Nhà văn Ngô Khắc Tài từ An Giang suy tư: “Cho đến nay khó thống kê các bài viết về thi sĩ Bùi Giáng. Qua các bài viết ấy riêng tôi đọc và nhận ra thường là những bài tán nhuyễn, cái gọi là chùm gởi ăn theo. Còn cái thật sự để hiểu để biết của mình là ở đâu? Cái thường gọi thật sự để hiểu biết Bùi Giáng một đặc sản của Việt Nam là ở đâu? Về cái hiểu chính xác là không biết gì hết. Cái hiểu khác với cái biết. Hiểu thường không nói vì nói  không ra lời… còn biết nhiều trước sau cũng trở thành bà tám nhiều chuyện. Xin mạng phép nói bừa (cô ngôn vọng chi – cô ngôn thính chi). Theo chỗ tôi biết bên Tàu có Tế Điên hòa thượng giống như Bùi Giáng bên ta – sống, ăn, nói bạt mạng, tu mà mê gái, ăn thịt chó. Cuối cùng khi chết Tế Điên để lại bài kệ mới biết ngài là ai…”



CHÌA KHÓA NÀO ĐỂ HIỂU BÙI GIÁNG?

NGÔ KHẮC TÀI

Cho đến nay khó thống kê các bài viết về thi sĩ Bùi Giáng. Qua các bài viết ấy riêng tôi đọc và nhận ra thường là những bài tán nhuyễn, cái gọi là chùm gởi ăn theo. Còn cái thật sự để hiểu để biết của mình là ở đâu? Cái thường gọi thật sự để hiểu biết Bùi Giáng một đặc sản của Việt Nam là ở đâu? Về cái hiểu chính xác là không biết gì hết. Cái hiểu khác với cái biết. Hiểu thường không nói vì nói  không ra lời… còn biết nhiều trước sau cũng trở thành bà tám nhiều chuyện. Xin mạng phép nói bừa (cô ngôn vọng chi – cô ngôn thính chi). Theo chỗ tôi biết bên Tàu có Tế Điên hòa thượng giống như Bùi Giáng bên ta – sống, ăn, nói bạt mạng, tu mà mê gái, ăn thịt chó. Cuối cùng khi chết Tế Điên để lại bài kệ mới biết ngài là ai.
Sáu mươi năm bừa bãi
Gió đông vờn với gió tây
Đến nay gom nhặt một ngày
Mây xưa nối liền trời biếc

Qua đây ta có thể mượn để giải mã hiện tượng Bùi Giáng nhất là với chữ vờn (còn thêm nghĩa là giỡn) và hai chữ nối liền. Cẩn trọng khi nói về các ngài phải hiểu các ngài là ai đừng để tình trạng một người có rất nhiều kẻ hâm mộ mà lại chết trong cô đơn không ai biết sự phụng hiến (thơ Bùi Giáng) của người.


Về hai câu thơ “Dạ thưa xứ Huế bây giờ/ Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”. Trần Nhuận Minh cho là hai câu thơ hay bậc nhất trong thơ ca Việt Nam. Hai câu thơ xét về mặt thơ ca có thật là hay không? Nhưng nếu xét về đôi mắt thấu thị, phải cúi đầu bái phục Bùi Giáng đã nhìn thấy xứ Huế miền Trung nghèo làm sao đất cày lên sỏi đá hàng năm trời làm một trận lũ lụt. Tuy nhiên cái nghèo đáng nói ở đây suốt ngày theo nói mãi về vua chúa triều Nguyễn, về sông hương núi ngự (cái mà Chu Lai gọi là ăn mày quá khứ) sông hương núi ngự đẹp thiệt, tuy nhiên cảnh đẹp đâu có ăn được mãi. Mở rộng ra văn học Việt Nam đọc bất cứ tờ báo nào cũng thấy bàn thấy nói về những ngày x, y, z. Thử hình dung những cây cổ thụ tiếp tục xòe bóng mát cây non bên dưới èo uột khó mọc lên. Tre tàn năng mọc, thấy tre đã tàn mà măng không mọc nghĩa là làm sao ?