Nhà nhà làm biên kịch, người người làm biên kịch. Những mái
đầu chăm chỉ cắm cúi trước lap top trong phòng máy lạnh, nhưng những ngón tay
cực nhọc cứ ngập ngừng trước bàn phím vì… khô cạn ý tưởng. Chuyển thể tác phẩm
văn học lên màn ảnh, được xem như một sự chọn lựa khôn ngoan. Chỉ cần hơi lành
nghề kiếm ăn trong lĩnh vực biên kịch, thì hầu hết các tác giả đều đánh hơi
được giá trị thăng hoa ở những cuốn tiểu thuyết vừa xuất bản. Vì sao không phải
truyện ngắn, mà phải là tiểu thuyết? Rất đơn giản, phim truyền hình chuộng độ
dài, dưới 20 tập rất khó được duyệt. Từ một truyện ngắn thì rất khó lòng bồi
đắp thêm nhân vật, thêm chi tiết để có kịch bản nhiều tập. Cứ tưởng phen này,
nhà văn vừa phát hành tiểu thuyết sẽ hạnh ngộ ngay nhà biên kịch nhạy bén để cả
hai cùng nhau hợp tác vui vẻ.Thế nhưng, sự đời không đơn giản vậy, bản quyền
vẫn tiềm ẩn nhiều rắc rối mơ hồ.
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013
Nơi Trái Tim Ở Lại, hay nơi rắc rối bản quyền ?
Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013
Luận về Đao Kiếm ở trong Thơ
Ngày Thơ Việt Nam năm nay, sân thơ trẻ gồm 9 nhà
thơ trình diễn với danh xưng Link hương cửu kiếm. Nhiều người bất ngờ và đôi
phần “choáng váng” với cái tên này, bởi nghe nửa Tây nửa Tàu, lại giống âm
hưởng của truyện chưởng. Đem đao kiếm ra mà gắn vào Nàng Thơ liệu có
phù hợp lắm hay chăng? Chuyện cái tên nửa Tây nửa Tàu sẽ tính sau, người viết
bài này muốn ủng hộ cho hai từ cửu kiếm và sẽ chứng minh rằng đem đao kiếm vào
thơ cũng là chuyện thường tình, chuyện hiểu được, thậm chí làm khéo còn có thể
hay, để lại những câu thơ bất hủ lưu vào sử sách.
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
TÔ HOÀNG đau đớn vì một nền điện ảnh đang chết lâm sàng
Nhà văn – Nhà phê bình Tô Hoàng nhấn mạnh trong bài phỏng vấn:
“Nhiều “ông chủ” loại phim “mì ăn liền”
xem phim truyện truyền hình nhiều tập bây giờ, họ bảo, phim “mì ăn liền”
trước kia của họ còn nghiêm túc, đứng đắn, được chăm nom về quay, về dựng chán
vạn lần phim truyện truyền hình bây giờ. Họ nói, nếu gọi phim thuở ấy của họ là
“mì ăn liền” thì nên gọi phim truyện truyền hình bây giờ là “liền ăn mì”- tức cứ
bốc bột mì sống sít cho thẳng vào miệng, chả cần gia công, nêm nếm, chế biến gì
cả! Như vậy mới 20 năm, tính từ dầu những năm 1990 tới nay cấp quản lý Điện ảnh
của Nhà nước đã hai lần buông khỏi tay cái chức năng mà họ luôn luôn kêu gào khắc khoải: Định Hướng! Định Hướng!”
