LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Nhân Vật Văn Học có gì bí ẩn?
Nhân Vật Văn Học có gì bí ẩn?

Nhà văn Ma Văn Kháng phân tích: “Lấy từ nguyên mẫu ngoài đời những chất liệu để xây dựng nhân vật - diễn đạt ý tưởng nọ thành một hoạt động có tính cơ giới như vậy nghe chừng chưa ổn, dù vậy vẫn phải nói ngay rằng, đó là một chu trình đem lại cho nhà sáng tác rất nhiều hứng thú! Trước hết, nhờ việc này, tôi có được cảm giác tự tin rõ rệt. Tự tin vì đã có bảo hiểm - tức là đã tiếp cận được sát sạt chất liệu khởi nguyên của hiện thực. Tất nhiên cùng với sự tự tin còn là khoái cảm về năng lực chinh phục, chiếm hữu đối tượng. Và sau nữa, còn là cái hào hứng do được hưởng miễn phí những gì thuộc về sở hữu của nguyên mẫu...” 

ĐƠN KHIẾU NẠI và thông tin được Mật Báo của ĐÔNG LA
ĐƠN KHIẾU NẠI và thông tin được Mật Báo của ĐÔNG LA

Hiện có rất nhiều Hội viên Hội Nhà văn VN có thái độ và bài viết sai trái, có người đã bị bắt, nhưng hầu như trong Hội Nhà văn không ai lên tiếng phê phán, ngược lại, lại có nhiều người đồng tình với sự sai trái ấy. Như ông Trung Trung Đỉnh, một đương kim Ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, luôn ca ngợi Nguyên Ngọc, người đang trên tuyến đầu chống đối, còn định thành lập “Văn đàn độc lập”. Văn Công Hùng, một Ủy viên BCH khác của Hội Nhà Văn VN cũng ca ngợi Nguyễn Quang Lập, một nhà văn mới bị bắt và đã nhận tội, là: “Ở nước Nam này, nếu hỏi ai viết nhiều, làm việc nhiều, lao động nghiêm túc, tôi không ngần ngại trả lời: Nguyễn Quang Lập”.

Chuyện ĐÔNG LA bị loại khi làm đơn xin vào Hội Nhà văn VN
Chuyện ĐÔNG LA bị loại khi làm đơn xin vào Hội Nhà văn VN

Vừa rồi tôi lại đồng ý làm đơn xin vào Hội Nhà Văn VN và hôm nay tôi được người trong cuộc báo tin là tôi đã bị loại. Tôi nói tôi “đồng ý” làm đơn vì ý định làm đơn không phải do tôi mà vừa rồi một nhà văn trong Ban Chấp hành Hội Nhà Văn VN đã gặp tôi khuyên tôi nên vào Hội, rồi anh đã chuyển cho tôi một bộ hồ sơ để tôi chuẩn bị cho đúng thủ tục… Tôi không chủ động làm đơn nên không cay cú ăn thua, nhưng đã làm đơn thì tôi không thể im lặng trước sự bất công. Vì Hội Nhà Văn là một Hội rất quan trọng trong thể chế nên tôi sẽ viết một đơn thư ngỏ gởi các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và những cá nhân, cơ quan có trọng trách về Văn chương, nghệ thuật để chứng minh sự bất công này. Hội Nhà Văn là hội hoạt động với kinh phí của nhà nước nhưng mật độ chống phá nhà nước trong giới nhà văn lại rất cao.  

Mặt trời khiếm thị vào thơ
Mặt trời khiếm thị vào thơ

Nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh hình như có thiên nhãn bên trong; anh có khả năng thấy cái thật xa hơn cái thật gần; anh ngẫm nghĩ về cái lẽ đuổi theo thì mất mà buông ra thì còn, cái thân xác vuột mất nhưng cái hồn thì ở lại, tưởng thực mà hư, tưởng hư mà thực “Em là thực hay là mơ. Xa thì rõ gần lại mờ... mờ sương. Sao em như thể làn hương. Đuổi tìm thì mất nhãng buông thì còn?”. Nguyễn Việt Anh viết về cái nhớ thương đến tận cùng: yêu đến dửng dưng, thương đến lạnh lùng cằn khô, nhớ đến cạn kiệt thờ ơ, mong nhớ quá tới mức hững hờ...

Lá thư xúc động của nhà văn BÙI NGỌC TẤN
Lá thư xúc động của nhà văn BÙI NGỌC TẤN

Mình viết thư này gửi Tạo để có thể nói rõ hơn những suy nghĩ của mình trong việc nhận hay không nhận số tiền tài trợ 53 triệu của Phương Dung dự định dành cho mình để in tuyển tập như Tạo nói. Mình đã đoán người tài trợ là Phương Dung (mặc dù Tạo chưa nói cho mình) qua việc đọc những bài trên trang mạng Lê Thiếu Nhơn và vài trang mạng khác. Và thật thú vị là mình đoán không nhầm. Mình đánh giá cao những bài viết và những việc làm từ thiện cũng như việc tài trợ cho các văn nghệ sĩ của Phương Dung… Một điều quan trọng khác là mình chưa bao giờ có ý định làm tuyển tập. Trong thời gian viết văn trở lại, mình có 2 quyển tiểu thuyết thì bị cấm một, chỉ còn lại tập tiểu thuyết “Biển và Chim bói cá” 500 trang, tập “Viết về bè bạn” 500 trang. Và tập tuyển truyện ngắn chưa đến 200 trang, quá ít để làm tuyển tập. Cho nên nếu mình nói nhận số tiền tài trợ lớn này để làm tuyển tập, mình sẽ là người nói dối.

VƯƠNG TRÍ NHÀN phân tích những cung bậc của cái hèn
VƯƠNG TRÍ NHÀN phân tích những cung bậc của cái hèn

Dân nghèo nên hèn đâu cũng gặp, kẻ giàu hèn rất nhiều, cho đến cả mấy triều vua cũng kế nhau mà hèn một cách thê thảm… Ở phương Đông cũng như phương Tây, thật ra người xưa đã khôn ngoan bảo nhau “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, biết sợ kẻ đáng sợ không phải là xấu. Điều đáng nói ở đây là cái cách chịu thua và biết sợ của người xứ mình. Trong sự hèn ở đây, có thái quá biến thành khiếp nhược; lại có niềm tin rằng không bao giờ bằng người. Trước một việc lẽ ra phải lấy cái chết để tự khẳng định thì người ta vứt bỏ đạo nghĩa, hy sinh danh dự miễn sao bảo toàn tính mệnh; từ đây sinh ra cả một cách sống lẩn khuất chui nhủi.

Rộn ràng làng xóm dưới chân Ba Vì
Rộn ràng làng xóm dưới chân Ba Vì

Người ta nói ở làng Nghe, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội có cái giếng mang tên rất gợi cảm. Gọi theo người Mường là giếng Pó Ché. Còn theo chữ nôm của người Kinh là giếng âm hộ. Tôi không tin là có thật. Lại nữa, dân ở thôn Muồng Chén cũng ở xã này rất thích ăn bọ xít chiên giòn. Nghe thất kinh tôi đâu có tin. Nhưng chẳng hiểu sao, tôi cứ dò dẫm về Vân Hòa, với nỗi tò mò không nhịn được. Khi gặp hai cô gái Mường, tôi hỏi về cái giếng Pó Ché, thì họ cười đỏ mặt và đấm lưng nhau bỏ chạy. Họ nói líu ríu gì đó, liếc xéo nhìn tôi rồi chạy vào bản. Có lẽ họ cười vào mũi lão già là tôi rằng, rõ là điên ai lại đi hỏi những lời tục tĩu thế bao giờ….

