LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Cơ sở in lậu được xử trắng án
Cơ sở in lậu được xử trắng án

Sáng nay, ngày 29 tháng 4 năm 2014 đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News và cơ sở gia công sau in Huy Thi (Nhà số 6, dãy A, Khu tập thể nhà in Bộ Tổng tham mưu, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Phiên tòa diễn ra tại Tòa án nhân dân huyện Thanh Trì (Hà Nội). Tuy nhiên kết quả phiên tòa lại xử… trắng án cho cơ sở in lậu!?

Việt kiều và câu hát của người xa đất mẹ
Việt kiều và câu hát của người xa đất mẹ

Chuyện chính trị chính em dễ gây tranh luận, mất vui. Có lần , ở nhà một kiến trúc sư, ít tuổi hơn tôi, anh sang học ở Mỹ từ trước 1975. Lấy vợ Tàu lục địa, bố mẹ vợ đảng viên Cộng Sản Trung Hoa sang chăm cháu ngoại. Bữa ấy anh mời cơm tôi cùng các bạn chữ nghĩa, có người tôi đã đọc, có người tôi mới biết lần đầu nhưng đều ở cùng thành phố. Sắp nâng rượu thì một anh chừng năm mươi đứng dạy trịnh trọng: “Thưa với anh Phương. Hôm nay là ngày Quân lực của Việt Nam cộng hòa, anh em tôi vốn là quân nhân nên có một nghi thức là chào cờ, anh có tham gia được không ạ?”. Mọi người quay nhìn tôi, thích thú lẫn tò mò chờ câu trả lời. Tôi cũng đứng lên, không trịnh trọng mà thân tình: “Chào cờ để được đãi bữa cơm thì các anh sẽ chán tôi ngay. Tôi cũng chán tôi và chán luôn các anh...”.  Tôi nói đến đấy thì một anh lớn tuổi, gạt đi: “Anh Phương đừng có tin. Nó nắn gân anh đấy. Bọn tôi có bao giờ chào cờ nào đâu!”.

SÀI GÒN BÂY GIỜ nhìn qua con mắt y khoa
SÀI GÒN BÂY GIỜ nhìn qua con mắt y khoa

Quan sát của bác sĩ - nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc: "Sài Gòn bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo… ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản. Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!"

Kỹ nghệ đạo nhạc & lòng tự trọng bị tổn thương
Kỹ nghệ đạo nhạc & lòng tự trọng bị tổn thương

Nhạc sĩ Trần Minh Phi nhận định: "Điều dễ thấy là phần lớn các “bị cáo” thường phản ứng cùng một “kịch bản”mặc định như sau: tôi chưa từng nghe, từng biết tác giả đó bao giờ! Nghĩa là ở đây theo họ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên! Ý tưởng lớn gặp nhau! Còn nhạc sĩ Trần Tiến trước đây cũng nổi đóa vì bị quy kết một bài hát của ông có giai điệu giống một tác phẩm hòa tấu của Kitaro, và ông khẳng định như đinh đóng cột: “Tớ thì chả bao giờ nghe nhạc thằng nào cả, ngoài nhạc tớ ra!”. Tôi chắc rằng hầu hết những “bị cáo” nói bằng sự thật là họ chưa bao giờ nghe hoặc biết ông X, Y, Z  hay bài A, B, C nào đó mà tác phẩm họ bị cho là giống hay đạo. Nhưng tôi cũng nói chắc rằng họ nói bằng suy nghĩ thật nhưng không đúng với sự thật! Và dĩ nhiên ai cũng biết sự ngẫu nhiên mà xảy ra thường xuyên thì nó là một cố tình… ngẫu nhiên!"

Hát trên đường thống nhất đất nước
Hát trên đường thống nhất đất nước

Hồi ức của nữ nhạc sĩ Trương Tuyết Mai: “ Đúng như dự đoán, ngày 4 tháng 4 năm 1975, chúng tôi nhận lệnh gấp rút tiến về Đà Nẵng biểu diễn phục vụ thành phố mới giải phóng. Phải thật nhanh gọn, ai cũng hăm hở chuẩn bị để gấp rút lên đường. Có một ngăn trở  bất ngờ trên đường hành quân mà không ai lường được trước, đó là những cây cầu trên các tuyến đường trọng yếu đều bị đánh sập. Nếu cầu Câu Lâu trên sông Thu Bồn và cầu Bà Rén ở Quảng Nam vẫn nguyên vẹn thì chúng tôi tiến vào Đà Nẵng sẽ không gặp nhiều khó khăn đến thế. Hai ngày mà xe chỉ đi được một đoạn đường ngắn. Phần lớn thời gian là chờ phà trên hai bến sông ấy. Nếu có phà cập bờ thì phải có giấy ưu tiên mới được sang sông. Còn không thì cứ thế mà chờ. Nắng như thiêu như đốt lại không một bóng cây che. Không quán xá cũng không có thứ gì để chống đỡ cơn đói và khát. Trong đoàn đã có mấy người lả đi vì không vượt qua nổi ” .

