LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Bài thơ KHÓC BẰNG PHI có phải của Vua Tự Đức ?
Bài thơ KHÓC BẰNG PHI có phải của Vua Tự Đức ?

Trong cuốn sách phê bình văn chương: “ Chương Dân thi thoại ” (1931), Phan Khôi (1887-1959) hai lần dẫn: “Đức Dục Tôn ngự chế điệu một bà phi “ Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi ”; bài Khóc Bằng Phi kính lục ra đây: “ Ới thị Bằng ơi đã mất rồi/ Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ôi/ Mùa hè nắng chải oanh ăn nói/ Ngõ sớm trưa sân liễu đứng ngồi/ Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi/ Mối tình muốn dứt càng thêm bận/ Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi ” (theo sách   10 thế kỷ bàn luận về văn chương , tập II, Nxb GD, 2007, tr 47-48). Nhà nghiên cứu (từng làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục) Nguyễn Văn Huyên (1908-1975) trong sách   Hát đối đáp của nam nữ thanh niên , xb tại Pháp, 1934; chép bài thơ cũng coi là của Tự Đức khóc Bằng Phi, tuy có khác đôi từ (in lại trong   Văn học Việt Nam thế kỷ XX , lý luận phê bình nửa đầu thế kỷ , quyển 5, tập III, Nxb Văn học, 2004, tr 910).  Nhưng đến đầu những năm 40 thế kỷ XX, lại có ý kiến bác lại thuyết trên.

ĐINH THU HIỀN thơ một bên và báo một bên
ĐINH THU HIỀN thơ một bên và báo một bên

Người viết mà không cần nhắc tới nhuận bút, thì không trung thực. Tôi viết báo hàng ngày, được đồng nghiệp đánh giá là chăm chỉ. Ở tòa soạn báo Phụ Nữ Việt Nam - Thế Giới Phụ Nữ, tôi luôn nằm trong top đầu có định mức nhuận bút cao nhất. Nhưng viết hồi ký thì chưa biết thế nào. Một cuốn sách có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm. Mà nhuận bút dành cho sách thì mọi người đều biết rồi đó, cũng không quá nhiều so với công sức và thời gian đã bỏ ra. Điều quan trọng được viết đã là vui rồi. Tôi rất muốn sau này khi con gái của tôi đã lớn, tôi sẽ dành thời gian cho bản thân, bằng cách đi du lịch dài ngày ở khắp nơi. Và sáng ra, sau khi đi chợ về thì ngồi vào bàn viết những điều mình thấy thích.

Thị trấn lưu giữ những huyền thoại
Thị trấn lưu giữ những huyền thoại

Từ nhỏ tôi đã nghe bố tôi ngâm câu ca dao: “ Sóc Sơn là ngọn núi nào / Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh ”. Thế là tôi mơ về đôi cánh ngựa bay trong vũ trụ bao la, với câu chuyện cổ tích Phù Đổng Thiên Vương thần kỳ. Lớn lên, trên ghế nhà trường tôi lại học thuộc bài thơ “Núi Đôi” của tác giả Vũ Cao, nói về tình yêu và sự hy sinh của người con gái, một nữ chiến sĩ trẻ nhất thôn Đoài. Vậy là lần nào đi dọc con đường Núi Đôi của thị trấn Sóc Sơn, trong lòng tôi cứ lâng lâng cảm xúc: “ Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói / Núi vẫn Đôi mà anh mất em ”.