Số phận hai người đàn bà trong Đời Cát
Số phận hai người đàn bà trong Đời Cát

Tâm sự của nhà văn Hữu Phương, tác giả của truyện ngắn “Ba người trên sân ga” được nhà văn Nguyễn Quang Lập chuyển thể thành kịch bản phim “Đời cát”: “Tôi bắt đầu xây dựng mối tình giữa nhân vật người lính thủy (tên Cảnh) tham gia trận đánh oanh liệt trên sông Gianh sáng ấy với cô dân quân xinh đẹp (tên Tâm), người đã lặn vớt được anh từ dưới lòng sông và dìu vào bờ. Họ nên vợ nên chồng, và có cô con gái tên Gianh mười hai tuổi. Truyện bắt đầu khi gia đình ông bà Cảnh đang giữa bữa cơm tối. Bức thư của Tâm đã vô tình rẽ hai vợ chồng ông bà về hai phía ngược nhau. Ông Cảnh lật đật bóc thư, mừng run tay run chân khi biết đó là thư của người vợ trẻ ở Bắc nói sắp vào công cán, nhân tiện ghé thăm cái Gianh cho đỡ nhớ. Trong khi bà Cảnh, biết thư Tâm, bất giác hực lên một tiếng rên. Tiếng rên theo thói quen bấy lâu đã thành bản năng. Nó bật ra mọi nơi mọi lúc khi bà bị sốc. Nó thành “đặc điểm nhận dạng” nổi bật của nhân vật này. Bà thừa biết, thư Tâm nói nhớ cái Gianh, nhưng thực ra là cô

Bất chợt long lanh nắng Tả Phìn
Bất chợt long lanh nắng Tả Phìn

Tả Phìn là bản người Dao đỏ cùng ở với một số gia đình người Mông trên núi cao giáp biên giới Trung Quốc, cách Sa Pa 12 km. Ở độ cao 1600m so với mặt nước biển nên vào cuối tháng 10 trời đã lạnh và gió đã buốt. Đôi môi tôi như nhấm nháp từng ngụm sương phủ dầy trên đường đi. Nắng có lúc chợt lóe lên như những sợi tơ long lanh, nhưng chợt vụt bay đi bởi những áng mây tràn đến. Theo mũi tên chỉ dẫn, tôi đi vào thôn Sé Séng, trung tâm của khu du lịch Tả Phìn. Mây vẫn bồng bềnh như thế. Tôi đang dò dẫm đi trên con đường đá đen, thì có tiếng những cô bé người Dao ríu rít chào mời. Định thần lại một lúc, tôi nhận ra có tới gần chục học sinh đi bán hàng thổ cẩm. Không chỉ bán hàng lưu niệm, có người còn mời tôi vào tắm thuốc cho ấm người hay vào nhà hàng uống rượu sâu chít, đặc sản ở Tả Phìn.

TÔ HÀ còn cái bóng nơi anh ngồi viết
TÔ HÀ còn cái bóng nơi anh ngồi viết

Rất nhiều giai thoại về niềm say thơ của nhà thơ Tô Hà. Ví dụ, gặp bạn thơ, Tô Hà mải nói chuyện thơ, quên cả giờ đón con ở nhà trẻ. Một sớm, người vợ mua bát phở về mời nhà thơ ăn sáng, mải nói chuyện thơ với người khách đến chơi, bát phở để nguội trương phềnh cho đến tận trưa. Gặp người bạn thơ trên đường, Tô Hà hoan hỉ nói về bài thơ mới viết, mải chuyện, quên cả đèn đỏ, công an phải tuýt còi. Anh có thể xắn tay áo sẵn sàng đọ sức với kẻ rèm pha, lăng mạ một nhà thơ nào mà anh yêu quý. Còn khá đặc biệt nữa, là anh em ở báo Người Hà Nội thường xuyên thấy Tô Hà say mê đọc thơ, nói chuyện thơ thay bữa ăn trưa.

Y PHƯƠNG vẫn cứ xanh một màu rừng
Y PHƯƠNG vẫn cứ xanh một màu rừng

Hai cuốn tản văn "Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm" và "Kung fu người Co Xàu" của Y Phương đều được viết với những lời thẳng, những lời nghi ngút lửa... Y Phương hừng hực viết, say sưa viết, day dứt viết với những câu văn chắt ra từ gan ruột để người đọc thấu hiểu nỗi niềm của một người yêu quê hương, yêu dân tộc đến đau đớn, đến xót xa, đến quặn lòng… Mỗi tản văn của Y Phương như một lát cắt, một tầng vỉa làm lộ dần chiều sâu văn hóa của quê hương, của dân tộc. Y Phương không phải chỉ kể lại, tả lại những sự vật, những hiện tượng mà đi sâu phân tích ý nghĩa cội nguồn của nó, đẩy những sự kiện, tình huống đi đến tận cùng để từ đó khám phá, phát hiện tâm hồn, tính cách dân tộc, nói rộng ra là ngọn nguồn, chiều sâu văn hóa của dân tộc.

Một Phút Tự Do và sự nhập cuộc trôi chảy
Một Phút Tự Do và sự nhập cuộc trôi chảy

Người Ý khá giống người Việt ở sự nóng giòn với cuộc sống. Nếu người Pháp quá trữ tình, người Đức quá nghiêm lạnh, thì người Ý cởi mở, lạc quan và rộn rã, đôi khi phiêu lưu. Elena Pucillo Trương rất đậm chất Ý trong tính cách và cả trong cách chọn cho mình miền đất và công việc khi cuộc đời bắt đầu chinh xế. Từ châu Âu sang sống ở Đông Nam Á, không là người giòn và mở thì là gì? Đi dạy học với mức thù lao chỉ đủ chồng đổ xăng đưa đón, không lạc quan quá thể sao? Và chọn công việc viết văn, phiêu lưu lắm. Đã có một số truyện và bài in ở Ý, dĩ nhiên, chính quốc mà. Nhưng cũng đã in hầu hết ở Việt Nam nhờ có đức ông chồng dược sư cùng mê văn chương hơn mọi thứ trên đời.

TRƯƠNG TUYẾT MAI trò chuyện với bóng mình
TRƯƠNG TUYẾT MAI trò chuyện với bóng mình

Chị đã nổi tiếng với ca khúc trữ tình “Huế tình yêu của tôi” (phỏng thơ Đỗ Thị Thanh Bình). Tôi gặp, rồi trở thành người em thân thiết với nhạc sĩ Trương Tuyết Mai khi đầu chị đã điểm sương. Thế mà, tôi thấy Trương Tuyết Mai vẫn đẹp, đẹp kiêu hãnh bởi đôi mắt đen mở to, lông mày đậm và giọng nói nhỏ nhẹ của chị. Thời trẻ, chắc chắn chị là mĩ nhân rồi và sức cuốn hút của đôi mắt luôn mở to ấy không hề yếu ớt chút nào. Tôi lười, ít điện cho chị nhưng tác giả Huế tình yêu của tôi thì tháng nào cũng từ thành phố Hồ Chí Minh a lô cho tôi. Tôi rưng rưng nhận ra giọng của chị có nỗi buồn hiu vắng; những khoảng lặng không dễ gì bù đắp được trong bản tổng phổ cuộc đời nhiều thăng trầm sóng gió của người phụ nữ tài sắc mà đa đoan này. Có lẽ, đó là nguyên do chính mà chị ngược dòng thời gian để trò chuyện với bóng mình và những hồi ức dĩ vãng đã lần lượt hiện lên đầy lay động trong “Lật từng mảnh ghép” – hồi ức của Trương Tuyết Mai, do NXB Hội Nhà Văn ấn hành.

