LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Cuộc Đời Của Yến đã làm một cú ngược dòng ngoạn mục?
Cuộc Đời Của Yến đã làm một cú ngược dòng ngoạn mục?

Trong một bộ phim truyện, xử lý đạo diễn là yếu tố quan trọng hàng đầu để bộ phim không giống ai; đôi khi không giống cả nguyên tác văn học, thậm chí là ngược cả với điều đoán định của người xem, nhưng cuối cùng vẫn được họ chấp nhận... Sẽ có bạn nói những dẫn chứng trên là chuyện nhỏ. Ấy thế, nhưng sang đến tận những năm 70 tuổi của nền điện ảnh nước nhà, nhiều phim của chúng ta vẫn mắc vào căn bệnh mãn tính: KHÔNG BIẾT TIẾT CHẾ đến đâu là đủ, đến đâu là thừa. Nhiều đạo diễn HAY BỊ SA ĐÀ không làm chủ được mình. Khi kể một câu chuyện bằng hình ảnh không biết cách NHẤN, NHÁ để thể hiện rõ độ ĐẬM, NHẠT trong việc tìm ra màu sắc chủ đạo.

Dấu ấn văn hóa - nghệ thuật 2015 qua góc nhìn chuyên gia
Dấu ấn văn hóa - nghệ thuật 2015 qua góc nhìn chuyên gia

Kết thúc năm 2015, Thể thao & Văn hóa giới thiệu đến bạn đọc ý kiến của các “chuyên gia”. Dưới góc nhìn cá nhân, họ nói lên ấn tượng của họ đối với lĩnh vực họ được xem là “chuyên gia”. Các “chuyên gia” sẽ lần lượt chia sẻ ở một số lĩnh vực: Điện ảnh - ĐD Bá Vũ; Âm nhạc – nhạc sĩ Huy Tuấn; Văn học – nhà thơ Lê Thiếu Nhơn; Thị trường nghệ thuật - PGS-TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam); Quản lý nghệ thuật -TS Trần Hữu Sơn (Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam)...

Hãy giải cứu tiếng Việt khỏi sự đày đọa của VTV
Hãy giải cứu tiếng Việt khỏi sự đày đọa của VTV

Những năm gần đây, nhiều người Việt (trong đó có các nhân vật hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ) mắc rất nhiều lỗi chính tả, cú pháp (điểm ngắt, điểm nhấn khi nói) trong ngôn ngữ nói, dùng nhiều hư từ, tiếng đệm vô nghĩa, từ sai nghĩa, không chuẩn xác... làm mất đi tính trong sáng và chuẩn mực của tiếng Việt. Tệ hại hơn là điều này lại xảy ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng... Trên Truyền hình Việt Nam tiết mục bất cứ ai cũng phải xem hằng ngày là "Dự báo thời tiết". Vì nó liên quan đến công việc, kế hoạch cá nhân, cơ quan, đơn vị, lo lắng lũ lụt, mùa màng… Nếu bạn chú ý (có điều kiện ghi lại) sẽ thấy, chỉ 1,2 phút mà nhan nhản những sai sót, chuẩn mực ngôn từ.

CHÍ PHÈO tìm chém NAM CAO
CHÍ PHÈO tìm chém NAM CAO

Vốn là một cây bút truyện ngắn nổi trội ở khu vực miền núi phía Bắc, Thái Sinh chuyển sang làm báo Nông Nghiệp VN suốt 20 năm qua. Bây giờ, nhận sổ hưu, Thái Sinh vẫn còn nguyên đau đáu về những thực trạng nhiễu nhương của xã hội. Với thái độ quyết liệt của một nhà báo và kỹ năng biểu đạt của một nhà văn, Thái Sinh đã viết chuyện phiếm “Chí Phèo tìm chém Nam Cao”. Đọc xong, có người hiểu thế nọ, có người hiểu thế kia, tùy năng lực thẩm mỹ cá nhân. Tuy nhiên, như mọi lẽ ở đời, cái gì không tồn tại được bằng chính sử thì có quyền xuất hiện bằng huyền sử. Nghệ thuật gánh vác bớt éo le cho nhân tình thế thái!

Chúng ta đã thực sự tin Nhân Dân?
Chúng ta đã thực sự tin Nhân Dân?

Tiến sĩ Lê Kiên Thành – con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn chia sẻ: “Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ diễn ra. Đến thời điểm này, Đảng đã tròn 85 tuổi, với 70 năm lãnh đạo đất nước. Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, tôi có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân… Nhưng những đêm vắt trán nằm suy nghĩ về đất nước, tôi hiểu chúng ta còn thiếu và sai nhiều. Một trong những cái sai đó là chúng ta chưa thực sự biết tin dân!”

ANDERSEN và chuyện kể đêm cuối năm
ANDERSEN và chuyện kể đêm cuối năm

Ngay từ thuở ấu thơ chúng ta đã làm quen với những chuyện cổ tích huyền ảo, mộng mơ của nhà văn Đan Mạch – Andersen chuyên viết truyện cho các em. Muộn hơn, chúng ta phát hiện ra trong những chuyện cổ tích kia ẩn chứa những khát khao tình yêu nồng nàn, bỏng cháy của người viết ra chúng. Tương truyền, nhà văn có ngọai hình và dáng đi không tương xứng với vẻ đẹp tâm hồn. Vì thế ông cứ mãi mãi chịu sống cô đơn. Tuy nhiên, ông cũng đã có một mối tình lý tưởng để mơ mòng, theo đuổi...

NGUYỄN CÔNG KHẾ đã trở thành Tổng Biên tập báo Thanh Niên như thế nào?
NGUYỄN CÔNG KHẾ đã trở thành Tổng Biên tập báo Thanh Niên như thế nào?

Bạn đọc lớn tuổi nếu để ý thì sẽ nhớ, trong giai đoạn đầu Tuần tin Thanh Niên không hề ghi tên Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập, mà chỉ ghi “Biên tập : Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Công Khế”. Tuần tin Thanh Niên, mãi cho đến ngày 4-9-1987 chỉ là một bộ phận của Ban Mặt trận Thanh Niên Trung Ương Đoàn, không phải là một đơn vị độc lập trực thuộc Trung Ương Đoàn và không có Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập được bổ nhiệm. Anh Mẫm lúc đó là Trưởng Ban Mặt trận Trung Ương Đoàn, Phó Tổng thư ký thường trực UB Trung ương Hội Liên hiệp Thanh Niên, đương nhiên là người phụ trách cao nhất của tờ báo. Đến ngày 8-6-1987, anh Nguyễn Công Khế được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập Tuần tin Thanh Niên, là người đầu tiên được bổ nhiệm.

Hát Với Nhau có từ bao giờ?
Hát Với Nhau có từ bao giờ?

Có những điều, sự kiện, hiện tượng trong việc hưởng thụ, thưởng thức văn hóa, văn nghệ xuất hiện một cách dường như tự nhiên, phổ biến rộng khắp làm cho người ta không thèm tự hỏi nó đến từ đâu? Từ khi nào nó có? Nó đến từ đâu, ý tưởng nào? Tại sao nó lại xuất hiện và sống được hết sức tự nhiên như …Một trong những sự kiện đó là phong trào Hát Với Nhau. Trước hết Hát Với Nhau cũng giông giống như hát Karaoke nhưng “trình” hơn. Trên màn hình, hay tập nhạc chỉ có lời và người hát phải lên sân khấu đứng nhìn xuống khán giả như ca sĩ. Phía sau lưng họ là một vài nhạc công chơi đàn organ, ghi-ta điện, có nơi còn có cả nhạc công thổi Saxso hoặc ngồi bên dàn trống hoành tráng. Lần đầu tiên, ai yếu bóng vía, đứng trên bục sân khấu là run đến hát không nỗi nhưng chỉ cần hát vài lần là quen ngay vì không khí thân thiện. Hát hay được khán giả vỗ tay, mà hát dở thì cũng được khán giả …vỗ tay . Vì khán giả cũng sẽ là người sắp lên hát theo thứ tự đăng ký. 

