LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
WISLAWA SZYMBORSKA thiên sứ phục sinh những cái chết
WISLAWA SZYMBORSKA thiên sứ phục sinh những cái chết

Wislawa Szymborska là một Thiên sứ. Và Thiên sứ ấy đang trú ngụ trong ngôi nhà của tôi. Thiên sứ ấy đã nói cho tôi nghe về những điều bà hoảng sợ, dày vò, về những suy ngẫm, ý chí, vẻ đẹp, ước mơ... của bà   bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Nói cách nói này là tôi một phần muốn bày tỏ lời cảm tạ sâu sắc với dịch giả Tạ Minh Châu. Ông đã mang đến cho tôi một Wislawa Szymborska thực sự Ba Lan mà lại "nói bằng tiếng Việt". Tôi đã đọc những bài thơ của Szymborska qua bản dịch của dịch giả Tạ Minh Châu từ nhiều năm trước. Và những bản dịch của ông đã thuyết phục tôi, làm cho tôi ngay lập tức đón nhận và tôn vinh thơ ca của bà. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của mình một cách xuất sắc.

NGUYỄN HIỆP cây nến nhỏ cháy hết mình
NGUYỄN HIỆP cây nến nhỏ cháy hết mình

Bạn đọc yêu thơ từng đã biết đến một giọng thơ giầu cảm xúc và nhân ái, qua tập thơ “Mang cả chiều đi” (VNBT, in năm 1996) của Nguyễn Hiệp, trước khi anh đi dự Hội nghị Viết văn trẻ năm 1998, tại Hà Nội. Anh nhắc lại cho tôi nghe một kỷ niệm, tình cờ mà nhờ nó, anh đã chuyển sang viết văn. Tại hội nghị này, Nguyễn Hiệp đã được gặp nhà văn Tô Hoài, với sự ngưỡng mộ đặc biệt. Khi tiếp xúc và đã đọc qua thơ Nguyễn Hiệp, nhà văn Tô Hoài bất ngờ có lời khuyên anh nên chuyển sang viết truyện. Không khỏi ngạc nhiên, Nguyễn Hiệp hồi hộp chờ đợi một lời giải thích từ nhà văn bậc thầy này. Với nụ cười mủm mỉm dễ gần, nhà văn Tô Hoài nói, văn mới đúng với tính cách ghồ ghề và phong trần của Hiệp. Rồi sau đó ông hỏi quê Hàm Thuận Nam của Hiệp có gì hay. Hiệp nói gọn thon lỏn chỉ có đá thôi. Ai ngờ, nhà văn Tô Hoài đã gợi ý ngay câu chuyện rằng, Hiệp viết chuyện về đá đi, chắc là hay đó. 

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN Về một loại chó săn trong phê bình văn nghệ
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN Về một loại chó săn trong phê bình văn nghệ

Thật ngạc nhiên, qua vài người bạn viết, tôi nhận được bài báo của tác giả Đỗ Ngọc Yên, đăng trên tờ Nhân Dân cuối tuần. Trong sự xúc động được vinh dự làm đối tượng theo dõi lâu năm của tác giả một bài báo, tôi nhận thấy cần trả lời cho thật minh bạch một vài điều mình biết chắc, vì chuyện không chỉ liên quan đến cá nhân tôi, mà liên đới với nhiều phía, nhiều người khác; cũng tiện thể, bày tỏ thái độ cá nhân với một kiểu làm nghề chữ nghĩa mà theo tôi, là không đứng đắn và văn minh… Đọc bài viết của ông Đỗ Ngọc Yên, tôi đã nghĩ, Wikipedia nên sớm cập nhật thêm một loại chó săn mới. Loại này vừa chỉ điểm, vừa ăn sẵn, vừa nhớ mùi lâu, vừa hung hăng, vừa theo bầy, và dĩ nhiên, là vừa trung thành, vừa hăng hái đến kệch cỡm – chó săn trong phê bình văn nghệ. Những người lạc quan chủ nghĩa nói với nhau rằng, loài này chó săn này đã tuyệt chủng trên thế giới. Và có thể cũng sắp tuyệt chủng ở Việt Nam. Kinh nghiệm của tôi là sống ba năm thì mới may mắn gặp được một hai con.