Cuốn sách nâng đỡ số phận cay đắng của một phạm nhân
Cuốn sách nâng đỡ số phận cay đắng của một phạm nhân

Phạm nhân Nguyễn Văn Khôi – nguyên phóng viên báo Khánh Hòa, anh ruột của nhà báo Hoàng Khương cũng đang bị án tù, viết thư cho đơn vị làm sách: “Số là trong phòng giam của tôi có một người bạn tù có người quen làm quản giáo ở trại giam KH. Gia đình anh ấy nhờ quản giáo mang vào cho anh ấy mấy cuốn sách. Trong những cuốn sách ấy có cuốn “Tìm về sức mạnh vô biên” của Robin S.Sharma, một ấn phẩm của quý công ty. Thú thật lúc ở ngoài đời tôi là người tự phụ, ỷ lại học vấn và sự hiểu biết của mình. Vì vậy những cuốn sách có tính “dạy đời”, “sách vở” như vậy tôi không để mắt đến. Tuy nhiên trong cảnh tù tội “đói chữ” lại muốn quên đi thời gian nên tôi đã đọc cuốn sách này. Và điều kỳ diệu đã đến. Cứ mỗi trang sách lật qua như có ai đó cất đi cho tôi một gánh nặng. Mỗi trang sách như có một sức mạnh vô hình nâng đỡ cho tôi đứng dậy. Tôi như kẻ lạc lối giữa biển khơi tìm thấy ánh sáng của ngọn hải đăng. Tôi đã đọc ngấu nghiến…”

Bao giờ có liên hoan phim tư nhân?
Bao giờ có liên hoan phim tư nhân?

Bằng tất cả thiện chí, thử hỏi Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội có mời được nhân vật điện ảnh lừng lẫy nào không? Chắc chắn không thể, vì ngân sách chỉ đủ lo chi phí đi lại và ăn ở cho khách mời phổ thông. Để một tên tuổi lớn xuất hiện bao giờ cũng kèm theo một hợp đồng tài chính. Ngân sách không thể đặc cách bỏ ra vài trăm ngàn USD cho một siêu sao Hollywood hay một đạo diễn hàng đầu châu Á. Khi và chỉ khi tư nhân làm liên hoan phim, họ mới biết cách kêu gọi tài trợ và quảng cáo để có kinh phí để làm điều ấy, nhằm tạo uy tín cho liên hoan và gây hứng thú cho công chúng! Một liên hoan phim chỉ cần có Angelina Jolie hoặc Trương Nghệ Mưu tham dự, thì đẳng cấp sẽ khác hẳn.

NGUYỄN TUÂN có gien giang hồ
NGUYỄN TUÂN có gien giang hồ

Nhà văn Nguyễn Tuân kể: “Tôi nghiện hút thuốc phiện và đi hát ả đào mê say, lúc đầu thì bà ấy cũng can ngăn, nhưng thấy tôi lì lợm quá không còn cách nào, bà ấy tìm cách đối phó. Hồi mẹ tôi mới làm cho cái nhà để mở hiệu sách, lấy cớ không muốn tôi la cà, bệ rạc, bà ấy sắm bàn đèn cho tôi hút ở nhà. Tôi cũng rủ bạn bè về nhà phá phách bà ấy quá lắm. Nhưng rồi cái tính phóng túng của tôi không để tôi ngồi nhà lâu, tôi lại lẳng lặng chuồn theo bạn bè đến nhà hát. Hút ở nhà hát có không khí hơn, bạn bè bù khú thoải mái hơn. Bà ấy đành bất lực. Bà nhà tôi không bao giờ càu nhàu, làm ầm ĩ nhà cửa lên. Có lẽ vì thế mà sau này tôi càng thấy quý và nể bà ấy. Vợ tôi chỉ nói những câu châm biếm mát mẻ mà làm mình ngượng đến chết. Ngày bà cụ tôi mất có rất nhiều bà chủ nhà hát ở Khâm Thiên đi đưa ma, bà ấy chỉ và nói thầm với ông chú tôi: “Ông ấy báo hiếu cho bà cụ đấy!”. Nhưng ngẫm nghĩ là tại mình chuốc lấy cái nghiệp chướng ấy, nên tôi có ngượng, có đau, cũng đành bấm bụng mà chịu, chứ biết

Muốn làm nghệ sĩ trên mây?
Muốn làm nghệ sĩ trên mây?

Vừa rồi, tôi được tham gia vào công việc tuyển sinh học ngành đạo diễn điện ảnh và truyền hình tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam Trung Bộ, miền Tây Nam Bộ. Nam thanh nữ tú rập rìu đông nượp. Nền điện ảnh nước nhà từ lâu đã trở thành con bệnh chết lâm sàng; còn nền phim truyện bên ngành truyền hình thì vẫn trượt dài theo triền dốc “làm nhanh, làm ẩu, làm bất kể lời chê, tiếng chửi, miễn cứ sinh lời cao là O.K tuốt”. Ấy vậy mà không hiểu sao đám bạn trẻ náo nức săn đuổi công việc đạo diễn như vậy? Hay bây giờ mình già mình ngu mà không hay biết cái công việc này đang hứa hẹn một khả năng hốt bạc nhẹ nhàng, dễ dàng và… thanh cao?

Nỗi cô đơn mang tên NGUYỄN HUY THIỆP
Nỗi cô đơn mang tên NGUYỄN HUY THIỆP

Hiếm có ai được trời cho “lộc” văn chương nhiều như Nguyễn Huy Thiệp. Một nhà văn mà chỉ với vài truyện ngắn đầu tiên xuất hiện đã là tâm điểm của mọi ồn ào, mọi tranh luận, và chỉ sau một thời gian ngắn thì tên tuổi của ông đã đóng đinh trong dòng văn học Việt Nam, trở thành một hiện tượng mang tên “Nguyễn Huy Thiệp”. Nhưng rồi bỗng một hôm, Nguyễn Huy Thiệp tuyên bố ngừng viết, bán “văn nghiệp” của mình với giá nửa tỉ cho Nhà xuất bản Trẻ… để tận hưởng tuổi già nhàn nhã. Cuộc sống hàng ngày của ông bây giờ là một cuộc rong chơi.

