LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
BÙI KIM ANH yêu cho trọn kiếp người
BÙI KIM ANH yêu cho trọn kiếp người

Những ngày trên giường bệnh, chị Bùi Kim Anh không làm thơ. Hỏi chị vì sao, chị bảo: thời điểm tai họa của chồng, của con xảy đến, mình lại thường hay viết. Vì khi đó, để có thể tiếp tục chèo chống, mình xem thơ như một người bạn, một tri kỷ để tâm sự, sẻ chia. Tất nhiên những bài thơ không thể vui. Là những bài thơ buồn, thậm chí nặng nề, ám ảnh nữa. Nhưng nó vẫn là người bạn tâm tình, là nơi trút bỏ. Song, đến hoạn nạn của mình thì mình không muốn viết, và không muốn nỗi buồn ở cạnh nữa. Mình phải chấp nhận, lạc quan, để những người thân còn dựa vào.

Chuyện tình và tiền trong âm nhạc
Chuyện tình và tiền trong âm nhạc

Quan niệm của nhạc sĩ Trần Minh Phi: “Có người nói, bài hát chỉ là một tờ giấy với những nốt nhạc vô tri bằng mực. Phải nhờ ca sĩ thổi hồn vào đó thì nó mới long lanh thành cuộc sống muôn màu. Cho nên, có bài hát phải gặp đúng người ca sĩ tri âm tri kỷ thì nó mới cất cánh bay trên bầu trời đời sống xã hội và nghệ thuật. Điều này cũng là hiển nhiên. Nhưng cũng như hai vế của bất đẳng thức. Nó chỉ là một bất đẳng thức ý nghĩa khi có hai vế. Tức là cũng phải nghĩ ngược lại, ca sĩ mà không có bài hát để ca hay không gặp đúng bài hát phù hợp với chất giọng mình thì họ cũng như con chim cánh cụt hay ngọn đèn không dầu, chỉ là ngọn đèn không ánh sáng!”

ĐẶNG THỊ THANH HƯƠNG chơi dao sắc
ĐẶNG THỊ THANH HƯƠNG chơi dao sắc

“Ta là người đàn bà cô đơn nhất thế gian này dù trong ta có quá nhiều bí mật…”. Mười năm nay kể từ ngày tôi gặp chị lần đầu, không khi nào có cảm giác Đặng Thị Thanh Hương có lấy một phút giây thư nhàn bình yên.  Cũng chẳng có lúc nào thấy trên gương mặt trẻ lâu của chị bóng của nỗi buồn có lúc thê thảm như những câu thơ chị viết. Ồn ào, náo động, nhiều tính toán, lắm ham mê, và lúc nào cũng cười giòn tan vui vẻ… Gặp chị ngoài đời sẽ thấy một Đặng Thị Thanh Hương khác xa với chân dung người đàn bà chơi dao sắc mà chị tự họa trong những bài thơ thật buồn bã, u sầu.

TÔ HOÀNG và Nỗi Buồn Lâu Quên
TÔ HOÀNG và Nỗi Buồn Lâu Quên

Nếu nhìn khách quan, nhà văn Tô Hoàng hơi bị thiệt thòi trong sự ghi nhận của cộng đồng. Chỉ tính riêng tiểu thuyết “Ngửa mặt kêu trời” thì Tô Hoàng đã xứng đáng được vinh danh. Trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam, “Ngửa mặt kêu trời” là tác phẩm có cái tên ấn tượng nhất, hoàn toàn có khả năng kích hoạt suy tưởng của độc giả. Hơn nữa, “Ngửa mặt kêu trời” ra đời vào giai đoạn đổi mới đã sớm cảnh báo về những giá trị chông chênh phải được thử thách và dễ bị đổ vỡ khi người Việt cất bước đưa chân hội nhập thế giới nhiều cám dỗ vật chất lắm thủ đoạn đê hèn! Thẳng thắn đánh giá, chỉ cần “Ngửa mặt kêu trời” thì Tô Hoàng đã có diện mạo nhà văn đàng hoàng! Thế nhưng, với “Nỗi buồn lâu quên”, Tô Hoàng còn khẳng định mình là một cây bút tung tẩy đắc địa ở mảng ghi chép…

Ai thực sự có Nỗi Lòng Người Đi?
Ai thực sự có Nỗi Lòng Người Đi?

Ông Khúc Ngọc Chân kể rằng, khi viết “Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi” là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Đến khi ông viết “Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời” cũng là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự do. Ông viết trong một thầm ước mong manh cho ngày gặp lại không biết đến khi nào... Ca khúc được viết xong, Khúc Ngọc Chân đã tập cho nàng hát, khi ấy đã là cuối tháng 11/1954.

PHÚ QUANG lãng đãng cùng heo may
PHÚ QUANG lãng đãng cùng heo may

Phú Quang - một người sáng tạo quá thông minh và cũng quá nhạy cảm. Ông gai góc trong cuộc đời và rất trữ tình trong âm nhạc. Người như ông, không thể nói gọn trong hai từ sướng hay khổ, vui hay buồn, hạnh phúc hay không hạnh phúc. Ông chiêm nghiệm: "Hạnh phúc là điều có thật, nhưng ai là người có thể cầm nó trong tay suốt một đời? Tôi thường nghĩ về hạnh phúc như một khoảng lặng chợt hiện rồi lại chợt tan...". Đối với Phú Quang, mỗi bài hát vang lên, đó chính là khoảnh khắc chợt hiện của hạnh phúc. Nó là tất yếu của tình yêu. Phải yêu cuộc đời đến đáy, với mọi cung bậc của nó, để một phút giây nào đó, tình yêu sẽ hóa thành nốt nhạc... "Hà Nội và em khi thu chớm đông sang", là câu chuyện âm nhạc Phú Quang sẽ kể với khán giả thủ đô trong tháng 9 này. Một live show như thường lệ, "đến hẹn lại nên", đáp đền sự chờ đợi đã thành một thói quen của nhiều khán giả trót nghiền, trót đắm đuối âm nhạc Phú Quang.