LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Giáo sư ĐẶNG HÙNG VÕ cũng tiếc thương báo VĂN NGHỆ TRẺ
Giáo sư ĐẶNG HÙNG VÕ cũng tiếc thương báo VĂN NGHỆ TRẺ

Đến nay, sau 20 năm trưởng thành của ở độ tuổi sung mãn nhất, Văn nghệ Trẻ đã quyết định thay đổi hình thức truyền thông. Từ báo giấy chuyển sang báo điện tử. Báo giấy có ưu điểm riêng được coi như một tác phẩm hiện hữu, quen thuộc và có thể bước vào đời sống của giới trẻ ở những nơi chưa phát triển mạng thông tin điện tử. Báo giấy cũng có một nhược điển lớn là chi phí in ấn cao, làm giảm đi sức lan toả của thông tin. Báo điện tử lại có điểm mạnh là thông tin luôn mới và chuyển tải ngay tới người đọc, người đọc trên toàn cầu khi chỉ cần có mạng Internet. Nhiều báo lớn trên thế giới cũng đã chuyển từ dạng báo giấy sang báo điện tử. Văn nghệ Trẻ quyết định như vậy là hợp lý, và chắc là sẽ tạo được nhiều thành công mới.

Góc khuất bản quyền âm nhạc
Góc khuất bản quyền âm nhạc

Năm 1990, nhà thơ Lai Vu đã mất ở tuổi 48. Cả cuộc đời ông chỉ có một tập thơ “Tiếng mưa”, trong đó có bài thơ “Dòng sông quê anh dòng sông quê em” trứ danh. Nhà thơ Lai Vu có giai đoạn làm việc tại Ty văn hóa Hà Tây, nhưng sau khi ông giã biệt thế gian đến nay thì bản quyền ca từ “Dòng sông Đáy quê em… dòng sông Đà quê anh” vẫn chưa được thân nhân tiếp nhận. Có những bài hát mang tính thời thượng như “Quên cách yêu” thu được 164 triệu đồng bản quyền trong năm 2013, nhưng không có gì chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài như “Dòng sông quê anh, dòng sông quê em”. Đành rằng những câu thơ Lai Vu viết ra chỉ nhằm dâng hiến cho mọi người, nhưng ngày nào bản quyền của ông chưa được thực thi thì lời ca “tiếng mưa như tiếng tằm ăn” sẽ khiến người nghe cảm thấy xót xa!

NGUYỄN CHÁNH TÍN tự bôi nhọ mình trong mắt nữ diễn viên trẻ
NGUYỄN CHÁNH TÍN tự bôi nhọ mình trong mắt nữ diễn viên trẻ

Nguyễn Chánh Tín có bị 100 lời mỉa mai cay nghiệt của giới truyền th ô ng, ch ắc chắn cũng không đau bằng 1 ý kiến mạch lạc của diễn viên Nhật Kim Anh – từng đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương cho vai diễn trong phim “Long thành cầm giả ca”. Khi tuổi tác không tỷ lệ thuận với lòng tự trọng thì cô gái thuộc hàng con cháu phải thốt lên: “ Tôi nghĩ mọi thứ đều có nhân quả cả. Nếu chú đã viết ra 1 kịch bản như thế này, thì đáng lẽ ra chú phải diễn thật tròn vai. Nhưng đằng này chú lại tự làm hư kịch bản của chính chú. Nếu thật sự là hoàn cảnh của một người đang đi vào chỗ khốn cùng, thì người diễn viên cũng phải biết diễn nó như thế nào. Người ta phải yếu đuối, ánh mắt phải trìu mến ra sao để người đối diện nhìn vào đó động lòng trắc ẩn. Bài báo đầu tiên tôi đọc, chú nói chỉ cầu mong được hoãn thi hành án thôi. Vài ngày sau thấy chú công khai số tài khoản ngân hàng cả tiền Việt lẫn tiền đô. Thú thật là vì yêu mến và quan tâm đến chú, nên tôi vẫn tìm

NGUYỄN QUANG THIỀU đề nghị Người dân tự phê bình
NGUYỄN QUANG THIỀU đề nghị Người dân tự phê bình