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013
NGÔ KHẮC TÀI nhớ hoa sen
Hoa sen nơi đâu
cũng có nhưng nhiều nhất, đẹp nhất là sen ở miền Tây các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp… Đẹp là vì ngày còn làm lúa mùa đồng ruộng mênh mông, đất còn nhiều đìa,
bào, vũng, lung, hoa sen, bông súng mọc bát ngát đất trời. Là vùng mỗi năm có
mùa nước nổi lênh đênh, mùa khô đất nẻ chân trâu những đầm hoa sen là món quà
thiên nhiên như bù lại cho đồng ruộng. Từ lá, hoa, củ, rể (ngó) của sen món nào
cũng xài được, nhứt là thuở chưa có bọc ni lon, lá sen được dân nghèo cắt mang
ra chợ bán cho người gói hàng đổi gạo. Nơi nào có sen nới đó nước được lắng
trong, nước chua hóa ngọt quy tụ các loại thuỷ tộc, chim chóc. Những buổi trưa
hè tôi với lũ trẻ trong xóm hay bơi xuồng ra đầm tắm mát, bẻ gương sen ăn. Rồi
cả bọn nằm ngửa mặt nhìn trời mây bay, lắng tai nghe tiếng chim kêu, con cá đớp
móng, xung quanh lá hoa toả hương thơm dìu dịu.
TRƯƠNG THIẾU HUYỀN lon ton bước chân đi với trẻ thơ
Nhà thơ Định Hải nhận định:
“Khi đọc tập thơ “Tập đếm” của Trương Thiếu Huyền, tôi thấy như mình được trở về
với tuổi ấu thơ, càng đọc càng thấy nhiều điều tâm đắc. Trước hết, thơ anh rất
chân thực, rất gần với trẻ em, không giả vờ cúi xuống làm con trẻ. Sau nữa, thơ
anh rất nhân hậu, bao dung. Cha ông ta đã nói thơ là người mà! Bởi nhà thơ nhìn
đời bằng con mắt trẻ thơ, nên anh đã viết về những gì các em nhìn thấy, những đồ
vật, loài vật, cảnh vật xung quanh các em. Và anh đã nhìn bằng cái nhìn trong
sáng, ngộ nghĩnh của trẻ em. Nhưng điều quan trọng hơn là phải có tấm lòng nhân
ái, có tình cảm chân thành, không gò gẫm lên gân. Bạn đọc dễ dàng nhận thấy nhà
thơ hay nói về tình bạn. Hình như tất cả đều là bạn của trẻ em. Bố mẹ cũng là bạn.
Ông bà cũng là bạn. Cây cỏ, loài vật đều là bạn của trẻ em. Thiên nhiên đất trời
đều là bạn của các em”.
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
Giám khảo chỉ làm trò mua vui
Ở live show thứ năm của “Cặp đôi hoàn hảo” tối 17.3, cả
khán phòng ỉu xìu trước phần thi khá dở của cặp đôi “đang lên” Cát Phượng -
Phan Đinh Tùng, thì các vị giám khảo lại khen hết lời. Một cựu rocker như nhạc
sĩ - ca sĩ Lưu Thiên Hương lại khen phần rap không chịu nổi của Cát Phượng là
“Suboi phải học cách rap như chị”. Nhạc sĩ Lê Minh Sơn thì khỏi phải nói, luôn
cho mọi tiết mục điểm 9-10, luôn “ngợi khen” Cát Phượng là “quái kiệt của làng
văn nghệ nước nhà”, cũng không tiếc lời: “Đây là phần tuyệt vời nhất, sáng tạo
nhất”. Còn đạo diễn Lê Hoàng thì chêm vào: “Tôi phát hiện ra rằng chỉ cần nói
nhanh là thành hiphop”(!). Tương tự, tiết mục tưởng như thất bại vì mấp mé ở
mức thảm họa của Thanh Thúy - Dương Triệu Vũ lại được “bốc” lên “bài hát này
rất cũ nhưng các bạn đã thổi một hơi thở mới đến một miền Arập rất là
khác”
Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013
PHÙNG VĂN KHAI dăm kỷ niệm với các cây đa Nhà Số 4
Đối với tôi, sau vài năm công
tác ở Nhà số 4 – trụ sở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, tôi vẫn luôn cảm thấy mình
nhỏ bé. Cái khoảng cách với các cây đa cây đề về văn chương sao mà thăm thẳm,
khôn cùng, càng ngày càng như khó đuổi bắt. Không hẳn là tự ti nhưng tôi tự
biết mình khi soi vào những người khổng lồ đi trước. Ấy vậy mà, tôi luôn tự
tin, thậm chí có thể bỗ bã hàng ngày với các cổ thụ trong đời sống. Có lẽ do
bản tính tếu táo của mình. Cũng phải kể đến, trong mười năm làm truyền hình,
hầu như tôi đã tiếp xúc, phỏng vấn, đạo diễn các bậc đa đề đưa vào phim, giao
lưu truyền hình. Khi là tham bác văn chương, lúc lại viết chung kịch bản, xin ý
kiến việc này việc khác thành ra cái sự bỗ bã cũng được thể tất. Có lẽ trong
lớp trẻ, duy nhất mình tôi có thể bố bố con con với hầu hết các đa đề một cách
tự nhiên thoải mái. Năm tháng trôi đi, kỷ niệm với các nhà văn, nhiều người đã
khuất thi thoảng ứa lên, không đầu không cuối sao mà châng lâng, cồn cào đến
vậy.
LÊ HƯNG TIẾN bàn thêm về những tồn tại bất cập của Ngày Thơ VN
Ngày Thơ Việt Nam cũng nên mở nhiều chuyên đề để
tọa đàm, hội thảo, trưng bày, triển lãm hoặc trình diễn; cũng có thể mời hoặc
đặt hàng những nhà lý luận – phê bình viết tham luận theo chuyên đề nhưng phải
mang tính thời cuộc. Đặc biệt, chú trọng vào các trào lưu mới, để tất cả chúng
ta (chú ý đến đối tượng sáng tạo của học sinh – sinh viên, vì đối tượng này sẽ
là sự kế thừa cái cũ và phát huy cái mới phát triển) đối thoại hoặc trao đổi và
để thấy được những thủ pháp nghệ thuật mới hay phương thức biểu đạt mới trong
tính cách đột phá cái mới, qua đó, chúng ta không chỉ bắt nhịp được hơi thở mới
của thời đại mà còn phát triển trong tư duy sáng tác của mình.
Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013
Ấn phẩm NGHỆ THUẬT MỚI tạm đình bản
Nghệ Thuật Mới đã
truyền tải trong hơn một năm qua những bài phê bình văn học, nghiên cứu văn hóa
và lịch sử có giá trị, những cuộc đối thoại chân thực và có ảnh hưởng rộng
trong xã hội. Trong thời buổi chúng ta phải đương đầu với quá nhiều thách thức
trong đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế…thì việc Nghệ Thuật Mới giữ được chất
lượng ở một mức độ nhất định là sự cố gắng lớn của những người tổ chức và thực
hiện tờ báo này. Nhưng đến nay, với một số lý do, Nghệ Thuật Mới không
thể tiếp tục được nữa. Những người tổ chức và thực hiện Nghệ Thuật Mới xin được
tạm đình chỉ Nghệ Thuật Mới bắt đầu từ tháng 4 năm 2013. Nghệ Thuật Mới xin
được trở lại với bạn đọc trong thời gian sớm nhất. Nghệ Thuật Mới xin bạn đọc
lượng thứ cho sự việc không mong đợi này.
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013
NGUYỄN ĐẶNG MỪNG và những câu chuyện ở làng quê nào đó...
