LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
HOÀNG VIỆT HẰNG bình bài Thơ An Ủi Mẹ
HOÀNG VIỆT HẰNG bình bài Thơ An Ủi Mẹ

Người mẹ  của tác giả Lê Thiếu Nhơn, tôi dám chắc bà hiểu con, nhưng chưa dám chắc bà nghĩ con mình đã lớn khôn. Người mẹ nào chẳng vậy. Tác giả bây giờ mới nói cho ta hay: “mẹ cũng thèm món ngon/ mẹ cũng ước hoa hồng/ mẹ cũng cần dăm đồng bạc lẻ chẳng phải đắn đo cho bàn tay trẻ ăn mày bớt trống vắng”. Người con trai đã hiểu mẹ đến nhường này phải từng trải thấu đời mới  viết ra được câu thơ vậy. Tôi dám chắc người mẹ của Lê Thiếu Nhơn cúi xuống mỉm cười và hài lòng lắm với cách nghĩ này của con trai . Hiểu mình hiểu người là một thứ hạnh phúc vô giá. Mẹ hiểu con trai, và con trai hiểu mẹ cũng là một hạnh phúc vô giá.

Blouse trắng giữa dòng đời xuôi ngược
Blouse trắng giữa dòng đời xuôi ngược

Ở chị có một sự tin tưởng và tin cậy tuyệt đối. Sự tin tưởng đến từ vẻ tự tin cao độ trong chuyên môn của một người thầy thuốc và sự tin cậy đến từ lòng trắc ẩn toát lên từ một người hướng lòng theo Phật pháp, tin vào nghiệp quả kiếp người và luôn tâm niệm làm thầy thuốc là phải cứu người. Thật là oan ức khi một người bác sĩ tận tâm bị một bài báo khép tội “tiếp tay cho đường đây đẻ mướn”… Ngày chị lao đao giữa dòng thị phi, hàng chục bệnh nhân giận dữ muốn kéo nhau đến tòa soạn đòi chân lý, đòi lại danh dự cho một bác sĩ chân chính.

Người cơm nhà vác tù và hàng tổng
Người cơm nhà vác tù và hàng tổng

Vụ án “Lệ Chi viên” qua thời gian sáng tỏ, được xếp vào vào sự kiện oan khiên thảm khốc nhất của lịch sử dân tộc ta. Cái chết của vua Lê Thái Tông dẫn tới án tru di tam tộc Nguyễn Trãi-Nguyễn Thị Lộ, mãi còn day dứt tâm can những con người yêu nước và cương trực. Lịch sử đã minh oan cho cái chết tức tưởi của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Ấy vậy, dấu vết Nguyễn Thị Lộ đã dần bị xóa nhòa với thời gian. Không rõ nguyên cớ nào đã dẫn cụ Hoàng Đạo Chúc dành cả tâm lực tuổi già đi làm việc sáng tỏ và tôn vinh công sức bà lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Vốn là nhà giáo và đã trải qua nhiều công việc khác nhau, khi về hưu, cụ phối hợp cùng tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ, tiến sĩ hán nôm Mai Hồng đi điền dã nhiều nơi, sưu tầm nghiên cứu nhiều tài liệu qua các gia phả, ngọc phả, qua nhiều truyền thuyết dân gian, tiến hành vận động thành lập Hội những người yêu kính Nguyễn Trãi-Nguyễn Thị Lộ, tổ chức Hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.

MIKHAIL SHOLOKHOV thêm những giai thoại mới
MIKHAIL SHOLOKHOV thêm những giai thoại mới

Cuộc đời và văn nghiệp của đại văn hào Nga-Xô viết Mikhail Solokhov vẫn còn là điều kỳ lạ và kỳ bí nữa mà thiên hạ sẽ tốn nhiều giấy mực để bàn bạc, tranh cãi. Ví như vì sao bộ ba tiểu thuyết “ Sông Đông êm đềm” có thể ra đời trọn vẹn, suôn sẻ ngay trong những năm 1930-1940 dưới chính thể Xô Viết? Hoặc vì lý do gì Điện Krem li cho phép nhà văn chính thức nhận giải thưởng Nobel với cuốn tiểu thuyết này; trong khi đó giải Nobel dành cho tiểu thuyết “ Bác sỹ Givago” đã khiến Boris Pasternak phải “ lên bờ xuống ruộng”?..v..v.. Ngày 21 tháng 2 năm 2014 vừa qua, người yêu văn chương tại Nga và tại các nước đã tưởng niệm 30 năm ngày mất của Mikhail Sholokhov- một trong những cây đại thụ của văn chương Nga và thế giới.  Vào dịp này, báo “ Sự thật “ CHLB Nga đã cho công bố một số chuyện quanh cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn…

