văn là kỹ sư tâm hồn, là thư ký của thời đại… Uy tín văn chương làm nên danh giá cho người chọn nghề văn. Một xã hội giàu tính lý tưởng lại tạo nên nền tảng văn hóa để nghề văn và người làm văn được tôn trọng. Những năm đất nước hòa bình, con đường phát triển ngập ngừng trong nhiều lựa chọn. Lý tưởng nhân văn xưa đã trở nên mơ hồ mà hiện thực phía trước thì đầy bất trắc, bạn xưa thù cũ đang chuyển đổi vị trí, mỗi người tự tìm chỗ đứng, công việc để kiếm sống, lo lắng về kinh tế, về vật chất đang lấn át những không gian văn hóa cần thiết cho sự phát triển cân bằng của xã hội. Vị trí nhà văn và văn học đang trở nên gần gũi trong một xã hội dân chủ, mất đi nét thiêng liêng, thần bí từng có một thời. Mặt khác, một khi mặt bằng văn hóa xã hội đã được nâng cao, nhiều người thuộc nhiều nghề nghiệp, nhiều lứa tuổi có khả năng diễ

NGUYỄN KHẮC PHỤC điên từ bao giờ ?
NGUYỄN KHẮC PHỤC điên từ bao giờ ?

Giống như tất cả anh chị em cùng thế hệ, Nguyễn Khắc Phục trong kiệt cùng những chịu đựng, những cố gắng và sự tự hòan thiện mình như thế  chỉ để mong được kết bện máu thịt với xứ sở của mình, dân tộc mình, để hiểu ra rằng nhân dân là khái niệm có thật chứ không phải là những bích trương, những tem mác lòe lọet ai đó cố tình trương ra nhằm che đậy những mục đích vụ lợi bẩn thỉu. Sang Nga, Nguyễn Khắc Phục quá sửng sốt khi nhận ra người mình sao chép vội vã, không chọn lọc, chưa kịp tiêu hóa những mô hình của Nga; dù quê hương còn lạc hậu, đói nghèo anh phản ứng quyết liệt thái độ kể công hoặc ban ơn của siêu cường… Vốn tính nhậy cảm kết hợp với một bộ óc thông minh, cặp mắt quan sát nhanh nhậy hiếm có, Nguyễn Khắc Phục dị ứng rất nhanh với cái đơn điệu, tẻ nhạt, với thứ trì trệ, ngưng đọng, với bệnh công thức, giáo điều của xã hội Nga- những gì mà sau này trong thời kỳ Đổi mới chính người Nga đã lên án gay gắt...

Cựu thần đồng TRẦN ĐĂNG KHOA kinh ngạc khi đọc thơ của thần đồng ĐỖ NHẬT NAM
Cựu thần đồng TRẦN ĐĂNG KHOA kinh ngạc khi đọc thơ của thần đồng ĐỖ NHẬT NAM

Riêng em Đỗ Nhật Nam thì hoàn toàn xứng đáng được gọi là “thần đồng”. Trần Đăng Khoa ngày trước còn chỉ thu hẹp trong một lĩnh vực, đây Đỗ Nhật Nam hiểu biết rất nhiều lĩnh vực mà em quan sát. Đọc bài thơ “Nghề của bố” do em sáng tác, phải nói tôi vô cùng kinh ngạc vì sao một cậu bé giỏi tiếng Tây mà lại viết rất truyền thống. Gọi tên cái nghề cao quý nhất của bố là “nghề làm cha”, và “không bao giờ thất nghiệp” thì quả là giỏi quá! Một cái tứ rất đắt! Tuổi thơ, dù giàu hay nghèo, sớm nổi tiếng hay không nổi tiếng, thì ai cũng có một ông trăng tròn cả. Nên đừng lo các em sẽ đánh mất tuổi thơ. Đành rằng, tôi từng nói vui, khi được in bài thơ đầu tiên trên báo thì coi như tôi đã chính thức từ giã tuổi thơ của mình để trở thành một người phát ngôn cho thế hệ tuổi thơ của mình cũng như thời đại mình đang sống.

Văn học bỏ thiếu nhi, hay thiếu nhi bỏ văn học?
Văn học bỏ thiếu nhi, hay thiếu nhi bỏ văn học?

