LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
THU UYÊN giữa muôn trùng vây
THU UYÊN giữa muôn trùng vây

Trước những cuộc đôi co kiểu cái sảy nảy cái ung, nhà báo Thu Uyên khẳng định: "Tôi biết vì sao Luật sư Trần Đình Triển nhằm vào tôi ở thời điểm này. Ông Triển có những thân chủ cần đến việc hạ uy tín của tôi, để cản trở tôi và những đồng đội của tôi trong cuộc đấu tranh chống lừa đảo đội lốt tâm linh? Tôi cũng biết rõ ông Triển sẽ định bôi nhọ tôi bằng cách gì nữa, với kiểu vu khống và chọc ngoáy dư luận như ông Triển đã làm. Ông cứ làm. Những người vững tin vào chúng tôi thì vẫn ở đó bên cạnh chúng tôi, và dư luận cũng sẽ tự lựa chọn… Dù sao, có 1 đợt tấn công như thế này cũng hay. Chúng tôi lần nữa xem lại mình, xốc lại tinh thần, và bắt đầu những cuộc tìm kiếm mới và những việc thật cụ thể để mang lại chút ít gì tốt đẹp cho những gia đình có công và cho những người chịu cảnh chia ly".

Mênh mang ĐIỆN BIÊN
Mênh mang ĐIỆN BIÊN

“Nậm Rốm ơi hãy ngừng trôi mùa xuân Anh đã về với em Hoa ban trắng quá Thung lũng trổ tím hoa riềng                                 phấn vàng bay lả Ôi không gian uống rượu nắng say mềm…” Đó là ký ức trẻ trung năm nào vào những ngày tháng cuối cùng của mùa xuân trên bờ sông Nậm Rốm, mà tôi có những cú say chếnh choáng, cách đây non hai mươi năm trong cuộc thi rượu, với cánh nhà báo trẻ ở Điện Biên, ngày nào…

NGÔ KHẮC TÀI kể chuyện Khóc Muộn
NGÔ KHẮC TÀI kể chuyện Khóc Muộn

Hồi nhà văn Mai Văn Tạo còn sống ông rất là mít ướt. Trong buổi chuyện trò với các cây viết trẻ  đọc đến câu ca dao “ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, miệng nhai cơm bún lưỡi lừa cá xương”, nước mắt nước mũi của ông chảy đầy ra mặt. Nhiều người cho đó là nước mắt cá sấu. Lúc đó tôi còn trẻ cũng không hiểu đứng về phía chế giễu nhà văn. Chỉ có vậy mà khóc, chắc là giả dối rồi…  Thế nhưng thời gian sau đó đến lượt tôi nhận ra nước mắt biểu hiện cho những cung bậc tình cảm có nhiều điều rất lạ. Khi không lại khóc buồn tênh lại cười, đôi lúc mình cũng không hiểu mình bị cái gì nữa.

ĐÔNG LỖ không xa thủ đô
ĐÔNG LỖ không xa thủ đô

Đông Lỗ có thể coi là một xã cực Nam của Hà Nội, thuộc huyện Ứng Hòa, cách trung tâm thủ đô chừng hơn 50km. Đây là một vùng đồng chiêm trũng hẻo lánh rộng lớn, nằm trong vòng bao bọc của sông Đáy và sông Nhuệ, đường qua lại không thuận tiện; mới đây đã có xe buýt, nhưng vẫn thưa thớt người đi lại. Nhưng có điều rất khác lạ, xã Đông Lỗ lại có nhiều điều dị biệt, độc đáo mà không nơi nào có được. Nếu ai đi cùng tôi, khi chớm đến con cầu rẽ ngang qua sông Nhuệ từ đường Hoàng Quốc Việt, ắt sẽ nghe ai đó kể chuyện rằng…