Có một BÀNH THANH BẦN trào phúng
Có một BÀNH THANH BẦN trào phúng

Có lẽ không có nhà thơ nào trong cuộc đời cầm bút của mình lại không làm đôi ba tập thơ tình, thơ thế sự. Nhưng không phải nhà thơ nào cũng có thể làm được thơ trào phúng, dù chỉ là đôi ba bài. Mới hay, thơ trào phúng là một cái gì đó không dành cho tất cả mọi nhà thơ. Xuất phát từ thơ tình, rồi đến thơ thế sự, nhà thơ Bành Thanh Bần mở rộng biên độ sang thơ trào phúng với số bài lên đến hàng trăm, xem ra việc này không dễ mấy ai làm được như ông. Tôi đã đọc 3 tập thơ trước đây của nhà thơ Bành Thanh Bần: Bất ngờ , Thả nhớ vào sông và Rượu trời, chủ yếu thuộc thể loại thơ trữ tình và thế sự. Cả 3 tập đều để lại ấn tượng tốt đối với tôi cũng như trong lòng công chúng yêu thích thơ ca. Lần này tôi lại được đọc Chung tình - tập thơ trào phúng của ông với đủ các đề tài. Thơ trào phúng, đối với Bành Thanh Bần, cũng là một thế mạnh.

CHU LAI và chuyện sau ngày giải phóng Sài Gòn
CHU LAI và chuyện sau ngày giải phóng Sài Gòn

Sau giải phóng Sài Gòn được mấy bữa, đang ngơ ngác giữa ngã ba đường đời thì nghe thông báo có đợt xét tuyển tình báo kinh tế ở Vũng Tàu, tôi hồ hởi ghi tên ngay. Còn biết làm gì khác một khi cả tuổi trẻ đã để lại trong rừng, giờ đây có bắt đầu làm lại bất cứ cái gì cũng nhỡ nhàng rồi.  Nhưng vừa ló mặt, lập tức đã bị n gười ta lắc đầu quầy quậy mời đi ra. Cáu: "Kỳ vậy! Giữa đặc công với tình báo thì có gì khác nhau lắm đâu mà ghê gớm thế?". Người cán bộ cười, bảo: “Không phải, khuôn mặt tình báo là nhìn mười lần còn quên nhưng mặt đồng chí, xin lỗi nhé, chưa nhìn đã nhớ”. Thế là ớ họng.

Miền quê có nhiều dấu vết cổ tích
Miền quê có nhiều dấu vết cổ tích

Mỗi lần về làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, tôi lại được nghe những câu chuyện cổ ngàn năm, nhưng luôn luôn cảm thấy ngỡ ngàng, tươi mới. Và cô tiên kể chuyện dang đôi cánh trên bầu trời, trong trí tưởng tượng của tôi, với đôi mắt dịu dàng, giọng nói ấm như nhung lụa được dệt bằng sợi tơ vàng của thời gian… Vậy đó! Á Lữ  là sự khởi nguồn, chất chứa một bề dầy lịch sử, và là ngôi làng duy nhất từ khi hình thành đến trước cách mạng tháng Tám, năm 1945, chỉ thuộc sự quản lý trực tiếp của các triều đại vua chúa, kéo dài suốt hàng ngàn năm. Vì sao vậy?

ĐINH QUANG TỐN bàn về Nghệ Thuật Tinh Diệu Và Đỏng Đảnh
ĐINH QUANG TỐN bàn về Nghệ Thuật Tinh Diệu Và Đỏng Đảnh

Các cụ ta ngày trước đã chẳng nói: “Nghề chơi cũng lắm công phu”. “Công phu” lắm chứ, đâu có thể đùa được, nhất là đối với nghệ thuật. Bởi vì giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật chỉ cách nhau một sợi tóc. Nghệ thuật không chấp nhận ở lưng chừng, khoảng giữa. Sự tinh diệu của văn chương nghệ thuật là đòi hỏi của bạn đọc, của cuộc sống. Vì vậy, trước khi chọn văn chương nghệ thuật để dấn thân, các nghệ sĩ phải xác định một thái độ ứng xử nghiêm túc với lĩnh vực cao quý này.

