LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
TRẦN MẠNH HẢO giữa Mặt Trời và Hạt Sương
TRẦN MẠNH HẢO giữa Mặt Trời và Hạt Sương

Vĩ đại – nhỏ nhoi nhiều khi chỉ đơn thuần là lớn - bé của hình thể. Trần Mạnh  Hảo nhìn sự vĩ đại ở góc độ khác. Diễn tả kiểu  thơ mà tầm nghĩ của triết học, của chiêm nghiệm nhiều trong cuộc sống. Đâu chỉ là cách nhìn, cách nghĩ mà còn cả cách đánh giá sự việc, con người. Đâu chỉ là cách nhìn của ta mà còn là của chính mặt trời, của giọt sương về vĩ đại và nhỏ nhoi ấy của bản thân. Tưởng như so sánh giản đơn mà thực là sâu sắc. Văn chương là vậy, thơ là vậy. Không thể hời hợt trên bề mặt con chữ. Nghĩa của từ ngữ nằm trong tầng đất sâu xa. Cứ vặn vẹo, cứ lắp giáp ngôn từ mà quên mất tâm linh. Định nghĩa nhiều về thơ mà hiểu cho đúng về thơ không dễ!

TRƯƠNG NAM CHI theo đuổi vần điệu lục bát
TRƯƠNG NAM CHI theo đuổi vần điệu lục bát

Lục Bát luôn được làm mới. Thường là “chẻ” hai câu thành bốn câu, năm câu nhưng xem ra cũng vẫn rón rén trên “con thuyền ba lá” chứ chưa cho thấy một sự mạnh dạn nào đáng kể. Thật sự chưa có một nhà thơ nào làm lục bát theo kiểu này một cách kiên trì, chỉ lâu lâu đá vào một chút. Là sao? Tuy không phải người bảo thủ nhưng có lúc đọc những câu lục bát “chẻ” này tôi nghĩ… thôi cứ nên 6/ 8, xuống hàng làm chi cho… tốn giấy! Vì nghĩ vậy nên tôi không trích đăng những câu ấy vì sẽ rất mất lòng mà chẳng lợi chi và lợi cho ai! Vả, thơ cũng là một cõi chơi, không ai có thể bắt người ta đi một lối hay không được đi một lối… Rồi một hôm mới đây thôi, tôi ngẫu nhiên có cuộc gặp “kép” với Trương Nam Chi, vừa gặp người lần đầu lại là lần gặp thơ của người, tập thơ “Nỗi Buồn Pha Lê” ghi mạnh bạo ngoài bìa là thơ Lục Bát.

PASTERNAK qua góc nhìn EHRENBURG - Kỳ 2
PASTERNAK qua góc nhìn EHRENBURG - Kỳ 2

Những lúc bông đùa chúng tôi thường nói Maiakovsky có một giọng nói dự trữ, giọng nói thứ hai dành cho phụ nữ. Với cái giọng nói thứ hai đó, thường là rất dịu dàng, âu yếm-trước sự chứng kiến của tôi-Maiakovsky chỉ nói với một người đàn ông duy nhất, đó là Pasternak! Tôi còn nhớ, vào tháng 5 năm 1921 tại Nhà thông tin tuyên truyền có tổ chức một buổi tọa đàm về Boris Pasternak. Bản thân nhà thơ đã đọc thơ của mình. Sau đó một nữ diễn viên trẻ, chị V.V Alekseevna Maskhieva đọc những bài thơ khác của ông. Khi thảo luận, có người nào đó cất tiếng cười-như chúng ta thường nói-tiếng cười “diễu cợt những chỗ yếu kém”. Ngay lúc ấy Maiakovsky đứng bật dậy và cao giọng bắt đầu ca ngợi thơ của Pasternak.

TRANG THẾ HY và Bài Thơ Cuộc Đời
TRANG THẾ HY và Bài Thơ Cuộc Đời

Nhà văn Nguyễn Hồ nhấn mạnh: “Đọc lại Trang Thế Hy trong dịp sinh nhật lần thứ 90 của ông, tôi phát hiện văn chương ông có một điều nhất quán trong suốt bảy mươi năm cầm bút, đó là viết về cái gì nhỏ nhất nhưng vì cái lớn lao nhất, cái chân - thiện - mỹ. Hầu như tất cả truyện của ông đều có một cách giải quyết những mâu thuẫn, xung đột cá nhân trong đời thường cũng như trong đấu tranh, đó là nhìn lên, nhìn cái lớn lao, cái chí nhân, chí nghĩa và cái đẹp của tâm hồn để ở đời. Bài thơ cuộc đời ông bao giờ cũng được thêu dệt từ những cái giản dị thậm chí là tầm thường nhất: “ Thứ khoai sùng lượm mót. Mà sao ngọt ơi là ngọt ”, bởi đó là cuộc đời, biết đắng là đắng, biết ngọt là ngọt, ngọt hay đắng trong những hoàn cảnh khác nhau đều là do tự ở lòng mình” .

