LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
NGUYỄN HÒA trả lời phỏng vấn HỒNG THANH QUANG
NGUYỄN HÒA trả lời phỏng vấn HỒNG THANH QUANG

Nhà thơ Hồng Thanh Quang hỏi: “Anh cảm thấy xa cách nhất với những cây bút viết phê bình văn học nào? Tất nhiên, anh có thể không nêu tên họ, nhưng tôi biết, anh là một người thẳng thắn?” Nhà phê bình Nguyễn Hòa trả lời: “Câu hỏi thú vị đấy, nhưng tôi không băn khoăn khi viết ra tên của Bùi Việt Thắng, Nguyễn Văn Lưu, Phạm Quang Trung, Nguyễn Thanh Tú, Đỗ Ngọc Yên, Văn Chinh và Inrasara (nếu coi nhà văn, nhà thơ này cũng là nhà phê bình!),… Vì công việc nên tôi vẫn đọc họ, nhưng hầu như tôi không có khả năng “tiếp nhận” vô số điều mà các tác giả này đã viết”. 

HÀ TIÊN miên man chuyện tình lãng mạn
HÀ TIÊN miên man chuyện tình lãng mạn

Cái xứ cực Nam, phía Tây nước ta được neo cái tên Hà Tiên, chỉ vì xa xưa các cụ nói, đây là nơi bồng lai tiên cảnh hoang vu, chỉ có các nàng tiên trên trời xuống múa ca và ngắm mình trên đầm nước Đông Hồ, vào những đêm trăng rằm. Dù cho đến nay, theo lịch sử cách đây hơn 300 năm, mảnh đất nhỏ bé này đã được người khai sinh ra nó là Mạc Cửu đặt tên, và đã nổi tiếng với mười cảnh đẹp như tranh vẽ trên non, dưới biển, nhưng người dân ở đây vẫn có niềm tin rằng, vào những đêm sáng trăng các nàng tiên thường nhập vào giấc mơ của mình, bay qua mặt nước Đông Hồ, soi gương và cười khúc khích.

TÂN NHÂN nắng tỏa chiều nay
TÂN NHÂN nắng tỏa chiều nay

Nhà báo Lê Khánh Hoài kể: “Cuối năm 2007, một lần sang chơi thăm mẹ, mẹ vẫy lại gần, quàng vai tôi rất âu yếm và nói: “Con gắng đi Mỹ, sang đó tìm nơi ông Thơ (nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ) yên nghỉ, thắp cho mẹ một nắm nhang...”. Thế rồi ít lâu sau, vợ chồng tôi có dịp đi Mỹ. Cho đến khi sắp về nước, nhớ lời mẹ, chúng tôi tìm đến công viên vĩnh hằng, nơi nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ yên nghỉ, cung kính thay mặt cho mẹ tôi thắp hương cho nhạc sỹ và thưa với ông những tình cảm của mẹ, cũng như nguyện vọng của mẹ về việc đưa những tác phẩm âm nhạc viết về quê hương đất nước rất thắm thiết của ông để giới thiệu với công chúng… Ngay khi về nước, chúng tôi liền đến thăm mẹ Mẹ tỏ ra rất quan tâm tới những tấm hình chụp khi chúng tôi dâng hương cho nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ. Mẹ xem rất kỹ từng tấm hình với vẻ mặt hết sức chăm chú, nhưng không nói thêm một lời nào…”

NGUYỄN HUỆ CHI, NGUYÊN NGỌC VÀ PHẠM XUÂN NGUYÊN bị công kích nặng nề trên báo Văn Nghệ TPHCM
NGUYỄN HUỆ CHI, NGUYÊN NGỌC VÀ PHẠM XUÂN NGUYÊN bị công kích nặng nề trên báo Văn Nghệ TPHCM

Trong những ngày nhân dân cả nước tiếc thương vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được nhân dân tôn vinh là anh hùng dân tộc, một vị tướng thiên tài, đồng thời cũng là một Đảng viên luôn mẫu mực, một học trò xuất sắc của Bác Hồ, thì Hội Nhà Văn Hà Nội do Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch đã có hành động ngược lại. Họ đã trao giải thưởng văn chương, tôn vinh ông Huệ Chi và ông Nguyên Ngọc, những người đã có những hành động chống lại Đảng và Nhà nước, phủ nhận thành quả cách mạng, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Đại tướng, người từng trả lời Đạo diễn người Pháp Daniel Russel trong bộ phim “Cuộc chiến giữa Hổ và Voi”: “Tôi đã cống hiến cả cuộc đời mình, từng ngày, từng giờ, từng phút để phục vụ Đảng và nhân dân Việt Nam. Tôi chẳng hối tiếc gì cả”.