Điểm qua lực lượng viết cho thiếu nhi hiện nay chỉ có vài tên tuổi như Nguyễn Nhật Ánh, Trần Quốc Toàn, Lê Phương Liên, Cao Xuân Sơn, Nguyễn Thu Trân, Nguyễn Ngọc Thuần... và nay có thêm Võ Diệu Thanh. Nhưng người chuyên viết cho thiếu nhi cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn hầu hết những nhà văn khác vẫn viết cho người lớn là chủ yếu, thi thoảng mới tạt qua văn học thiếu nhi. Vào các quầy sách văn học thiếu nhi, đa phần là truyện tranh và sách dịch. Nhiều tác phẩm của nhà văn Việt Nam lại quá nặng nề, khiến các em chẳng mặn mà lắm với văn chương. Nói như nhà văn Nguyễn Trí: "Tuổi thơ ngày nay chung đụng với internet nhiều hơn với sách". Trong khi văn học nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em phát triển theo chiều sâu, tăng cường trí tưởng tượng, sự hiểu biết, óc phán đoán và khả năng ngôn ngữ....

Diễn viên LINH NGA lau nước mắt trở lại với điện ảnh
Diễn viên LINH NGA lau nước mắt trở lại với điện ảnh

Nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai, sự lạnh lùng nào cũng có giới hạn. Bây giờ Linh Nga trở về Việt Nam thăm gia đình và bắt tay vào dự án làm phim cho riêng mình. Do tin vào hai số 6 và 9 từng sử dụng làm số điện thoại di dộng mang lại sự hanh thông, nên Linh Nga đặt tên hãng phim là 9669. Linh Nga muốn làm một bộ phim tâm lý hành động với kịch bản do mình viết, hiện trường do mình đạo diễn và kỹ thuật do mình dàn dựng, còn vai chính giao cho kiện tướng khiêu vũ thể thao Khánh Thy. Hai tên tuổi mỹ nhân sẽ làm nên một bộ phim ăn khách? Câu hỏi ấy vẫn còn quá sớm để đoán định. Vì ở Việt Nam, đã có rất nhiều dự án phim mãi mãi nằm trên giấy và mãi mãi phát hành qua... chiêu trò PR.  

Mộ của HỮU ƯỚC sẽ to hơn mộ của những nhà văn nổi tiếng ?
Mộ của HỮU ƯỚC sẽ to hơn mộ của những nhà văn nổi tiếng ?

Hữu Ước trò chuyện với Ma Văn Kháng: “Đỗ Phủ tài năng lớn như thế mà ngôi mộ thì sè sè nắm đất bên đường, cô quạnh vậy. Trong khi mộ Bạch Cư Dị thì hoành tráng, nguy nga trên một đồi thông rất đẹp bên sông Hoàng Hà, một di tích văn hóa, ngày ngày nườm nượp người tới thăm viếng. Nó là do cái gì vậy? Nó là do thi sĩ họ Bạch vốn là một chức quan lớn đời nhà Đường… Đời nó thế mà, bác. Rồi bác xem. Khi chết, chắc là mộ tôi sẽ to hơn mộ nhiều nhà văn các bác nhé!”

Nỗi khổ bội thực thông tin
Nỗi khổ bội thực thông tin

Lớp người của ngày xưa hay than thở cho cái thời hoàng kim của mình. Rồi than thở tiếp cho thời nay chẳng hạn như: Văn hóa đọc xuống đáy. Phải chăng đọc truyện tranh - tranh chuyện không phải đọc. Đọc sách dạy làm giàu, trang điểm, nấu ăn, dạy yoga, du lịch… thấp kém hơn đọc “Ruồi Trâu” và “Thép đã tôi…”. Họ than tiếp: Văn hóa nghe - xem - viết cũng suy đồi! Thực tế là trước đây không ai dám mơ tới một thư mục mênh mông các đầu sách các tác giả, tác phẩm từ cổ điển tới mới tinh trên mạng và ngoài siêu thị, hiệu sách, rạp phim, nhà hát… hôm nay. Trên mọi lĩnh vực văn nghệ, văn hóa, khoa học công nghệ… tình hình đều đã khác một trời một vực không tưởng tượng nổi! Người hôm nay lắc đầu: Quá dễ để các vị phán xét chỉ vì quá khó để sống với thực tại mới phong phú phức tạp “vượt tầm kiểm soát” mà thôi.