Trò đùa lố bịch với pho tượng danh nhân
Trò đùa lố bịch với pho tượng danh nhân

Những ngày này ở tỉnhThái Bình vẫn chưa ngớt lời bàn về bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ở góc sân từ đường của nhà văn Võ Bá Cường. Trên trang mạng của nhà văn Trần Nhương, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhà thơ Bùi Hoàng Tám v.v đã có hàng trăm ý kiến phản bác bức tượng này. Tôi bán tin bán nghi tìm đường về làng Chàng, xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, Thái Bình- quê hương ông nhà văn họ Võ để được tận mắt thấy, tận tay sờ bức tượng và để tìm hiểu một trò đùa thách thức dư luận...

PASTERNAK qua góc nhìn EHRENBURG - Kỳ 1
PASTERNAK qua góc nhìn EHRENBURG - Kỳ 1

Trong những nhà thơ mà tôi đã tiếp xúc và quen biết, Pasternak là nhà thơ khó hiểu nhất đồng thời cũng là nhà thơ gần gũi nhất đối với thứ thi ca của âm nhạc; một con người quyến dũ nhất đồng thời cũng là con người khó chịu nhất. Tôi cố gắng miêu tả lại ông như một người tôi từng biết, từng hiểu, chủ yếu về một Pasternak của thời kỳ từ năm 1917 đến năm 1924 khi chúng tôi hay trò chuyện với nhau hoặc trao đổi thư từ thường nhật. Chúng tôi còn gặp nhau thường xuyên vào năm 1926, 1932, 1933, 1934 tại Moskva; năm 1935 ở Paris; sau đó lại gặp ông tại Moskva, vào những tuần đầu tiên của Tháng sáu khi chiến tranh bùng nổ. Chúng tôi không cãi cọ, va chạm nhau, nhưng cũng lặng lẽ chia tay nhau…

VTV3 khuyến khích trẻ em làm nghệ sĩ ?
VTV3 khuyến khích trẻ em làm nghệ sĩ ?

“Gương mặt thân quen nhí” sau vòng sơ tuyển, có 6 thí sinh từ 8 tuổi đến 12 tuổi tham gia trổ tài… bắt chước thần tượng. Chắc chắn những người tiếp tay cho “Gương mặt thân quen nhí” ngọt lạt phân bua rằng, họ đã cố gắng linh động thu hình vào những ngày các em được nghỉ và sắp xếp lịch trình tập dượt phù hợp để tránh các em phải bỏ học nhiều ngày. Xin hỏi, nếu quý vị tỏ ra hết lòng hết dạ với thế hệ tương lai, sao không làm chương trình liên quan đến học tập và kỹ năng sống, mà quanh năm kêu gọi các em nhảy nhót và hát ca mãi vậy? Rất đơn giản, vì quý vị chỉ nghĩ đến những khoản thu khổng lồ từ quảng cáo!

Bất ngờ ở Long Châu Miếu
Bất ngờ ở Long Châu Miếu

Có lần một bạn trẻ hỏi, liệu tôi có biết làng Long Châu Miếu của Hà Nội ở đâu không? Chịu! Anh ta cười rồi nói bật ra chính là làng có chùa Trầm đó. Nghe nói, gần đây dọc hai bên đường làng có nhiều tượng đá đẹp do các thợ ở Long Châu Miếu làm, bày rải rác tới chân núi Trầm. Và lại có người phát hiện, ở một ngã ba đường núi có một cây gạo hình người đang múa. Nhìn đối diện là một núi chó đá. Những điều thú vị ấy thúc giục tôi lên đường…

NGUYỄN QUANG HƯNG về lại Phố Hàng
NGUYỄN QUANG HƯNG về lại Phố Hàng

Đời cụ nội chủ yếu làm thuê. Đến đời ông đã dư dả vốn liếng mở cửa hiệu, đặt tên Tiến Bảo. Năm 1933, khi bố tôi được sinh ra thì đã có cửa hàng rồi. Chắc hồi đó gia đình dư dả nhất nên tên đệm của bố tôi là Tiến, còn các anh chị em của bố thì đều đệm là Văn hoặc Thị, với tên một cô em liền sau bố tôi là Bảo, nhưng đã sớm qua đời từ bé. Ông nội lấy tên cửa hàng đặt cho các con chăng? Ngày xưa, phố cổ, nghề cũ như thế nào, giờ lần lại trong trí nhớ tám chục năm tóc bạc của bố thật là khó! Cả các bác đã ngoài 90, 80 và các cô đã ở vào hàng thất thập, nghĩ lại cũng chỉ chung chung, áng áng. Đã quá nhiều lo toan, quá nhiều thay đổi trong những tháng năm sau này, khi lớp bình dân Hà Nội cũ phải gồng gánh cho những thế hệ mới theo nhau lớn lên, trong một thời kỳ dài những vẻ đẹp cũ ít được nhen nhóm.