NGUYỄN QUANG LẬP bị chê bai kiểu CHU GIANG
NGUYỄN QUANG LẬP bị chê bai kiểu CHU GIANG

Hơn một năm qua, báo Văn Nghệ TPHCM liên tục khai hỏa vào một số tác giả. Tranh luận văn nghệ đáng hoan nghênh, miễn sao đừng chụp mũ chính trị. Một trong những cây bút tham gia hăng hái nhất là Chu Giang. Đáng tiếc thay, Chu Giang dường như giỏi cãi nhau hơn phê bình. Chu Giang viết về Nguyễn Quang Lập, nhiều đoạn rối như canh hẹ. Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ của Chu Giang kém xa Nguyễn Quang Lập, nên những lời lẽ của Chu Giang đặt cạnh câu cú của Nguyễn Quang Lập không khác gì tôn vinh đối thủ. Thái độ Chu Giang muốn chê bai Nguyễn Quang Lập, nhưng lại không đủ trình độ để hạ bệ Nguyễn Quang Lập. Viết kiểu Chu Giang đôi khi có tác dụng ngược. Dù sao cũng xem đây như tư liệu, để đời sau soi xét!

Giáo sư NGUYỄN VĂN HẠNH nói sau bước cũng không qua?
Giáo sư NGUYỄN VĂN HẠNH nói sau bước cũng không qua?

Dân gian có câu “Nói trước bước không qua” thế mà Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh nói sau bước cũng không qua! Ở mấy dòng  cuối tham luận tại hội thảo “Phát triển văn học…” vừa in lại trên Tạp chí Văn học số 6-2014 (trang 25 đến trang 32). Ông có ý khuyên mọi người nên theo lời cụ Lê Quý Đôn: “văn chương là của chung thiên hạ, ý kiến mỗi người mỗi khác, phân tích thì được nhưng không nên chê mắng”. Chí lí quá. Vậy nhờ Giáo sư phân tích cho hai trường hợp. Nhà phê bình - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đăng Mạnh trong “Hồi ký” đã gọi các đồng nghiệp là hắn, là y, là thằng… là thợ đánh hàng tôm hàng cá. Khi chưa được gì thì thắp hương kính cẩn khấn vái xin Bác phù hộ cho. Được rồi thì gọi Bác là ông. Đến 110 lần “Ông” trong một bài văn ngắn. Và một nhà văn mà Giáo sư cho là có tài năng, xông xáo, trung thực là Nguyễn Huy Thiệp, đã nói ở Thụy Điển: Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh ấy (cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc- Xem Trần Đăng Khoa. Văn nghệ quân đội số 596 tháng 4-2004), qua năm 2012

Nàng Thơ trong 300 bức tranh của BÙI XUÂN PHÁI
Nàng Thơ trong 300 bức tranh của BÙI XUÂN PHÁI

Văn Dương Thành là nữ họa sĩ Việt kiều nổi tiếng, quê gốc tại Tuy Hòa, Phú Yên. Chị được xem là "đại sứ văn hóa" của Việt Nam tại Thụy Điển. Các tác phẩm của chị được sưu tập và trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn: Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam,Singapore, Thụy Điển, Tây Ban Nha...  Chị cũng được tặng nhiều giải thưởng cao quý như "Nghệ thuật kiệt xuất quốc tế" của Pháp 1995 và 1997, "Vinh danh Đất Việt" năm 2007. Triển lãm mới nhất của Văn Dương Thành tại Hà Nội mang tên “Mưa mùa hạ” (7/2014). Nữ họa sĩ Văn Dương Thành chính là người mẫu trong 300 bức tranh của Bùi Xuân Phái!

VƯƠNG TRÍ NHÀN cầm bút như một nghề nghiệp
VƯƠNG TRÍ NHÀN cầm bút như một nghề nghiệp

Ngày 5-8-1964, chiến tranh leo thang, hơn 100 sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH Sư Phạm Hà Nội đã gia nhập quân đội nhằm chi viện cho miền Nam. Nửa thế kỷ đã trôi qua, những chàng trai trí thức kiêu hãnh ngày nào chỉ còn lại vài ba người, trong số đó có nhà phê bình Vương Trí Nhàn. Ở tuổi 72, thính giác đã giảm sút, nhưng Vương Trí Nhàn vẫn nguyên vẹn cảm xúc khi trò chuyện về văn chương. Ông bảo: “Sau năm 1975, thế hệ chúng tôi không thuộc về bên thắng cuộc mà cũng không phải bên thua cuộc. Chúng tôi đánh đu với đam mê chữ nghĩa mà thành một thế hệ bơ vơ”. Cuộc đời chìm nổi theo thời cuộc, biết đâu được hơn thiệt dở hay. Bây giờ độc giả vẫn thấy thú vị khi đọc lại nhiều trang viết cũ của Vương Trí Nhàn!