Đã không ít lần có những người lên tiếng phê phán thành phố Hà Nội chúng ta thành phố văn minh, thành phố hòa bình sao có nhiều cảnh sát thế?  Trong khi đó, ở các nước trên thế giới nhiều lúc bói không ra ông cảnh sát trên đường. Nói vậy không phải là các nước khác không có lực lượng cảnh sát như ở Việt Nam, hay là họ không dùng cảnh sát để gây “lo sợ” hay “phản cảm” cho người dân như một số bác từng có ý kiến. Họ không cần cảnh sát đứng ở ngã ba, ngã tư để điều khiển giao thông không chỉ vì họ có hệ thống kỹ thuật theo dõi anh nào, ả nào không dừng trước đèn đỏ hoặc rẽ lung tung là dính vào sổ đen liền, mà cái chính là họ có nhân dân… quen chấp hành pháp luật trong đó có luật giao thông cứ phải nói là vô cùng nghiêm túc!

VŨ QUẦN PHƯƠNG trông cây lại nhớ đến người
VŨ QUẦN PHƯƠNG trông cây lại nhớ đến người

Mươi năm gần đây, ở Việt Nam ta, một loạt đình chùa đền miếu liên quan đến dấu cũ tích xưa được cấp kinh phí trùng tu. Nhiều nơi có “sáng kiến” phá hẳn, xây mới. Tốn kém, đã có trên lo, mà có tốn mới ra phết phẩy to. Kết quả:  nhiều di tích lụ khụ cố kính 500 năm tuổi , 300 năm tuổi...thành ra thứ nhũ nhi một hai tuổi mụ. Một cuộc đại tiêu hủy dấu tích thời gian của những người nhân danh bảo tồn văn hóa. Mà di tích thì một đi không trở lại. thấy người ta đối xử với cây mà chạnh lòng xót xa di tích quê nhà.

Giáo sư Toán bình luận sự kiện NGUYỄN CHÁNH TÍN
Giáo sư Toán bình luận sự kiện NGUYỄN CHÁNH TÍN

Nhà toán học Vũ Hà Văn – Giáo sư ĐH Yale, Mỹ bình luận về sự kiện diễn viên Nguyễn Chánh Tín vỡ nợ, kêu gọi người hâm mộ ủng hộ tài chính để giữ lại ngôi nhà đã cầm cố với 10,5 tỷ đồng: “Người mẫu cho nhân vật Nguyễn Thành Luân thì có thật, đó là đại tá Phạm Ngọc Thảo. Các nét lớn của Nguyễn Thành Luân (kỹ sư, dân làng Pháp, quan hệ với các thủ lĩnh công giáo và gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm,  làm tỉnh trưởng… )  đều theo chân dung đại tá Thảo.  Cuộc đời thật của đại tá Thảo còn bí ẩn hơn nhân vật Nguyễn Thành Luân rất nhiều, và vẫn còn rất ít bài báo về ông (chắc chỉ bằng 1/100 số bài về bác Nguyễn Chánh Tín)… Một thoáng băn khoăn, nếu ông Thảo thoát chết và sống với lương hưu  thiếu tướng,  thì mua được nhà mấy tỷ?"

Không định mà thành HỒN GỬI CHO AI
Không định mà thành HỒN GỬI CHO AI

Ông Vi Huyền Trác ngẫm đời mình lắm cái ngẫu nhiên. Ông kế thừa “gien” thông minh của ông cha nhưng không kế thừa sự ham học, ít nhất là vào thời trẻ. Ấy thế mà thi đâu đều đủ để đỗ. Nhiều cái may lắm. Lần thi Tú tài I ở Hải Phòng, đề thi toán về hình học không gian là môn ông ghét, không học, đã tính nộp bài giấy trắng, chịu điểm liệt, thì lại có báo động. Ra hầm vào thì đổi đầu bài sang đai số là môn ông sở trường. Thế là đỗ. Thi Tú Tài II, đang sợ viết bài bằng Pháp văn, thì chính quyền cách mạng lại cho thi bằng tiếng Việt. Ông lại đỗ. Đỗ xong chơi một năm cho hả chí. Năm sau, 1946, vào trường y thì năm ấy lại không phải thi, cứ ghi tên vào học. Nhốn nháo lắm nhưng mà thành sinh viên rồi cứ theo nghiệp ấy mà đi. Rồi thành bác sĩ quân y, thành giảng viên đại học y, thành giáo sư. Bây giờ lại làm thơ.