Có cần tiếp tục bao cấp cho văn nghệ?
Có cần tiếp tục bao cấp cho văn nghệ?

"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" có doanh thu đến 80 tỷ, so với khoản đầu tư chỉ 20 tỷ đồng, đã tạo nên những hệ quả khá thú vị đối với thị trường văn hóa. Đây là lần đầu tiên trong suốt nhiều năm qua, tiền đầu tư cho điện ảnh của nhà nước lại phát sinh lãi. Thực chất, câu chuyện của "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" mở ra một vấn đề rất sống còn đối với đầu tư nghệ thuật với nguồn vốn nhà nước hôm nay. Thực trạng mỗi năm nhà nước tài trợ, đặt hàng để sản xuất những bộ phim với trị giá cả triệu USD mà kết quả thu lại không được gì vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Đơn cử, năm 2014 và 2015, có hai phim nhà nước đặt hàng là "Mỹ Nhân" (16 tỷ) và "Sống cùng lịch sử" (21 tỷ) thì tổng doanh thu của cả hai phim ấy chỉ là 500 triệu.

Lao xao hồn phố, lao xao hồn người
Lao xao hồn phố, lao xao hồn người

Bùi Phan Thảo viết thơ hình như chưa nhiều nhưng anh nghiêm túc, công phu, ý thức rất rõ về trách nhiệm người cầm bút trong lao động sáng tạo, anh đã gặt hái được thành công nhất định qua tập “Xôn xao hồn phố”. Một số hình ảnh, hình tượng do chính anh sáng tạo ra không lẫn vào đâu được như “bóng-đêm-lồng-ngực”, “chuyện trò bằng lời hạt bụi”… Có bước chân vào đường thơ mới biết cái sự trần ai khổ ải, tìm được một vài ẩn dụ như thế không dễ chút nào, không ít nhà thơ “thành danh”, có “thâm niên” mà cả tập thơ chả tìm được một hình ảnh, một câu thơ hay. Không có yếu tố ấy, thơ nhạt là chuyện đương nhiên. Thơ dở còn có thể sửa được chứ thơ nhạt thì vô phương cứu chữa. 

Nhịp cầu nối văn học Ba Lan và Việt Nam
Nhịp cầu nối văn học Ba Lan và Việt Nam

Lê Bá Thự là dịch giả nổi tiếng về văn học Ba Lan. Gắn bó với đất nước Ba Lan từ thời sinh viên Khoa Trắc địa bản đồ Đại học Bách khoa Warszawa, về nước dạy đại học, chuyển sang công tác ngoại giao ông trở lại Ba Lan làm Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam từ 1996 - 2000. Nhờ năng khiếu văn chương, ông trở thành một trong những nhịp cầu nối văn hóa Ba Lan - Việt Nam, được Tổng thống Ba Lan tặng Huân chương Công trạng năm 2012. Mới đây, ông trình làng tác phẩm dịch thuật thứ 25 của mình, đó là tập truyện ngắn "Vợ chưa cưới chủ nhật" của nữ nhà văn Hanna Samson.

NGUYỄN CÔNG KHẾ đang ở giữa làn sóng công kích của một thế lực giấu mặt?
NGUYỄN CÔNG KHẾ đang ở giữa làn sóng công kích của một thế lực giấu mặt?

Đầu năm ngoái có trang Những Thằng Nham Hiểm soi mói nội bộ báo Tuổi Trẻ, thì cuối năm nay lại có trang Nguyễn Công Khế bới móc nhiều chuyện ở báo Thanh Niên với mục đích hạ nhục cựu Tổng Biên tập Nguyễn Công Khế. Ghét hoặc yêu thế nào, cũng phải thừa nhận Nguyễn Công Khế có công xây dựng báo Thanh Niên từ một tuần tin trở thành một nhật báo hàng đầu Việt Nam. Dù cách lập luận và diễn giải hơi non nớt, nhưng loạt bài trên mạng nhằm đánh gục Nguyễn Công Khế có rất nhiều chứng từ hồ sơ nội bộ, ít nhiều cho thấy thế lực phía sau không hề đơn giản. Với vị trí Nguyễn Công Khế có được từ thời đổi mới đến hôm nay, được thua hay thắng bại của Nguyễn Công Khế đều là một phần của lịch sử báo chí Việt Nam. Tuy nhiên, lớn giọng chưa hẳn đã có lý. Mọi lời đàm tiếu đều vô nghĩa, khi sự thật vẫn bị bao phủ bởi một lớp màn sương mù đồn thổi và đố kỵ. Nguyễn Công Khế vẫn còn cây bút trong tay, Nguyễn Công Khế vẫn còn nghề báo chưa mai một. Nguyễn Công Khế hoàn toàn có quyền bác bỏ hoặc thừa

Y BAN và những hệ lụy bất thường
Y BAN và những hệ lụy bất thường

Người ta có đặt ra một câu hỏi, phải chăng Y Ban tìm cách gây liên tiếp các  “chiêu trò” để tạo danh tiếng và gây sự ồn ào với mục đích bán sách. Vậy nên mới viết sách như “điên” vậy. Trong 25 năm mà viết tới 20 cuốn sách. Ấy là chưa nói có đến những cuốn sách được in nối bản hay tái bản. Nhưng chả phải, là bạn đồng nghiệp trong làng báo nhiều năm, tôi nhận biết Y Ban chính là hình ảnh đích thực trong văn chương chị. Bởi tôi thường được nghe Y Ban kể nhiều chuyện vặt thường ngày. Chân thực và hài hước. Đôi khi còn cay nghiệt và khổ đau. Đó là những chi tiết và sự kiện của chồng, con, mẹ và anh chị em, hay bạn bè, đồng nghiệp của chính Y Ban. Những “hắn”, những “thị” hay “ả”, hoặc “y”... trong truyện ngắn hay tiểu thuyết đều từ đấy mà ra. Chúng được mã hóa, với những tính cách nhân vật trong câu chuyện được miêu tả, tiềm tàng năng lượng sống và khởi sắc về chi tiết...

LÊ KHẮC HÂN và Cầu Vồng Phía Trước Cơn Mưa
LÊ KHẮC HÂN và Cầu Vồng Phía Trước Cơn Mưa

Lê Khắc Hân chọn cách điềm tĩnh và tỉ mỉ khi khám phá chân dung mỗi văn nghệ sĩ. Lê Khắc Hân không bị lóa mắt bởi danh vọng của nhân vật, và Lê Khắc Hân càng không khoe khoang cái tôi khi bên cạnh nhân vật. Những tên tuổi như Trà Giang, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Văn Thương, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Tý, Kim Cương, Hồ Kiểng, Măng Thị Hội, Tuấn Phong, Tạ Minh Tâm… chắc chắn không xa lạ với công chúng, nhưng qua ngòi bút của Lê Khắc Hân lại thấy họ ở góc độ khác, gần gũi hơn mà đáng quý hơn. Phải chăng Lê Khắc Hân có bí quyết để viết chân dung nhân vật? Có đấy, bí quyết ấy không lâm ly hay bùa phép gì. Bí quyết ấy rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được: chân thành tin yêu nhân vật của mình, tận tụy tiếp cận nhân vật của mình. Để làm gì? Để hiểu con đường đi đến thành công của họ, không phải nhằm chiếm lĩnh hào quang hư ảo, mà nhằm tìm kiếm phẩm vị làm người biết sáng tạo, biết rung động, biết cống hiến.

Tiểu thuyết Pơthi làm méo mó văn hóa Tây Nguyên?
Tiểu thuyết Pơthi làm méo mó văn hóa Tây Nguyên?