Thị trấn bên đường - Kỳ 2
Thị trấn bên đường - Kỳ 2

Andrew và tôi ngồi trong xe hơi, cửa kính hạ xuống. Tôi nghe được tiếng nhạc vẳng ra từ radio và nghĩ đó là máy của cô gái hay bạn trai cô ta.Tôi khát quá, ra kỏi xe, tìm một chỗ mát mẻ, hay một cái máy bán thức uống, đâu đó trong công viên. Tôi mang quần đùi và sau hai bắp chân ướt lẫm mồ hôi. Tôi thấy một vòi nước uống bên kia công viên và đi tới đó bằng lối vòng dưới bóng hàng cây. Không có gì là có thật cả cho đến khi bạn bước ra khỏi xe. Lừ đừ vì nóng, vì mặt trời trên các ngôi nhà bỏng rộp lửa, hè đường, cỏ cháy, tôi bước đi chậm chạp. Tôi chú ý đến một chiếc lá bị dẫm nát, bóp vụn một que khuấy cà phê dưới gót giày, nheo mắt nhìn thùng rác cột vào thân cây. Đó là cách bạn quan sát những vật hèn mọn nhất bỗng trồi lên bề mặt thế giới, sau khi bạn đã lái xe đi thật lâu- bạn cảm nhận được tính chất riêng biệt của chúng, nơi cư ngụ chính xác và nỗi trùng hợp tình cờ đáng thương của việc bạn cũng có mặt nơi đây để nhìn ngắm chúng.

Thị trấn bên đường - Kỳ 1
Thị trấn bên đường - Kỳ 1

Lời giới thiệu của người dịch: “Kín đáo, khiêm cung, Alice Munro không phải là người của công chúng, và ít khi xuất hiện trên báo chí, ngoại trừ tác phẩm của mình. Cách đây bốn năm, khi tôi đến nghe một buổi hội thảo ở Vancouver sau giải Man Booker International, với nhiều nhà văn nổi tiếng như Margaret Atwood đọc những tham luận xúc động, đ ầy yêu mến, nhằm tuyên dương tác phẩm của bà, Alice Munro đã không có mặt. Trên thế giới nhiều người vẫn không biết đến tên bà- m ặc dù n ăm 2005, tuần báo Time đã chọn bà là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất- cho đến ngày 10 tháng 10 năm 2013 vừa qua. Ngày hôm đó, Ủy ban giải thưởng Nobel đã không thể liên lạc được với nhà văn để báo tin vui. Các độc giả cũng không tìm đọc bà như tìm đến các tên tuổi văn học khác, đôi khi họ bắt gặp bà một cách tình cờ trên kệ sách, và tự hỏi: bà này là ai?”

Lên TÂN CƯƠNG nghe trà kể chuyện thăng trầm
Lên TÂN CƯƠNG nghe trà kể chuyện thăng trầm

Trời se lạnh. Tôi đang đi trong cảm xúc hoang hoải của miền đất bán sơn địa, trên đất Thái Nguyên, bỗng có những tiếng cười ròn rã trên một đồi chè. Tôi ngước nhìn, thì ra đã là Tân Cương, với cái biển đề to đùng của một nhà máy, như một cái mốc biên giới của một vùng chè nổi tiếng. Sông Công chảy êm đềm, uốn khúc giữa những đồi chè xanh ngút ngát. Một con thuyền vào lấy hàng của gia chủ. Thế là tôi sán vào hỏi han mấy ông đang ngây ngất với điếu thuốc lào. Sẵn có ấm trà. Họ mời tôi một chén. Nhận ra cái chất của trà Tân Cương Thái Nguyên, có vị ngọt đọng lại sau hương hoa sói.

Hậu nhân của MẠC CỬU
Hậu nhân của MẠC CỬU

Danh nhân Mạc Cửu lập nên đất Hà Tiên, được thụ phong Khai Trấn Quốc Công. Về Hà Tiên, thấy tượng đài Mạc Cửu uy nghiêm ngay cổng chào thị xã. Hơn nữa, khu lăng mộ họ Mạc hoành tráng trên một ngọn đồi thật đẹp, khiến mình nảy sinh âm mưu đổi sang... họ Mạc! Bà chủ tiệm bánh nổi tiếng nhất Hà Tiên có cô con gái 19 tuổi xinh mơn mởn lại rất khéo tay. Nhai nhóp nhép món bánh trứng do nàng làm, mình nghĩ vớ được em này khỏi sợ... đói. Dù mang tiếng chuột sa hủ nếp hay giun chui ống... mật, mình cũng quyết tâm tiếp cận bà chủ tiệm bánh.