Tạp chí HỒN VIỆT chọi lại báo TIỀN PHONG
Tạp chí HỒN VIỆT chọi lại báo TIỀN PHONG

Tạp chí Hồn Việt lại có thêm một bút danh mới nhảy vào cuộc tranh luận: “Ông Trần Tuấn (mà tôi đồ chừng là con giai ông Trần Dần) lên tiếng, cho tác giả Bích Châu là “ụp mũ” thì cũng không có gì là lạ. Nhưng vấn đề ông Trần Dần, vấn đề Nhân Văn – Giai Phẩm (NVGP), vấn đề thơ Trần Dần thì phức tạp hơn, có những cách nhìn khác nhau. Trước hết, những câu thơ mà tác giả Bích Châu trích ra để đánh giá thơ Trần Dần đó, thì nó là thơ tắc tị, thể hiện sự bế tắc trong cách nhìn, trong tư tưởng của Trần Dần vào một thời điểm của đời ông. “Thơ thuộc về mọi người”, nhưng “lời tôi khó hiểu vì tôi cô đơn” (P. Eluard). Tâm trạng của nhà thơ có chỗ đáng thông cảm, nhưng đem nó phổ biến, thì người ta chẳng hiểu gì hết, người ta phản ứng. Nó cũng thể hiện sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hình thức phương Tây, tuyệt đối hóa hình thức, ngôn từ, âm điệu…, từ bỏ nội dung – tư tưởng (mà gần đây chúng ta đọc Tzvetan Todorov – Văn chương lâm nguy mới thấy cái tác hại của nó, mới thấy phương Tây – mà đại diện là n

NGUYỄN MẠNH TUẤN có phải nhà văn biết cách yêu mình ?
NGUYỄN MẠNH TUẤN có phải nhà văn biết cách yêu mình ?

Từ những năm 1980, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn nổi lên với các tiểu thuyết “Những khoảng cách còn lại”, “Đứng trước biển”, “Cù lao tràm”... Đặc biệt, tác phẩm Cù lao tràm của ông còn trở thành sự kiện được tranh luận bởi những người ủng hộ hoặc chỉ trích kéo dài hàng tháng trời trên các phương tiện truyền thông hiện thời. Sau gần 10 năm không ra sách mà chỉ chuyên chú viết kịch bản phim truyện, phim truyền hình, mới đây Nguyễn Mạnh Tuấn cho ra mắt tập hồi ký “Nỗi sợ hãi mầu nhiệm” về thời tuổi trẻ của mình khi đi học tại Trường Chu Văn An (Hà Nội) và những tháng năm đi Thanh niên Xung phong ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

VŨ BẰNG nói láo hay nói thật ?
VŨ BẰNG nói láo hay nói thật ?

Kiên quyết lựa chọn và dám chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, ngay khi còn ở tuổi thiếu niên, cậu bé Vũ Bằng đã có biểu hiện của một con người bản lĩnh - một trong những phẩm chất quan trọng mà bất cứ nhà báo nào cũng cần phải có. Lúc đầu, chưa nhận thức đúng đắn, ông cũng như những thanh niên khác mắc căn bệnh của thời đại- chán đời, thất vọng và tìm cách hủy hoại bản thân bằng thuốc phiện và trác táng. Thế nhưng từ khi ý thức được làm báo “là làm một cái gì lớn lao, nói lên được phẩm chất văn minh hoặc ưu việt, hoặc thoái hóa của một chế độ và hơn thế nữa, mổ xẻ tình tiết, tâm tư của con người”, Vũ Bằng quyết tâm thay đổi chính mình. Nhưng để có thể tranh đấu thì ông hiểu trước hết phải bắt đầu từ việc cai thuốc, vì cứ “nằm dài hút sách bê tha như thế này thì có hi vọng gì thoát khỏi được sự chi phối của xã hội và chính trị của Pháp?”

VTV làm sao vượt qua khủng hoảng truyền thông liên quan đến cầu thủ CÔNG PHƯỢNG ?
VTV làm sao vượt qua khủng hoảng truyền thông liên quan đến cầu thủ CÔNG PHƯỢNG ?

Chủ tịch Hội đồng quản trị Le Media – Lê Quốc Vinh đưa ra giải pháp cho khủng hoảng truyền thông của VTV Chuyển động 24 về cuộc truy kích tuổi thật cầu thủ Công Phượng: “Mục đích của xử lý khủng hoảng là bảo vệ uy tín của VTV. Uy tín đó là tính chính thống, khách quan và là biểu tượng của hệ thống truyền thông quốc gia, là tiếng nói của chính phủ. VTV buộc phải đập tan nghi ngờ rằng họ đang bị lợi dụng cho những mục đích không trong sáng của một nhóm lợi ích nào đó… Chỉ có một cách hữu hiệu nhất, là “cho nổ cầu chì” – giống như khi một cỗ máy có nguy cơ bị hỏng hóc nghiêm trọng. Có thể bạn đọc không hiểu “cho nổ cầu chì” là gì, nhưng ở Elite PR School, chúng tôi gọi“cho nổ cầu chì” là xử lý một cá nhân có trách nhiệm gây ra khủng hoảng. Tất nhiên, đừng nghĩ rằng tìm ra “một cậu đánh máy” là đủ!”

Úp mũ lên TRẦN DẦN - THƠ
Úp mũ lên TRẦN DẦN - THƠ

Trong bài viết “Biến nghịch lý thành chân lý”  trên tạp chí Hồn Việt, phần đề cập tới cuốn Trần Dần – Thơ, Bích Châu đã  “phang” ngay mà không cần rào đón. Rằng: “Còn quyển Trần Dần – Thơ thì có lẽ không cần phải bình luận chi nhiều. Bởi chính những con chữ trong tập thơ đã nói lên hết. Ai là người có thể đọc và hiểu những câu thơ thế này? Ai là người có thể ngấm sâu ý tưởng triết lý trong từng cái gọi là Biến tấu chữ, biến tấu âm. Ôi là những Thằng thịt, Con trắng, Kể kệ, Jờ Joạch, Sổ bụi… nhảy tung tóe như một kiểu đánh đố người đọc…”. (hết trích). Đấy là toàn bộ “lý luận” mà Bích Châu đã dùng để bình phẩm, phê phán một tuyển tập thơ, một “công trình khoa học” văn chương - kho ngôn ngữ sáng tạo đầy bí ẩn mà đến giờ còn chưa thể giải mã hết, như Trần Dần - Thơ. Hay nói cách khác, ngay từ bước đi đầu tiên để xác lập thế đứng trong tranh luận, Bích Châu đã tự bịt luôn lối đi của mình bởi thói quen quy chụp, độc quyền chân lý. Chỉ cần đứng một góc sân là có thể bỏ túi cả thiên hà ! Có

Nhiều khuất lấp được phơi bày trong Lịch Sử Thủy Lợi Việt Nam
Nhiều khuất lấp được phơi bày trong Lịch Sử Thủy Lợi Việt Nam

Nhóm tác giả và Hội thủy lợi TP HCM vừa tổ chức giới thiệu và phát hành cuốn sách Lịch sử Thủy lợi Việt Nam dày 532 trang do nhà xuất bản Thời đại ấn hành. Tác giả chính kiêm chủ biên công trình trên là Phan Khánh, Kỹ sư cao cấp cùng 2 đồng tác giả là Tiến sỹ khoa học- Anh hùng lao động Nguyễn Ân Niên và Kỹ sư cao cấp Nguyễn Ty Niên. Họ đều là những cán bộ ngành thủy lợi tại thế đã nghỉ hưu, có nhiều công hiến và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan ngành Thủy Lợi cả trong 2 thời kỳ trước năm 1975 và sau năm 1975. Đây là cuốn lịch sử đầu tiên do cá nhân biên soạn và phát hành, nó cũng chẳng là lề trái, cũng chẳng là lề phải mà chỉ là sự thật, trong đó ghi lại trung thực cả thành công lẫn thất bại, cả cao thượng lẫn yếu hèn của một số chính khách là vua quan triều Nguyễn, chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