Ở Tây Nguyên, nhắc đến Pơthi, người ta hiểu đó là lễ bỏ mả, là những ngày vui nhất trong năm, có thể được xem như tết của người bản địa. Pơthi chính là khoảng thời gian lí tưởng để nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ dân gian được thể hiện một cách tự giác. Lấy bối cảnh một làng Jrai cách đây khoảng vài ba chục năm, "Pơthi" (tác giả Thu Loan, NXB Đà Nẵng năm 2014) kể về những biến đổi liên quan đến số phận con người và cộng đồng. Từ chỗ đang sống chan hòa với thiên nhiên, muông thú, con người bỗng chốc tiếp xúc với thế giới văn minh rồi sau đó, để định canh định cư, họ bị nhấc ra chỗ ở của mình.

Sức mạnh mềm của quốc gia
Sức mạnh mềm của quốc gia

Câu chuyện của đạo diễn Đặng Nhật Minh: “Để phấn đấu đưa phim ra thị trường nước ngoài thì đó là một chặng đường rất gian nan. Tham gia các LHP thế giới, được các giải thưởng thì chúng ta chỉ mới có mặt trong sinh hoạt của nghệ thuật điện ảnh thế giới. Còn tạo được thương hiệu riêng trên thương trường quốc tế thì phim đó phải được căng pano quảng cáo khắp nơi và thu hút nhiều khán giả mua vé. Cách đây 15 năm, một hệ thống rạp chiếu bóng lớn ở Pháp đã mua phim "Mùa ổi" và công chiếu rộng rãi, quảng bá rầm rộ. Sự kiện này khiến Việt kiều ở Paris hết sức vui mừng. Nhiều Việt kiều gặp tôi tâm sự rằng lâu nay ra đường nhắc đến phim châu Á thì chỉ toàn thấy pano của phim Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật... Nay bỗng dưng thấy pano của phim Việt giăng đầy khắp các đại lộ thì tự hào khôn xiết. Rất tiếc là từ đó đến nay thì hình như không còn phim Việt nào của đạo diễn trong nước được phát hành tại Pháp quy mô như thế nữa….”

Một tượng đài điện ảnh Xô Viết gần gũi với công chúng Việt
Một tượng đài điện ảnh Xô Viết gần gũi với công chúng Việt

Ngày 29 tháng 11 năm 2015 vừa qua, đạo diễn Điện ảnh Nga-Xô Viết nổi tiếng Elda Riazanov đã từ trần tại Moskva, ở tuổi 89. Ngay từ Tuần lễ Phim Liên Xô đầu tiên diễn ra ở Hà Nội vào năm 1957, người yêu phim Việt Nam đã từng được xem “ Đêm giao thừa”-bộ phim đầu tay của ông. Tiếp nối là những bộ phim khác như: “Mối tình khốc liệt”, “Bài ca kỵ sỹ”, “Tình yêu công vụ”, “Số phận trớ trêu”… Và có lẽ “Sân ga cho hai người” của Elda Riazanov là tác phẩm để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người xem chúng ta. Thơ ca là một phần không thể tách rời khỏi con người ông. E.Riazanov đã nói rằng ông không bao giờ ghi nhật ký như những người khác, nhưng ông làm thơ để không quên những gì đáng nhớ. Trong Lời nói đầu cho tuyển tập thơ “Âm nhạc tâm  hồn” của mình, ông đã viết: “ Lời tự thú là điều gì mà mọi loại hình nghệ thuật không thể nào lẩn mặt. Trong ý nghĩa đó thì thơ ca gần gặn nhất với sự cảm thụ của mọi người”.

Ra Mắt Sách có phải trò chơi của văn chương?
Ra Mắt Sách có phải trò chơi của văn chương?

Đi liền với việc các tác giả tự in tác phẩm của mình là việc tổ chức các cuộc ra mắt tác phẩm. Thoạt đầu là sự lác đác dưới hình thức đơn giản kiểu như sau khi lấy sách từ nhà xuất bản về, tụ tập mấy người bạn cả thân lẫn sơ ở một phòng trà nào đó, uống nước, có người dẫn chuyện, có tác giả tâm sự về tác phẩm, vài người bạn lên ca ngợi tác phẩm, tác giả… Cuối cùng là tác giả kí và tặng sách cho những người đến dự.  Càng về sau việc in sách và ra mắt sách càng đa dạng và cầu kì hơn. Tất cả tùy thuộc vào túi tiền và tính cách của tác giả - người bỏ tiền in sách. Những người nhiều tiền và cẩn thận thì từ khâu in sách đến khâu công bố tác phẩm là cả một chuỗi công việc cầu kì, cẩn trọng và từ đó cũng dẫn đến những bi hài kịch gây ra vui và buồn cho người đọc, cho thiên hạ với những hệ lụy của thời thương mại khi đồng tiền có điều kiện bộc lộ sức mạnh của nó…

THƯƠNG TÍN xuất bản hồi ký để bán rẻ đời tư?
THƯƠNG TÍN xuất bản hồi ký để bán rẻ đời tư?

Cuốn hồi ký “Thương Tín – Một đời giông bão” kể về những góc khuất bí ẩn nhất của nam tài tử một thời, cuối cùng cũng đã ra mắt. Trái với những háo hức chờ đợi để khám phá những trang đời chưa từng biết của Thương Tín, độc giả đã có những phản ứng trái chiều. Ngay từ chương đầu của cuốn hồi ký, người hâm mộ đã không khỏi ngạc nhiên với chi tiết khá sốc như Thương Tín từng bị một thiếu phụ lớn tuổi ép quan hệ tình dục khi mới 13 tuổi. Trốn chạy khỏi bàn tay của người đàn bà có hứng thú "ấu dâm", anh lại sa vào tay của một ông bầu đồng tính rồi bị bắt cưỡng hiếp… Nhiều câu hỏi được độc giả đặt ra: Liệu đây có phải là “chiêu PR” để thu hút sự tò mò của bạn đọc để bán sách hay không? 

TRANG THẾ HY và Quán Ven Đường
TRANG THẾ HY và Quán Ven Đường

Nếu như cải lương có vở “Nửa Đời Hương Phấn” mua được nước mắt khán giả mọi thời. “Quán bên đường” đã làm bạn đọc xúc động trước đôi bạn thời thơ ấu chia nhau củ khoai sùng lượm mót. Chiến tranh xa nhau tình cờ một chiều mưa họ gặp nhau trong quán lá ven đường, ngỡ ngàng thấy một người bẹo hình bẹo dạng bán bia ôm, một kẻ thì lấy cây viết làm cái cần câu cơm. Hai thân phận có gì giống nhau. Buồn hay vui? Câu trả lời hãy hỏi cuộc đời. Qua bài thơ ta hiểu tâm hồn của một con người. Qua bài thơ ta có thể hiểu vì sao ông viết rất ít so với mọi người mặc dù ông được xã hội công nhận là nhà văn lớn, phải khẳng định vậy. Ngoài Bắc có ông Kim Lân trong Nam có Trang Thế Hy. Dù viết ít nhưng những truyện ngắn của Trang Thế Hy như “Mưa Ấm”, “Về Nhà Trước Cơn Mưa”, “Nợ nước mắt”, “Người bào chế thuốc giảm đau”, “Vết Thương Thứ 13” sống mãi theo thời gian đọc lại vẫn

TRANG THẾ HY đã trả xong Nợ Nước Mắt
TRANG THẾ HY đã trả xong Nợ Nước Mắt

Nhà văn Trang Thế Hy từ giã nhân gian lúc 0h50 phút ngày 8-12-2015, hưởng thọ 92 tuổi. Tôi đã từng ngồi trong căn nhà đơn sơ của ông suốt một buổi để cố cắt nghĩa vì sao từ con người tưởng chừng khắc khổ ấy lại có thể bật ra nhiều câu chuyện ấm nồng đến vậy. Tôi nhìn dáng đi chậm rãi của ông bước trong vườn rột roạt lá và gió, tôi nhìn bàn tay run run pha trà của ông sau vạt nắng nhập nhoạng mái hiên, tôi nhìn đuôi mắt chất đầy vết nhăn năm tháng của ông lâu lâu nhíu nét cười hóm hỉnh. Và cuối cùng tôi đã bất lực trước ham muốn lý giải cốt cách Trang Thế Hy. Ông như một gốc cổ thụ không xum xuê cành lá, nhưng lộc biếc vẫn rạo rực giữa mùa đông ngỡ trơ trọi và lạnh lẽo tứ bề. Gốc cổ thụ Trang Thế Hy biết cách giấu cho mình một vẻ đẹp lặng lẽ.

