LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Bao giờ có liên hoan phim tư nhân?
Bao giờ có liên hoan phim tư nhân?

Bằng tất cả thiện chí, thử hỏi Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội có mời được nhân vật điện ảnh lừng lẫy nào không? Chắc chắn không thể, vì ngân sách chỉ đủ lo chi phí đi lại và ăn ở cho khách mời phổ thông. Để một tên tuổi lớn xuất hiện bao giờ cũng kèm theo một hợp đồng tài chính. Ngân sách không thể đặc cách bỏ ra vài trăm ngàn USD cho một siêu sao Hollywood hay một đạo diễn hàng đầu châu Á. Khi và chỉ khi tư nhân làm liên hoan phim, họ mới biết cách kêu gọi tài trợ và quảng cáo để có kinh phí để làm điều ấy, nhằm tạo uy tín cho liên hoan và gây hứng thú cho công chúng! Một liên hoan phim chỉ cần có Angelina Jolie hoặc Trương Nghệ Mưu tham dự, thì đẳng cấp sẽ khác hẳn.

NGUYỄN TUÂN có gien giang hồ
NGUYỄN TUÂN có gien giang hồ

Nhà văn Nguyễn Tuân kể: “Tôi nghiện hút thuốc phiện và đi hát ả đào mê say, lúc đầu thì bà ấy cũng can ngăn, nhưng thấy tôi lì lợm quá không còn cách nào, bà ấy tìm cách đối phó. Hồi mẹ tôi mới làm cho cái nhà để mở hiệu sách, lấy cớ không muốn tôi la cà, bệ rạc, bà ấy sắm bàn đèn cho tôi hút ở nhà. Tôi cũng rủ bạn bè về nhà phá phách bà ấy quá lắm. Nhưng rồi cái tính phóng túng của tôi không để tôi ngồi nhà lâu, tôi lại lẳng lặng chuồn theo bạn bè đến nhà hát. Hút ở nhà hát có không khí hơn, bạn bè bù khú thoải mái hơn. Bà ấy đành bất lực. Bà nhà tôi không bao giờ càu nhàu, làm ầm ĩ nhà cửa lên. Có lẽ vì thế mà sau này tôi càng thấy quý và nể bà ấy. Vợ tôi chỉ nói những câu châm biếm mát mẻ mà làm mình ngượng đến chết. Ngày bà cụ tôi mất có rất nhiều bà chủ nhà hát ở Khâm Thiên đi đưa ma, bà ấy chỉ và nói thầm với ông chú tôi: “Ông ấy báo hiếu cho bà cụ đấy!”. Nhưng ngẫm nghĩ là tại mình chuốc lấy cái nghiệp chướng ấy, nên tôi có ngượng, có đau, cũng đành bấm bụng mà chịu, chứ biết

Muốn làm nghệ sĩ trên mây?
Muốn làm nghệ sĩ trên mây?

Vừa rồi, tôi được tham gia vào công việc tuyển sinh học ngành đạo diễn điện ảnh và truyền hình tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam Trung Bộ, miền Tây Nam Bộ. Nam thanh nữ tú rập rìu đông nượp. Nền điện ảnh nước nhà từ lâu đã trở thành con bệnh chết lâm sàng; còn nền phim truyện bên ngành truyền hình thì vẫn trượt dài theo triền dốc “làm nhanh, làm ẩu, làm bất kể lời chê, tiếng chửi, miễn cứ sinh lời cao là O.K tuốt”. Ấy vậy mà không hiểu sao đám bạn trẻ náo nức săn đuổi công việc đạo diễn như vậy? Hay bây giờ mình già mình ngu mà không hay biết cái công việc này đang hứa hẹn một khả năng hốt bạc nhẹ nhàng, dễ dàng và… thanh cao?

Nỗi cô đơn mang tên NGUYỄN HUY THIỆP
Nỗi cô đơn mang tên NGUYỄN HUY THIỆP

Hiếm có ai được trời cho “lộc” văn chương nhiều như Nguyễn Huy Thiệp. Một nhà văn mà chỉ với vài truyện ngắn đầu tiên xuất hiện đã là tâm điểm của mọi ồn ào, mọi tranh luận, và chỉ sau một thời gian ngắn thì tên tuổi của ông đã đóng đinh trong dòng văn học Việt Nam, trở thành một hiện tượng mang tên “Nguyễn Huy Thiệp”. Nhưng rồi bỗng một hôm, Nguyễn Huy Thiệp tuyên bố ngừng viết, bán “văn nghiệp” của mình với giá nửa tỉ cho Nhà xuất bản Trẻ… để tận hưởng tuổi già nhàn nhã. Cuộc sống hàng ngày của ông bây giờ là một cuộc rong chơi.