VĂN NGHỆ TRẺ ngừng xuất bản báo in
VĂN NGHỆ TRẺ ngừng xuất bản báo in

Cuối tháng 3-2014, Văn Nghệ Trẻ chính thức ngừng xuất bản dưới dạng báo in, để chuyển sang làm... báo điện tử! Vậy là cuối cùng Hội Nhà văn VN cũng không thể giữ lại ấn phẩm dành cho giới cầm bút tuổi đôi mươi. Văn Nghệ Trẻ một thời lừng lẫ y cũng giã từ bạn đọc. Hãy nhớ rằng, Văn Nghệ Trẻ là nơi đánh dấu sự trưởng thành về nghề báo của các tên tuổi Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Quang Lập... và cũng là nơi khai sinh ra chuyên mục "Giữa đám đông hỏi lấy một..." mà sau này Lê Hoàng cứ nhai tới nhai lui thể loại phỏng vấn tưởng tượng ấy đến mức nhạt nhẽo và kệch cỡm!

Phong lưu NGUYỄN QUANG SÁNG
Phong lưu NGUYỄN QUANG SÁNG

Một dải cù lao thượng nguồn Chín Rồng mà sản sinh ra biết bao chính khách, văn nhân. Nguyễn Quang Sáng sống trọn tuổi thơ ở đó cho đến năm mười bốn tuổi thì đi bộ đội. Cả một thời vị thành niên ngụp lặn, khoả sóng sông Tiền, anh đội phù sa mà lớn lên. Rồi cùng với phù sa của bao dòng sông khác để bồi đắp nên một nền văn học mới. Anh Sáng kể: Ba anh làm nghề thợ bạc nổi tiếng trong vùng. Mẹ anh làm vườn và đảm việc nội trợ. Gia đình không đến nổi nghèo, nên anh được đến trường từ nhỏ. Ba anh mê hát tuồng, cải lương và truyền cái gien đó sang anh. Cả một vùng cây trái, sông nước, con người, tập tục sau này đều đi vào tác phẩm Nguyễn Quang Sáng, đem cái mặn mòi chân chất của mạch tự truyện bổ sung cho cái bay bổng của thăng hoa tưởng tượng.

Kỳ bí ráng đỏ Mỹ Sơn
Kỳ bí ráng đỏ Mỹ Sơn

Khi đến khu tháp Chăm ở Mỹ Sơn, thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, người ta đe ở đó vẫn còn bom đạn nằm sâu dưới đất, có thể nổ bất cứ lúc nào. Tôi cho là hão huyền, đã hơn 40 năm rồi còn gì, chiến tranh đã qua đi. Nhưng khi đến nơi, cô thuyết minh xác nhận đó là điều có thật, tôi đâm hồi hộp. Và câu chuyện bắt đầu từ những trái bom câm đang nằm ngủ trong quên lãng với thời gian. Khu tháp Chăm đầu tiên hiện ra trước mắt chúng tôi. Đỏ au trong nắng mới.

DƯƠNG ĐỨC QUẢNG và Chùm thơ 8-3
DƯƠNG ĐỨC QUẢNG và Chùm thơ 8-3

Mẹ ra đi chỉ để lại một tấm ảnh đã mờ Ngày ấy con chưa đầy năm tháng tuổi Lớn một chút biết bao lần buồn tủi Đứa trẻ mồ côi nhìn mẹ bạn mủi lòng … Con cứ ước ao như trong chuyện thần tiên Có một ngày mẹ trở về với con bé bỏng Để con được ngả vào vòng tay của mẹ Như lúc mẹ ôm con khi con khóc chào đời.

Yêu nhau củ ấu hóa tròn
Yêu nhau củ ấu hóa tròn

Nhà phê bình Đinh Quang Tốn suy tư: “Phê bình dựa vào tình cảm vẫn có thể khoa học và phê bình hàn lâm vẫn có thể thiên vị. Hoài Thanh là một nhà phê bình tình cảm, ông yêu thương các nhà Thơ Mới hết lòng. Nhưng Hoài Thanh vẫn gọi được hồn cốt của từng nhà thơ, thậm chí với một số người ông còn bắt mạch đúng tương lai của họ. Vậy là phong cách phê bình không ảnh hưởng đến giá trị khách quan khi đánh giá tác phẩm. Còn có một số người phê bình hàn lâm dùng đủ phương pháp phê bình khoa học mà thực tế việc đánh giá lại rất thiên vị. Thì ra, dùng “vũ khí” gì trong phê bình không phải là vấn đề quan trọng nhất”.