Liên hoan phim VN bỏ quên nhiều nhân tố sáng giá ?
Liên hoan phim VN bỏ quên nhiều nhân tố sáng giá ?

Tiêu chí Dân tộc, Nhân văn, Sáng tạo, Hội nhập của LHP 19 có thể coi là cái đích phấn đấu dài dài cho nền điện ảnh nước nhà mươi, mười lăm, hai mươi năm nữa. Đúng cả thôi, nhưng xa vời thành thử có phần viển vông. Cái đích mà các nhà làm phim, các bộ phim ở nước ta cần tuân thủ và nắm bắt ngay từ hôm nay, ngay năm bẩy năm tới chỉ nằm ở mấy tiếng: Không được quay lưng lại với cuộc sống và đã gọi là điện ảnh thì phải biết tìm tòi, khám phá trong tất cả các khâu thuộc quy trình làm phim ( kịch bản, dàn dựng, quay phim, âm thanh, âm nhạc..) Nếu đồng ý như vậy thì “ Đập cánh giữa không trung”- tác phẩm đầu tay của nữ đạo diễn trẻ Nguyễn Hoàng Điệp cũng đáng khuyên một vòng tròn đỏ tại LHP lần này. Sự bơ vơ, nỗi thất vọng của giới trẻ ngày hôm nay là điều có thật, thậm chí đã trở thành hồi chuông đáng dóng lên, tuy hơi muộn..

SƠN NAM qua chuyện kể của người bạn
SƠN NAM qua chuyện kể của người bạn

Nhà văn Sơn Nam, được mệnh danh là “Ông già Nam Bộ” nổi tiếng với những tác phẩm viết về vùng đất phương Nam. Cả cuộc đời ông dành tâm trí cho mảnh đất này rồi cần mẫn viết ra 10 đầu sách đủ loại từ biên khảo đến văn học. Có một điều thú vị là một người bạn ông vì cơ duyên đã được sống một thời gian dài cùng nhà văn và ghi chép lại những lát cắt trong cuộc đời nhà văn Sơn Nam. Người đó là ông Đào Tăng, năm nay 78 tuổi, một nhà báo tự do, anh ruột của nhà văn Đào Hiếu. Nhà ông Đào Tăng ở quận Gò Vấp, TP HCM. Trên căn gác nhỏ khá tuềnh toàng của ông Đào Tăng, nhà văn Sơn Nam đã tá túc 10 năm trời  và viết ra hai tác phẩm "Tuổi già" và "Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam". Tôi quen ông Đào Tăng cũng đã mấy năm rồi và cũng nhiều lần nghe ông nói ngày xưa nhà văn Sơn Nam từng ở nhà ông một thời gian dài. Nghe xong rồi cũng bỏ, nhưng đến khi ông cho biết về những điều ông viết về nhà văn Nam Bộ Sơn Nam, tôi mới ngỡ ngàng. Ông đã ghi chép rất tỉ mỉ về cuộc đời c

ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN suốt đời Dại Yêu
ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN suốt đời Dại Yêu

Đoàn Thị Lam Luyến là người vui đấy mà buồn đấy, cười đấy mà khóc đấy, thông minh, tỉnh trí đấy mà… mê muội đấy. Cuộc đời Luyến có thể nói là rất đủ đầy nhưng vẫn thiếu tất cả. Sinh ra trong một gia đình nề nếp, cả mấy chị em gái người nào cũng xinh đẹp, đảm đang. Bà mẹ Luyến hồi trẻ hẳn là một giai nhân, năm nay đã gần 90 tuổi, đẹp lão và trí tuệ vẫn đáng nể. Khi chưa học Trường Viết văn Nguyễn Du, và cũng chưa xuất bản được tập thơ nào, từ Sơn La, tên của ĐTLL đã vang trong giới văn nghệ, bởi một số bài thơ xuất hiện lẻ tẻ. Nhưng khi đoạt giải Thơ báo Văn nghệ với bài “Chồng chị chồng em” thì nổi như cồn. Bài thơ theo thể lục bát, một thể thơ có sẵn sẽ vô cùng nhàm chán nếu không giỏi dụng chữ và không có nội dung sâu sắc. 

Vì sao người Việt mê đắm dòng nhạc Bolero ?
Vì sao người Việt mê đắm dòng nhạc Bolero ?

Ở tận đáy sâu thăm thẳm ấy, người hát nhạc Bolero như đang hát về hoàn cảnh, về tâm sự của chính mình và người nghe thì cảm thấy như lòng mình được xoa dịu bằng những giai điệu, ca từ thật ngọt ngào, sâu lắng. Một đặc tính khác khiến cho dòng nhạc Bolero được khán giả ưa chuộng, đó là trong khi điệu Bolero nguyên thủy là loại nhạc được viết theo nhịp 3/4, sau khi du nhập vào Việt Nam lại được viết theo nhịp 4/4. Cách chia tiết tấu này rất phù hợp với giai điệu các bài dân ca miền Nam, hợp với làn điệu "Vọng cổ" của âm nhạc tài tử và cải lương. Đây chính là yếu tố giúp cho người thưởng thức "hứng khởi" mỗi khi nghe nhạc Bolerovì họ cảm thấy nó rất thân quen, gần gũi.

NGUYỄN HUY THIỆP gửi gắm điều gì qua những truyện ngắn viết về nông thôn ?
NGUYỄN HUY THIỆP gửi gắm điều gì qua những truyện ngắn viết về nông thôn ?

Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Báo Nông Nghiệp VN, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - người có nhiều truyện ngắn đặc sắc in trên các giai phẩm báo Tết của Nông Nghiệp VN chia sẻ những tâm tư của ông về nông thôn Việt: “Tôi nhớ truyện đầu tiên tôi in ở Báo Nông Nghiệp VN là truyện “Thiên văn” (năm 1991). Truyện in sai lung tung, đoạn sau chồng lên đoạn trước, ấy vậy mà bạn đọc vẫn cứ hiểu được. Dựa theo bản in sai trên báo, tiến sỹ Đoàn Cầm Thi ở Pháp thậm chí còn viết hẳn một bài bình luận khá đặc sắc. Năm 2000, tôi in truyện “Sống dễ lắm”. Đây là một truyện ngắn “xuất thần”, ông M. Gatti, giám đốc nhà xuất bản đã in sách của tôi ở Ý gọi đây là “một truyện ngắn kỳ lạ”. Trên Báo Nông Nghiệp VN tôi còn in các truyện “Bài học Tiếng Việt”, “Chăn trâu cắt cỏ”, “Chú Hoạt tôi”... Mỗi lần in là một kỷ niệm. Điều khó chịu nhất là biên tập viên cứ hay sửa chữa lung tung trên bản thảo của tôi mà chẳng hỏi ý kiến gì cả".