Tạp chí HỒN VIỆT chọi lại báo TIỀN PHONG
Tạp chí HỒN VIỆT chọi lại báo TIỀN PHONG

Tạp chí Hồn Việt lại có thêm một bút danh mới nhảy vào cuộc tranh luận: “Ông Trần Tuấn (mà tôi đồ chừng là con giai ông Trần Dần) lên tiếng, cho tác giả Bích Châu là “ụp mũ” thì cũng không có gì là lạ. Nhưng vấn đề ông Trần Dần, vấn đề Nhân Văn – Giai Phẩm (NVGP), vấn đề thơ Trần Dần thì phức tạp hơn, có những cách nhìn khác nhau. Trước hết, những câu thơ mà tác giả Bích Châu trích ra để đánh giá thơ Trần Dần đó, thì nó là thơ tắc tị, thể hiện sự bế tắc trong cách nhìn, trong tư tưởng của Trần Dần vào một thời điểm của đời ông. “Thơ thuộc về mọi người”, nhưng “lời tôi khó hiểu vì tôi cô đơn” (P. Eluard). Tâm trạng của nhà thơ có chỗ đáng thông cảm, nhưng đem nó phổ biến, thì người ta chẳng hiểu gì hết, người ta phản ứng. Nó cũng thể hiện sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hình thức phương Tây, tuyệt đối hóa hình thức, ngôn từ, âm điệu…, từ bỏ nội dung – tư tưởng (mà gần đây chúng ta đọc Tzvetan Todorov – Văn chương lâm nguy mới thấy cái tác hại của nó, mới thấy phương Tây – mà đại diện là n

NGUYỄN MẠNH TUẤN có phải nhà văn biết cách yêu mình ?
NGUYỄN MẠNH TUẤN có phải nhà văn biết cách yêu mình ?

Từ những năm 1980, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn nổi lên với các tiểu thuyết “Những khoảng cách còn lại”, “Đứng trước biển”, “Cù lao tràm”... Đặc biệt, tác phẩm Cù lao tràm của ông còn trở thành sự kiện được tranh luận bởi những người ủng hộ hoặc chỉ trích kéo dài hàng tháng trời trên các phương tiện truyền thông hiện thời. Sau gần 10 năm không ra sách mà chỉ chuyên chú viết kịch bản phim truyện, phim truyền hình, mới đây Nguyễn Mạnh Tuấn cho ra mắt tập hồi ký “Nỗi sợ hãi mầu nhiệm” về thời tuổi trẻ của mình khi đi học tại Trường Chu Văn An (Hà Nội) và những tháng năm đi Thanh niên Xung phong ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

VŨ BẰNG nói láo hay nói thật ?
VŨ BẰNG nói láo hay nói thật ?

Kiên quyết lựa chọn và dám chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, ngay khi còn ở tuổi thiếu niên, cậu bé Vũ Bằng đã có biểu hiện của một con người bản lĩnh - một trong những phẩm chất quan trọng mà bất cứ nhà báo nào cũng cần phải có. Lúc đầu, chưa nhận thức đúng đắn, ông cũng như những thanh niên khác mắc căn bệnh của thời đại- chán đời, thất vọng và tìm cách hủy hoại bản thân bằng thuốc phiện và trác táng. Thế nhưng từ khi ý thức được làm báo “là làm một cái gì lớn lao, nói lên được phẩm chất văn minh hoặc ưu việt, hoặc thoái hóa của một chế độ và hơn thế nữa, mổ xẻ tình tiết, tâm tư của con người”, Vũ Bằng quyết tâm thay đổi chính mình. Nhưng để có thể tranh đấu thì ông hiểu trước hết phải bắt đầu từ việc cai thuốc, vì cứ “nằm dài hút sách bê tha như thế này thì có hi vọng gì thoát khỏi được sự chi phối của xã hội và chính trị của Pháp?”

VTV làm sao vượt qua khủng hoảng truyền thông liên quan đến cầu thủ CÔNG PHƯỢNG ?
VTV làm sao vượt qua khủng hoảng truyền thông liên quan đến cầu thủ CÔNG PHƯỢNG ?