“Bóng chiều hôm”, tập truyện đầu tay của Nguyễn Đặng Mừng có
thể nói là một cái nhìn quay về quá khứ, một quá khứ chưa xa mà ai cũng nhớ
nhưng lại chưa được phản ánh trong văn chương Việt. Mười bốn truyện ngắn, trong
đó là mười bốn câu chuyện đời, mười bốn số phận, đa số là những số phận của
thời hậu chiến, của những người thuộc bên này hay bên kia. Cũng như những con
người ngoài đời thật, nhân vật của Đặng Mừng rất khó có thể liệt vào bên
kia hay bên này… Những nhân vật của Nguyễn Đặng Mừng rất thật, cuộc đời của họ
trải qua nhiều thăng trầm, vui ít buồn nhiều, có những lúc trầm luân cơ cực,
đời họ là hình chiếu của cuộc sống trong suốt một thời kỳ ba mươi năm sau ngày
thống nhất… Thông thường một tác phẩm có hai con đường đề gây hiệu ứng nơi
người đọc, một là gây sự xúc động, hai là gây cười. Ở tác phẩm của Đặng Mừng có
cả hai hiệu ứng trên. Đọc nhiều truyện ta không khỏi bật cười, nhưng đó là
những chuyện cười ra nước mắt.
Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013
Phim tài liệu về một cuộc đời tương tác nhiều số phận
Giải
thưởng Hội Điện ảnh VN mang tên Cánh Diều vừa tổ chức vinh danh những tác phẩm
xuất sắc vào đêm 9-3-2013 tại Nhà hát Truyền hình TPHCM. Giải thưởng cao nhất lần
này dành cho thể loại phim tài liệu khiến nhiều người chú ý vì tác phẩm đề cập
trực diện đến một chân dung nghệ sĩ quen thuộc với công chúng: họa sĩ Nguyễn Thị
Hiền. Với Cánh Diều Vàng trao cho hai đạo diễn Vũ Minh Bảo và Nguyễn Lê Văn,
cùng Cánh Diều Bạc trao cho bộ phim “Dòng chảy không có tận cùng”, dường như Hội
Điện ảnh VN muốn khẳng định thêm một điều rằng, những thước phim tư liệu về văn
nghệ sĩ cũng hoàn toàn trở thành tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nếu khai thác hiệu
quả và hợp lý!
Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013
NGUYỄN ĐỨC TÙNG kể chuyện Nhà
Bảy năm đầu tiên của đời mình, ngôi nhà của cha
mẹ tôi là nhà tranh vách đất sau hòa bình lập lại, chia đôi đất nước. Sau đó chúng
tôi chuyển qua nhà mới khang trang hơn, cha tôi xây mất ba năm ở trên khu vườn
rộng mới mua gần đó. Đổi nhà nhưng vườn vẫn giữ, tôi thường chạy qua chạy lại để
hái trái cây, mùa hè suốt ngày ngồi vắt vẻo trên những cành ổi la đà trong khu
vườn cũ thuở trời đất thanh bình đầu những năm sáu mươi. Vì vậy mà chẳng có nhiều
thay đổi. Rồi tôi đi xa, ở trọ nơi này nơi khác. Tôi đã từng đếm và nhớ được mười
hai địa chỉ khác nhau ở Việt Nam và mười địa chỉ rải rác trong tám thành phố
Canada mà tôi đã từng ở, trước khi mua một ngôi nhà nhỏ bên bờ Ngũ Đại Hồ, gần
khu vực một ngàn hòn đảo. Rồi lại bán nhà, sau một cuộc tình tan vỡ, cay đắng nhưng
không bất ngờ, rồi lại mua nhà, rồi lại bán nhà, sau một cuộc tình tan vỡ khác,
bất ngờ nhưng không cay đắng, rồi lại mua nhà. Giữa hai lần mua và bán là hai lần
thuê nhà hay thuê phòng tạm trong các chung cư
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013
DƯƠNG THUẤN tới từ Bản Hon
Cách đây vài năm, khi nghe tin Dương Thuấn nhận được một tài
trợ của Quỹ Fulbright sang Hoa Kỳ mấy tháng để thuyết trình về kết quả nghiên
cứu văn hoá Tày, thật tình tôi cứ nghĩ ông nhà thơ lãng tử này sang đó để ngao
du là chính. Khi trở về, Dương Thuấn say sưa kể, ông đã đi những đâu trên đất
Mỹ, sang cả Canada
du hí với bạn văn thơ, càng khiến tôi tin vào nhận định của mình. Thì chơi cũng
có ích chứ sao. Tài trợ cho nhà thơ đi chơi chưa hẳn đã là ném tiền qua cửa sổ.