Xin đừng lo lắng cho Thơ
Xin đừng lo lắng cho Thơ

Nhà thơ Ý Nhi vừa nhận giải thưởng văn học Cikada năm 2015, cho rằng: “ Cách đây 40 năm, nhà thơ Italia Eugenio Montale từng đặt câu hỏi: "Thơ còn tồn tại được không trong vũ trụ truyền thông đại chúng?". Từ bấy đến nay, cái "vũ trụ truyền thông đại chúng" ấy, ngày một phát triển, ngày một bành trướng, lấn lướt và vây chặt cuộc sống của chúng ta. Nhiều khi ta có cảm giác ngạt thở vì chúng, không còn biết ngoảnh mặt đi đâu, không còn biết lắng nghe điều gì. Và dường như áp lực này không dành riêng cho các nhà thơ mà còn ảnh hưởng đến tâm trí các nhà chính trị - những người vốn được coi là sắt đá, cứng rắn. Tôi còn nhớ, trong một cuộc phỏng vấn cách đây vài năm, bà Julia Gillard, lúc bấy giờ đang là Thủ tướng Australia đã có một câu trả lời rất thú vị. Khi phóng viên hỏi bà có quan tâm đến sự đồn đoán về ngày tận thế không, bà đã trả lời đại ý: "Có. Nhưng tôi e rằng K-pop sẽ huỷ diệt thế giới trước khi ngày tận thế đến."

Người Trở Về có phải ứng viên Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim VN 2015?
Người Trở Về có phải ứng viên Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim VN 2015?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đánh giá: “Bộ phim đã chắt lọc được những tinh hoa của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh. Nhiều chi tiết phụ, nhà văn chỉ lướt qua, lại là gợi ý để biên kịch và đạo diễn sáng tạo tiếp và đẩy đến tận cùng. Kết cấu chặt chẽ. Dàn diễn viên cũng rất giỏi, khá đồng đều. Ngoài hai diễn viên quen thuộc là Như Quỳnh và Dũng Nhi, còn lại hầu hết là các diễn viên trẻ. Có người lần đầu đứng trước ống kính nhưng họ nhập vai xuất sắc, có sức ám ảnh đối với người xem. Phim không có đại cảnh cũng rất hợp lý. Vì câu chuyện chỉ xoay quanh một trạm cấp cứu ở mặt trận. Hiện tại và quá khứ đan xen rất nhuần nhuyễn. Một hiện thực khắc nghiệt, dữ dội, đau đớn đến tận cùng mà không bi lụy. Đấy là cái tài của đạo diễn và ê-kíp làm phim. Nhiều khuôn hình quay cũng rất đẹp. Phim cũng có vài hạt sạn mà tôi đã nói với các tác giả nhưng không đáng kể”.

Thấy gì qua cơn sốt Tác Giả Trẻ ?
Thấy gì qua cơn sốt Tác Giả Trẻ ?

Hamlet Trương thì cho biết thường lấy cảm hứng từ những câu chuyện mình gặp trên đường đời nhưng được viết lại như kiểu một người bạn đồng hành với người trẻ để thay họ đúc kết những bài học bổ ích. Còn Anh Khang lý giải: “Sở dĩ những tác phẩm của chúng tôi được đón nhận vì chúng tôi còn trẻ, là những người trong cuộc, hiểu tâm lý của người trẻ và viết về cuộc sống người trẻ. Nội dung chủ yếu chia sẻ những trải nghiệm trong tình cảm và cuộc sống, những điều mà người trẻ quan tâm hiện nay. Thêm vào đó luôn lồng ghép sự chân thành và chân tình trong từng câu chữ, thế nên dễ khiến chạm đến trái tim độc giả trẻ vì nói thay lòng họ. Và nghiễm nhiên sẽ trở thành những cuốn sách được người trẻ tìm kiếm”.

BIL GATES nói về số phận nông dân trong thảm họa biến đổi khí hậu
BIL GATES nói về số phận nông dân trong thảm họa biến đổi khí hậu

Giờ đây, biến đổi khí hậu sẽ khiến tình hình càng thêm nghiêm trọng. Trong vài thập niên nữa, tình trạng trái đất nóng lên sẽ phá hủy nghiêm trọng nền nông nghiệp các nước, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Cây trồng sẽ không phát triển do mưa quá ít hoặc quá nhiều. Sâu bệnh sẽ càng sinh sôi nảy nở trong điều kiện khí hậu ấm hơn. Nông dân ở các nước giàu cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng họ có công cụ và sự hỗ trợ cần thiết để ứng phó. Trong khi đó, những nông dân nghèo nhất thế giới phải ra đồng mỗi ngày với bàn tay trắng và sẽ là đối tượng tổn thất nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, mà lại ngay lúc thế giới đang chật vật giải quyết bài toán lương thực cho dân số ngày càng tăng.

CHÂU LA VIỆT ân tình sau những trang văn
CHÂU LA VIỆT ân tình sau những trang văn

Nhà văn Khuất Quang Thụy kể: “ Năm 1975, sau khi miền Nam giải phóng, tôi được về phép về thăm nhà và mẹ tôi đã nói lại rằng: “Cuối năm 1972, vào những ngày máy bay Mỹ đang ném bom Hà Nội bỗng một hôm có mấy ông cán bộ to của Trung ương quân đội tìm đến nhà ta. Các ông ấy đưa cho mẹ một ít tiền và nói rằng đó là tiền bút gì đó của con. Thế là cả nhà òa lên khóc! Mẹ nghĩ, có lẽ con chết rồi nên các ông ấy mang tiền tuất về cho mẹ”. Mãi sau này tôi mới biết đó là anh Đỗ Gia Hựu và các anh ở Nhà xuất bản Quân đội sau khi in ký sự Lửa và thép trong cuốn Cửa khẩu vì biết tôi đang chiến đấu ở Tây Nguyên nên các anh đã lặn lội lên tận Sơn Tây để mang tiền nhuận bút tới cho gia đình”

SIMONOV hai diện mạo trong một cuộc đời
SIMONOV hai diện mạo trong một cuộc đời

Ngày 28 tháng 11 năm 2015 này, giới văn chương, nghệ thuật Nga kỷ niệm 100 ngày sinh (19 15 -2015) của nhà văn, nhà thơ, nhà chính luận,tác giả của nhiều vở kịch, nhiều bộ phim nổi tiếng thời Xô Viết - Konstantin Simonov. Tác phẩm của K.Simonov đến với bạn đọc Việt Nam ngay từ những năm đầu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp với bài thơ “Đợi anh về” qua bản dịch của Tố Hữu. Nhiều cuốn tiểu thuyết của ông cũng đã được dịch qua tiếng Việt (“Những người sống và những người chết ” , “Họ sinh ra không phải để làm lính”...)   Trong những năm kháng chiến chống Mỹ K.Simonov đã sang thăm Việt Nam, đã ghi lại dấu ấn của chuyến đi ấy trong trường ca “Đường số 1” và kịch bản viết cho bộ phim tài liệu “Nỗi đau khổ không của riêng a i ”.

QUỲNH DAO một đời ngắn ngủi mà sôi động
QUỲNH DAO một đời ngắn ngủi mà sôi động

Trong "Thi nhân Việt Nam", hai thi sỹ Xuân Diệu, Huy Cận được đánh giá rất cao. Có thể coi, đó là hai "chủ tướng" của phong trào Thơ mới. Thơ Xuân Diệu được tuyển chọn 15 bài. Thơ Huy Cận được tuyển chọn 11 bài. Thơ Thái Can được tuyển chọn 5 bài. Riêng Quỳnh Dao chưa được chọn bài nào, mà chỉ được nhắc đến trong hai trường hợp. Tuy vậy, thơ của Quỳnh Dao cũng rất được đề cao trong bạn đọc. Theo ông Lê Tràng Kiều, nhà phê bình, đồng thời là chủ bút của báo "Tiểu thuyết thứ năm", số ra ngày 11/4/1939, đã  viết "Chưa bao giờ các bạn yêu mến thơ được vừa lòng, được say sưa như bây giờ, khi giở những trang thân yêu của tờ báo thân yêu này. Nó đã trình bày không biết bao nhiêu tác phẩm có giá trị, những vần mơ màng của Quỳnh Dao, những vần nhẹ nhàng của Anh Thơ, những vần diễm ảo của Thanh Tịnh, những vần thành thực giản dị của Nguyễn Bính, những vần đầy mộng ảnh, đầy âm nhạc của Yến Lan và những vần đặc biệt của Phạm Huy Thông, Lưu Trọng Lư…".