Chủ tịch Hội đồng quản trị Le Media – Lê Quốc Vinh đưa ra giải pháp cho khủng hoảng truyền thông của VTV Chuyển động 24 về cuộc truy kích tuổi thật cầu thủ Công Phượng: “Mục đích của xử lý khủng hoảng là bảo vệ uy tín của VTV. Uy tín đó là tính chính thống, khách quan và là biểu tượng của hệ thống truyền thông quốc gia, là tiếng nói của chính phủ. VTV buộc phải đập tan nghi ngờ rằng họ đang bị lợi dụng cho những mục đích không trong sáng của một nhóm lợi ích nào đó… Chỉ có một cách hữu hiệu nhất, là “cho nổ cầu chì” – giống như khi một cỗ máy có nguy cơ bị hỏng hóc nghiêm trọng. Có thể bạn đọc không hiểu “cho nổ cầu chì” là gì, nhưng ở Elite PR School, chúng tôi gọi“cho nổ cầu chì” là xử lý một cá nhân có trách nhiệm gây ra khủng hoảng. Tất nhiên, đừng nghĩ rằng tìm ra “một cậu đánh máy” là đủ!”

Úp mũ lên TRẦN DẦN - THƠ
Úp mũ lên TRẦN DẦN - THƠ

Trong bài viết “Biến nghịch lý thành chân lý”  trên tạp chí Hồn Việt, phần đề cập tới cuốn Trần Dần – Thơ, Bích Châu đã  “phang” ngay mà không cần rào đón. Rằng: “Còn quyển Trần Dần – Thơ thì có lẽ không cần phải bình luận chi nhiều. Bởi chính những con chữ trong tập thơ đã nói lên hết. Ai là người có thể đọc và hiểu những câu thơ thế này? Ai là người có thể ngấm sâu ý tưởng triết lý trong từng cái gọi là Biến tấu chữ, biến tấu âm. Ôi là những Thằng thịt, Con trắng, Kể kệ, Jờ Joạch, Sổ bụi… nhảy tung tóe như một kiểu đánh đố người đọc…”. (hết trích). Đấy là toàn bộ “lý luận” mà Bích Châu đã dùng để bình phẩm, phê phán một tuyển tập thơ, một “công trình khoa học” văn chương - kho ngôn ngữ sáng tạo đầy bí ẩn mà đến giờ còn chưa thể giải mã hết, như Trần Dần - Thơ. Hay nói cách khác, ngay từ bước đi đầu tiên để xác lập thế đứng trong tranh luận, Bích Châu đã tự bịt luôn lối đi của mình bởi thói quen quy chụp, độc quyền chân lý. Chỉ cần đứng một góc sân là có thể bỏ túi cả thiên hà ! Có

Nhiều khuất lấp được phơi bày trong Lịch Sử Thủy Lợi Việt Nam
Nhiều khuất lấp được phơi bày trong Lịch Sử Thủy Lợi Việt Nam

Nhóm tác giả và Hội thủy lợi TP HCM vừa tổ chức giới thiệu và phát hành cuốn sách Lịch sử Thủy lợi Việt Nam dày 532 trang do nhà xuất bản Thời đại ấn hành. Tác giả chính kiêm chủ biên công trình trên là Phan Khánh, Kỹ sư cao cấp cùng 2 đồng tác giả là Tiến sỹ khoa học- Anh hùng lao động Nguyễn Ân Niên và Kỹ sư cao cấp Nguyễn Ty Niên. Họ đều là những cán bộ ngành thủy lợi tại thế đã nghỉ hưu, có nhiều công hiến và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan ngành Thủy Lợi cả trong 2 thời kỳ trước năm 1975 và sau năm 1975. Đây là cuốn lịch sử đầu tiên do cá nhân biên soạn và phát hành, nó cũng chẳng là lề trái, cũng chẳng là lề phải mà chỉ là sự thật, trong đó ghi lại trung thực cả thành công lẫn thất bại, cả cao thượng lẫn yếu hèn của một số chính khách là vua quan triều Nguyễn, chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