Tiếng gà gáy vang biển sóng
Tiếng gà gáy vang biển sóng

Nhà thơ Ngọc Lan, vốn là một giáo viên lâu năm ở thành phố Vũng Tầu, nhà lại ở ngay chân núi Lớn nữa nên biết khá kỹ về những dàn pháo cổ đã được xây dựng từ thời nhà Nguyễn đến nay. Chị nhớ chính xác, vào ngày 10-2-1859, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa những khẩu súng thần công, đặt ở pháo đài Phước Thắng, trên cao khoảng 30m gần bãi Trước, bắn vào chiến thuyền của liên quân Pháp và Tây Ban Nha, trên đường vào xâm lược Nam Kỳ.Trận pháo kích đầu tiên trong lịch sử chống quân xâm lược ngày đó được tiếp nối sau này khi giặc Pháp và Nhật thay nhau xây dựng và chiếm giữ trận địa pháo trên hai ngọn núi của thành phố...

NGÔ KHẮC TÀI và Ngày Rằm tâm linh
NGÔ KHẮC TÀI và Ngày Rằm tâm linh

Để đón những ngày rằm lớn như Nguyên Tiêu tháng giêng, nhất là tháng tám Trung Thu người ta chuẩn bị trước đó nhiều ngày, có thể thấy sự chuẩn bị ấy qua không khí phố phường những gian hàng bán hoa, bán bánh mọc lên. Riêng rằm tháng bảy cũng là rằm lớn thì không như vậy.. Nó có vẻ lặng lẽ. Hầu như ai cũng có kỉ niệm với rằm tháng bảy. Tôi thuở nhỏ háo hức đợi nó để đi xem mấy đám cúng cô hồn, chờ cúng vong đến màng thí giàn lủ trẻ xúm nhau giành lấy đồ cũng, nghe thiên hạ kêu “đám cô hồn sống” thấy vui dẫu biết đó là tiếng quở trách. Hay là đi chùa vào ngày rằm có nấu cơm đãi khách thập phương nhiều món ăn chay lạ miệng, nhất là với món kiểm là món vừa canh cũng là vừa chè ngọt mặn nấu với đủ loại rau trái, nước cốt dừa rất ngon. Lớn lên biết thêm rằm tháng bảy còn có lễ Vu Lan, một cái lễ quan trọng của đạo phật nhắc nhở mọi người con báo hiếu cha mẹ.

Văn chương sến kiểu Tàu
Văn chương sến kiểu Tàu

Cái gọi là sách ngôn tình của Trung Quốc, mà nhiều người mỉa mai đặt tên “sến Tàu” là một loại sách á văn học, đầy tính chất uỷ mị, viển vông và cả gợi dục nhưng lại được các nhà xuất bản, các người dịch trẻ biết Trung văn tung ra ào ạt, và như một hệ lụy hiển nhiên, các cây bút trẻ Việt Nam cũng bắt đầu viết theo thể loại này. Nó nhanh chóng được các đầu nậu đánh hơi và ngay lập tức tung hê lên thành một “hiện tượng” để bán sách. Như việc một nữ MC truyền hình tung ra một cuốn sách dán nhãn 18+ với hình bìa là ảnh hở vòng một của chính cô, rồi mới đây việc một tập thơ cũng của một tác giả nữ, mang cái tên dài và đầy hơi hướm ngôn tình