Khi tiếng hát thể hiện sự bất lực của đời sống văn hóa
Khi tiếng hát thể hiện sự bất lực của đời sống văn hóa

Nhà báo – Nhạc sĩ Hà Quang Minh trình bày sự âu lo: “Đánh được vào nhu cầu của cộng đồng để kinh doanh, đó là điều đáng quý nhưng suy cho cùng, thực hiện việc kinh doanh của mình dựa trên những thứ phi quy luật thị trường (như mối quan hệ cá nhân chẳng hạn) cũng như dựa vào sự dễ dãi, thiếu sáng tạo thì chỉ cho thấy rằng các đơn vị sản xuất kiểu ấy đang vô cùng bất lực. Họ sẽ làm giàu được như thế không nếu như họ không có cơ hội quan hệ? Họ sẽ làm giàu được như thế không nếu như họ đi chính trên đôi chân sáng tạo của mình? Chắc chắn là không. Cách họ làm vô cùng dễ dãi, như một công thức rập khuôn: mua một công thức làm chương trình của nước ngoài và Việt hóa nó thành một phiên bản copy, thậm chí copy đến hoàn hảo. Họ không nghĩ được ra một chương trình nào mà ý niệm cơ bản của nó hoàn toàn là một sáng tạo độc lập của người Việt, truyền hình Việt; một sản phẩm họ có thể hãnh diện về bản quyền…”

Truyện Kiều và giai thoại đời thường
Truyện Kiều và giai thoại đời thường

Có lần được đồng nghiệp mời vào quán bia có các cô tiếp viên xinh đẹp phục vụ, Trần Quốc Toàn thích lắm “tưởng bây giờ là bao giờ, rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao”. Uống say, cuốn Truyện Kiều từ túi áo Trần Quốc Toàn rơi ra đất. Cô tiếp viên nhặt lên, hỏi: “Sách của anh phải không?”. Dĩ nhiên, Trần Quốc Toàn gật đầu. Cô tiếp viên mở ra, đọc mấy câu: “Khéo là mặt dạn mày dày, kiếp người đã đến thế này thì thôi, thương thay thân phận lạc loài, dẫu sao cũng ở tay người biết sao?”, rồi chớp chớp mắt nhìn Trần Quốc Toàn đắm đuối: “Cái anh Nguyễn Du này, làm thơ hay quá hà!”. Bỗng dưng được biến thành đại thi hào dân tộc, Trần Quốc Toàn chưng hửng “phải tuồng trăng gió hay sao, sự này biết tính thế nào được đây”. Trần Quốc Toàn đang lúng túng, thì cô tiếp viên “dòng thu như xối cơn sầu, dứt lời nàng đã gieo đầu một bên” và nũng nịu: “Bữa nào anh Du làm tặng em một bài thơ nghen, anh Du!”. Trần Quốc Toàn “điều đâu sét đánh lưng trời, thoạt nghe chàng thoắt rụng rời xiết bao”, tỉnh rượu hẳ

Truyện Dài Kỳ vì sao biến mất - Kỳ 2
Truyện Dài Kỳ vì sao biến mất - Kỳ 2

Sau một thời gian khảo cứu công phu, nhà văn Lê Văn Nghĩa nhận định: “Về mặt kỹ thuật. theo tôi, một yếu tố quan trọng để một truyện dài kỳ thành công là tính chất giáo dục, nhân văn. Tất nhiên, khi viết nhà văn truyện dài kỳ luôn đặt yếu tố hấp dẫn, giải trí lên hàng đầu nhưng nội dung truyện vẫn là cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành, đầy đủ ‘nhân, lễ , nghĩa, trí, tín’. Họ thích nhân vật chính là thiếu nữ xinh đẹp, hiền hậu, con nhà nghèo – nghèo mà vẫn giữ được trong sạch – bị rơi vào những cảnh ngộ oan trái nhưng sau cùng vượt thắng được nghịch cảnh, gặp tình yêu. Hoặc nhân vật chính là một thiếu nữ con nhà giàu sang yêu một chàng trai nghèo nhưng lương thiện. Sau cùng tình yêu phải thắng, đôi tình nhân sau trăm cay, nghìn đắng, sẽ thành vợ, thành chồng, sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Nếu truyện có tướng cướp thì tướng cướp sẽ hoàn lương, nếu có kẻ giết người thì kẻ đó sẽ chết, đi tù hoặc đi tu để trả giá cho hành động của mình. Đọc truyện dài kỳ, người đọc sẽ luôn thấy đ

Truyện Dài Kỳ vì sao biến mất - Kỳ 1
Truyện Dài Kỳ vì sao biến mất - Kỳ 1

Ở Nam Kỳ, làng báo Sài Gòn đã đọc truyện dài kỳ khoảng cuối những năm 1920. Từ năm 1924, Phú Đức đã xuất hiện “Câu Chuyện Canh Trường” trên báo Trung Lập và sau đó là “Căn Nhà Bí Mật”. Bên báo Công Luận thì có Nam Đình. Năm 1929, Hồ Biểu Chánh đã xuất hiện “Vì Nghĩa Hay Vì Tình” hàng tuần trên Phụ Nữ Tân Văn của ông Nguyễn Đức Nhuận. Từ sau năm 1945 trong làng báo Sài Gòn, truyện dài kỳ giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành một tờ báo. Khi xuất bản một tờ báo là, các chủ báo, nhà quản lý phải nghĩ ngay đến các tác giả viết truyện dài kỳ ăn khách. Theo nhà văn Vũ Hạnh “đặc biệt là tiểu thuyết trang trong (nhật báo) đủ các thể loại” (Báo chí hôm nay 1954-65 -Bách Khoa số 217 ngày 15.1.66) . Cũng trong tạp chí Bách Khoa số nầy nhà văn Võ Phiến nhận định “chiếm nhiều chỗ nhất là những truyện để giải trí”

Đức hy sinh của bà vợ Văn hào DOSTOIEVSKY
Đức hy sinh của bà vợ Văn hào DOSTOIEVSKY

Ngày 16 tháng 10 năm 1866, nữ tốc ký viên trẻ tuổi Anna Snhitkina đã đến nhận công việc trợ giúp Dostoievsky hoàn tất cuốn tiểu thuyết mới mang tựa đề “ Con bạc”. Không ngờ cuộc gặp gỡ sáng ấy đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người đàn bà này.  Vào năm ấy Anna Snhitkina 20 tuổi . Sau cái chết của người cha-một quan chức nhỏ, cô gái vừa tốt nghiệp với chiếc huy chương bạc trường nữ trung học kèm một khóa huấn luyện cách viết tốc ký, vội vàng tìm công việc làm như muốn kiểm tra vốn học vấn đã tích góp được. Vào tháng 10, lần đầu tiên Anna tiếp xúc với nhà văn 44 tuổi Fedor Dostoievsky. Sách của ông Anna đã làm quen từ thời niên thiếu. Cô gái trẻ cần trợ giúp nhà văn hoàn tất cuốn tiểu thuyết đang viết với thời hạn là một tháng.Tại thành phố Saint- Petersburg, trong ngôi nhà nằm ở gần ngã tư giữa phố Mesansky Nhỏ  với phố Stoliarnyi nhà văn bắt đầu đọc những chi tiết, cốt truyện cho Anna ghi lại.Trong 26 ngày Anna và Fedor Dostoievsky đã hoàn tất cuốn tiểu thuyết” Con bạc”. Nếu ví nh