UÔNG TRIỀU đi tìm nhân vật đã mất
UÔNG TRIỀU đi tìm nhân vật đã mất

Tác phẩm văn học, đặc biệt tiểu thuyết mang dáng dấp hậu hiện đại là một mê cung những nhân vật, sự kiện, biểu tượng, ý nghĩa. Đi vào mỗi tác phẩm mỗi người có cách tiếp cận riêng biệt, khác nhau. Người thì để ý vào các sự kiện diễn ra trong tác phẩm, cách thắt mở các tình huống của tác giả. Người để ý những câu văn, đoạn văn hay, tầng nghĩa bề mặt và ngoài bề mặt mà tác giả nói đến. Người lại để ý cách xây dựng nhân vật, từ ngoại hình đến tính cách nội tâm. Mỗi người tự tìm cho mình lối đi riêng trong tác phẩm, mỗi người tự tìm lấy sợi chỉ đỏ và thoát ra khỏi mê cung. “ Tưởng tượng & Dấu vết ” là một cuốn sách không dễ đọc. Song bản thân tôi thích sự không dễ đọc ấy, tôi có thể lật đi lật lại từ trang trước qua trang sau để tìm đầu mối cho câu trả lời của mình. Tiểu thuyết là một sự giải đố mà người đọc bắt buộc phải cùng đi với nhân vật để tìm câu trả lời.

Tạp chí HỒN VIỆT và kỹ nghệ làm người ác hiện đại
Tạp chí HỒN VIỆT và kỹ nghệ làm người ác hiện đại

Nhà thơ Đặng Huy Giang nhận định: "Trên tạp chí Hồn Việt số tháng 11/2014, có một bài báo (“Biến nghịch lý trở thành chân lý?”) của Bích Châu đã có những lời lẽ rất phũ và rất bất nhẫn với Đà Linh. Người viết không chỉ hỗn hào, xúc phạm Đà Linh – một người vừa mất cách nay không lâu, mà còn hỗn hào, xúc phạm nhiều người khác nữa. Đây là một bài báo thuộc diện “rác” và nói theo kiểu Mai Quỳnh Nam (trích từ tập thơ “Không thiên vị” – Nhà xuất bản Hội Nhà văn quý 3 năm 2014) thì “Rác trên tivi/ rác đang chuyển động/ rác phát tán ở quy mô đại chúng”.  Ngoài ra, bài báo còn mắc một lỗi rất căn bản và cũng là một căn bệnh nghiêm trọng: Thấy ai không giống mình (suy nghĩ và hành động) thì vội vã phủ nhận và vu oan giá họa cho người ta một cách tàn nhẫn, thiếu suy nghĩ. Nên nhớ, thế giới này luôn tồn tại và phát triển nhờ sự khác biệt. Ngay cả việc xông ra phân biệt này nọ với một xuất phát đầy thiên kiến, cũng không phải là cách hành xử hay ho gì, nhất là đối với ông Tổng biên tập Mai

Bước Khẽ Đến Hạnh Phúc bằng một dáng dấp lạ
Bước Khẽ Đến Hạnh Phúc bằng một dáng dấp lạ

Có ý kiến cho rằng “Bước khẽ tới hạnh phúc ” làm xấu đi, “bôi đen” cuộc sống tại TP HCM nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Có sơ cứng, giáo điều, xưa cũ đến nghiệt ngã không đây? Giở trang báo viết, để mắt tới trang báo mạng sáng sáng, những vụ tai nạn xe cộ, những tin cướp giật hoặc đâm chém nhau, những vụ lừa lọc tiền bạc, danh lợi  đâu phải là chuyện thưa hiếm? Không xa vào chủ nghĩa tự nhiên nhưng cũng không lảng tránh hiện thực nhức nhối trong cuộc chiến với cái ác là yêu cầu bức thiết đối với truyền thông và nghệ thuật đương đại . Sinh hoạt của Sài G òn nói riêng, của đời sống ở Việt Nam nói chung trong “Bước khẽ đến hạnh phúc ”   đã được cân đong khá kỹ lưỡng mặt tích cực lẫn mặt bất cập...

ĐẶNG THÂN phản biện Tạp chí HỒN VIỆT
ĐẶNG THÂN phản biện Tạp chí HỒN VIỆT

Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định sự nghiệp làm xuất bản của Nhà văn Đà Linh như sau: “Từ một kế toán trưởng, anh trở thành Phó giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Đà Nẵng, trợ lý giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Đằng sau mỗi cương vị là một dấu ấn về nghề và về cái tình với người cùng nghề. Đà Linh chăm chút, âu yếm, trân trọng mỗi cuốn sách của bạn như của chính mình, trước sau nguyên vẹn một tâm nguyện hướng tới người đọc. Trong công việc thầm lặng, vui vẻ giấu mình sau cái vinh quang của người khác ấy, đã có biết bao nhiêu hy sinh, cực nhọc, kể cả ‘những giọt nước mắt đời không thấy’ của Đà Linh”. Về văn tài, nhiều người đều nhận ra sự đặc sắc của cây bút Đà Linh. Chính Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam- Hữu Thỉnh đã phải thốt lên: “Cách nhìn đời, nhìn người của Đà Linh mới khoan dung và sâu sắc làm sao”