NGHIÊM THỊ HẰNG nhớ về Hà Nội
NGHIÊM THỊ HẰNG nhớ về Hà Nội

Hồi ức của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng: “Ngày ấy từ làng tôi ra Bưởi, thường đi bộ theo lối tắt, con đường có hàng cây sòi giữa đồng, qua khu Viện Khoa học Việt Nam, đi tắt qua Nghĩa Đô vào chợ. Quá đầu chợ Bưởi có giếng đá nước trong dưới gốc cây đề cổ thụ. Xe điện chạy qua làng Hà Khẩu, Yên Thái còn nghe tiếng chày nhộn nhịp giã dó trong ngõ nhỏ... Kí ước tuổi thơ tôi với tiếng tàu điện leng keng ra ngoại ô yên bình chẳng bao lâu thì chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với miền Bắc xẩy ra. Cùng hàng vạn người con Hà Nội lên đường ra mặt trận, trong đoàn quân ấy có anh trai tôi lên đường nhập ngũ năm 1967, rồi anh dũng hy sinh ở chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng…”

Bận rộn như ĐỖ HỒNG NGỌC
Bận rộn như ĐỖ HỒNG NGỌC

Có những người viết văn hay nhưng gặp gỡ thì… chán. Lại có những người văn chương “thường thường bậc trung” nhưng trò chuyện lại hấp dẫn, vui vẻ. Đỗ Hồng Ngọc là một   ca   khác. Đọc ông rồi gặp ông, có một cảm giác thật dễ chịu khi mọi điều như hòa quyện với nhau. Văn là người, người là văn vậy. Đỗ Hồng Ngọc nói: “ Tôi vốn ít hay cười. Không hút thuốc, không uống rượu ”. Tôi chưa thấy ông hút thuốc hay uống rượu nhưng lại thường thấy ông cười, có điều đó chỉ là một nụ cười nhẹ, ít khi bật thành tiếng. Đỗ Hồng Ngọc không tạo sự cách bức. “Người bận rộn”, khi có dịp ngồi bên bạn bè, luôn là người hay chuyện, vui vẻ, thoải mái, dí dỏm...

Hoa Hậu làm thơ có gì lạ?
Hoa Hậu làm thơ có gì lạ?

Tập thơ “Bốn mùa là em” của Giáng My chỉ mỏng 72 trang, nhưng in bốn màu trên giấy cực xịn. Bảo đảm các nhà thơ chuyên nghiệp trông thấy sẽ phát ganh tị vì vẻ bề ngoài của “Bốn mùa là em”. Tuy nhiên, với Giáng My thì số tiền để in “Bốn mùa là em” chẳng có gì đáng kể, vấn đề quan trọng là 81 bài thơ được đặt tên riêng mỗi bài hoặc chỉ đánh số thứ tự, có thể chuyển tải được tâm hồn lúc bay bổng lúc hắt hiu của người đẹp tuổi ngoài bốn mươi chưa một lần mặc áo cưới nhưng từng nhịp đập trái tim vẫn khiến bao kẻ cuồng si chết đứng chết ngồi. Giáng My gọi đó là “năng lượng cô đơn”, càng chôn chặt càng bùng nổ, càng đè nén càng thăng hoa: “Tình yêu buồn như sách không người đọc/ Khi đến tay thì mắt đã mù lòa”.

CHÂU LA VIỆT lòng thầm hát một khúc ca kiêu hãnh
CHÂU LA VIỆT lòng thầm hát một khúc ca kiêu hãnh

Luôn là “anh cả” trong những cuộc tụ hội bạn bè, luôn luôn vui vẻ làm “nhạc trưởng” của những lần gặp gỡ… thế nhưng Châu La Việt cũng lại là một con số “bí ẩn” vì anh thỉnh thoảng lại “mất tích” đâu đó và số điện thoại thường xuyên “không liên lạc được” mỗi khi cần gọi đến… Nhiều người bảo anh như một “ông trùm”, vì dù tuổi cũng đã khá, nhưng chẳng lúc nào thấy anh mỏi mệt, lúc nào cũng thấy ở anh là những dự định, kế hoạch, tính toán chẳng phải cho riêng mình, mà cho bạn bè, đồng đội… Và đằng sau sự tất bật tận cùng ấy, là một tâm hồn văn nhân và những trang văn mang tên Châu La Việt khó trộn lẫn với bất kỳ ai…

VƯƠNG TÂM với Nỗi Đau Đắng Ngắt
VƯƠNG TÂM với Nỗi Đau Đắng Ngắt

Truyện ngắn Vương Tâm giàu chất nhân văn, với kết cấu chặt chẽ và gây xúc động cho bạn đọc. Gần đây ông còn có những sự hòa nhập với thị trường theo nhu cầu của bạn đọc trẻ, nên trong một số tập sách đã xuất hiện những truyện ngắn gọn gàng, đậm yếu tố kịch tính. Tính hấp dẫn và lôi cuốn ở nghệ thuật kết cấu đã mang lại sự thu hút với bạn đọc, tuy nhiên truyện ngắn của Vương Tâm lại bị mất đi sự sâu sắc về những thân phận được đề cập trong câu chuyện. Tập truyện ngắn “Nỗi đau đắng ngắt” cũng không nằm ngoài những cái được, cái mất trên. Tác giả nhận ra điều đó, nhưng ông lại quan niệm, sự trộn lẫn những hai yếu tố trên trong tập sách sẽ được đến tay bạn đọc ở những nhu cầu khác nhau và phổ cập rộng rãi hơn.