Phụ họa cho Cuốn Sách Hay Nhất Về Tình Thầy Trò
Phụ họa cho Cuốn Sách Hay Nhất Về Tình Thầy Trò

20-11 năm nay, có một ấn phẩm đáng lưu ý. Sự đánh động không hẳn nằm ở câu rao “cuốn sách hay nhất về tình thầy trò” mà nằm ở việc gộp hai tác phẩm “Mái trường thân yêu” của Lê Khắc Hoan và “Thầy giáo của những học sinh giỏi toán” của Đỗ Quốc Anh, để thành một quyển. Đây là một cách làm hơi mới và hơi lạ, giống như cô gái mặc áo dài phối với quần thể thao, để có bộ thời trang ấn tượng! Hai tác phẩm chẳng liên quan gì với nhau về tư duy thẩm mỹ, về hàm lượng thông tin cũng như về thể loại văn học. Chỉ hai tác giả có gắn bó với nhau: đều xuất thân từ nhà giáo, đều làm báo ngành và bây giờ Lê Khắc Hoan tuổi 78 đã nghỉ hưu trong sự sung túc, còn Đỗ Quốc Anh tuổi 63 vẫn oai phong chức Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo. Thực sự cầm “cuốn sách hay nhất về tình thầy trò”, rất khó đoán tên sách là gì. “Mái trường thân yêu” gồng gánh cho “Thầy giáo của những học sinh giỏi toán”, hay ngược lại?

Phó Giáo Sư lấy TOÁN nuôi THƠ
Phó Giáo Sư lấy TOÁN nuôi THƠ

Đặng Hấn đã in gần chục tập thơ, hầu hết đều tặng, chứ chẳng bán buôn gì. Đặng Hấn bảo: “Vài đồng nghiệp tôi dạy luyện thi để in thơ, gọi là lấy thi nuôi thơ. Còn tôi chỉ đi dạy toán để in thơ, gọi là lấy toán nuôi thơ!”. Nhắc đến tài sản văn chương của Đặng Hấn, không thể không kể đến mảng thơ thiếu nhi. Chất toán cộng với chất thơ, lắm khi lại bật ra nét ngộ nghĩnh của thiếu nhi. Chẳng hạn, bài “Phép tính mùa xuân” khá thú vị:“Cánh én làm phép trừ. Trời bớt đi giá rét. Bầy chim làm phép chia. Niềm vui theo tiếng hót. Tia nắng làm phép nhân. Trời sáng cao rộng dần. Vườn hoa làm phép cộng. Số thành là mùa xuân”. Độc đáo hơn, Đặng Hấn là người đầu tiên văn bản hóa giá trị của cầu chữ Y ở Sài Gòn: “Cầu nào cũng chữ I. Nhưng chỉ là I ngắn. Cầu quê em lạ lắm. Giống hệt chữ Y dài” và nâng lên tầm khái quát: “Ô! Người đi trên chữ. Chữ nâng người lên cao!”. Từ hình dáng thực của cây cầu chuyển thành ý nghĩa của tri thức, đó là một đóng góp không thể phủ nhận của Đặng Hấn!

Cô giáo dạy TOÁN bằng THƠ
Cô giáo dạy TOÁN bằng THƠ

Những con số, phép tính khô khan trong toán học bỗng trở nên mềm mại, thú vị khi được chuyển hóa thành thơ. Cô giáo mang thơ để truyền cảm hứng cho học trò yêu toán ấy là cô Lê Thị Hải (60 tuổi, trú xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, Quảng Nam). Dù đã bước sang tuổi nghỉ hưu, thế nhưng cô giáo tận tụy với hơn 35 năm theo nghề vẫn ngày ngày cầm phấn, dốc sức giảng bài trên đôi nạng gỗ bởi trăn trở: “Vẫn còn lận đận học trò/Mỗi mùa thu đến lại lo lắng nhiều”. Trên bục giảng, cô giáo đứng hơi lom khom, hai bàn tay gầy guộc chống lên đôi nạng gỗ. Cô khẽ nở nụ cười tươi sau khi cả lớp tiếp thu bài học về định nghĩa đường tròn chỉ qua bốn câu thơ: “Em ơi định nghĩa đường tròn/Tâm O bán kính nhớ còn điều chi/Tính chất đối xứng chớ gì/Tập hợp các điểm khắc ghi trong lòng”.

Thầy giáo dạy toán bỗng dưng viết văn
Thầy giáo dạy toán bỗng dưng viết văn

Một ông thầy dạy toán ở một trường trung học thuộc vùng sâu vùng xa, nhưng lại đoạt giải thưởng văn chương quốc gia và nổi tiếng với những truyện ngắn mang đậm chất hài hước. Nguyễn Phi Hùng sử dụng lối nói lái tên thật mà có bút danh Phùng Hi. Gặp nhà giáo Nguyễn Phi Hùng ngoài đời, thật khó tin đó chính là nhà văn Phùng Hi có tập “Y không là y” khá lý thú! T hầy giáo dạy toán Nguyễn Phi Hùng bỗng dưng viết văn, lại có lý luận kiểu nhà văn Phùng Hi: “ Tôi thấy chẳng có thế mạnh nào. Sống ở đâu cũng là nơi đi về, rảnh chút thì ngắm nghía cuộc đời, rảnh hơn chút nữa thì ngắm nghía mình, rồi mài mình ra mà viết, vậy mà vẫn cứ đụng chạm đâu đó… ”.

TRẦN ĐỒNG MINH trái tim vẫn thổn thức bên giáo án
TRẦN ĐỒNG MINH trái tim vẫn thổn thức bên giáo án

Nhà văn Châu La Việt viết về người thầy giáo cũ: “Tôi không nhớ ngày thầy dạy ở Chu Văn An, thầy đã viết văn hay chưa, nhưng từ ngày vào giảng dạy ở TPHCM, tôi thấy tên thầy Trần Đồng Minh xuất hiện khá nhiều trên các bìa sách. Tìm hiểu thì được hay cùng công việc giảng dạy , thầy còn san sẻ tình yêu văn học của mình bằng việc sáng tác văn học cho các em. Như tâm sự của thầy: “Tôi viết truyện vì yêu tuổi thơ trẻ, yêu nghề dạy học, và say mê văn chương. Từ lâu rồi tôi chỉ sáng tác cho thiếu niên nhi đồng, và mãi mãi sau này cũng vậy.” Có thể kể đến những tác phẩm văn học của thầy làm say mê tuổi nhỏ: Chuyện trường tôi (NXB Trẻ), Hoàng tử ham đọc sách (NXB Hội Nhà văn), Học trò không học buổi nào ( NXB VH-VN), Hoa hàm tiếu (NXB Kim Đồng) và bộ ba tác phẩm xuất bản ở NXB Trẻ gần đây: Hoàng tử không nối ngôi vua, Chàng hoàng tử và nàng tiên cá, Chuyện @ và…. “

Hai nữ sĩ nói về môn Lịch Sử sắp bị đuổi khỏi sách giáo khoa
Hai nữ sĩ nói về môn Lịch Sử sắp bị đuổi khỏi sách giáo khoa

Nữ sĩ Dạ Ngân nhận định: “Sử mà các em phải học đậm nhất từ sau nước Việt Nam đánh đổ phong kiến và giành độc lập, rồi cứ thế là liên hồi chiến công, hết chiến dịch này đến trận đánh khác. Các em phải thuộc những thắng lợi luôn luôn là vẻ vang ấy và không chỉ có vậy, còn phải thuộc những liệt kê trong đó mà chúng tôi gọi là cách học sử đếm xác và đếm súng”. Còn nữ sĩ Di Li bình luận: “Thêm một lần nữa mình khẳng định rằng người Việt Nam rất thích chơi trội. Bằng chứng là ở tất cả các quốc gia trên thế giới này, học trò đều được học môn lịch sử với tên gọi đàng hoàng, người Pháp gọi là Histoire, người Ý gọi là Storia, người Đức gọi Geschichte và người Anh gọi History, thì người Việt bỏ béng tên Lịch sử trong trường học đi cho độc đáo”.