UÔNG TRIỀU đi tìm nhân vật đã mất
UÔNG TRIỀU đi tìm nhân vật đã mất

Tác phẩm văn học, đặc biệt tiểu thuyết mang dáng dấp hậu hiện đại là một mê cung những nhân vật, sự kiện, biểu tượng, ý nghĩa. Đi vào mỗi tác phẩm mỗi người có cách tiếp cận riêng biệt, khác nhau. Người thì để ý vào các sự kiện diễn ra trong tác phẩm, cách thắt mở các tình huống của tác giả. Người để ý những câu văn, đoạn văn hay, tầng nghĩa bề mặt và ngoài bề mặt mà tác giả nói đến. Người lại để ý cách xây dựng nhân vật, từ ngoại hình đến tính cách nội tâm. Mỗi người tự tìm cho mình lối đi riêng trong tác phẩm, mỗi người tự tìm lấy sợi chỉ đỏ và thoát ra khỏi mê cung. “ Tưởng tượng & Dấu vết ” là một cuốn sách không dễ đọc. Song bản thân tôi thích sự không dễ đọc ấy, tôi có thể lật đi lật lại từ trang trước qua trang sau để tìm đầu mối cho câu trả lời của mình. Tiểu thuyết là một sự giải đố mà người đọc bắt buộc phải cùng đi với nhân vật để tìm câu trả lời.

Tạp chí HỒN VIỆT và kỹ nghệ làm người ác hiện đại
Tạp chí HỒN VIỆT và kỹ nghệ làm người ác hiện đại

Nhà thơ Đặng Huy Giang nhận định: "Trên tạp chí Hồn Việt số tháng 11/2014, có một bài báo (“Biến nghịch lý trở thành chân lý?”) của Bích Châu đã có những lời lẽ rất phũ và rất bất nhẫn với Đà Linh. Người viết không chỉ hỗn hào, xúc phạm Đà Linh – một người vừa mất cách nay không lâu, mà còn hỗn hào, xúc phạm nhiều người khác nữa. Đây là một bài báo thuộc diện “rác” và nói theo kiểu Mai Quỳnh Nam (trích từ tập thơ “Không thiên vị” – Nhà xuất bản Hội Nhà văn quý 3 năm 2014) thì “Rác trên tivi/ rác đang chuyển động/ rác phát tán ở quy mô đại chúng”.  Ngoài ra, bài báo còn mắc một lỗi rất căn bản và cũng là một căn bệnh nghiêm trọng: Thấy ai không giống mình (suy nghĩ và hành động) thì vội vã phủ nhận và vu oan giá họa cho người ta một cách tàn nhẫn, thiếu suy nghĩ. Nên nhớ, thế giới này luôn tồn tại và phát triển nhờ sự khác biệt. Ngay cả việc xông ra phân biệt này nọ với một xuất phát đầy thiên kiến, cũng không phải là cách hành xử hay ho gì, nhất là đối với ông Tổng biên tập Mai

Bước Khẽ Đến Hạnh Phúc bằng một dáng dấp lạ
Bước Khẽ Đến Hạnh Phúc bằng một dáng dấp lạ

Có ý kiến cho rằng “Bước khẽ tới hạnh phúc ” làm xấu đi, “bôi đen” cuộc sống tại TP HCM nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Có sơ cứng, giáo điều, xưa cũ đến nghiệt ngã không đây? Giở trang báo viết, để mắt tới trang báo mạng sáng sáng, những vụ tai nạn xe cộ, những tin cướp giật hoặc đâm chém nhau, những vụ lừa lọc tiền bạc, danh lợi  đâu phải là chuyện thưa hiếm? Không xa vào chủ nghĩa tự nhiên nhưng cũng không lảng tránh hiện thực nhức nhối trong cuộc chiến với cái ác là yêu cầu bức thiết đối với truyền thông và nghệ thuật đương đại . Sinh hoạt của Sài G òn nói riêng, của đời sống ở Việt Nam nói chung trong “Bước khẽ đến hạnh phúc ”   đã được cân đong khá kỹ lưỡng mặt tích cực lẫn mặt bất cập...

ĐẶNG THÂN phản biện Tạp chí HỒN VIỆT
ĐẶNG THÂN phản biện Tạp chí HỒN VIỆT

Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định sự nghiệp làm xuất bản của Nhà văn Đà Linh như sau: “Từ một kế toán trưởng, anh trở thành Phó giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Đà Nẵng, trợ lý giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Đằng sau mỗi cương vị là một dấu ấn về nghề và về cái tình với người cùng nghề. Đà Linh chăm chút, âu yếm, trân trọng mỗi cuốn sách của bạn như của chính mình, trước sau nguyên vẹn một tâm nguyện hướng tới người đọc. Trong công việc thầm lặng, vui vẻ giấu mình sau cái vinh quang của người khác ấy, đã có biết bao nhiêu hy sinh, cực nhọc, kể cả ‘những giọt nước mắt đời không thấy’ của Đà Linh”. Về văn tài, nhiều người đều nhận ra sự đặc sắc của cây bút Đà Linh. Chính Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam- Hữu Thỉnh đã phải thốt lên: “Cách nhìn đời, nhìn người của Đà Linh mới khoan dung và sâu sắc làm sao”

TRẦN HỒNG GIANG và những câu thơ bay qua bất hạnh
TRẦN HỒNG GIANG và những câu thơ bay qua bất hạnh

Biết về Trần Hồng Giang qua thơ, qua facebook chỉ biết đó là một thanh niên tàn tật, ngồi xe lăn và làm thơ. Nhìn hình anh trên mạng thấy một khuôn mặt nở nang, đầy cá tính và như thế chưa có thể hình dung hết về con người này. Anh gửi lời nhắn mời về Nam Định dự buổi ra mắt tập trường ca “ Thương lắm quê mình”  vào một ngày thu đầy nắng. Về thôi về với tất cả sự háo hức, sự khâm phục nếu không nói pha chút tò mò…

Biến nghịch lý thành chân lý ?
Biến nghịch lý thành chân lý ?

