LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Quảng cáo tập thơ Chấm của NGUYỄN NGỌC TƯ
Quảng cáo tập thơ Chấm của NGUYỄN NGỌC TƯ

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được xem như một hiện tượng văn chương Việt Nam thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Hầu hết tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư như “Ngọn đèn không tắt”, “Cánh đồng bất tận”, “Gió lẻ” hay “Khói trời lộng lẫy” đều bán rất chạy. Đùng một cái, Nguyễn Ngọc Tư chuyển sang làm… thơ. Ngỡ chỉ cảm hứng bất chợt, ai dè Nguyễn Ngọc Tư in tập thơ “Chấm”. Thời buổi này, thơ cực kỳ khó bán, nếu không muốn nói là không thể bán. Thơ in 500 bản có khi ba năm sau còn tặng chưa hết. Vậy mà “Chấm” in hai ngàn bản, giá bìa 70 ngàn đồng. Phen này, nếu “Chấm” bán hết thì…không khéo lại có biến động lớn. Theo nhà văn Đỗ Bích Thúy bình luận: “Chấm” ăn khách, khối nhà văn sẽ lên cơn sốt thi ca, và ai cũng làm thơ thì Hội Nhà văn VN sẽ không có tác phẩm để… trao giải thưởng văn xuôi hàng năm!

HUYỀN CHÍP xách ba lô đến chốn thị phi
HUYỀN CHÍP xách ba lô đến chốn thị phi

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, khao khát được bước chân ra thế giới trở nên cháy bỏng trong trái tim không ít người Việt Nam . Đặc biệt là giới trẻ, cuộc sống ở những vùng đất khác và những nền văn minh khác bên ngoài biên giới luôn có sức thu hút kỳ lạ. Không có điều kiện du học hoặc du lịch, thì tìm đọc những cuốn sách viết về các địa danh nổi tiếng. Nắm được tâm lý ấy, hàng loạt tác phẩm dạng này được ấn hành và bán rất chạy như “Oxford thương yêu”, “Venise và những cuộc tình Gondola”, “Chuyện tình Paris”, “Không khóc ở Kuala Lumpur”… Tuy nhiên, thế kỷ 21 là thế kỷ của văn học tự sự. Yếu tố hư cấu bay bổng dần dần nhường chỗ cho yếu tố trải nghiệm thực tế. Bên cạnh thể loại hồi ký, thì thể loại du ký cũng đầy hứa hẹn với thị trường sách. Vì vậy, khi cô gái Nguyễn Thị Khánh Huyền lấy bút danh Huyền Chip tung ra cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của bạn đọc.

Cẩm Giàng vẫn còn lưu dấu tích TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Cẩm Giàng vẫn còn lưu dấu tích TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Chợ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) xinh như một bài thơ. Nhưng lại là những câu thơ buồn khi tôi sực nhớ lại chuyện của “Cô hàng xén”, mà Thạch Lam đã viết tại nơi đây. Mỗi lần qua chợ là tôi không kìm được bước chân nhẹ gót tạt qua dãy hàng xén. Ngắm từng người bán hàng và tôi cứ mường tượng rằng kia là cô Tâm, nọ là cô Tâm, đấy là cô Tâm và tôi là anh giáo nghèo ngày nào mê ly cô bé ấy. Nhưng rồi hạnh phúc khuất nẻo ở nơi nào. Cô hàng xén vẫn phải chắt chiu từng cắc, từng xu để nuôi mấy miệng ăn, rồi vẫn phải lo cho đứa em ăn học. Mỗi lần về nhà là lại một lần thổn thức với nỗi buồn nghèo khó. Nó đeo đẳng với những lo toan không bao giờ dứt ra khỏi cuộc đời. Tiếng thở dài nẫu ruột của Tâm như muốn nuốt vào lòng những niềm hy vọng mơ hồ về một tương lai mông lung, nơi xóm chợ nghèo...