NGÔ KHẮC TÀI đọc tập thơ "Chấm" của NGUYỄN NGỌC TƯ
NGÔ KHẮC TÀI đọc tập thơ "Chấm" của NGUYỄN NGỌC TƯ

Điều ghi nhận đầu tiên khi đọc Chấm phải đọc thật chậm rãi, đọc rồi nên đọc lại. Rất á ngộ. Thói quen của nhà thơ khi viết thường quen theo kiểu chơi  khuôn khổ âm điệu. Nhà văn mà làm thơ lại rất tự do phóng khoáng phá cách xuôi ngược xấp ngửa so le đủ kiểu chơi không vần, muốn ngắt câu chỗ nào tùy tiện. Ở chấm cũng vậy. Toàn tập thơ chẳng có vần điệu, niệm luật, chữ nghĩa cứ tuông trào, vun vải. Câu thơ như câu văn xuôi. Văn đọc như thơ thì khen, nói ngược lại sẽ có người không chịu. Vậy là thơ thẩn nước nôi nổi gì. Nhưng nó chính là thơ. Vì thơ là gì thật khó định nghĩa. Và ranh giới giữa thơ và văn ngày nay đôi lúc cũng khó phân biệt rạch ròi. Nhưng nó chính là thơ bởi vì nó vẽ ra thật nhiều hình ảnh lung linh, gợi ra cho người nhiều cảm xúc mới mẻ...

Kỳ nhân xứ sở cao nguyên
Kỳ nhân xứ sở cao nguyên

Một người rất mộc. Một vóc dáng xù xì, mạnh mẽ. Một nụ cười rộng mở và chân tình. Đó là ca sĩ, nhạc sĩ Y Phôn, thuộc biên chế Đoàn ca múa Đăk Lăk. Tôi đã từng xem và nghe anh hát trên truyền hình, nhưng nếu không gặp trực tiếp thì không thể hình dung được một Y Phôn hay ứa nước mắt đến thế. Tôi đòi nghe anh hát bài “Bước chân trần”, trực tiếp, không nhạc đệm và không âm thanh khuếch đại. Anh kể đó là một kỷ niệm bất ngờ, trong một chuyến đi với cố NSND Y Moan về nhà một người bạn vào năm 1995. Anh bắt gặp một ông già đi chân đất trên đường, với dáng mệt mỏi cùng chiếc túi vải trên vai. Y Phôn chợt liên tưởng như thấy người cha thân yêu của mình đang ở quê. Cả một đời ông cũng thế chân trần kiếm từng miếng ăn nuôi các con. Niềm xúc động dâng trào. Những âm thanh vang lên trong tâm tưởng cùng nước mắt thương cha cứ chảy ra trên con đường bụi đỏ. Khi đi hết con đường, bài hát đã hoàn thành...

Bồng bềnh cánh sóng Cà Ty
Bồng bềnh cánh sóng Cà Ty

Nhà thơ La Văn Tuân say sưa trò chuyện, đôi mắt anh như mơ màng qua mắt kính, có lẽ những cảm xúc đang dâng tràn trong tâm hồn anh. Lát sau anh lại sôi nổi kể, con sông rạo rực nhất vào mùa xuân khi các đoàn thuyền của các phường xã đua nhau trong mùa lễ hội hàng năm. Những chàng trai luôn luôn muốn chứng minh đội của mình chính là những đoàn thuyền vượt qua báo sóng gió biển khơi và là những người chiến thắng. Nào đội Phú Trinh, Bình Long, Mũi Né hay đội Đức Nghĩa, Đức Thắng, Lạc Đạo...Tất cả đã sẵn sàng và thể hiện hết sức mình. Ai chiến thắng, đâu có gì là quan trọng mà tất cả đều phải dựa vào nhau trên mọi bước đường đời, mọi nẻo trên biển khơi. Họ hò reo. Họ ca hát. Họ nhảy múa. Và, mọi con thuyền đều bay bổng trong niềm hân hoan, bởi cả năm vất vả trên biển khơi. Những lá cờ bay và muôn ngàn nhịp trống rộn ràng trên sông đã tạo nên một khuôn mặt khác lạ của Phan Thiết; Bừng sáng, trẻ trung và đầy sức sống...

THƠ và không chỉ là THƠ
THƠ và không chỉ là THƠ

Nhà phê bình Mã Giang Lân băn khoăn: “Chưa có thống kê đối sánh để nói thơ ồ ạt bung ra quá nhiều so với các loại hình in ấn khác. Đúng là nhiều và có nhiều tập thơ kém chất lượng. Nhưng có phải vì thế mà “loạn chuẩn”? Không nên đặt chuẩn, ép chuẩn theo trình độ thị hiếu của một vài người nào đó. Mỗi người làm thơ, đọc thơ có cái chuẩn của riêng mình. Bấy nhiều người làm thơ đọc thơ với những tâm trạng hoàn cảnh khác nhau, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp khác nhau sẽ hình thành rất nhiều cách đánh giá, định giá thang bậc cho thơ. ở đây cũng không phải lỗi của thơ nhiều, ít. Cái loạn hiện nay là “loạn giá trị” mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về những người viết phê bình giới thiệu”.