LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
NGUYỄN ĐỨC TÙNG và Nồi Bánh Tét
NGUYỄN ĐỨC TÙNG và Nồi Bánh Tét

Tết năm ấy một lần lúc nửa đêm đang ngủ thì thấy giường lạnh, trở mình, chú Kiên không nằm ở đó. Tôi ngái ngủ mở mắt thấy chú đang đứng im trong cửa sổ. Tôi tò mò đến sau lưng, chú xua tay ra hiệu, nhưng lúc ấy tôi cũng đã kịp nhìn thấy mẹ tôi từ ngoài sân đi vào. Hôm sau tôi để ý lại thấy chú Kiên dậy một mình lúc khuya, lần này chú đứng bên cửa hông nhìn xuống bếp, tôi lặng lẽ đến sau, nhưng chú không ngăn nữa, mẹ tôi bước ra từ trong bếp, nơi giàn bếp có treo lủng lẳng những đòn bánh tét, bà cất để dành ra Giêng làm món bánh tét chiên là thứ anh tôi và tôi vẫn thích. Bà cầm một đòn bánh tét trên tay, đứng im một lát, rồi đi xuyên qua nhà ngang gần buồng ngủ chúng tôi, tới trước sân nơi bếp lửa hôm trước, đặt đòn bánh xuống gần bụi sả, trên một tảng đá ong lớn, rồi trở vào nhà. Hôm sau bà cũng làm như thế…

Chúng ta quá ích kỷ trước cái ác
Chúng ta quá ích kỷ trước cái ác

Là người quan tâm nhiều đến những chuyện nhiễu nhương của xã hội, trong đó có những bản án và tâm lý người phạm tội, nhà thơ – nhà báo Lê Thiếu Nhơn trăn trở về sự tác động của cộng đồng đối với các phạm nhân: “ Tôi đã từng gặp nhiều phạm nhân sau song sắt. Tôi thấy bản án mà họ đang gánh chịu cũng có trách nhiệm của cộng đồng. Chúng ta thiếu sự giám sát hợp lý đối với những người có chức vụ, chúng ta thiếu sự quan tâm cần thiết đối với những người gặp khúc quanh túng bấn, và chúng ta càng thiếu sự chia sẻ với những người ít học! Tóm lại, chúng ta đang dần dần trở thành nạn nhân của lối sống ích kỷ và dửng dưng! ”

PHAN THỊ THANH NHÀN với Một Góc Thương Yêu
PHAN THỊ THANH NHÀN với Một Góc Thương Yêu

Mặt hồ bị che lấp bởi ngàn ngàn chiếc lá biếc xanh,nhấp nhô những đóa sen hồng vừa hé nở. Ôi, Hà Nội nguyên vẹn như thủa nào, mình cùng bạn bè chèo thuyền len lỏi trong bóng rợp của sen, nằm xoài ra hít căng lồng ngực mùi hương quyến rũ. Dạo đó, sen nở dọc theo chùa Trấn Quốc, xuống tận cuối đường Cổ Ngư, làm bọn học trò đi từ làng Yên Phụ xuống trường Chu Văn An hôm nào cũng muộn, nghe trống rồi mới chạy thục mạng, vì mải lội xuống hồ tìm hoa mới nhú, không phải đẻ nhìn, mà để nhai thử xem vị chát mà thơm cuả nó tuyệt vời ra sao…

Từ cái vui dễ truyền nhiễm
Từ cái vui dễ truyền nhiễm

Học giả Vương Hồng Sển, trong cuốn “Thú chơi sách” cho rằng số Tết của báo Nam Phong năm 1918 là “thủy tổ của các số báo Xuân”. Cuộc đời 53 mùa xuân của Phạm Quỳnh ( 1892-1945) không chỉ để lại nhiều tác phẩm du ký và khảo cứu có giá trị, mà còn để lại… văn hóa báo Tết cho người Việt Nam. Từ Mậu Ngọ 1918 đến Giáp Ngọ 2014, đã có 9 cái Tết con ngựa ngập tràn sắc màu báo Tết tô điểm cho đời sống, và các thế hệ hậu sinh vẫn tiếp nối quan niệm báo Tết như một thiện chí khuyến mãi độc đáo “ số báo này là để tặng   các bạn đọc báo đã có bụng tin yêu gửi mua từ đầu đến nay, một món quà hợp với cảnh năm mới ” như Phạm Quỳnh đã viết cách đây 96 năm!