ĐỖ NGỌC YÊN Nhiễu loạn sách văn chương tái bản
ĐỖ NGỌC YÊN Nhiễu loạn sách văn chương tái bản

Ngoài những cuốn in lần đầu, thị trường sách văn chương luôn có sự đóng góp không nhỏ của sách được tái bản một, hai, thậm chí hàng chục lần. Song, liệu có phải tất cả những cuốn sách tái bản ấy đều có giá trị đích thực? Sự lúng túng về quản lý thường dẫn tới cách giải quyết nửa vời đối với những tác phẩm văn chương thiếu lành mạnh, độc hại và vi phạm pháp luật càng khiến cho thị trường sách vốn đã không minh bạch ngày càng có nguy cơ nhiễu loạn trầm trọng thêm. Trách nhiệm này trước hết thuộc về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong lĩnh vực xuất bản.

Đi chơi chợ nghe kỳ án
Đi chơi chợ nghe kỳ án

Lễ cầu tự của vua Lê Thánh Tông thật linh nghiệm. Năm sau Ỷ Lan phu nhân sinh hạ được một Hoàng tử. Trên lưng của Hoàng tử còn lưu dấu vết chàm, mang hình chữ “Càn”, nên vua đã đặt tên cho con trai là Càn Đức. Đồng thời năm sau, vua đã cho sứ giả dẫn quan quân về làng đọc chiếu chỉ xá tội cho ông Bông. Dân làng Sủi ngày đó chứng kiến cái chết đầy oan khuất, nay mới hiểu ông đã hy sinh vì đại nghĩa, nên đã lập miếu thờ ông kế bên đình làng. Cùng với đó, hàng năm vào ngày hội làng, sau lễ rước kiệu thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, là lễ giải oan cho ông Bông. Đó chính là lễ hội “Bông Sòng”. Bông là tên còn Sòng nghĩa là minh oan, sòng phẳng cho một con người trong sạch đã hy sinh vì đất nước.

Sau chuyện lạ là chuyện vui
Sau chuyện lạ là chuyện vui

Phạm Khải viết nhiều thể loại: Thơ, phê bình, tiểu luận, chính luận, bút ký, phóng sự, chân dung văn học, tản văn… Bạn đọc quen với chuyên mục “Mỗi nhà văn một chuyện lạ” trên báo Văn nghệ Công an mà Phạm Khải trực tiếp duy trì từ nhiều năm trước. Bây giờ anh tập hợp lại những bài viết ấy của mình thành một cuốn sách xinh xắn, nhiều “lượng thông tin”, và dễ đọc. Phải là người có tình yêu văn học, và quý mến các nhà văn sâu sắc mới có “lửa” để viết được cuốn sách này. Tác giả truyền được cái “lửa” đó cho người đọc.

TÔ HOÀI qua những ghi chép của VƯƠNG TRÍ NHÀN
TÔ HOÀI qua những ghi chép của VƯƠNG TRÍ NHÀN

Trong những người viết về Tô Hoài, có lẽ Vương Trí Nhàn kỹ lưỡng hơn hết. Và cũng chỉ Vương Trí Nhàn mới đánh giá Tô Hoài thấu đáo: “Một người như Tô Hoài, là một cái gì kỹ càng mà lại tự nhiên lắm. Ông sống những cái hàng ngày, một cách bình thản, và ghi nhận nó trên giấy, như là gặp đâu viết đấy, ông không có cái sự cố ý muốn tổng kết muốn lý sự của bọn nghiên cứu. Cũng không lo quá những sự liền mạch, những chuyển đoạn, sang đoạn mới. Cả câu cú cũng linh tinh nữa, chỉ được cái duyên dáng kéo đi và những đoạn nhung tuyết nó che đi những đoạn tầm phào. Cái gọi là bản lĩnh làm người bao giờ nó cũng quyết định văn chương. Cái điều ấy thấy ở nhiều người, với Tô Hoài lại càng là rõ. Sự run rẩy chỉ nên là bên ngoài, còn bên trong  có cái căn cốt thật vững,  thì việc đời mới giải quyết nổi”. Những đoạn ghi chép rời rạc theo ngày tháng dưới đây của Vương Trí Nhàn ít nhiều giúp độc giả hình dung một Tô Hoài trong văn và trong đời!