NGUYỄN QUANG THIỀU và sự phi lý khi xây dựng những tượng đài tốn kém hàng trăm tỷ đồng
NGUYỄN QUANG THIỀU và sự phi lý khi xây dựng những tượng đài tốn kém hàng trăm tỷ đồng

Chúng ta đang học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và hẳn chúng ta còn nhớ, Bác Hồ là người vô cùng tiết kiệm. Bác là người sẽ luôn xét đến lợi ích của người dân trước bất kỳ quyết định nào của mình. Nên, khi nghe tin này, tôi nghĩ nếu Bác còn sống hoặc nếu ở một thế giới khác Người biết được tin này, chắc Người sẽ vô cùng thất vọng. Tại sao chúng ta đi ngược lại mong ước của Người? Khi tôi trao đổi ý kiến về việc này với một số người đang nắm giữ các vị trí xã hội quan trọng, họ đều cho rằng, việc này không nên triển khai nhưng họ không dám lên tiếng. Tôi chất vấn họ tại sao không lên tiếng phản đối, thì câu trả lời tôi nhận được là: Vì đây là dự án xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu lên tiếng, rất có thể sẽ bị quy chụp về tư tưởng.

TÔ HOÀNG cũng là một chuyện lạ khác
TÔ HOÀNG cũng là một chuyện lạ khác

Năm, sáu năm trước tôi có dịp tham gia trại viết của ngành Công an. Sắp kết thúc trại, chúng tôi được  đưa đi “ thực tế “tại một trại giam rộng đến cả ngàn héc ta, nằm gọn trong một thung lũng lọt giữa bốn bề núi đá vây quanh, có cả xe ô tô búyt bán vé chở người nhà tới từng khu vực thăm nuôi tù nhân… Nhiều điều quả là đáng sửng sốt, ngạc nhiên vì cái quy mô bề thế, khang trang của trại giam này. Đồng nghiệp văn chương của tôi giở sổ sòan sọat, ghi chép lia lịa lời kể của những anh thiếu úy, trung úy coi các đội tù nhân, của các giám thị, đương nhiên là cả của tù nhân. Tôi không ghi chép được một dòng nào, vì không hiểu sao lòng dạ bỗng lây lan nỗi buồn từ những ánh mắt, những nụ cười không thể nói nên lời của các phạm nhân.

Thời đại ăn nhanh, đọc càng nhanh hơn
Thời đại ăn nhanh, đọc càng nhanh hơn

Những cuốn tiểu thuyết cổ điển lừng danh từng làm say mê hàng triệu, hàng vạn độc giả của nhiều thế hệ trên khắp thế giới từ nhiều năm nay ở Việt Nam đã được in ra thành truyện tranh tối giản ngắn gọn. Hiện tượng trẻ say mê đọc truyện tranh tóm gọn từ những tác phẩm văn học cổ điển và bỏ qua sách văn học nguyên gốc đang ngày càng phát triển. Sách văn học là một thứ lạ lẫm và gần như với nhiều đứa trẻ hoàn toàn không có trong ý nghĩ. Đây có phải là vấn đề đáng báo động? Và liệu nhà xuất bản có phải đang góp tay vào thúc đẩy cái thời kỳ mì ăn liền như hiện nay, ăn nhanh, đọc còn nhanh hơn…?

BẢO NINH viết văn bằng quãng đời 6 năm trong quân ngũ
BẢO NINH viết văn bằng quãng đời 6 năm trong quân ngũ

Mặc dù thường hay nói một cách thuận miệng là mình chỉ viết về “đề tài chiến tranh”, tôi thực sự quan niệm rằng chẳng có nhà văn nào đích thực là nhà văn lại “viết về chiến tranh”. Hòa bình hay chiến tranh, đấy là thời gian và không gian sống rồi chết của những đời người. Nhà văn viết, suy ngẫm về đời người, số phận con người, mà chiến tranh hay hòa bình chỉ là ngoại cảnh. Ngay như tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình mặc dù tên như thế và mặc dù dày đặc những trang triết luận rất siêu hình về lịch sử, về chiến tranh, về hòa bình, nhưng về cơ bản và rốt cuộc thì đời người, số phận con người muôn vẻ mới là xác thịt và linh hồn của tác phẩm vĩ đại ấy. 

Danh hiệu nghệ sĩ sao lắm nỗi éo le ?
Danh hiệu nghệ sĩ sao lắm nỗi éo le ?

