LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Phim Việt đang đối mặt vấn nạn khen bừa chê ẩu
Phim Việt đang đối mặt vấn nạn khen bừa chê ẩu

Bằng tâm huyết của một nhà văn gắn bó nhiều năm với điện ảnh, tác giả Tô Hoàng lưu ý: “ Với phim dành cho màn ảnh lớn, công tác PR đặc biệt quan trọng, nên trong nhiều trường hợp nhà sản xuất còn “đánh động” ngay từ trước ngày phim bấm máy. Với loại phim này công việc giới thiệu phê bình phim biến tướng thành những căn bệnh khác. Ví như phim của các đạo diễn đang dành kỷ lục về doanh thu thì người viết chỉ được quyền khen; chê liền “lạc bầy” ngay, dù bộ phim đó chỉ thuần túy bày đặt sự lố lăng, nhăng nhố để kích thích trí tò mò nhắm lôi kéo giới trẻ tới rạp… Khi  bộ phim nhựa “Đường đua” của cặp vợ chồng nghệ sỹ Hồng Ánh - Nguyễn Thanh Sơn ra mắt người xem hầu như có cả một loạt các bài báo tung hô… Loạt bài báo công kênh “Đường đua “ lên vai gợi lên một sự hiếu kỳ, rằng sao chúng giống nhau đến thế ở ngay từng chứng cứ dẫn ra ca ngợi… ”

Cùng DƯƠNG ĐỨC QUẢNG nghe Tiếng Tụng Kinh Trong Căn Nhà Vị Tướng
Cùng DƯƠNG ĐỨC QUẢNG nghe Tiếng Tụng Kinh Trong Căn Nhà Vị Tướng

Nhà báo Dương Đức Quảng cầm bút ngay trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Sau ngày đất nước thống nhất, dù ở cương vị nào, ông cũng gắn bó với nghề báo. Và nghề báo như cái nghiệp không thể dứt rời khi nhà báo Dương Đức Quảng đã được nhận sổ hưu. Sự trải nghiệm một đời, sự tích lũy một đời của nhà báo Dương Đức Quảng ít nhiều phản ánh qua cuốn sách “Tiếng tụng kinh trong căn nhà vị tướng” dày hơn 500 trang, do NXB Lao Động vừa ấn hành. Nhiều bài viết rút ra từ “Tiếng tụng kinh trong căn nhà vị tướng” khi xuất hiện lại trên trang blog này, vẫn rất được độc giả tán thưởng. Để đồng nghiệp và bạn bè hiểu thêm về “Tiếng tụng kinh trong căn nhà vị tướng”, xin trân trọng trích giới thiệu lời tựa của nhà báo lão thành Hữu Thọ!

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Tây Tiến người đi không hẹn ước

Thực ra chúng tôi rất tình cờ nhập vào con đường Tây Tiến, cách thành phố Hòa Bình chừng 10 cây số. Mấy anh em có kế hoạch “phượt” một mạch thẳng ra bến Thung Nai, thuộc huyện Đà Bắc, rồi có thể tạt ngang đây đó tùy thích. Thì ra con đường quanh núi dẫn chúng tôi đi, đã in dấu những bước chân hành quân của những chiến sĩ, thuộc trung đoàn Tây Tiến năm 1947. Không mấy ai không biết đến bài thơ Tây Tiến đầy bi tráng của cố thi sĩ Quang Dũng. Có người bất ngờ đọc lên mấy câu “ Tây Tiến người đi không hẹn ước/Đường lên thăm thẳm một chia phôi... ”. Ai ai cũng thấy nôn nao trong lòng. Đúng vậy, con đường vẫn hun hút trong bình minh, véo von trong tiếng chim hót, và chúng tôi vượt dốc...

Học giả PHAN NGỌC trong mắt một người chép thuê
Học giả PHAN NGỌC trong mắt một người chép thuê

Thật tình cờ, trong lần trò chuyện với một bạn học cũ, tôi biết được điện thoại và được gặp lại ông bà sau gần nửa thế kỷ xa cách. Bà mở cửa căn hộ tầng 6, khu chung cư Mỹ Đình- Hà Nội, thấy tôi, hồ hởi: “Bao nhiêu lần cô hỏi thăm tin tức về cháu. Một dạo nghe tin cháu đi B (miền Nam ) và đã hy sinh, cô cứ bảo với chú, thương cháu quá chừng! Nào ngờ hôm nay lại được gặp cháu!”. Ông ra đón tôi, bước đi đã chậm, nhưng đôi mắt vẫn còn tinh anh. Ông là Phó giáo sư, dịch giả nổi tiếng Phan Ngọc, người mà tôi đã có những ngày được chép thuê những trang sách dịch của ông, người mà tôi hằng cảm phục và kính mến.