Tạp chí đắt giá NHÀ VĂN & TÁC PHẨM ra mắt số đầu tiên
Tạp chí đắt giá NHÀ VĂN & TÁC PHẨM ra mắt số đầu tiên

Sau một thời gian chuẩn bị với không ít ý kiến tranh biện chính thống lẫn những xì xầm vỉa hè, Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm số đầu tiên đã được ra mắt. Được sáp nhập của hai tờ tạp chí: Nhà văn và Văn học nước ngoài, Nhà văn và Tác phẩm là tạp chí sáng tác, lý luận phê bình và dịch văn học của Hội Nhà văn Việt Nam . Tạp chí dày 200 trang, khổ 20 x 28, xuất bản 2 tháng 1 kỳ, gồm 2 phần: Văn học trong nước và văn học nước ngoài. Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm có giá bán lẻ 60 ngàn đồng, lập kỷ lục về ấn phẩm văn chương bán đắt nhất Việt Nam . Thay mặt những người thực hiện, nhà văn Nguyễn Trí Huân từng làm Tổng Biên tập Văn Nghệ Quân Đội rồi làm Tổng Biên tập Văn Nghệ, bây giờ làm Tổng Biên tập Nhà văn và Tác phẩm, kêu gọi: “Tạp chí mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà văn, bạn đọc, các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân để tờ Tạp chí có thể đứng vững trong cơ chế thị trường, làm sinh động và phong phú thêm đời sống văn học và văn hóa trong giai đoạn hội nhập và phát triển đấ

Báo SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG khám tổng quát Nhóm MỞ MIỆNG
Báo SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG khám tổng quát Nhóm MỞ MIỆNG

Khoảng hơn chục năm trở lại đây, cứ thi thoảng người ta lại nghe thấy ở đâu đó xuất hiện hoặc hâm nóng lại một nhóm người chuyên viết ra những câu chữ quái dị rồi đặt cho chúng một cái tên gọi khá kêu: "thơ". Nhưng chính những người của nhóm Mở miệng tự nhận những thứ mà họ viết ra là "thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa". Thế mà vẫn có người tung hô những thứ đó. Kể cũng lạ (!?). Các thành viên tham gia sáng lập nhóm Mở miệng lúc đầu có 4 người gồm: Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán, sau đấy có thêm vài người nữa. Nhưng hiện tại chỉ còn có Lý Đợi đóng vai trò thủ lĩnh tinh thần, Bùi Chát giữ chân như một "giám đốc điều hành" cái gọi là "Nhà xuất bản Giấy vụn", chuyên photocopy và phát tán lên mạng những thứ được các thành viên trong nhóm viết ra. Họ tự cho rằng mình đã tạo ra được một "dòng thơ mới" để đối lại với thơ ca truyền thống đã được công chúng đón nhận từ bấy lâu nay.

ĐÀ LINH mê mải viết sách và làm sách
ĐÀ LINH mê mải viết sách và làm sách

Thời nhà văn Đà Linh là người chịu trách nhiệm bản thảo, sách của NXB Đà Nẵng thường được người mua tin bởi đã được đảm bảo chất lượng. Tên của một thành phố, nhưng NXB Đà Nẵng đã trở thành đơn vị xuất bản hàng đầu. Điều này thì giới văn chương báo chí và người đọc còn nhớ. Đà Linh sinh năm 1958 tại Hà Nội. Mỗi lần anh từ Đà Nẵng ra Hà Nội, tôi dùng từ trở về Hà Nội là theo nghĩa ấy. Ba của anh là người Quảng Nam tập kết ra Bắc năm 1954, Đà Linh quê quán miền Trung nhưng kỷ niệm tuổi thơ và thời thanh niên đại học là ở Hà Nội. Anh yêu Hà Nội và thương Quảng Nam - Đà Nẵng. Hai nơi anh gắn bó và là động lực cho anh làm xuất bản. Đặt tên cho con gái là Đà Linh cũng là một cái tên của quê hương. Rồi anh lấy tên con gái làm bút danh viết văn. 

Người lái xe của Bác Hồ và Bác Tôn
Người lái xe của Bác Hồ và Bác Tôn

Ông là người duy nhất nhiều năm lái xe cho cả hai vị Chủ tịch nước: Bác Hồ và Bác Tôn. Về hưu đã hơn 10 năm nhưng lúc nào ký ức về những ngày được lái xe cho Bác Hồ và Bác Tôn cũng sống động trong ông. Song không dễ gì có người biết điều đó, bởi vì ông luôn khiêm tốn, giản dị, ít nói về mình nên nhiều người gặp ông không biết ông đã lái xe cho hai vị Chủ tịch nước lâu đến thế! Ông là Nguyễn Văn Mùi, nguyên Đoàn trưởng Đoàn xe của Văn phòng Chính phủ.