Chợ Tết còn nguyên sắc màu thương nhớ
Chợ Tết còn nguyên sắc màu thương nhớ

Ai trò chuyện với Đoàn Văn Cừ cũng có ấn tượng ông hiền, chất phác, có phần ngây thơ nữa. Lần đầu tôi được diện kiến ông, tới nay đã hơn nửa thế kỷ. Hồi ấy ông làm biên tập ở nhà xuất bản Phổ thông, phố Tô hiến Thành, Hà Nội.  Tôi là sinh viên y đang tập làm thơ, đến chơi với Tô Hà, Nguyễn Mỹ, cũng làm ở đấy, mà được gặp ông. Thơ ông dạo ấy chủ yếu ca ngợi nông thôn mới, Giếng xây, đường gạch, cây đa Tường tô khẩu hiệu, chim ca rộn ràng. Ông hay trực tiếp biểu lộ cảm xúc bằng những câu trữ tình cảm thán “ Lòng ơi! ”   (kiểu như: Còn không lòng hẹn với lòng / Đánh Tây quyết giữ đến cùng thôn Vân). Áp tết, cơ quan mổ lợn liên hoan, ngồi vào mâm, Nguyễn Mỹ nhìn đĩa lòng lợn, đọc với Tô Hà, trêu ông Cừ: “ Lòng ơi! lòng hẹn với lòng / Có gan có tiết mà không có dồi ” . Ông Cừ nghe đủ nhưng không nói gì. Bọn kia tưởng hay, cười ha hả. Hôm sau tôi đến, Tô Hà làm như kết tội Nguyễn Mỹ để có cớ đọc lại. Lại thích chí cười. Ông Cừ cũng ngồi đấy. Thấy tôi e dè, không cười theo hai tên kia, ôn

NGUYỄN NGUYÊN BẢY và giải pháp tu thân đức tin
NGUYỄN NGUYÊN BẢY và giải pháp tu thân đức tin

Nhà thơ kiêm nhà phong thủy Nguyễn Nguyên Bảy lý giải: “Theo ma trận Kinh dịch được số hóa, thì số 1 tên gọi là sự nghiệp hay là bản thể của một con người, tiến lên số 2 tên gọi là Hôn nhân, tức là một đạo dương/âm cần được hoan phối với một đạo âm/dương để trường tồn nòi giống, để còn mãi làng quê, non nước, để sau đó tiến lên số 3 tên gọi là Gia đình.. Dẫn từ số 1 tiến lên 2, rồi 3, nhận thấy sự thuận lý vốn có từ khi có loài người, đó là sự thuân lý sống làm người (số 1), kết hợp với nhau để sinh tồn, sinh lý (số 2) mà thành môi trường, tuy số 3 chỉ ý nghĩa Gia đình, nhưng thực ra chữ gia đình hàm nghĩa môi trường nhỏ là lân bang xóm giềng, lớn hơn chút là làng quê, lớn hơn nữa là non sông, thậm chí hàm cả nghĩa thế giới, vũ trụ..1 lên 2, rồi 3 là bước ma trận tiến/ thuận…”

5 giai thoại văn chương ở xứ sở bạch dương
5 giai thoại văn chương ở xứ sở bạch dương

Tương truyền Ilya Erenbuorg hiểu rõ từng viên đá lát trên nhiều con phố ở thủ đô nhiều nước châu Âu, và nói tiếng Pháp hay hơn người Paris. Ông quen biết và giao lưu với rất nhiều danh nhân văn hóa của Pháp và châu Âu như danh họa Picasso, các nhà thơ Paul Eluya, L. Aragon, nhà văn Romanh Rolang, E.Heminway…Ilya Erenbuorg xông pha trận mạc trong thế chiến hai, luôn có mặt trong các cuộc hội thảo văn chương tại châu Âu. Nhưng khi ngồi vào bàn viết văn, viết báo ông đã chọn cho mình chiếc bàn quen thuộc ở góc một quán caphê giữa khu phố ồn ào, náo nhiệt nhất ở Moskva. Hình như chính sự tíu tít, chộn rộn kia mới kích thích được trí sáng tạo của ông. Cũng nói ngay, đích thân ông chủ quán cà phê nọ đã chọn góc bàn ấy cho nhà văn và suốt trong mấy chục năm đã khoản đãi nhà văn những tách cà phê ngon nhất và dĩ nhiên là .. miễn phí.

Gia cảnh của cây bút trẻ vừa bị bắt vì tội lừa đảo
Gia cảnh của cây bút trẻ vừa bị bắt vì tội lừa đảo

Vùng quê nghèo vùng sâu, vùng xa Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) mấy ngày gần đây bỗng xôn xao bởi tin anh chàng “nhà văn trẻ” Cusiu - con của “ông Cường lâm trường” - bị bắt vì có hành vi lừa đảo. Trên mạng Internet, Đoàn Mạnh Quang ( được biết đến qua tập truyện “Chị ơi! Anh yêu em!”) đã lập ra một số trang web cá nhân để rao bán các mặt hàng điện tử như laptop, điện thoại di động... Bằng cách “thỏa thuận” giao tiền qua tài khoản khoảng 30% trước khi giao hàng, Quang đã chiếm dụng của một số “khách hàng” một khoản tiền được cho rằng là không nhỏ. Ngày 5.1, tại TPHCM, một số khách hàng đã đón lõng và bắt Quang giao cho cơ quan công an. Hiện Đoàn Mạnh Quang đang bị cơ quan công an tạm giữ để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