TRẦN HỒNG GIANG và những câu thơ bay qua bất hạnh
TRẦN HỒNG GIANG và những câu thơ bay qua bất hạnh

Biết về Trần Hồng Giang qua thơ, qua facebook chỉ biết đó là một thanh niên tàn tật, ngồi xe lăn và làm thơ. Nhìn hình anh trên mạng thấy một khuôn mặt nở nang, đầy cá tính và như thế chưa có thể hình dung hết về con người này. Anh gửi lời nhắn mời về Nam Định dự buổi ra mắt tập trường ca “ Thương lắm quê mình”  vào một ngày thu đầy nắng. Về thôi về với tất cả sự háo hức, sự khâm phục nếu không nói pha chút tò mò…

Biến nghịch lý thành chân lý ?
Biến nghịch lý thành chân lý ?

Tháng 9 năm nay, nhân giỗ đầu của nhà văn Đà Linh, Tổng Thư ký Nhà Xuất bản Đà Nẵng, các báo rộ lên một cơn sốt ca ngợi hết lời. Người Việt Nam ta có câu “Nghĩa tử, nghĩa tận”, nên với một người đã khuất, người ta vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để tôn vinh và quên đi những điều không hay khi họ còn sinh thời. Nhưng lạ một điều là hầu hết những bài báo đều xoáy vào cái sai phạm khiến ông Đà Linh phải rời khỏi NXB Đà Nẵng, để coi đó như là một việc làm đáng ca ngợi, đáng tôn vinh… Có thể điểm qua trên các mặt báo giấy lẫn báo mạng, hầu như không có ai đánh giá cao tài văn của ông, dù ông cũng có viết một số truyện ngắn và cũng làm công tác dịch thuật mà tất cả đều đồng thanh ca ngợi vai trò làm xuất bản của ông

Cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên - NGUYỄN CÔNG KHẾ trở thành bậc thầy nuôi yến
Cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên - NGUYỄN CÔNG KHẾ trở thành bậc thầy nuôi yến

Hồi anh Nguyễn Minh Triết xuống thăm tôi, tôi có giới thiệu cho anh xem vườn cam tôi trồng. Anh Triết đùa nói: “Trồng cam thì cũng bình thường rồi, nuôi yến mới là cái tôi thích thú”. Sau đó, tôi có chỉ những người kỹ thuật xuống giúp anh làm nhà yến. Nghe nói mỗi tháng anh thu được 1 ký yến tức là thu nhập được 50 triệu một tháng, hơn cả lương anh ấy hồi làm Chủ tịch nước. Không chỉ anh Nguyễn Minh Triết mà tôi còn giúp và huớng dẫn hàng chục anh em bè bạn xây dựng nhà yến trên khắp cả các vùng ở phía Nam. Nhiều người đã có kết quả và có tổ yến để dùng và để bán có thu nhập cao.

Phỏng vấn Cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ - LÊ HOÀNG
Phỏng vấn Cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ - LÊ HOÀNG

Cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ - Lê Hoàng phân tích: “Hiện giờ bạn đọc báo Tuổi Trẻ có độ tuổi từ 40 trở lên, nếu có một cuộc khảo sát sẽ thấy rõ điều này. Tuy nhiên, độ tuổi 40 này sẽ không duy trì như vậy, thời gian về sau này, độ tuổi ấy sẽ tăng dần lên. Như vậy với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ, của máy tính bảng, smartphone, người ta sẽ dễ dàng đọc báo mạng ở bất kì đâu với sự hỗ trợ của 3G. Theo tôi được biết, thời gian gần đây có những tờ báo bị tuột dốc thê thảm khi số lượng bị giảm trên cả 100.000 bản. Tuy nhiên những tờ báo mạng lại phát triển rất tốt. Như vậy, việc báo in bị giảm số lượng và báo mạng đang rất phát triển thì nhìn chung ra nền báo chí Việt Nam không có gì đáng để nói, không có gì báo động, chẳng qua đây chỉ là một sự thay thế”.