TRƯƠNG NAM CHI trắc ẩn cùng Dốc Thiêng
TRƯƠNG NAM CHI trắc ẩn cùng Dốc Thiêng

“Dốc thiêng” là một tiếng thở dài về nhân tình thế thái bằng thơ của một phụ nữ đã qua tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ở tuổi đó, người đàn bà mang tên Trương Nam Chi đã lặng lẽ chiêm nghiệm lại cuộc đời mình với những tiếc nuối không thể nào quay lại được: “Đêm vuốt ngược/ Dốc/ Đàn bà – Hương hoa thầm gọi/ Ngỡ là/ Đương xuân”…. “Đêm vuốt ngược” là một thi ảnh sắc bén và độc đáo. Những câu Lục Bát gãy nhịp tạo nên một ám ảnh Thiền, vừa mơ hồ mà vừa rõ rệt. Ám ảnh ấy còn được nhắc lại ở “Thinh không”: Rót vào/ Khoảng lặng không gian – Hồi chuông tịnh độ/ Nhịp nhàng khoan thai…”. Từ ám ảnh gốc ấy, cảm xúc Trương Nam Chi đã tỏa ra nhiều chiều, trên nhiều cung bậc xao xuyến đến lạ lùng. Trước thực tại hôm nay, Trương Nam Chi không né tránh như nhiều nhà thơ nữ khác.

NGÔ KHẮC TÀI và Tháng Bảy tu phước báo hiếu
NGÔ KHẮC TÀI và Tháng Bảy tu phước báo hiếu

Dân gian có câu nói: giúp của không giúp đũa ăn cơm. Có nghĩa là anh đói tôi giúp cho tiền bạc nhưng nghề nghiệp, cách làm ăn lại giấu kín không chỉ. Chẳng ai chỉ đường đi buôn. Bấy lâu cứ tưởng câu nói cho người một con cá không bằng cho cần câu là của dân gian không ngờ chính Lão Tử đã nói câu ấy. Tương tự đức Phật có dạy ba loại tài thí, vật thí và pháp thí. Pháp thí được xếp cao hơn cho thấy việc tu phước chẳng dễ. Theo kinh, Phật dạy vật đem bố thí có mười loại thường thấy như bố thí vật thực, nước uống, vải, xe cộ, bông hoa, vật thơm, vật để xức, chỗ nằm, chỗ ở, đèn. Về miền Tây ta thấy ở thôn quê trước cửa mỗi nhà để lu nước uống, hoặc là ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều ngả đường thấy để thùng nước đá trà dành cho kẻ lở đường – đó là bố thí nước.

Xóm WEBSITE nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ
Xóm WEBSITE nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ

“Phóng viên xóm” Đỗ Văn Hiệu cho biết, khi website đi vào hoạt động, xóm bầu ra một nhóm những người chuyên trách cập nhập thông tin gọi là “tổ biên tập web”. Tổ này có 5 người gồm anh Hiệu, anh Cần, anh Nhã và hai phụ nữ phụ trách mảng văn, thơ. Với một chiếc máy ảnh kĩ thuật số loại nhỏ, một quyển sổ, một cây bút, những phóng viên này bủa đi… khắp xóm để lấy thông tin mặc dù chưa một ngày được học cách chụp ảnh hay viết tin, bài. Từ chuyện ma chay, hiếu, hỉ, giỗ chạp cũng được các anh ghi lại chi tiết. Sau khi viết tin, bài xong, những “phóng viên xóm” này gửi qua thư điện tử cho anh Nam, người phụ trách biên tập và trực tiếp đẩy trên website. Anh Hiệu cho biết, với một sự kiện bình thường, diễn ra vào buổi sáng thì tầm chiều tối là có trên website.

NGUYỄN NGỌC PHÚ nẻo về tuổi thơ
NGUYỄN NGỌC PHÚ nẻo về tuổi thơ

Trong phần lớn những chặng đường đời đã qua, Nguyễn Ngọc Phú vẫn ngày ngày đều đặn đi về với nơi chốn sinh dưỡng ra anh: làng Thạch Kim ở vùng biển Cửa Sót. Với anh, quê hương có ý nghĩa thật đặc biệt: “Tôi đi xa qua những tháng năm dài/ chiếc ba lô xanh màu quân phục/ mới đến đầu thôn cả xóm làng đã biết/ Quê hương mình đùm bọc lấy hồn tôi”. Gắn bó với làng quê suốt tuổi ấu thơ, xa cách, rồi anh lại trở về hòa mình với nhịp sống quen thuộc, tưởng như cảnh vật cũng già theo những trải nghiệm đời người. Cái khoảnh khắc “Thót một tia tôm càng/ Búng giật lùi kí ức” đã trả tâm hồn người nghệ sĩ về với bản nguyên của nó, để anh được nhìn vạn vật quanh anh bằng cái nhìn tươi mới trong sự ngạc nhiên ban đầu.

THƠ FACEBOOK có gì hay ?
THƠ FACEBOOK có gì hay ?

Tháng 9/2005, ông chủ của trang facebook là Mark Zuckerberg chắc chắn không thể nghĩ đến ngày, facebook trở thành một đế chế mạng. Độ 3 năm trước, facebook rập rình vào Việt Nam . Dân mạng nước mình đón nhận facebook với trạng thái cực kỳ e dè, kiểu như muốn yêu một cô đã có chồng vậy, nửa hứng thú, nửa sờ sợ. Và ở thời điểm này, tháng 7/2013, facebook đã khuynh đảo mọi thứ. Facebook hoàn toàn thoát khỏi thế giới ảo, facebook đã thật sự song hành với thế giới thật. Anh Phạm Thanh Long, một sáng ăn phở cùng nhà thơ Lê Minh Quốc, ngẫm cái chuyện thật thật ảo ảo này mà sáng lập ra cuộc thi vô cùng độc đáo “Thơ tình facebook”.