Trên đường văn chương gặp những gương mặt nao lòng
Trên đường văn chương gặp những gương mặt nao lòng

Tập chân dung “Nhà văn độc hành độc bộ” của Vũ Từ Trang do NXB Phụ Nữ ấn hành, trừ ba người làm mỹ thuật, còn lại hai mươi bảy người là dân văn chương: văn, thơ, phê bình, dịch thuật. Có những tác giả nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ như  Quang Dũng, Yến Lan, Nguyễn Xuân Khánh, Thợ Rèn, Lưu Quang Vũ, Hoài Anh, Thanh Tùng, Dương Tất Từ, Võ Văn Trực, Nguyễn Xuân Thâm... Lại có tên tuổi còn mới lắm đối với đông đảo bạn đọc, dù đời viết của họ đã đi qua hay tuổi tác cũng không còn trẻ nữa như Nguyễn Ngọc Ly, Phương Thúy, Nguyễn Hữu Cung, Thím Phụng... Nghĩa là phần đóng góp văn chương của họ dày mỏng rất khác nhau. Vũ Từ Trang không chọn vào tài năng để viết. Tiêu chí ông chọn lại thuộc về cuộc đời của họ. Đó là những người đã đi qua những năm tháng ngắn dài, có khi dài cả một đời, đầy lận đận gian lao. Những chặng đời ấy như một thử thách lòng yêu văn chương của họ. Nhiều thử thách khắc nghiệt: vùi dập xã hội, tan vỡ hạnh phúc, túng thiếu, ốm đau... Nhẹ hơn thì là những nghề nghiệp k

TÔ HOÀI chất lượng sống trở thành chất liệu viết
TÔ HOÀI chất lượng sống trở thành chất liệu viết

Khi nghe tin nhà văn Tô Hoài giã biệt cõi nhân sinh trưa ngày 6-7-2014 , bất giác tôi nhớ đến ánh mắt và nụ cười của ông. Tô Hoài có ánh mắt rất quái, cái nhìn sắc sảo của ông thường lia rất nhanh rồi khép lại lim dim nửa như đồng cảm nửa như nắc nỏm, bất kể nhìn con người nào hay bất kể nhìn sự việc nào. Còn nụ cười của Tô Hoài cũng rất đặc biệt, ngoài kiểu cười tủm tỉm khá đáo để thì khi ông bật cười cũng rất khó phân biệt âm thanh phát ra. Tôi vẫn mường tượng tiếng cười của Tô Hoài là một thứ hợp âm pha trộn giữa sự sảng khoái của kẻ thắng bạc và sự đắc ý của kẻ lịch lãm!

Người hát cùng lính đảo với cây đàn ghi-ta một dây
Người hát cùng lính đảo với cây đàn ghi-ta một dây

Người nhạc sĩ ấy dáng dấp nhỏ bé, ở đâu cũng như chực lẫn vào đám đông bởi sự giản dị. Nhưng ông là người hóm hỉnh và hiểu biết. Ít phát ngôn, kiệm lời, dù cả đời ông đã cống hiến cho âm nhạc, cho quân đội trong vai trò một người nghệ sĩ. Nhiều người thậm chí nghe tên ông còn thấy có chút gì xa lạ, nhưng khi ai đó kể tên những ca khúc nổi tiếng của ông như “Sông Lô chiều cuối năm”, “Anh lính tình nguyện và điệu múa Áp-sa-ra”, “Hoa sim biên giới”, “ “Bài ca biển”... và nhất là “Cây đàn ghi ta một dây”  thì đều giật mình. Té ra cái ông nhạc sĩ thường đi về bận rộn trên con “phố nhà binh” Lý Nam Đế - Hà Nội ấy lại là người viết không ít nhạc phẩm làm xao động trái tim người nghe không chỉ của một thời.

Giai điệu HỒ SƠN trong huyền ảo sương mù
Giai điệu HỒ SƠN trong huyền ảo sương mù

Nghe nói con gái Sán Dìu ở Hồ Sơn xinh lắm. Người ta nói, nếu ai đi theo con đường 2B, xuyên qua xã Hồ Sơn lên khu du lịch Tam Đảo, tình cờ bắt gặp một cánh ô mầu hồng hay bắp chân nhỏ quấn xà cạp trắng của các cô gái Hồ Sơn, thì thế nào cũng lạc đường. Chùm mây treo trên những lùm cây cứ rung lên trong tiếng cười rúc rich. Quả nhiên tôi bị nhầm lối hôm ấy, khi lên tham dự trại sáng tác Tam Đảo, chỉ vì tình cờ nhìn thấy chiếc túi thổ cẩm đung đưa, xinh xinh trong khuất nẻo mù sương…