Tháng 9 năm nay, nhân giỗ đầu của nhà văn Đà Linh, Tổng Thư ký Nhà Xuất bản Đà Nẵng, các báo rộ lên một cơn sốt ca ngợi hết lời. Người Việt Nam ta có câu “Nghĩa tử, nghĩa tận”, nên với một người đã khuất, người ta vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để tôn vinh và quên đi những điều không hay khi họ còn sinh thời. Nhưng lạ một điều là hầu hết những bài báo đều xoáy vào cái sai phạm khiến ông Đà Linh phải rời khỏi NXB Đà Nẵng, để coi đó như là một việc làm đáng ca ngợi, đáng tôn vinh… Có thể điểm qua trên các mặt báo giấy lẫn báo mạng, hầu như không có ai đánh giá cao tài văn của ông, dù ông cũng có viết một số truyện ngắn và cũng làm công tác dịch thuật mà tất cả đều đồng thanh ca ngợi vai trò làm xuất bản của ông

Cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên - NGUYỄN CÔNG KHẾ trở thành bậc thầy nuôi yến
Cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên - NGUYỄN CÔNG KHẾ trở thành bậc thầy nuôi yến

Hồi anh Nguyễn Minh Triết xuống thăm tôi, tôi có giới thiệu cho anh xem vườn cam tôi trồng. Anh Triết đùa nói: “Trồng cam thì cũng bình thường rồi, nuôi yến mới là cái tôi thích thú”. Sau đó, tôi có chỉ những người kỹ thuật xuống giúp anh làm nhà yến. Nghe nói mỗi tháng anh thu được 1 ký yến tức là thu nhập được 50 triệu một tháng, hơn cả lương anh ấy hồi làm Chủ tịch nước. Không chỉ anh Nguyễn Minh Triết mà tôi còn giúp và huớng dẫn hàng chục anh em bè bạn xây dựng nhà yến trên khắp cả các vùng ở phía Nam. Nhiều người đã có kết quả và có tổ yến để dùng và để bán có thu nhập cao.

Phỏng vấn Cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ - LÊ HOÀNG
Phỏng vấn Cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ - LÊ HOÀNG

Cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ - Lê Hoàng phân tích: “Hiện giờ bạn đọc báo Tuổi Trẻ có độ tuổi từ 40 trở lên, nếu có một cuộc khảo sát sẽ thấy rõ điều này. Tuy nhiên, độ tuổi 40 này sẽ không duy trì như vậy, thời gian về sau này, độ tuổi ấy sẽ tăng dần lên. Như vậy với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ, của máy tính bảng, smartphone, người ta sẽ dễ dàng đọc báo mạng ở bất kì đâu với sự hỗ trợ của 3G. Theo tôi được biết, thời gian gần đây có những tờ báo bị tuột dốc thê thảm khi số lượng bị giảm trên cả 100.000 bản. Tuy nhiên những tờ báo mạng lại phát triển rất tốt. Như vậy, việc báo in bị giảm số lượng và báo mạng đang rất phát triển thì nhìn chung ra nền báo chí Việt Nam không có gì đáng để nói, không có gì báo động, chẳng qua đây chỉ là một sự thay thế”.

TRẦN MẠNH HẢO giữa Mặt Trời và Hạt Sương
TRẦN MẠNH HẢO giữa Mặt Trời và Hạt Sương

Vĩ đại – nhỏ nhoi nhiều khi chỉ đơn thuần là lớn - bé của hình thể. Trần Mạnh  Hảo nhìn sự vĩ đại ở góc độ khác. Diễn tả kiểu  thơ mà tầm nghĩ của triết học, của chiêm nghiệm nhiều trong cuộc sống. Đâu chỉ là cách nhìn, cách nghĩ mà còn cả cách đánh giá sự việc, con người. Đâu chỉ là cách nhìn của ta mà còn là của chính mặt trời, của giọt sương về vĩ đại và nhỏ nhoi ấy của bản thân. Tưởng như so sánh giản đơn mà thực là sâu sắc. Văn chương là vậy, thơ là vậy. Không thể hời hợt trên bề mặt con chữ. Nghĩa của từ ngữ nằm trong tầng đất sâu xa. Cứ vặn vẹo, cứ lắp giáp ngôn từ mà quên mất tâm linh. Định nghĩa nhiều về thơ mà hiểu cho đúng về thơ không dễ!

TRƯƠNG NAM CHI theo đuổi vần điệu lục bát
TRƯƠNG NAM CHI theo đuổi vần điệu lục bát

Lục Bát luôn được làm mới. Thường là “chẻ” hai câu thành bốn câu, năm câu nhưng xem ra cũng vẫn rón rén trên “con thuyền ba lá” chứ chưa cho thấy một sự mạnh dạn nào đáng kể. Thật sự chưa có một nhà thơ nào làm lục bát theo kiểu này một cách kiên trì, chỉ lâu lâu đá vào một chút. Là sao? Tuy không phải người bảo thủ nhưng có lúc đọc những câu lục bát “chẻ” này tôi nghĩ… thôi cứ nên 6/ 8, xuống hàng làm chi cho… tốn giấy! Vì nghĩ vậy nên tôi không trích đăng những câu ấy vì sẽ rất mất lòng mà chẳng lợi chi và lợi cho ai! Vả, thơ cũng là một cõi chơi, không ai có thể bắt người ta đi một lối hay không được đi một lối… Rồi một hôm mới đây thôi, tôi ngẫu nhiên có cuộc gặp “kép” với Trương Nam Chi, vừa gặp người lần đầu lại là lần gặp thơ của người, tập thơ “Nỗi Buồn Pha Lê” ghi mạnh bạo ngoài bìa là thơ Lục Bát.

PASTERNAK qua góc nhìn EHRENBURG - Kỳ 2
PASTERNAK qua góc nhìn EHRENBURG - Kỳ 2

Những lúc bông đùa chúng tôi thường nói Maiakovsky có một giọng nói dự trữ, giọng nói thứ hai dành cho phụ nữ. Với cái giọng nói thứ hai đó, thường là rất dịu dàng, âu yếm-trước sự chứng kiến của tôi-Maiakovsky chỉ nói với một người đàn ông duy nhất, đó là Pasternak! Tôi còn nhớ, vào tháng 5 năm 1921 tại Nhà thông tin tuyên truyền có tổ chức một buổi tọa đàm về Boris Pasternak. Bản thân nhà thơ đã đọc thơ của mình. Sau đó một nữ diễn viên trẻ, chị V.V Alekseevna Maskhieva đọc những bài thơ khác của ông. Khi thảo luận, có người nào đó cất tiếng cười-như chúng ta thường nói-tiếng cười “diễu cợt những chỗ yếu kém”. Ngay lúc ấy Maiakovsky đứng bật dậy và cao giọng bắt đầu ca ngợi thơ của Pasternak.

TRANG THẾ HY và Bài Thơ Cuộc Đời
TRANG THẾ HY và Bài Thơ Cuộc Đời

Nhà văn Nguyễn Hồ nhấn mạnh: “Đọc lại Trang Thế Hy trong dịp sinh nhật lần thứ 90 của ông, tôi phát hiện văn chương ông có một điều nhất quán trong suốt bảy mươi năm cầm bút, đó là viết về cái gì nhỏ nhất nhưng vì cái lớn lao nhất, cái chân - thiện - mỹ. Hầu như tất cả truyện của ông đều có một cách giải quyết những mâu thuẫn, xung đột cá nhân trong đời thường cũng như trong đấu tranh, đó là nhìn lên, nhìn cái lớn lao, cái chí nhân, chí nghĩa và cái đẹp của tâm hồn để ở đời. Bài thơ cuộc đời ông bao giờ cũng được thêu dệt từ những cái giản dị thậm chí là tầm thường nhất: “ Thứ khoai sùng lượm mót. Mà sao ngọt ơi là ngọt ”, bởi đó là cuộc đời, biết đắng là đắng, biết ngọt là ngọt, ngọt hay đắng trong những hoàn cảnh khác nhau đều là do tự ở lòng mình” .