ALICE MUNRO và Bầy Cáo Bạc
ALICE MUNRO và Bầy Cáo Bạc

Lời giới thiệu của dịch giả Nguyễn Đức Tùng: “Truyện ngắn sau đây, nguyên văn “Boys And Girls”, được in lần đầu trên báo The Montrealer, năm 1968, sau đó in lại cùng năm trong “Dance Of The Happy Shades”, tuyển tập đầu tay của Alice Munro, được giải thưởng Governor General. Truyện viết về một nông trại ở Canada, những năm trước và sau đệ nhị Thế chiến, viết về một đứa bé gái lớn lên trong xã hội hãy còn nhiều phân biệt nam nữ. Qua giọng kể của nhân vật ngôi thứ nhất, chúng ta thấy hình ảnh của đời sống thôn quê, vai trò khác nhau của phụ nữ và đàn ông thời ấy, người đàn bà suốt ngày lo việc trong nhà, trong khi đàn ông làm lụng bên ngoài. Đây là một trong những truyện ngắn đặc tả các vấn đề phụ nữ mà Alice Munro quan tâm, tuy nhiên khuynh hướng này không ràng buộc ngòi bút của bà thám hiểm sâu hơn những khía cạnh thú vị của đời sống: nông trại, súc vật, mùa màng, sự khó khăn chật vật của người nông dân, cuộc đấu tranh của họ, thiên nhiên khắc nghiệt và nên thơ, tính nhân từ, chất  hà

ÔNG ĐỒ hồn bây giờ ở đâu?
ÔNG ĐỒ hồn bây giờ ở đâu?

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định: "Với Vũ Đình Liên, thơ không chỉ là chữ trên giấy mà còn là chính cuộc đời ông. Nó tràn vào cách sống,cách xử thế của ông. Ngay sau ngày thống nhất đất nước, ông lặn lội vào tận Bến Tre, viếng mộ cụ Đồ Chiểu, mang một nắm dất ra Hà Nội chia tặng bạn văn thơ. Không biết đến nay ai còn giữ được? Ai kính phục? Ai mỉm cười? Những năm ấy, thế giới phương Tây còn cách bức vơi ta, người mê thơ Pháp ấy đã cố tìm một bạn văn đi Pháp để gửi một chai nước lấy tự sông Hồng Hà Nội, nhờ sang đổ vào sông Xen ở Paris . Không biết đã có ai giúp ông việc ấy? Ông sống thơ hơn các nhà thơ là ở chỗ này và ông khó hài lòng được với chính thơ ông cũng là từ chỗ ấy. Nhiều câu thơ trong bài Ông đồ như vận vào đời ông..."

Dương bản LÊ HUY MẬU
Dương bản LÊ HUY MẬU

Có lần nhà thơ Lê Huy Mậu kể, mình có thói quen ít tranh luận hay cãi vã với ai, cho dù có ấm ức hay bực dọc. Cái chất đồ Nghệ nín nhịn mãi không chịu được thì về nhà đóng cửa tự xả một mình, hay cùng lắm là cãi nhau trong cơn mơ, cho hả giận. Thế rồi, hôm sau gặp đối tác mà mình đã nổi nóng, mắng một trận trong cơn mơ ấy, lại hể hả cười, làm như không hề có chuyện gì xảy ra. Chính vì thế, anh không hề giận ai bao giờ, bởi anh luôn luôn: “Khép cửa một mình hun hút gió/ Một mình riêng một cõi xôn xao”. Ấy vậy mà, mới đây nhà thơ đã nổi cơn giận, dồn cho nhà thơ Trần Mạnh Hảo mấy nhời phán, nhân công bố kết quả cuộc thi thơ trên facebook. Ai ngờ anh lại bị nhà thơ Trần Mạnh Hảo trả đòn. Thế là anh im lặng không tranh luận tiếp nữa. Lại đóng cửa một mình để tự cãi lại với nhà thơ họ Trần trong cơn mơ chăng. Thôi chả dại, mất thời gian. Cơn sáng tác mới lại nổi lên như sóng biển. Thế là nhà thơ lại nhào vô trang facebook, về với khúc sông quê cho nó lành!

