LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
40 năm thơ Việt hải ngoại
40 năm thơ Việt hải ngoại

Nền thơ miền Nam về mặt chính thức chấm dứt vào ngày 30 tháng 4, thực ra còn kéo dài lâu hơn, nhiều tháng, nhiều năm trong những hoàn cảnh khác. Một số nhà thơ ở ngoài vẫn âm thầm viết, mặc dù tất nhiên không được xuất bản. Một số nhà thơ bị bắt vào trại cải tạo, hay nhà giam, viết về hoàn cảnh của mình: như Vũ Hoàng Chương, Cung Trầm Tưởng, Dương Kiền, Vương Đức Lệ, Trần Dạ Từ, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên. Những nhà thơ vượt thoát đến được các trại tị nạn và các Đệ tam quốc gia: như Nguyên Sa, Du Tử Lê, Mai Thảo. Một số nhà thơ vốn sinh sống ở hải ngoại vào lúc ấy tiếp tục lên tiếng: như Thích Nhất Hạnh, mà công lao rất lớn trong việc cứu người vượt biển...

Ngày 30-4 ở Dinh Độc Lập
Ngày 30-4 ở Dinh Độc Lập

Bộ T ổng tham mưu quân lực Việt Nam cộng hoà trong ba ngày cuối cùng (28, 29 và 30/4/1975) thê lương quá cảnh chợ chiều. Nó không còn cái vẻ uy nghi, cờ súy lộng lẫy như thuở vàng son ngày nào. Không một viên tướng nào còn tâm trí để mà ra lệnh ở cái Bộ tổng tham mưu này nữa, số đông đã cuốn gói, số còn lại cũng đang cuống cuồng lo chuyện di tản. Còn lại có chăng một số sĩ quan mẫn cán chỉ biết chờ lệnh để thi hành. Phạm Bá Hoa, đại tá, tham mưu trưởng tổng cục tiếp vận quân đội Sài Gòn là một trong số sĩ quan mẫn cán đến ngây thơ đó. Thủ trưởng trực tiếp của Hoa – trung tướng Đồng Văn Khuyên, tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu kiêm tổng cục trưởng tổng cục trưởng tiếp vận đã cuốn gói. Vì vậy Hoa tự thấy phải vào tổng hành dinh của Bộ tổng tham mưu để xin lệnh. Nhưng tổng hành dinh cũng vắng như chùa Bà Đanh.

TUYẾT SƯƠNG và kỷ niệm khó quên về ngày 30-4
TUYẾT SƯƠNG và kỷ niệm khó quên về ngày 30-4

Gặp nhau những ngày này mừng khôn xiết. Vui quá, cùng nhau nhắc đi nhắc lại từ “đã chiến thắng!” “đã chiến thắng!” chứ không còn “sẽ...” nữa. Chúng tôi cùng nhau hai tay bợ miệng làm loa hướng vào nhà dân kêu gọi “Hỡi đồng bào! Hôm nay bộ đội Giải phóng tiến về tiếp quản chính quyền. Bà con hãy mau mau nổi dậy giúp đỡ quân cách mạng trấn áp bọn tàn quân, ủng hộ chính quyền cách mạng!”. Không ngờ loa miệng nối tiếp loa miệng truyền đi khắp nơi trong làng mạc, ngoài ruộng đồng. Dân chúng tràn ra hai bên đường mỗi lúc một đông. Được biết trong đó có dân từ các nơi, Sông Bé, Đồng Nai, Phước Long ... lánh đạn đến đây cả tuần rồi. Nhiều bà con địa phương đang làm vườn, làm ruộng quần ống thấp ống cao cũng chạy ùa lên đường. Họ bẻ hoa ôm theo hàng ôm tặng cho chiến sĩ Giải phóng, những quả khớm, dứa vàng rộm mọng nước cũng được đem ra mời...

Vì sao Hội Nhà văn TPHCM không nuôi nổi một trang web?
Vì sao Hội Nhà văn TPHCM không nuôi nổi một trang web?