Trò đùa lố bịch với pho tượng danh nhân
Trò đùa lố bịch với pho tượng danh nhân

Những ngày này ở tỉnhThái Bình vẫn chưa ngớt lời bàn về bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ở góc sân từ đường của nhà văn Võ Bá Cường. Trên trang mạng của nhà văn Trần Nhương, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhà thơ Bùi Hoàng Tám v.v đã có hàng trăm ý kiến phản bác bức tượng này. Tôi bán tin bán nghi tìm đường về làng Chàng, xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, Thái Bình- quê hương ông nhà văn họ Võ để được tận mắt thấy, tận tay sờ bức tượng và để tìm hiểu một trò đùa thách thức dư luận...

PASTERNAK qua góc nhìn EHRENBURG - Kỳ 1
PASTERNAK qua góc nhìn EHRENBURG - Kỳ 1

Trong những nhà thơ mà tôi đã tiếp xúc và quen biết, Pasternak là nhà thơ khó hiểu nhất đồng thời cũng là nhà thơ gần gũi nhất đối với thứ thi ca của âm nhạc; một con người quyến dũ nhất đồng thời cũng là con người khó chịu nhất. Tôi cố gắng miêu tả lại ông như một người tôi từng biết, từng hiểu, chủ yếu về một Pasternak của thời kỳ từ năm 1917 đến năm 1924 khi chúng tôi hay trò chuyện với nhau hoặc trao đổi thư từ thường nhật. Chúng tôi còn gặp nhau thường xuyên vào năm 1926, 1932, 1933, 1934 tại Moskva; năm 1935 ở Paris; sau đó lại gặp ông tại Moskva, vào những tuần đầu tiên của Tháng sáu khi chiến tranh bùng nổ. Chúng tôi không cãi cọ, va chạm nhau, nhưng cũng lặng lẽ chia tay nhau…

VTV3 khuyến khích trẻ em làm nghệ sĩ ?
VTV3 khuyến khích trẻ em làm nghệ sĩ ?

“Gương mặt thân quen nhí” sau vòng sơ tuyển, có 6 thí sinh từ 8 tuổi đến 12 tuổi tham gia trổ tài… bắt chước thần tượng. Chắc chắn những người tiếp tay cho “Gương mặt thân quen nhí” ngọt lạt phân bua rằng, họ đã cố gắng linh động thu hình vào những ngày các em được nghỉ và sắp xếp lịch trình tập dượt phù hợp để tránh các em phải bỏ học nhiều ngày. Xin hỏi, nếu quý vị tỏ ra hết lòng hết dạ với thế hệ tương lai, sao không làm chương trình liên quan đến học tập và kỹ năng sống, mà quanh năm kêu gọi các em nhảy nhót và hát ca mãi vậy? Rất đơn giản, vì quý vị chỉ nghĩ đến những khoản thu khổng lồ từ quảng cáo!

Bất ngờ ở Long Châu Miếu
Bất ngờ ở Long Châu Miếu

Có lần một bạn trẻ hỏi, liệu tôi có biết làng Long Châu Miếu của Hà Nội ở đâu không? Chịu! Anh ta cười rồi nói bật ra chính là làng có chùa Trầm đó. Nghe nói, gần đây dọc hai bên đường làng có nhiều tượng đá đẹp do các thợ ở Long Châu Miếu làm, bày rải rác tới chân núi Trầm. Và lại có người phát hiện, ở một ngã ba đường núi có một cây gạo hình người đang múa. Nhìn đối diện là một núi chó đá. Những điều thú vị ấy thúc giục tôi lên đường…

NGUYỄN QUANG HƯNG về lại Phố Hàng
NGUYỄN QUANG HƯNG về lại Phố Hàng

Đời cụ nội chủ yếu làm thuê. Đến đời ông đã dư dả vốn liếng mở cửa hiệu, đặt tên Tiến Bảo. Năm 1933, khi bố tôi được sinh ra thì đã có cửa hàng rồi. Chắc hồi đó gia đình dư dả nhất nên tên đệm của bố tôi là Tiến, còn các anh chị em của bố thì đều đệm là Văn hoặc Thị, với tên một cô em liền sau bố tôi là Bảo, nhưng đã sớm qua đời từ bé. Ông nội lấy tên cửa hàng đặt cho các con chăng? Ngày xưa, phố cổ, nghề cũ như thế nào, giờ lần lại trong trí nhớ tám chục năm tóc bạc của bố thật là khó! Cả các bác đã ngoài 90, 80 và các cô đã ở vào hàng thất thập, nghĩ lại cũng chỉ chung chung, áng áng. Đã quá nhiều lo toan, quá nhiều thay đổi trong những tháng năm sau này, khi lớp bình dân Hà Nội cũ phải gồng gánh cho những thế hệ mới theo nhau lớn lên, trong một thời kỳ dài những vẻ đẹp cũ ít được nhen nhóm.

NGHIÊM THỊ HẰNG nhớ về Hà Nội
NGHIÊM THỊ HẰNG nhớ về Hà Nội

Hồi ức của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng: “Ngày ấy từ làng tôi ra Bưởi, thường đi bộ theo lối tắt, con đường có hàng cây sòi giữa đồng, qua khu Viện Khoa học Việt Nam, đi tắt qua Nghĩa Đô vào chợ. Quá đầu chợ Bưởi có giếng đá nước trong dưới gốc cây đề cổ thụ. Xe điện chạy qua làng Hà Khẩu, Yên Thái còn nghe tiếng chày nhộn nhịp giã dó trong ngõ nhỏ... Kí ước tuổi thơ tôi với tiếng tàu điện leng keng ra ngoại ô yên bình chẳng bao lâu thì chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với miền Bắc xẩy ra. Cùng hàng vạn người con Hà Nội lên đường ra mặt trận, trong đoàn quân ấy có anh trai tôi lên đường nhập ngũ năm 1967, rồi anh dũng hy sinh ở chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng…”

Bận rộn như ĐỖ HỒNG NGỌC
Bận rộn như ĐỖ HỒNG NGỌC

Có những người viết văn hay nhưng gặp gỡ thì… chán. Lại có những người văn chương “thường thường bậc trung” nhưng trò chuyện lại hấp dẫn, vui vẻ. Đỗ Hồng Ngọc là một   ca   khác. Đọc ông rồi gặp ông, có một cảm giác thật dễ chịu khi mọi điều như hòa quyện với nhau. Văn là người, người là văn vậy. Đỗ Hồng Ngọc nói: “ Tôi vốn ít hay cười. Không hút thuốc, không uống rượu ”. Tôi chưa thấy ông hút thuốc hay uống rượu nhưng lại thường thấy ông cười, có điều đó chỉ là một nụ cười nhẹ, ít khi bật thành tiếng. Đỗ Hồng Ngọc không tạo sự cách bức. “Người bận rộn”, khi có dịp ngồi bên bạn bè, luôn là người hay chuyện, vui vẻ, thoải mái, dí dỏm...

Hoa Hậu làm thơ có gì lạ?
Hoa Hậu làm thơ có gì lạ?