Tạp chí THẾ GIỚI MỚI cảm ơn và chia tay bạn đọc
Tạp chí THẾ GIỚI MỚI cảm ơn và chia tay bạn đọc

Tạp chí Thế Giới Mới số cuối cùng vừa được phát hành, đánh dấu sự chấm hết của một ấn phẩm báo chí lừng lẫy một thời. Nhắc đến Thế Giới Mới, bạn đọc nhớ ngay cuộc thi truyện ngắn 1000 chữ, trao giải nhất cho tác phẩm “Đường Tăng” gây xôn xao dư luận. Nhắc đến Thế Giới Mới, bạn đọc nhớ ngay đến những tên tuổi nhà báo như Lê Khắc Hoan, Đỗ Quốc Anh, Trịnh Quân, Phạm Bá Thủy, Vũ Trọng Thanh… Với tâm sự “Cảm ơn và chia tay nhé”, những người thực hiện Thế Giới Mới nhấn mạnh vai trò hiện hữu của ấn phẩm này: “Ra đời khi kinh tế thị trường mới manh nha nhưng chết đi vì những mặt trái của cơ chế quản lý, Thế Giới Mới đành phải chia tay cùng bạn đọc, chia tay với những cộng tác viên thân thiết của mình!”

Thấy gì qua sự kiện Tạp chí THẾ GIỚI MỚI tự đình bản?
Thấy gì qua sự kiện Tạp chí THẾ GIỚI MỚI tự đình bản?

Báo Tuổi Trẻ TPHCM đưa tin “Tạp chí THẾ GIỚI MỚI đề nghị tự giải thể” vì “bị lỗ lớn đến mức 5 tỉ đồng trong 5 năm qua”. Với tư cách Phó Tổng Biên tập phụ trách tạp chí này, nhà báo Vĩnh Thắng giải thích một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh hôm nay: “Lãnh đạo tiền nhiệm của THẾ GIỚI MỚI là anh Nguyễn Xuân Đức đã để lại số nợ hơn hai tỉ đồng, hạch toán lãi giả trong khi lỗ thật. Đặc biệt việc hạch toán này được cả đơn vị kiểm toán mà NXB Giáo dục thuê thực hiện ký công nhận luôn! Đáng nói hơn là NXB đã lập tức cho anh Đức nghỉ việc, rút hồ sơ mà không giải quyết những sai phạm về tài chính, những thiếu sót về điều hành, những khuyết điểm của một đảng viên làm lãnh đạo một tờ báo mà để cho tờ báo bị nhiều “khuyết tật” như vậy!”

Y MIẾU nhạt nhòa bóng dáng thần y
Y MIẾU nhạt nhòa bóng dáng thần y

Nếu ai đi ngang đầu phố Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, Hà Nội ắt sẽ thấy một biển báo và chỉ dẫn đường vào Y Miếu. Nhưng người ta nói ngôi miếu này rất gần mà lại rất xa, bởi lẽ nó nằm tại một con phố lọt thỏm trong chợ ga, nên phải hỏi quanh mới lần mò tới được. Nói, phố Y Miếu phải xếp vào loại đường phố nhỏ nhất của Hà Nội, cũng không ngoa. Thậm chí nó còn đạt kỷ lục con phố nhỏ nhất thế giới. Thực ra xưa, ngôi miếu năm trong quần thể rộng lớn Văn Miếu, và là nơi hết sức trang trọng của cái nôi văn hóa đất Hà thành cổ kính ngàn năm. Nhưng nay thì sao?

VŨ TỰ LẪM chơi cho gương vỡ lại lành
VŨ TỰ LẪM chơi cho gương vỡ lại lành

Truyện Kiều có câu “đã mang cái nghiệp vào thân”, thật đúng với số phận của Vũ Tự Lẫm. Bao lần toan bỏ nghề ca hát, ấy nhưng bao đêm đóng cửa tắt đèn muốn ngủ quên sự đời, thì con tim chứa chất máu mê nghệ sỹ lại trỗi dậy, kéo anh dậy, lại lẩm nhẩm một vài lời ca cổ. Không lẩm nhẩm được nữa, rồi anh bật  tiếng hát. Không chỉ hát một mình, anh lay thức người vợ hát theo. Hát chay không đàn sáo. Hát da diết như giãi bày. Rồi giọng hát nền nẩy lại bốc lên như nhập đồng, như mê sảng. Rồi đêm này kéo đêm khác, Tự Lẫm quặn thắt hát. Vợ chồng cùng hát. Hát như để cởi trói tâm trạng bế tắc của chính mình.