Cô con gái Mỹ của thi sĩ lừng danh nhất nước Nga
Cô con gái Mỹ của thi sĩ lừng danh nhất nước Nga

Không một ai và chưa khi nào người đời nghi ngờ về huyết thống của bà với nhà thơ Nga Vladimir Maiakovsky. Bởi vậy, cũng là điều lạ khi một lần nhà thơ Nga Evghenhi Evtushenko yêu cầu bà cho xem giấy tờ xác minh. Nghe vậy Patrisia Thompson bực bội đứng dựng lên với hết tầm vóc cao lớn của người cha khiến Evtushenko đâm bối rối. “Quả là cũng có điều gì đã minh chứng”- Evghenhi Evtushenko thú nhận.Tại một trong những nhà bảo tàng ở Moskva có lưu giữ cuốn vở ghi chép của thi sỹ Maiakovsky. Trong cuốn vở đó chúng ta dễ dàng tìm thấy bút tích của thi sỹ ghi bên cạnh địa chỉ nơi bà Patrisia Thompson trải qua tuổi ấu thơ với hai chữ “Con gái”. Trong lần đầu tiên tới Moskva, bà Patrisia Thompson đã òa khóc khi nhìn thấy mấy chữ này…

BÀNH THANH BẦN vẫn sang trọng chốn văn chương
BÀNH THANH BẦN vẫn sang trọng chốn văn chương

Giản dị, mộc mạc hơn những gì ta hình dung về một đại gia ngành dịch vụ, sở hữu cơ ngơi rộng lớn án ngữ mảnh đất phía Tây Hà Nội, Bành Thanh Bần làm ta có chút ngạc nhiên ngay buổi đầu gặp ông. Ngạc nhiên hơn nữa khi thấy ông, sau những nhọc nhằn của công việc làm ăn, kinh doanh lại nguyên vẹn một sự hồn nhiên, đắm đuối dành cho thi ca đến vậy... Viết văn, làm thơ đã đành, ông còn quyết tâm lập ra "Quỹ hỗ trợ văn chương và cuộc sống" nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ những tác giả khó khăn về kinh tế để tác phẩm của họ đến được với công chúng. Ông đúng là một nhà "Mạnh Thường Quân" của văn chương Việt, một địa chỉ làm ấm lòng giới cầm bút.

VĂN GIÁ phản biện theo phương pháp gì?
VĂN GIÁ phản biện theo phương pháp gì?

Những người từng chấm cho Nhã Thuyên – Đỗ Thị Thoan điểm 10 tuyệt đối, hoàn toàn không ai lên tiếng bảo vệ khi luận văn thạc sĩ này bị đánh lên bờ xuống ruộng. May quá, nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức phát hiện: “Trong cả đám rùa im bặt tiếng đó, thì kìa nhảy ra một đệ nhất anh hùng là Ngô Văn Giá “dám” lên tiếng bảo vệ em học trò của mình. Nhưng anh ta bảo vệ bằng cách gì? Bằng trí tuệ ư? Phó giáo sư, tiến sĩ mà không nói chuyện trí tuệ thì nói chuyện gì? Vậy mà cái tưởng là hiển nhiên này lại không đúng, anh ta nói bằng trí khôn che chắn biện hộ, làm mẽ. Người Trung Quốc có nói: Kẻ trí thì hay trá! Anh Giá đã xử dụng chính binh pháp này. Tôi sẽ nói điều này không võ đoán mà hoàn toàn dựa vào văn bản. Ngô Văn Giá viết bài “Luận văn, phê bình luận văn và… Trời ơi, kỳ án văn chương Nhã Thuyên có tên gọi đàng hoàng, tại sao anh Giá lại dùng một cái tên xa xôi như vậy? Thực ra đó là cách muốn giải trung tâm, xí xóa, ỡm ờ, xuê xoa cho qua vấn đề. Viết thế có khác gì khi bàn về vụ cướp nhà

NGUYỄN BẢO SINH ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
NGUYỄN BẢO SINH ngộ ra mới biết trong tiền có tâm

Con người đặc biệt có cuộc sống đặc biệt, làm những chuyện đặc biệt và cho ra những câu thơ đặc biệt. Ông, chính ông, nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh. Chả ai thơ lại thế này: “Vợ là thánh chỉ vua ban/ Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai/ Quỷ thần chứng cả hai vai/ Vợ là thiên tạo trần ai miễn bàn”. Năm nay ông đã ngoài 70, dáng nhỏ nhắn thoăn thoắt, nhanh nhẹn. Chiều chiều ông cùng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đỗ xe tại phố Bảo Khánh, hai ông bạn văn thả bộ thong dong đi vòng Hồ Gươm ngắm phố xá đông vui, nhộn nhịp… Đi như ông gọi là “Bát phố” cái thú lượn lờ cưỡi ngựa xem hoa, nhìn Hà Nội từ xa, nhìn bằng con mắt của người xưa có sự so sánh, nhìn bằng con mắt phán xét của quan tòa, rành rẽ, sắc nhọn. Nhìn bằng con mắt thực tế trần trụi. Nhìn bằng con mắt của văn chương hội họa giàu cảm xúc và lắm khi cũng đầy chất thơ, chất thiền.