Theo nhà thơ Phan Hoàng, có thành viên ít gắn bó với hoạt động Hội vì đảm đương nhiều công việc, chức vụ khác. Có những thành viên chưa nhiệt tình, chủ động trong công tác Hội. Các ban và hội đồng chuyên môn không tổ chức được hoạt động sáng tác hoặc hội thảo văn học nào đáng kể. Thường trực Văn phòng Hội cũng có những hạn chế, chưa thực sự tạo được mối quan hệ tốt với lãnh đạo cấp trên cũng như những cây bút chuyên nghiệp có uy tín. Đến nay vẫn chưa xin được giấy phép hoạt động cho trang web của Hội. Lãnh đạo Thành uỷ đã có chủ trương hỗ trợ trang web hơn nửa tỉ đồng cho hoạt động ban đầu nhưng Thường trực Hội vẫn chưa tiến hành giải ngân được. Nhà thơ Phan Hoàng cũng gửi lá thư đến từng thành viên BCH Hội thông báo sẽ ngừng hoạt động trang web của Hội thời gian tới nếu Thường trực Hội không trả kinh phí cho việc thiết kế và hoạt động thời gian hơn 1 năm đầu…

Hội Nhà văn TPHCM ngang nhiên xúc phạm Hội viên?
Hội Nhà văn TPHCM ngang nhiên xúc phạm Hội viên?

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn bức xúc về cuộc họp “toàn thể hội viên” vừa được Hội Nhà văn TPHCM tổ chức: “24 phút của cuộc họp, có khoảng 10 phút thuộc về nhạc sĩ Trần Long Ẩn thay mặt Đảng ủy Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố  đọc lướt cái tạm gọi là quy chế bầu chọn nhân sự Ban chấp hành, mà mấy chục năm qua, trước bất cứ đại hội nào, ai cũng phải nghe đến thuộc lòng. 14 phút còn lại thuộc về hai ông Lê Quang Trang và Trần Văn Tuấn thay nhau nói… Sự kiện lừa bịp, nhập nhằng đánh lận con đen, xúc phạm nặng nề đến toàn thể Hội viên này, chưa từng bao giờ diễn ra tại Hội Nhà văn Thành phố, từ ngày giải phóng đến nay, là lỗi tại ai? Từ động cơ muốn thăm dò tín nhiệm để tìm cách tham quyền cố vị, hay do những người chỉ đạo lo sợ các nhà văn không tin mình? Những người có trách nhiệm với sự kiện trên cần nghĩ rằng, nếu những sự kiện này được dung dưỡng thì tự họ đã làm mất lòng tin ở các nhà văn, không cần phải chờ đến các kỳ Đại hội”.

Lính và Quan một thời
Lính và Quan một thời

Về cô Nga, Sư trưởng đã kể cho anh chiến sỹ công vụ nghe không biết bao nhiêu chuyện . Từ chuyện dạo mới sinh cô bé mắc chứng khóc dạ đề đến chuyện một lần về phép tự tay ông đã nhổ chiếc răng cửa của bé Nga vứt vào gầm tủ cho chuột tha để mau mọc răng mới như thế nào; chuyên ông mua sách bút đưa cô bé vào học lớp mẫu giáo ra sao.. Những chuyện những năm sau này, ví như cô bé được đeo khăn quàng đỏ, cởi bỏ khăn quàng cô bé được chuyển thẳng thành Đoàn viên thanh niên Hồ Chí Minh.Ví như cô gái rất có ý chí, bọn con trai trong lớp phải phục nể..vân vân và..vân vân..Anh chiến sỹ công vụ nghe mà hiểu rõ Sư trưởng biết được những điều như vậy nhờ vào những bức thư của bà vợ. Còn rất nhiều điều khác Sư trưởng thêm mắm thêm muối, chủ yếu ông đựa vào trí tưởng tượng và lòng thương nhớ cô con gái yêu  sống tít tắp ngoài hậu phương. Dĩ nhiên vào những giây phút ấy, anh chiến sỹ công vụ chỉ im lặng ngồi nghe, đôi khi phụ họa tán thưởng.