Sau đó không thấy có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ông nhà thơ đang “trả món nợ”
tiền tài trợ, và cao hơn là món nợ với dân tộc mình. Ông cho ra đời bộ thơ
hoành tráng hơn 2.000 trang, in song ngữ Tày - Việt, là công trình đồ sộ nhất
thuộc loại này cho đến nay. Với bộ Tuyển thơ Dương Thuấn này,
ông đã xác lập hai kỷ lục Guinness Việt Nam ,
một là tuyển tập thơ đầu tiên sáng tác bằng song ngữ Tày - Việt và hai là tuyển
tập thơ dày nhất Việt Nam .
PHẠM CHÍ DŨNG cảm ơn đồng nghiệp
Kính gửi: Nhà thơ Lê Thiếu
Nhơn và các đồng nghiệp
Tôi là Phạm Chí Dũng, nhà văn và nhà báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, xin được gửi lời cám ơn của tôi vì sự quan tâm và chia sẻ của các bạn trong thời gian tôi bị bắt giam.
Tôi bị công an bắt giam vào ngày 17/7/2012 do hành vi “Viết và tán phát tài liệu có nội xuyên tạc sự thật”. Sau đó, tôi lần lượt bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 Bộ luật hình sự).
Tôi là Phạm Chí Dũng, nhà văn và nhà báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, xin được gửi lời cám ơn của tôi vì sự quan tâm và chia sẻ của các bạn trong thời gian tôi bị bắt giam.
Tôi bị công an bắt giam vào ngày 17/7/2012 do hành vi “Viết và tán phát tài liệu có nội xuyên tạc sự thật”. Sau đó, tôi lần lượt bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 Bộ luật hình sự).
Trước đó, tôi đã viết nhiều
bài cho Tạp chí Phía Trước về vấn đề nhóm lợi ích và tình hình tham nhũng ở Việt Nam . Nay, tôi đã nhận quyết định đình chỉ điều tra và vụ
việc của tôi đã chính thức kết
thúc. Vấn đề và các bút danh của
tôi đã trở nên công khai với chính quyền và với mọi người. Không nhằm mục đích danh vọng, nổi tiếng hay tham gia vào hoạt động
chính trị, tôi chỉ thuần túy là một người viết
và viết phản biện để cống hiến cho
dân tộc.
Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013
Sắc màu NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Nếu còn sống, năm nay họa sĩ Nguyễn Xuân Khánh tròn 44 tuổi.
Thế nhưng, ngày 20-3-2001, anh đã qua đời vì một tai nạn giao thông. Sau 12 năm
Nguyễn Xuân Khánh rời xa trần gian, công chúng lại có dịp chứng kiến tài năng
cầm cọ của anh qua triển lãm “Sắc màu thiên phú” tại gallery Tự Do- TPHCM.
Thời gian có khả năng xóa mờ rất nhanh những giá trị ảo,
nhưng thời gian càng làm lung linh thêm những giá trị thật. Xem tranh của
Nguyễn Xuân Khánh, không khỏi chạnh lòng tiếc thương một họa sĩ chỉ lướt qua
cuộc sống này vỏn vẹn 32 năm mà vẫn để lại những tác phẩm giàu sức rung động
thẩm mỹ.