Những nhà giáo từ bục giảng bước ra văn đàn
Những nhà giáo từ bục giảng bước ra văn đàn

Hơn một thế kỷ qua, hình ảnh và quan niệm về người thầy ở nước ta thay đổi rất nhiều. Những biến động và biến đổi xã hội làm cho vị trí người thầy không yên ổn giữa bốn bức tường lớp học mà được thử thách trong nắng gió và bão táp của thời cuộc. Bao lần thay đổi chế độ, bao cuộc chiến tranh, bao chương trình cải cách xã hội... đã kéo nhà giáo ra khỏi khuôn viên trường học, đối mặt với những chọn lựa lắm khi sinh tử và buộc phải trả lời những câu hỏi gay cấn của đời sống. Đặc biệt, những nhà giáo dạy văn, những nhà giáo cầm bút rất khó giữ một thái độ thuần túy văn chương, học thuật, mà luôn đụng chạm đến cái thời sự dễ quy chiếu nhân cách và thân phận mình vào với lịch sử. Là giáo sư văn học lâu năm, có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong nghề giáo lẫn nghề văn, chắc hẳn Trần Hữu Tá hiểu rõ tình thế đó của những người đồng nghiệp tiền bối và cùng thời.

Sách mặc áo, còn lý lẽ kinh doanh thì ở truồng?
Sách mặc áo, còn lý lẽ kinh doanh thì ở truồng?

Một ý kiến xác đáng của nhà văn Lê Văn Nghĩa: “Tôi không hiểu sao NXB hay nhà sách có một “sáng kiến” làm cho người mua sách hết sức bực mình…. NXB và các nhà sách nỡ đang tâm bọc lại cuốn sách như ngầm ý người đọc chỉ có quyền mua, nhưng không có quyền biết nội dung quyển sách để mà chọn lựa… Khi mua hàng kim khi điện máy, người bán phải có trách nhiệm mở thùng để cho người mua kiểm tra sản phẩm xem có lỗi hay không vậy mà khi mua sách người mua phải mua một quyển sách nằm trong bọc kín, không được kiểm tra chất lượng của nó. Người mua sách, trước hết, cần biết nội dung cuốn sách đó viết về cái gì, sách có mất trang, đóng lộn “tay” trang in, có bị rách nhưng đối với những quyển sách được bao bọc bằng bìa nylong thì vô phương!”

ĐẶNG HIỂN người làm vườn vô danh trên mảnh đất người đời
ĐẶNG HIỂN người làm vườn vô danh trên mảnh đất người đời

"Xin lỗi, có phải là... ở đầu dây không ạ? Tôi có thể nói chuyện một chút được không?" - Giọng nói khẽ khàng, thủ thỉ như một hơi thở nhẹ. Lời chào hỏi đầy trân trọng. Lời mở đầu hội thoại lễ độ, khiêm cung, lúc nào cũng đề cao vị thế của đối tượng giao tiếp, lúc nào cũng sợ làm phiền hay xâm phạm đến tự do cá nhân - dù người đó là nhà báo, nhà văn, quan chức cấp cao hay chỉ là đứa học trò... Đó chính là thái độ giao tiếp của thầy tôi - nhà thơ, nhà lý luận phê bình, Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển, cựu giáo viên văn Trường THPT chuyên ban Lê Quý Đôn (nguyên là THPT Công nghiệp A Hà Đông) Hà Nội, tác giả bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão" thân thương với nhiều người từ thuở học lớp ba...

Nhạc sĩ ANH BẰNG trong ký ức con trai
Nhạc sĩ ANH BẰNG trong ký ức con trai

Nhiều người nói ba tôi có số đào hoa. Tôi không biết, vì là phận con, tôi có được phép bày tỏ như vậy hay không, nhưng tôi chỉ thấy là ba tôi đi đâu cũng được cảm tình của mọi người nhất là nữ giới. Có lẽ vì tính tính của ông dễ thương, dễ mến. Tôi thấy hầu như lúc nào nụ cười cũng hiển hiện trên khuôn mặt phúc hậu của ông. Ông ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, nhưng cũng dí dỏm, vui tươi, đủ tạo nên cái không khí thoải mái, gần gũi với ông trước mọi người. Ngày trước, ở khu phố gần nhà tôi có một cô gái khá xinh tên là Tiên. Cô Tiên thường lui tới nhà tôi và coi mẹ tôi như người chị. Tính cô rất vui vẻ nhưng cô ăn nói rất bạo dạn. Tôi chứng kiến, một buổi sáng ba tôi sửa soạn ra xe đi làm thì đúng lúc cô Tiên từ ngoài bước vào. Sau khi chào hỏi mẹ tôi “Thưa chị ạ”, cô nắm chặt lấy tay ba tôi hỏi với dáng điệu nũng nịu: “Anh Bằng đi đâu, sao không cho em đi với?”. Rồi xoay qua phía mẹ tôi cô nói “Chị ơi, cho em đi với anh Bằng hôm nay nhé”. Mẹ tôi cũng cười vui trả lời. “Thì cô đi với anh có

ĐỖ TRỌNG KHƠI gửi Thư Ngỏ cho một ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn VN
ĐỖ TRỌNG KHƠI gửi Thư Ngỏ cho một ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn VN

T hực tế đã và đang xảy ra tình trạng nhiều cây bút muốn được trở thành hội viên Hội Nhà văn vì họ coi tấm thẻ hội viên là sự đảm bảo “cao sang” chứ không coi trọng, thậm chí không hiểu biết gì về sứ mệnh “cao quý” của tấm thẻ. Với các tác giả này khi đã đạt mục tiêu là hội viên, rất có thể đấy là giá trị cuối cùng với họ. Quả vậy thì sau tấm thẻ, nếu họ có sáng tác thêm được tác phẩm lẽ thường tác phẩm đó không trở nên độc hại thì cũng chỉ là thứ tầm thường, vô bổ. Với nhà văn coi văn chương như sinh mạng, thì mỗi khi sáng tác với họ là một nghi lễ bày tỏ tình yêu thương, nhằm cưu nâng lấy kiếp phận con người, cho sự cao quý của tồn tại con người. Bởi vậy với nhà văn đó có khi tác phẩm của họ chỉ là những tiếng thở dài, cũng nặng mang bao nỗi niềm nhân thế. Và nhà văn hẳn biết quên, thậm chí trong số họ có người không hề biết đến cảnh sống tiện nghi, những nghi thức sang trọng, song trên chiếc chiếu thiên nhiên hoa cỏ chốn quê mùa, nhà văn vẫn có thể một mình

Văn chương phải chạm tới thân phận con người
Văn chương phải chạm tới thân phận con người

Sương Nguyệt Minh là nhà văn mặc áo lính có 25 năm cầm bút. Anh là tác giả của bảy tập truyện ngắn, hai tập bút ký - tản văn và mới đây nhất là tiểu thuyết “Miền hoang” được trao giải sách hay 2015. Từng là lính trận ở biên giới Tây Nam và tham gia quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, văn chương Sương Nguyệt Minh luôn tràn đầy cảm hứng trận mạc, số phận người lính. Độc giả cũng biết đến anh với cái nhìn sắc sảo và ngòi bút tung tẩy về tâm lý xã hội hiện đại, về đề tài phụ nữ...