PHẠM KHẢI và một đóng góp hiệu quả đưa văn học tới công chúng
PHẠM KHẢI và một đóng góp hiệu quả đưa văn học tới công chúng

“ Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo” của Phạm Khải tuy tên sách đọc nghe rất màu sắc “lý luận” nhưng khi được tiếp cận những bài viết trong sách thì người đọc rộng rãi lại dễ dàng bị thuyết phục. Cuốn sách hấp dẫn không chỉ bằng những vấn đề thực tiễn của đời sống văn học được tác giả nêu ra rất đáng được xã hội quan tâm mà còn được thể hiện bằng một thứ văn phong nhuần nhị, mạch lạc, hết sức dễ hiểu, rất hoạt, với cách lập luận sắc sảo và các trích dẫn chính xác. Cuốn sách đã nói lên được đầy đủ những điều mà người viết muốn hướng tới nhằm “công chúng hóa” những vấn đề vốn vẫn luôn được coi như một “tháp ngà” khép kín của riêng một bộ phận đối tượng nào đó.

TRẦN TUẤN HIỆP nhìn thấy vẻ đẹp từ người thật việc thật
TRẦN TUẤN HIỆP nhìn thấy vẻ đẹp từ người thật việc thật

Ai từng cộng tác với Trần Tuấn Hiệp đều biết rõ điều này: Trong mỗi bộ phim anh đảm nhiệm hầu như gần hết các vai trò: tác giả kịch bản, chọn cảnh và chọn người để đưa vào ống kính (chỉ đạo trên trường quay), dựng phim, chọn nhạc, viết lời bình. Nhiều trường hợp anh đã giằng lấy camera trong tay quay phim để kịp thời ghi được một hình ảnh như ý muốn. Việc anh bám sát để bày vẽ, chỉ bảo cho người ghi hình phải quay thế này, phải làm động tác máy thế kia, phải sử dụng nguồn sáng trời hay nguồn sáng đèn…, anh cũng đã “lấn sân” công việc của tay quay rất nhiều.

VĂN ĐỊNH và bài thơ Những Điều Ba Muốn Nói Với Con
VĂN ĐỊNH và bài thơ Những Điều Ba Muốn Nói Với Con

Về nhà văn Văn Định, là người viết văn xuôi, viết không nhiều nên rất ít người biết. Mà lại có nhiều người nhớ Văn Định là tác giả một bài thơ duy nhất: “Những điều ba nói với con”. Văn xuôi Văn Định mang chất hài, ngược lại bài thơ rất là tâm huyết viết vào năm 1980 nhân dịp đầy tháng của đứa con trai. Viết xong gởi báo không báo nào đăng, đành phải đăng báo nhà. Lúc đó bài đăng báo phải gởi qua ban Tuyên Huấn kiểm duyệt nên hết ban Tuyên Huấn, đến Công An mời anh lên. Suýt chút nữa anh mất chức Tổng thư ký Hội văn nghệ An Giang. May sao đến năm 1986 nhờ có Nguyễn Văn Linh mở cửa, nên bài thơ được dịp trình làng: “Đất nước bao giờ mới hết nỗi xót xa. Hết những kẻ ăn mày nằm bên vườn hoa. Hết những loài sâu bọ. Gặm nhấm tan hoang xứ sở, xóm làng”!

Ngày ấy chị như hoa sen
Ngày ấy chị như hoa sen

Nghe tiếng quen, tôi quay lại. Và nhận ra chị, quần bà ba đen, áo sơ mi màu cháo lòng bên trong, ngoài khoác cái áo lính rằn ri. Chị ôm lấy tôi, khóc như trẻ con. Nguôi ngoai, chị lại dẫn tôi về nhà, cho ăn uống. Các cháu đã lớn, biết giúp mẹ việc nhà. Cuộc sống cuối những năm bảy mươi thế kỷ trước khó khăn, chị siêng làm lụng, đầu tắt mặt tối, nên anh chị không gặp nhau nữa. Cũng như những người quen biết khác thời đó, trước đây thân thiết, cùng nhau học một trường, đi một đường, từng bao dịp chuyện trò vui chơi đàn hát, mộng lớn mộng con, văn chương văn chiếc, giúp đời giúp điếc, nay có khi đi qua trước cửa nhà nhau mà không buồn ghé lại, không nỡ nhìn nhau trong cảnh cơ hàn.