NGUYỄN VĂN THỌ vẫn sống tuổi hai mươi
Viết văn và quá khắc kỷ khi tư duy về nghề, Nguyễn Văn Thọ
đang là cây bút dồi dào sức trẻ, dù sòng phẳng ngoài đời, lão đã lên chức ông
ngoại từ lâu. Lão không bao giờ coi văn chương là cuộc chơi, không sang sảng
tuyên ngôn về sứ mệnh nhà văn hay những điều to tát vĩ đại dẫu khi cần, lão sẵn
sàng vén tay áo, chuẩn bị tư thế nghênh chiến xung trận với những ai dám làm
vấy bẩn ngôi đền văn chương mà lão tôn thờ, hoặc những giá trị được lão nâng
niu trọng thị… Yêu ghét rạch ròi chả bao giờ thèm a dua thớ lợ vóng vót theo
các xu hướng thời thượng, lão lúc nào cũng nhơn nhơn một vẻ ngoài thô nhám xù
xì và gai góc, chỉ riêng những ai gần gũi thân thiết nhất mới chứng kiến được
lão những phút yếu mềm.
Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013
Từ trường hợp NGUYỄN HỮU ĐANG, nghĩ về Nhân Cách Nhà Văn
Phải
cẩn trọng hai tiếng Nhà Văn mà mình có được. Nói đến Nhà văn, trước hết câu chữ
phải có “văn” đâu có là xác chữ như cánh môi phơi trên mặt nước giữa sân mưa.
Đọc xong không thấy gì hết. Thật là sợ hãi! “Văn chương nếu không làm cho người
đọc sống tốt hơn thì cần văn chương làm gì?”. Bây giờ tôi thấy có người lạm
dụng hai chữ Nhà Văn. Họ chưa có tri thức độc lập, câu chữ thường chắp vá. Nói
không quá là “ăn cắp” của người khác, bỏ vào túi mình làm của riêng. Bản thân
anh ta không chịu dấn thân vào cuộc sống để có câu chữ. Muốn có câu chữ, Nhà
văn phải can trường với bao sướng khổ của đời người để sáng tạo trên trang
viết, tìm ra sự thật của lịch sử. “Sự thật” trong bản chất nó đã cho ta một sức
sống kì diệu.
VƯƠNG TÂM nghe Gió Thổi Khúc Tình Yêu
Sau
khi nhận sổ hưu ở báo Hà Nội Mới, nhà thơ Vương Tâm vẫn dồi dào sinh lực tiếp
tục phô diễn bút lực. Thoắt thấy ông lang thang ở miền Nam , lại thoắt
thấy ông rong ruổi miền Bắc. Bản tính hiền lành, Vương Tâm trọng bạn bè và
trọng nhân sĩ. Vì vậy những bài chân dung văn nghệ của Vương Tâm bao giờ cũng
giàu cảm xúc và đầy thân ái. Cuốn sách “Gió thổi khúc tình yêu” do Nhà xuất bản
Văn Học vừa ấn hành, chứng tỏ sức đi, sức viết và sức… yêu của Vương Tâm còn
tràn đầy. Nhà văn Y Ban nhận định: “Dường như những con người ông tiếp cận ông đã
hiểu rất rõ họ từ lâu, ông chỉ rút tỉa và chấm phá họ bằng vài nét ký họa, vậy
mà họ vẫn hiện lên với sự đầy dặn, cá tính. Và ông biết né tránh một cách tài
tình những yếu tố giật gân đời thường của người nghệ sỹ, để tạo nên những bài
viết sang trọng mà vẫn hấp dẫn”.
Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013
Đằng sau giải thưởng văn chương
Một cuộc thi hoặc một cuộc bầu
chọn giải thưởng hàng năm, yếu tố thành công chắc chắn sẽ không trông cậy ở
những giải ba, giải khuyến khích hoặc tặng thưởng, bằng khen…Mà lâu nay, không
chỉ ở ta, ở nhiều nước trên thế giới, cũng có chuyện này. Ấy vậy mà
vẫn có nhà văn (có trách nhiệm, quyền hạn hẳn hoi) của Hội Nhà văn lại có phản
ứng khác. Cách nay không lâu, tại số 9 phố Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), nhà văn
này nói với tôi: "Sang năm, không trao bằng khen nữa". Tôi hỏi:
"Tại sao?". Nhà văn này trả lời: "Để khỏi bị từ chối". Nghe câu
"để khỏi bị từ chối", tôi cười phá lên và nghĩ: Ở xứ ta lạ thật, cứ
cái gì không quản được, thì…bỏ hoặc…cấm, là "an toàn" và "yên
thân" nhất. Đơn giản như hát karaôkê. Có một dạo, người ta đã có ý định
cấm (hoặc hạn chế) vì có hiện tượng "karaôkê ôm". Bản thân karaôkê
đâu có lỗi, đâu có sinh ra "ôm". Còn chuyện "karaôkê ôm" là
do con người sinh ra đấy chứ.
Làm bạn với đàn bà, vui hay buồn?
Nhà văn Di Li phân tích: “Đàn ông, nếu chỉ quý mến một cô
bạn mà không nặng lòng tình cảm, anh ta sẽ thường dừng lại ở mức độ giao tế,
chủ yếu thiên về công việc, không hơi đâu mà nói chuyện lắm lời. Nếu có nói
chuyện, có giải trí, có tranh luận về nghề nghiệp, chuyên môn thì anh ta cũng
thích ngồi ba hoa quán bia hoặc xem bóng đá với mấy ông bạn vàng hơn. Nếu phụ
nữ muốn được đàn ông coi như một người bạn thực sự, thường cô ta cũng phải “nam
tính” để nhập cuộc, uống rượu như hũ chìm, ầm ào nói chuyện “vĩ mô” trên trời
dưới bể như một gã đàn ông chính hiệu, thức đêm thức hôm vừa xem bóng đá vừa có
thể bình luận về các lối dẫn bóng từ thời Maradona cho đến Fábio da Silva. Có
lẽ mã gen đặc biệt của giới tính quyết định việc phụ nữ thích buôn dưa lê,
thích rủ rỉ rù rì cả ngày”
Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013
LƯƠNG VĨNH thảng thốt thơ
Nhiều đêm, Lương Vĩnh đứng
khoanh tay trước ngực, tựa thân cây, cặp mắt ngước nhìn ban công chờ đợi. Một đêm, phố xá đã tắt đèn,
anh vẫn đứng tựa gốc cây , mắt chằm chằm
nhìn lên ban công kia. Anh đứng như kẻ vụng trộm. Anh đã bị lọt vào tầm theo
dõi của công an đường phố. Quá nửa đêm, anh vẫn đứng thế. Mấy anh công an tới
hỏi anh giấy tờ tùy thân. Trên người anh không có gì, ngoài tập thơ Maiacôxki.
Anh được đưa về đồn. Bị hỏi, anh không trả lời mà như người mộng du. Anh lẩm
nhẩm đọc câu thơ “Nửa đêm trên đường phố, chỉ có nhà thơ và những tên ăn
trộm...”. Mấy anh công an với nghiệp vụ của mình, biết người này không phải là
kẻ trộm, mà có thể là kẻ tâm thần, nên cho anh ra về. Lang thang ra đường phố,
anh lại lẩm nhẩm câu thơ “Hoa hồng khóc, ngọc lệ giọt sương...”
Nhà báo MINH DIỆN bị kiện do đâu?
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám
đốc Công ty Du lịch Đại Nam ,
cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và
bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn
bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ
chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên) mà kể cả một số cá
nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm
phá hoại khu du lịch Đại Nam
đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ
chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện
đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây
ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết
toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu
khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động
sản xuất kinh doanh của Khu du lịch Đại Nam”.
Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013
NGÔ KHẮC TÀI thư gửi một nhà báo bị sa thải
niềm vui bạn ơi
như ánh sáng
như túi rủng rỉnh tiền
còn đem chia sẻ được
bỗng dưng thành đứa thất nghiệp
túi rỗng không
nỗi buồn
kia
một mình đành phải chịu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)