Tập thơ “Bốn mùa là em” của Giáng My chỉ mỏng 72 trang, nhưng in bốn màu trên giấy cực xịn. Bảo đảm các nhà thơ chuyên nghiệp trông thấy sẽ phát ganh tị vì vẻ bề ngoài của “Bốn mùa là em”. Tuy nhiên, với Giáng My thì số tiền để in “Bốn mùa là em” chẳng có gì đáng kể, vấn đề quan trọng là 81 bài thơ được đặt tên riêng mỗi bài hoặc chỉ đánh số thứ tự, có thể chuyển tải được tâm hồn lúc bay bổng lúc hắt hiu của người đẹp tuổi ngoài bốn mươi chưa một lần mặc áo cưới nhưng từng nhịp đập trái tim vẫn khiến bao kẻ cuồng si chết đứng chết ngồi. Giáng My gọi đó là “năng lượng cô đơn”, càng chôn chặt càng bùng nổ, càng đè nén càng thăng hoa: “Tình yêu buồn như sách không người đọc/ Khi đến tay thì mắt đã mù lòa”.

CHÂU LA VIỆT lòng thầm hát một khúc ca kiêu hãnh
CHÂU LA VIỆT lòng thầm hát một khúc ca kiêu hãnh

Luôn là “anh cả” trong những cuộc tụ hội bạn bè, luôn luôn vui vẻ làm “nhạc trưởng” của những lần gặp gỡ… thế nhưng Châu La Việt cũng lại là một con số “bí ẩn” vì anh thỉnh thoảng lại “mất tích” đâu đó và số điện thoại thường xuyên “không liên lạc được” mỗi khi cần gọi đến… Nhiều người bảo anh như một “ông trùm”, vì dù tuổi cũng đã khá, nhưng chẳng lúc nào thấy anh mỏi mệt, lúc nào cũng thấy ở anh là những dự định, kế hoạch, tính toán chẳng phải cho riêng mình, mà cho bạn bè, đồng đội… Và đằng sau sự tất bật tận cùng ấy, là một tâm hồn văn nhân và những trang văn mang tên Châu La Việt khó trộn lẫn với bất kỳ ai…

VƯƠNG TÂM với Nỗi Đau Đắng Ngắt
VƯƠNG TÂM với Nỗi Đau Đắng Ngắt

Truyện ngắn Vương Tâm giàu chất nhân văn, với kết cấu chặt chẽ và gây xúc động cho bạn đọc. Gần đây ông còn có những sự hòa nhập với thị trường theo nhu cầu của bạn đọc trẻ, nên trong một số tập sách đã xuất hiện những truyện ngắn gọn gàng, đậm yếu tố kịch tính. Tính hấp dẫn và lôi cuốn ở nghệ thuật kết cấu đã mang lại sự thu hút với bạn đọc, tuy nhiên truyện ngắn của Vương Tâm lại bị mất đi sự sâu sắc về những thân phận được đề cập trong câu chuyện. Tập truyện ngắn “Nỗi đau đắng ngắt” cũng không nằm ngoài những cái được, cái mất trên. Tác giả nhận ra điều đó, nhưng ông lại quan niệm, sự trộn lẫn những hai yếu tố trên trong tập sách sẽ được đến tay bạn đọc ở những nhu cầu khác nhau và phổ cập rộng rãi hơn.

BÙI KIM ANH yêu cho trọn kiếp người
BÙI KIM ANH yêu cho trọn kiếp người

Những ngày trên giường bệnh, chị Bùi Kim Anh không làm thơ. Hỏi chị vì sao, chị bảo: thời điểm tai họa của chồng, của con xảy đến, mình lại thường hay viết. Vì khi đó, để có thể tiếp tục chèo chống, mình xem thơ như một người bạn, một tri kỷ để tâm sự, sẻ chia. Tất nhiên những bài thơ không thể vui. Là những bài thơ buồn, thậm chí nặng nề, ám ảnh nữa. Nhưng nó vẫn là người bạn tâm tình, là nơi trút bỏ. Song, đến hoạn nạn của mình thì mình không muốn viết, và không muốn nỗi buồn ở cạnh nữa. Mình phải chấp nhận, lạc quan, để những người thân còn dựa vào.

Chuyện tình và tiền trong âm nhạc
Chuyện tình và tiền trong âm nhạc

Quan niệm của nhạc sĩ Trần Minh Phi: “Có người nói, bài hát chỉ là một tờ giấy với những nốt nhạc vô tri bằng mực. Phải nhờ ca sĩ thổi hồn vào đó thì nó mới long lanh thành cuộc sống muôn màu. Cho nên, có bài hát phải gặp đúng người ca sĩ tri âm tri kỷ thì nó mới cất cánh bay trên bầu trời đời sống xã hội và nghệ thuật. Điều này cũng là hiển nhiên. Nhưng cũng như hai vế của bất đẳng thức. Nó chỉ là một bất đẳng thức ý nghĩa khi có hai vế. Tức là cũng phải nghĩ ngược lại, ca sĩ mà không có bài hát để ca hay không gặp đúng bài hát phù hợp với chất giọng mình thì họ cũng như con chim cánh cụt hay ngọn đèn không dầu, chỉ là ngọn đèn không ánh sáng!”

ĐẶNG THỊ THANH HƯƠNG chơi dao sắc
ĐẶNG THỊ THANH HƯƠNG chơi dao sắc

“Ta là người đàn bà cô đơn nhất thế gian này dù trong ta có quá nhiều bí mật…”. Mười năm nay kể từ ngày tôi gặp chị lần đầu, không khi nào có cảm giác Đặng Thị Thanh Hương có lấy một phút giây thư nhàn bình yên.  Cũng chẳng có lúc nào thấy trên gương mặt trẻ lâu của chị bóng của nỗi buồn có lúc thê thảm như những câu thơ chị viết. Ồn ào, náo động, nhiều tính toán, lắm ham mê, và lúc nào cũng cười giòn tan vui vẻ… Gặp chị ngoài đời sẽ thấy một Đặng Thị Thanh Hương khác xa với chân dung người đàn bà chơi dao sắc mà chị tự họa trong những bài thơ thật buồn bã, u sầu.

TÔ HOÀNG và Nỗi Buồn Lâu Quên
TÔ HOÀNG và Nỗi Buồn Lâu Quên

Nếu nhìn khách quan, nhà văn Tô Hoàng hơi bị thiệt thòi trong sự ghi nhận của cộng đồng. Chỉ tính riêng tiểu thuyết “Ngửa mặt kêu trời” thì Tô Hoàng đã xứng đáng được vinh danh. Trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam, “Ngửa mặt kêu trời” là tác phẩm có cái tên ấn tượng nhất, hoàn toàn có khả năng kích hoạt suy tưởng của độc giả. Hơn nữa, “Ngửa mặt kêu trời” ra đời vào giai đoạn đổi mới đã sớm cảnh báo về những giá trị chông chênh phải được thử thách và dễ bị đổ vỡ khi người Việt cất bước đưa chân hội nhập thế giới nhiều cám dỗ vật chất lắm thủ đoạn đê hèn! Thẳng thắn đánh giá, chỉ cần “Ngửa mặt kêu trời” thì Tô Hoàng đã có diện mạo nhà văn đàng hoàng! Thế nhưng, với “Nỗi buồn lâu quên”, Tô Hoàng còn khẳng định mình là một cây bút tung tẩy đắc địa ở mảng ghi chép…