TRẦN QUỐC THỰC ở miền Cỏ Ướt
TRẦN QUỐC THỰC ở miền Cỏ Ướt

Điều dễ nhận ra trong  Cỏ ướt  là mảng đề tài và chủ đề chính mà tác giả quan tâm phần lớn là tình cảm gia đình, người thân, bằng hữu. Trong 102 bài được tuyển chọn từ 4 tập thơ và 9 bài được rút ra từ trong di cảo (chưa công bố trước đây), không hề thấy nhà thơ Trần Quốc Thực viết về những chuyện đại sự, to tát như nhiều nhà thơ mà chúng ta thường gặp. Đấy là một trong những nét khu biệt ông với các nhà thơ Việt Nam đương đại. Và xem ra làm được như thế và chỉ ngần ấy thôi cũng đủ làm nên tên tuổi một Trần Quốc Thực thơ theo đúng nghĩa của từ này trong làng thi ca Việt cũng như trong lòng những người yêu thích thơ ca đích thực.

LÊ VĂN THẢO dõi theo những số phận lặng lẽ
LÊ VĂN THẢO dõi theo những số phận lặng lẽ

Cũng như rất nhiều nhà văn đi kháng chiến, sau ngày đất nước thống nhất, Lê Văn Thảo có chừng 10 năm loay hoay tìm phương pháp sáng tác mới. Thời thanh bình, không có giới tuyến nữa, cuộc sống đa chiều đa dạng hơn, rối rắm phức tạp hơn. Cuộc chiến chuyển sang từng gia đình, từng con người. Cuộc chiến diễn ra bên trong mỗi con người. Nhà văn phải thay đổi quan niệm cầm bút, như mệnh lệnh của xã hội, cũng là mệnh lệnh của trái tim mình. Thế nhưng, thay đổi cách nào không đơn giản. Chẳng biết nên xác định Lê Văn Thảo may mắn hay không may mắn, vì cùng thế hệ với ông, nếu Nguyễn Minh Châu biến chuyển rất nhanh, thì vài nhà văn khác buông bút hẳn. Thật ra, khoảng một thập niên sau cột mốc 1975, Lê Văn Thảo cũng có vài cuốn sách như “Bên lở bên bồi”, “Cửa sổ màu xanh”, “Buổi chiều và sáng hôm sau”, “Ngôi nhà có hàng rào song sắt”… nhưng không thành công mấy.

Sống trên đường có gì đáng băn khoăn?
Sống trên đường có gì đáng băn khoăn?

Góc nhìn của nhà văn Vương Trí Nhàn: “Một trong những đặc điểm của cuộc sống đô thị, là khả năng làm cho con người trở nên vô danh. Chẳng hạn khi đi ra đường, ấy là lúc không ai biết ai làm nghề gì, nhà ở đâu, học vấn ra sao, đang có cương vị như thế nào. Ta chỉ còn là một người đi đường bình thường như mọi người. Sự vô danh lúc này mang lại cho mỗi cá nhân một ít tự do, anh ta không phải đóng cái vai mà anh ta vẫn đóng, và do đó có thể dễ dàng đi thẳng tới cái đích của mình. Thế nhưng ở ta nhiều người không nghĩ như thế. Sự vô danh được khai thác vào những mục đích khác. Hoặc có khi ăn mặc lôi thôi lếch thếch ra cái điều bất cần đời. Hoặc diện xe máy hẳn hoi, song thản nhiên dóng xe song đôi mà tâm sự... Trai gái đèo nhau vuốt ve nhau như ở chỗ không người. Qua cầu buồn tình dừng xe đái bậy... Tự do được xem đồng nghĩa với vô lối, bất cần, không để ý đến bất cứ ai khác”.

HỒ ANH THÁI phân tích Tài Sản Riêng
HỒ ANH THÁI phân tích Tài Sản Riêng

Những người có danh, nhưng công việc mang tính đơn lẻ cá nhân như nhà văn, họa sĩ hay nhà khoa học, thì có danh cũng để đấy, danh có thể gác sang một bên, để mà được sống đời cá thể tự do sáng tạo. Người như vậy không cần được nhận ra giữa đám đông. Tiêu chí danh tiếng của họ không phải ở chỗ được quen mặt và dễ nhận ra. Họ có thể đi mua hàng mà không bị phiền phức vì đám đông xúm lại, cũng không cần tận dụng ưu thế quen mặt để xin xỏ anh cảnh sát một khi vi phạm quy định giao thông, vì mắt kém chẳng hạn. Người ta không cần bán cái danh hoặc bán sự thoải mái cá nhân để mua lấy một sự ưu đãi cảm thông giá rẻ.