Tâm tư của nhà thơ – đạo diễn Phan Huyền Thư: “Tại sao tôi lại ngại viết đơn, tại sao tôi ngại kê khai thành tích để xin danh hiệu? Vì tôi thấy luôn bé nhỏ trước mẹ. Tôi nhớ những giọt nước mắt của mẹ khi bị loại năm lần, bảy lượt khỏi các hội đồng cơ sở vì những bình luận của các hội đồng - nhân danh đại diện cho công chúng. Tôi nhớ những đơm đặt cho mình khi tôi từ chối danh hiệu, giải thưởng với những kẻ bất tài, cơ hội… Tôi thấy xấu hổ với nhiều tiền bối tài năng, đức độ đang âm thầm trong góc khuất của cuộc đời, thậm chí đã lặng lẽ rời bỏ thế giới này ra đi bên ngoài tiếng vỗ tay và những bó hoa của công chúng, bỏ qua những danh hiệu và những tấm huy chương bóng nhoáng mạ vàng…”

TRIỆU TỪ TRUYỀN với Hạt Sứ Giả Tâm Linh
TRIỆU TỪ TRUYỀN với Hạt Sứ Giả Tâm Linh

Từ không gian một cuộc ra mắt thơ, những bạn hữu nhiều năm tháng và nhiều sắc độ của Triệu Từ Truyền đã tự mỗi người làm một cuộc vượt thoát, vượt thoát khỏi những sáo ngữ thường tình để đến với thơ anh sâu, hào hứng hơn và cũng có trách nhiệm hơn. Nhà thơ Đoàn Vị Thượng sau khi gợi lại cái thời Triệu Từ Truyền hòa mình vào cuộc đấu tranh trong lòng đô thị miền Nam, đã đưa ra cụm từ “cảm hứng vũ trụ” để nói về thiên hướng thơ Triệu Từ Truyền trong những năm gần đây. Ở điểm này, chính Triệu Từ Truyền cũng thừa nhận anh có cảm hứng từ những phát kiến của khoa học như hạt cơ bản, thuyết lượng tử và thuyết tương đối của A. Einstein. Nắm bắt từ một ý của Goethe - hạt tâm linh - Triệu Từ Truyền cho biết anh quan niệm thơ bao gồm hai mạch chính: tri thức và tâm thức. Ở đó, “tôi muốn mình là hạt hạ nguyên tử. Tôi muốn mọi người nhận ra bản chất của vật chất - vũ trụ, thoát khỏi những cái “duy” và như vậy mới không còn xung đột, không còn đấu tranh...”.

NGUYỄN TUẤN và những trăn trở về hạnh phúc
NGUYỄN TUẤN và những trăn trở về hạnh phúc

Nguyễn Tuấn kể chuyện có duyên vì theo tôi nghĩ anh biết kể những cái gì người đọc cần chứ không phải chỉ kể những điều nhà văn cần kể. Anh kể kiệm lời, đủ để người đọc thấy vừa đủ và đồng sáng tạo cùng nhà văn. Âu đây cũng chính là nét rất đặc trưng để phân biệt giữa nhà văn và người kể chuyện thông thường. Nhà văn là người biết kể, biết chắt lọc những gì từ cuộc sống để kể cho hấp dẫn, thuyết phục người nghe. Nguyễn Tuấn đã biết chắt lọc những chi tiết từ những vụ án mà suốt hơn hai mươi năm làm báo của mình anh đã tiếp xúc, chứng kiến và không ít khi là người trong cuộc. Anh là người biết mình, hiểu nghề, biết hóa thân vào người trong cuộc để kể chuyện nên tạo được lòng tin nơi người đọc.

Đừng vô tình tạo ra bất công xã hội
Đừng vô tình tạo ra bất công xã hội

Phải chăng, ở Việt Nam, chúng ta đang quá mẫn cảm và chúng ta đang thiếu lý trí trước những câu chuyện mô hình ấy? Rõ ràng, Phùng Ngọc không đòi hỏi, không kêu gọi ai phải hỗ trợ, giúp đỡ anh cả. Nhưng chính những người kêu gọi sự giúp đỡ cho anh lại đang làm khổ anh. Anh vẫn còn đang làm việc, vẫn còn đang lao động, dù lao động ấy không mang lại nhiều giá trị vật chất. Công việc đó cả trăm, cả ngàn, cả chục ngàn, thậm chí cả trăm ngàn người vẫn đang làm mà không một lời thở than nào với cộng đồng cả. Họ có xứng đáng nhận được sự đồng cảm của xã hội hay không hay chỉ vì Phùng Ngọc đã từng nổi tiếng nên mới nhận được ưu ái ấy? Xem ra, chính chúng ta đang tạo ra bất công trong xã hội, một cách rất vô tình.