Chấm dứt hợp đồng uống rượu với một nhà văn phóng khoáng
Chấm dứt hợp đồng uống rượu với một nhà văn phóng khoáng

Chiều ngày 13-2-2014, nhà văn Nguyễn Quang Sáng mất. Tôi lục lọi tìm lại Hợp Đồng Uống Rượu đã ký với anh trong một bữa nhậu ở nhà hàng ngày 01-11- 2006. Nội dung:  “ Bên A: Nguyễn Quang Sáng (đã ký). Bên B: Nguyễn Tiến Toàn (đã ký). Cùng ký hợp đồng uống rượu với nhau mười năm. Để chỉnh lý hợp đồng cũ đã ký từ năm 2000 đến nay đã được 6 năm. Sau quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên cảm thấy chưa đã thèm. Nay theo đề nghị của đôi bên, xin gia hạn hợp đồng dài dài”. Nhân chứng cùng hùa vô uống gồm có: Thiên Hà (đã ký) Hà Sơn (đã ký) Nguyễn Ngọc Thạo (đã ký) kèm hai câu thơ: “ Nhậu say lại ký hợp đồng . Năm mười năm nữa như rồng lộn bay”.

Tháng Giêng thong thả ở Làng Bưởi
Tháng Giêng thong thả ở Làng Bưởi

Thật tình cờ, có người mách tôi về làng Đại Bái mua một bức tranh chữ “Xuân” được thúc bằng đồng đỏ, nhưng lại bị lạc đường từ thị trấn Thứa, thủ phủ huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Hỏi đường, một anh chàng trêu tôi bằng câu ca dao: “ Có về làng Bưởi đánh nồi với anh ”, thì về. Thế là tôi đi theo Quý, bởi lẽ anh chính là người làng đúc đồng Đại Bái, vừa đi giao hàng trên chợ huyện. Tôi khấp khởi đi trong làn gió đồng ngát hương hoa, cùng những âm thanh rộn ràng, hối hả như vào ngày hội…

NGUYỄN QUANG SÁNG đã trở về dòng sông thơ ấu
NGUYỄN QUANG SÁNG đã trở về dòng sông thơ ấu

Chiều 13-2-2014, khi tiết xuân còn vương vấn phương Nam, thì nhà văn nổi bật nhất của vùng đất này – Nguyễn Quang Sáng đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi  85. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng ra đi lặng lẽ và đột ngột, nhưng tự nhiên và nhẹ nhàng theo cách của ông… Nguyễn Quang Sáng không dụng công với kỹ thuật văn chương, ông viết tự nhiên như lối ăn lối nói hàng ngày. Thế nhưng, truyện ngắn hay tiểu thuyết của ông vẫn lôi cuốn vì thực tế đời sống cuồn cuộn trong từng trang, từng dòng. Không thể tìm thấy một đoạn văn nào của Nguyễn Quang Sáng có thể làm mẫu mực cho sáng tác, nhưng những nhân vật do ông tạo ra như Năm Hạng, Tư Quắn, Bảy Ngàn vẫn có sức hấp dẫn kỳ lạ!

Uống rượu với Nhà thơ TRẦN VÀNG SAO
Uống rượu với Nhà thơ TRẦN VÀNG SAO

Nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi điện: "Anh Đính à, tụi em vừa từ Sài Gòn ra. Anh tới quán Festival bên sông Hương uống rượu với anh em nhé. Nhớ đi taxi, tụi em trả tiền, anh đừng đi xe đạp, mưa gió cực lắm". Lát sau, nhà thơ Trần Vàng Sao đến. Anh không đi taxi mà đi xe đạp. Anh trùm chiếc áo mưa cũ kỹ, chiếc xe cũng cũ kỹ, gương mặt anh cũng cũ kỹ, chỉ có nụ cười là tươi xanh. Bàn rượu đông anh em làm văn, làm báo, nhưng ngay lập tức, anh trở thành nhân vật trung tâm của cuộc rượu… Anh chỉ đọc thơ ứng khẩu và ứng khẩu rất tài tình, hay đọc những câu thơ viết "lăng nhăng" quăng đâu đó chưa in. Loại thơ bông lơn này nghe rất vui nhưng ngẫm lại đắng cay vô cùng: "Mi theo cách mạng quá trời/ Bây giờ nghĩ lại đã đời mi chưa?".