LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Rong ruổi trên đường gió bụi để phát hành thơ
Rong ruổi trên đường gió bụi để phát hành thơ

Dù chưa có một cuộc thống kê xã hội học nghiêm túc nào, nhưng hầu như ai cũng thừa nhận, thơ là mặt hàng khó bán nhất trên thế giới. Nước ta được dăm người lạc quan tự xưng tụng cường quốc thơ, vẫn khẳng định chắc chắn thơ cũng là mặt hàng mà Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam sẵn sàng khước từ vì không dễ tiêu thụ  Dù đã có Ngày thơ VN, nhưng bất kỳ kế hoạch thương mại nào dành cho thơ đều có nguy cơ phá sản ngay từ  ý tưởng manh nha. Vậy mà ở đồng bằng sông Cửu Long đã có người bán được hàng trăm ngàn bản thơ một cách ngoạn mục: nhà thơ Đỗ Ký!

THANH TÙNG đầu hàng giai cấp để được làm thơ tình
THANH TÙNG đầu hàng giai cấp để được làm thơ tình

Nhà gỗ nhỏ, rượu vang, trưa hầm hập khói thuốc, khóc đó cười đó, ngẫu nhiên như khi Chu Bá Thông nghe nhắc đến món nợ Vương phi nước Đại Lý. Ngõ vắng, trúc xanh như thơ, tóc trắng, gió im ắng trước hiên nhà. Thanh Tùng, dẫu trong lúc nhọc nhằn nhất, dẫu trong khi nguy khốn nhất, vẫn lừng lững một hình hài lãng mạn thanh thản đi. Nhất là khi thi sĩ bảo, “Tớ ở tuổi này rồi, không dám nói dối điều gì, cũng không sợ nói thật điều gì”. Thanh Tùng đã sống hết mình, yêu hết mình và không bao giờ giả dối. Thêm nữa là, “Tớ chưa viết hồi ký đâu, vì tớ còn võ. Tớ còn phải thượng đài, cậu cứ giục tớ viết hồi ký từ mấy năm nay, hóa ra tớ không còn võ à. Hết võ thì mới viết hồi ký chứ”.

KHÁNH LY viết để làm gì ?
KHÁNH LY viết để làm gì ?

Mẹ tôi, người sinh ra tôi còn không bắt tôi sống khác đi được, huống chi là ai. Thì thế đấy, tôi có sao nói vậy nhưng không bao giờ nói bậy. Không nói bậy thì không làm bậy. Tôi cũng chưa bao giờ tự nhận mình là người lịch sự, chính vì thế trên sân khấu, hay trong các bài viết trên báo, tôi đã nói ra rằng tôi là một người vô học và ăn nói đôi khi rất là... cà chớn. Có điều gì lỗi lầm, xin bà con, cô bác bỏ lỗi cho. Nhưng mà những điều tôi nói hay viết dù không phải ai cũng thích, song cũng có người... không ghét. Đó là những người thích... có sao nói vậy, những người không hề đòi hỏi những điều quá khả năng của tôi. Bởi đời sống ở đây quá nặng nề với những... ý đồ vĩ đại, nên đôi lúc, cái lẩm cẩm, đàn bà cà chớn của tôi đem đến ít phút thoải mái trong... phòng tắm.

Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM muốn bịt miệng Hội viên?
Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM muốn bịt miệng Hội viên?

Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM – Lê Quang Trang tỏ ra nao núng trước góp ý của hội viên trước Đại hội mà phát pháo đầu tiên là những lời chân thành và sâu sát của nhà thơ Lê Tú Lệ, nên lấy tư cách thay mặt ban thường vụ, để giở giọng bề trên: “Nhân phê phán Hội Nhà văn thành phố, chị Lê Tú Lệ nêu việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông, yêu cầu mọi người phải biểu thị thái độ và lòng yêu nước theo cách “biểu dương lực lượng” chị nêu ra. Chị bảo Hội Nhà văn không làm như thế là “thụ động yêu nước”, không thể “thể tất”! Quả thật, đó là một suy nhận định nông nổi, chưa hiểu thấu công việc đối ngoại “vừa hợp tác vừa đấu tranh”, cần sự kiên quyết và tinh tế, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Chúng tôi khẳng định Hội Nhà văn hoàn toàn không “bình chân như vại” như chị nhận xét…”

Chính sách cho văn học cần được thực hiện như thế nào?
Chính sách cho văn học cần được thực hiện như thế nào?

Một vấn đề liên quan đến thực tế cần được cải thiện, nhưng mức độ cải thiện dù đã có vẫn còn rất chậm. Đó là vai trò mở đường, tạo điều kiện và thúc đẩy của cơ quan quản lý nhà nước đối với đời sống văn học, hoạt động nghề nghiệp văn chương. Bộ VHTT&DL từ sau một thời gian dài có cơ quan quản lý nhà nước về văn học là một phòng trực thuộc Cục văn hóa cơ sở, đã chuyển phòng này về Cục nghệ thuật biểu diễn. Đơn vị này cũng đã và đang có một số hoạt động của mình. Nhưng với vị trí, tầm mức đó, quả thực, rất khó có được những tiếng nói và hành động tích cực hơn nhằm tác động đến việc xây dựng và cải thiện các chính sách, cơ chế dành cho văn học.

Hội Nhà văn TPHCM bây giờ hoạt động còn kém hơn 20 năm trước?
Hội Nhà văn TPHCM bây giờ hoạt động còn kém hơn 20 năm trước?