Đã bỏ xứ một tâm hồn hoang vắng
Đã bỏ xứ một tâm hồn hoang vắng

Hồn nhiên như cây cỏ, sống rong rêu như cái bóng của mình, Nguyễn Bắc Sơn cứ thế mà đi hết năm cùng thàng tận. Sau 1975, ông không sáng tác thêm được bao nhiêu. Thơ ông thuộc vể ngày cũ. Đời ông thuộc về miền hoang vắng. Nhưng bạn bè, người yêu thơ chưa bao giờ quên ông. Nguyễn Bắc Sơn thuộc tuýp nghệ sĩ tác phẩm không nhiều nhưng giai thoại không ít. Ông sống lẫn lộn giữa hiện tại và quá khứ, giữa hoài niệm trong veo và thực tại đua chen, giữa hư và thực. Rất nhiều năm, như một người thừa không thể thiếu.

NGUYỄN BẮC SƠN khổ đau như nước chảy qua cầu
NGUYỄN BẮC SƠN khổ đau như nước chảy qua cầu

Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn nổi tiếng với tập “Chiến tranh Việt Nam và tôi” có những câu thơ ấn tượng: “Mai ta đụng trận ta còn sống. Về ghé Sông Mao phá phách chơi. Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm. Đốt tiền mua vội một ngày vui…”. Sau năm 1975, nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn sống và viết ở quê nhà Phan Thiết- Bình Thuận. Sáng ngày 4-8-2015, nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn đã qua đời, hưởng thọ 72 tuổi. Tiễn biệt ông, mời đọc lại chùm thơ 5 bài để hiểu thêm một số phận “khổ đau như nước chảy qua cầu”

NGHIÊM ĐA VĂN và rất nhiều dang dở
NGHIÊM ĐA VĂN và rất nhiều dang dở

Mới mon men vào đời và vừa võ vẽ đọc dăm quyển sách mà dám đến với nghề văn, tức đã là loại điếc không sợ súng, tay không lao thẳng vào văn đàn rồi – nói chung nhiều người chúng tôi có ai kém ai về những mơ mộng hão? Song Nghiêm Đa Văn mới thật là tay tổ trong sự liều lĩnh. Thứ nhất, tuốt tuột mọi nghề từ âm nhạc, sân khấu, tới điện ảnh, xiếc… không việc gì đối với Văn bị coi là khu vực cấm. Văn cộng tác với nhạc sĩ Mộng Lân làm nhạc cảnh và nhạc cảnh này được giải thưởng của Hội Nhạc sĩ VN. Văn viết cả kịch bản phim hoạt hình và có vài ba kịch bản phim truyện đã được in ra… Thứ hai, ngay trong khu vực chữ nghĩa, Văn cũng lăn từ thể loại này sang thể loại khác. Làm thơ thì là chuyện tự nhiên rồi, nhưng Văn còn viết truyện ngắn (tập “Ngã ba đất đỏ”) và hàng loạt tiểu thuyết như “Tầm cao năm tháng”, “Gió mặn”…

Gặp lại mỹ nhân phim Nổi Gió qua những câu thơ
Gặp lại mỹ nhân phim Nổi Gió qua những câu thơ

Năm 1963, Thụy Vân vào vai “Chị Vân” trong “Nổi gió”. Chị đã cuốn hút người xem bằng đôi mắt biết nói của mình. Để diễn ra được số phận phức tạp này, Thụy Vân đã chọn lựa cách thể hiện không khoa trương cường điệu, nhưng cũng không tẻ nhạt đơn điệu. Chị chọn cách diễn, cách nhập vai trung thực vào nhân vật. Hình ảnh “Chị Vân” mặc bộ đồ bà ba đen, ánh mắt bình thản giơ mười ngón tay bị đốt cháy trong “Nổi gió” đã gây ấn tượng mạnh mẽ về một bản anh hùng ca của phụ nữ Việt Nam, của “đội quân tóc dài”. Từ ấn tượng ấy, nghề điện ảnh đã lôi Thụy Vân đi trên các nẻo đường đất nước, cả nước bạn Lào thân thiết nữa. Không chỉ là diễn viên điện ảnh thuần túy. Thụy Vân vừa làm nghề vừa làm thơ. Sang đóng phim ở Lào, Thụy Vân đã từng viết: “Đoàn phim tôi đến bản Săng Lẻ/ như thể anh em ruột một nhà/ Chia vắt cơm làm cùng dưa muối/ Cả tô canh măng tre rừng già…”. Và thêm nữa là những dòng lục bát nhớ con trai: “Lần này mẹ lại xa nhà/ Mẹ đi quay diễn ở xa nước Lào/ Hằng đêm gió vẫn thì thào/ Mẹ n