LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Rác Văn Hóa qua một số tác phẩm văn học dịch
Rác Văn Hóa qua một số tác phẩm văn học dịch

Càng gần đây, một số cây bút trẻ viết tiểu thuyết lãng mạn cũng "lên ngôi" trên một số diễn đàn, xuất hiện tại một vài sự kiện văn hóa. Từ chỗ tự nhận nghiệp dư, tay ngang, chỉ được biết tới qua nickname ảo, giờ họ đã bắt đầu ngộ nhận về "tài năng", bắt đầu phát ngôn. Dù sách của họ chỉ là mô phỏng mô-típ quen thuộc của tiểu thuyết nước ngoài, vốn từ hạn chế, vụng về trong câu văn, ngữ pháp,... nhưng xem ra ảo tưởng của họ khá lớn. Không chỉ viết mà họ còn rất chăm chú thiết kế bìa sách, rồi đi giới thiệu sách, quảng bá sách, trả lời phỏng vấn, lên intơ-nét thông báo lịch ký sách, hẹn gặp gỡ độc giả. Và đáng tiếc, chính báo chí đã giúp họ trở thành "tài năng văn chương" mà không cần biết điều quan trọng nhất đối với mỗi cuốn sách phải là giá trị tư tưởng - nghệ thuật và sức sống lâu bền.

Chứng nhân một giai đoạn lịch sử
Chứng nhân một giai đoạn lịch sử

Nhắc đến những nhân vật nổi tiếng trong làng truyền thông Việt Nam, có lẽ không thể không kể tên Trần Mai Hạnh. Cả cuộc đời Trần Mai Hạnh, vinh quang lẫn cay đắng, đều trở thành một phần của đời sống báo chí đương đại. Vừa bước qua ngưỡng cửa “cổ lai ly”, nhà báo Trần Mai Hạnh cho ra mắt cuốn sách “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”- Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia. Một nhân chứng phác họa một thời khắc lịch sử, hứa hẹn điều gì thú vị chăng?

Mẫu Sơn ngày không băng tuyết
Mẫu Sơn ngày không băng tuyết

Nghe tiếng ve kêu, hè đã vắt vẻo trên đỉnh Mẫu Sơn. Con đường 237A bắt đầu thể hiện sự già nua với những nếp nhăn theo thời gian. Thật chẳng may lần này chúng tôi đi nhiều đoạn thanh chắn dọc con đường để ngăn chặn tai nạn đã bị hỏng, gãy và sụt lở theo vách núi. Nhiều con xe bò đúng như rùa chẳng sai tí nào. Có khúc đường bị sạt co lại chỉ còn độ hơn 2m, nom thấy vực mà rùng mình. Vậy cuối cùng chúng tôi đã vượt 15 cây số lên tới khu du lịch Mẫu Sơn.

Lật dở hồ sơ vụ Bác sĩ ZHIVAGO để hiểu nỗi thống khổ của PASTERNAK
Lật dở hồ sơ vụ Bác sĩ ZHIVAGO để hiểu nỗi thống khổ của PASTERNAK

Việc phê phán Pasternak diễn ra đủ hình đủ vẻ, nhưng nguyên cớ chủ yếu của nó chính là việc nhà văn, nhà thơ này được trao giải Nobel văn chương. Hai hôm trước sự kiện này (diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1958 ) cơ quan văn hóa, thông tin, tuyên truyền của BCH Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã khởi thảo một văn bản mang tựa đề “Về những biện pháp cần thực thi nếu việc trao giải Nobel cho Pasternak trở thành hiện thực”. Trong tài liệu này, lần đầu tiên đã vạch ra những quyết sách cụ thể để tác động tới dư luận xã hội và bản thân nhà văn như: cho công bố thư của tập thể ban biên tập tạp chí “Thế giới mới” phê phán tiểu thuyết “Bác sỹ Zhivago” , công bố thư của nhiều nhóm nhà văn Xô Viết vạch ra “ những sai lầm” trong tiểu thuyết này. Thậm chí người ta còn bàn tới cả biện pháp “gợi ý” Pasternak tự nguyện xin từ chối không nhận giải thưởng.

Một cách tiếp cận Thơ NGUYỄN NGỌC PHÚ
Một cách tiếp cận Thơ NGUYỄN NGỌC PHÚ

Nói về thơ Nguyễn Ngọc Phú, nhiều người đã có ngay ấn tượng đó là thơ viết về biển, đậm đặc chất biển, và có thể nhắc đến ngay những bài thơ, trường ca mang đẫm hơi thở, âm vang của biển cả. Quả thực, Nguyễn Ngọc Phú đã phác họa, kiến tạo ra một không gian biển rất khác lạ trong các sáng tác của mình, khiến nó trở thành dấu ấn, gần như là mặc định khi nhắc đến thơ anh.

Nói thật về lĩnh vực hóa trang điện ảnh tại Việt Nam.
Nói thật về lĩnh vực hóa trang điện ảnh tại Việt Nam.

Trò chuyện với nhà văn Tô Hoàng sau khi tham gia bộ phim “L’Oriana” của Ý, nghệ sĩ hóa trang Trịnh Xuân Chính khẳng định: “Hóa trang góp phần không nhỏ khắc họa nên tính cách nhân vật, vẻ đẹp thẩm mỹ của bộ phim. Khâu hóa trang còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên tính chân thực của một tác phẩm điện ảnh. Chúng ta quen nói cần xây dựng một nền điện ảnh tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, trong khi khâu hóa trang điện ảnh còn ở mức “không có cá lấy rau má làm trọng” như hiện nay, điện ảnh của chúng ta khó lòng đạt tới trình độ tiên tiến được.”