Nhà thơ Lê Tú Lệ nhận định với tư cách một hội viên gắn bó với Hội: "T ư tưởng thụ động, trông chờ vào tiền nhà nước là nét “đặc thù” của Hội Nhà văn TPHCM, nhất là nhiệm kỳ này . Nếu như ở nhiệm kỳ trước Ban Câu lạc bộ của Hội còn tổ chức được vài buổi tọa đàm tác phẩm, bàn tròn văn học, các chương trình thơ phối hợp với một số đơn vị tài trợ thì nhiệm kỳ này hoàn toàn vắng bóng, hoạt động quảng bá tác phẩm cho hội viên gần như tê liệt, hoặc như nhiệm kỳ trước mỗi năm Hội còn tổ chức được 02 trại sáng tác do lãnh đạo Hội tự thân vận động tìm nguồn... Một ví dụ điển hình về tính thụ động, đó là khi Giàn khoan HD981 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, cả nước sục sôi, văn nghệ sĩ thành phố cũng sôi sục. Sau đợt “biểu dương lực lượng” của văn nghệ sĩ tại Nhà hát thành phố do Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM tổ chức, hầu hết các Hội chuyên ngành đều hưởng ứng, tổ chức cho hội viên lên tiếng phản đối, quyên tiền ủng hộ Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu – Vì tuyến đầu T

Tờ báo đầu tiên trong nước nói chuyện nhà văn từ bỏ HỘI NHÀ VĂN VN
Tờ báo đầu tiên trong nước nói chuyện nhà văn từ bỏ HỘI NHÀ VĂN VN

Báo điện tử VNExpress trở thành cơ quan truyền thông đầu tiên trong nước đề cập chuyện nhà văn quay lưng với Hội nhà văn VN: "Trong số 20 nhà văn tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn lần này, nhiều người có tên trong danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập. Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc cho biết, cá nhân bà không có gì mâu thuẫn hay bất mãn với Ban chấp hành Hội. "Các hoạt động của Hội lâu nay không còn tạo sự hứng thú cho sáng tạo của hội viên. Vì vậy, việc hội viên không tiếp tục tham gia cũng là chuyện bình thường", bà Cúc nói. Nhà văn Thùy Linh bày tỏ: "Chỗ của nhà văn không phải chốn ồn ào. Tôi cần sự cô đơn để suy nghĩ và viết. Vì vậy tôi chia tay Hội Nhà văn. Cũng không cần phải giấy tờ gì. Tôi tuyên bố trên trang cá nhân của tôi là đủ".

Tâm sự của một nữ sĩ phải rút khỏi Văn đoàn Độc Lập
Tâm sự của một nữ sĩ phải rút khỏi Văn đoàn Độc Lập

Nhà văn Dạ Ngân ưu tư: “Năm ba người với những lý do khác nhau rút lui khỏi Ban vận động thành lập Văn Đoàn. Có người tuyên bố và có người chọn cách nhẹ nhàng, im lặng. Mình tuân thủ triết lý không tuyên bố. Nhiều câu hỏi, dĩ nhiên. Chỉ chia sẻ với những ai thân tình, rằng có vào thì ắt có ra, rằng đơn giản như đang giỡn thói thường của cái xứ tao tác này, rằng trong nhà hai người thì nên chỉ có một người đạp sóng, và rằng… điều này thật sâu xa, rằng có khi chỉ vì nước mắt của đứa con: Đời tư mẹ làm con khổ, đừng làm tương lai con chật vật mẹ ơi!  Mỗi ngày, nuốt nước mắt vào trong và cân nhắc, lựa chọn. Cả đời rồi cứ phải cân nhắc và lựa chọn. Nhưng không người mẹ nào cầm lòng được khi con mình khóc dù đứa con ấy không còn trẻ nữa…”

Ở Nepal trước khi xảy ra động đất
Ở Nepal trước khi xảy ra động đất

Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới góc cây Bồ Đề và được khai minh. Sau đó Người vượt hai trăm cây số đường rừng để tới Sarnath, giảng bài kinh đầu tiên cho năm tín đồ đầu tiên của Phật Giáo và Kushinagar là nơi Đức Phật lui về nghĩ những ngày cuối cùng nhập Niết Bàn ở tuổi tám mươi. Địa danh thứ tư nằm trên đất Nepal đó là Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi hoàng tử Siddhartha (Tất Đạt Đa) cất tiếng chào đời.  

Thơ ca ra đời trong cuộc chiến chống phát xít và nỗi đau bị phản bội
Thơ ca ra đời trong cuộc chiến chống phát xít và nỗi đau bị phản bội

Olga Berggoltz- nhà văn, nữ thi sỹ Nga- Xô Viết là một người đàn bà có cuộc đời đặc biệt phức tạp. Trải qua những bất hạnh, những nỗi đau khi mất ba đứa con và hai đời chồng; chịu đựng những lời vu khống, những lần bị hạ nhục nhân phẩm… Nhưng chiến tranh vẫn không đánh gục được người đàn bà mảnh dẻ này. Sau từng ấy truân chuyên, thử thách Olga Berggoltz vẫn viết: “Quân thù kia, mi còn định làm gì hơn thế nữa? Phá phách và giết chóc thêm ư..? Có điều này, ta mãi mãi vẫn có thể yêu...”

Số phận thăng trầm của một bài phỏng vấn nổi tiếng
Số phận thăng trầm của một bài phỏng vấn nổi tiếng

Bài báo “Những đòi hỏi mới của thời cuộc” được in trên báo Quốc Tế cách đây đúng 10 năm. Khi đó, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định rằng chiến thắng 30-4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”, vì thế một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc trở xung quanh bài phỏng vấn lừng lẫy ấy. Theo ông Nguyễn Vĩnh, đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm...