LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Y PHƯƠNG và Hành Trình Kiếm Tìm
Y PHƯƠNG và Hành Trình Kiếm Tìm

Trên thế gian này đầy người Có ai đau khổ như mẹ tôi không Trước mặt là biển Đông          Sóng trào lên nước mắt Trên thế gian này đầy người Có ai đau khổ như mẹ tôi không Sau lưng Dãy Trường Sơn Là mộ phần của toàn dân tộc.

Báo CÔNG AN TPHCM chỉnh huấn Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG
Báo CÔNG AN TPHCM chỉnh huấn Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG

Trong luận văn tác giả nhận định, bình luận các hiện tượng văn học một cách phản văn hóa thành những tác phẩm có văn hóa. Ví dụ: Ở trang 31 trích dẫn toàn là văn tục tĩu, thế mà tác giả luận văn hết lời cổ súy. Tác giả đã sai lầm khi không nhận ra văn hóa nghệ thuật có rất nhiều thể loại, nhưng văn học, văn chương mà thơ ca lại có vị trí nổi bật. Tính hiện thực, tính tư tưởng, tính thẩm mỹ là những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Từ sai lầm này, tác giả đã trình bày trong luận văn toàn văn tục tĩu, vô văn hóa trong đánh giá nhận xét mà người hướng dẫn khoa học vẫn để, hội đồng chấm luận văn vẫn cho điểm 10 thì... không hiểu nổi (chúng tôi không trích dẫn ra đây được vì nó quá tục tĩu, vô văn hóa). Nguyễn Du, Nguyễn Tuân... rất coi trọng tiếng Việt. Nguyễn Tuân từng gọi tiếng Việt là hương hỏa của ông bà để lại. Phải nâng niu quý trọng, gìn giữ sự trong sáng của nó, viết bậy, nói tục, làm thơ tục là làm nghèo, làm xấu tiếng Việt. Xin hỏi khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô

TRẦN ĐĂNG KHOA khép lại chuyện ĐI ĐÁNH THẦN HẠN bị dân gian hóa
TRẦN ĐĂNG KHOA khép lại chuyện ĐI ĐÁNH THẦN HẠN bị dân gian hóa

Trước khi khép lại câu chuyện đáng tiếc này, tôi cũng muốn nói thêm đôi điều với nhóm làm sách. Nếu đây chỉ là cuốn sách bình thường, cuốn “Những typ truyện dân gian Việt Nam”, hay như cuốn sách “Văn học dân gian Bạc Liêu” của ông Chu Xuân Diên thì tôi cũng chả bàn làm gì. Nhưng đây lại là công trình khoa học, là TỪ ĐIỂN, sách để tra cứu, là loại sách công cụ có giá trị khoa học lâu dài, đòi hỏi tính chuẩn xác rất cao, một cuốn sách như thế, mà lại nhầm lẫn tai hại, khiến bạn đọc có thể hiểu lầm, là tôi đạo văn, buộc tôi phải lên tiếng, không còn cách nào khác. Đối với người làm công tác khoa học, việc sử dụng tư liệu của những người đi trước là rất bình thường, nhưng làm TỪ ĐIỂN, khi sử dụng, cũng phải rà soát, kiểm tra lại kỹ lưỡng, chứ không thể cứ bê nguyên tư liệu của người khác mà không qua kiểm định.

Những nhà khoa học tái khẳng định ĐI ĐÁNH THẦN HẠN là văn học dân gian?
Những nhà khoa học tái khẳng định ĐI ĐÁNH THẦN HẠN là văn học dân gian?

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Huế với tư cách chủ biên cuốn “Từ điển type truyện dân gian Việt Nam” phản hồi bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Vừa rồi, chúng tôi thực sự bất ngờ khi nhà thơ Trần Đăng Khoa, vốn là nhà thơ chúng tôi yêu mến, lên tiếng bức xúc về cuốn Từ điển type truyện dân gian Việt Nam do tôi và các cộng sự thực hiện mới xuất bản gần đây đã “xâm phạm bản quyền”  (Đi đánh thần hạn) của anh. Nhưng thực tế, khi biên soạn công trình này, chúng tôi không hề có ý định “cầm nhầm” và biến báo mà đã tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc được nêu trong phần đầu công trình. Để nhà thơ và bạn đọc hiểu rõ, chúng tôi xin được thưa lại vài điều như sau…”

NGUYỄN NGỌC THIỆN kiến giải vụ Luận văn Thạc sĩ về nhóm MỞ MIỆNG
NGUYỄN NGỌC THIỆN kiến giải vụ Luận văn Thạc sĩ về nhóm MỞ MIỆNG

PGS-TS Nguyễn Ngọc Thiện – đương kim Tổng Biên tập tạp chí Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam viết trên báo Hà Nội Mới số ra ngày 25-7-2013: “Những luận điểm nền tảng mà tác giả Luận văn dựa vào là sự góp nhặt tùy tiện, hiểu thiếu chính xác và chưa được nghiên cứu tường minh, thấu đáo các lý thuyết triết học, mỹ học của chủ nghĩa hậu hiện đại và các luận thuyết thời thượng khác (như lý thuyết Trung tâm - Ngoại vi, phạm trù Cái bên lề, Cái khác, Sự giễu nhại và Mỹ học của cái tục, Samizdat - tức xuất bản và phát hành văn chương bí mật, không chính thức…) để soi chiếu vào những ấn phẩm gọi là thơ của nhóm Mở miệng vốn dĩ được xuất bản chui, lưu hành ngầm ở ta và ở nước ngoài từ đầu thế kỷ XXI, một cách không đàng hoàng nhằm “kích động sự phản kháng và chống đối” tư tưởng chính thống và thể chế chính trị hiện hành, cùng sự nghiệp đổi mới mà cả xã hội ta dày công vun đắp ngót 30 năm nay được những người có lương tri trên thế giới xem trọng”.

Trường ca ĐI ĐÁNH THẦN HẠN xuất phát từ truyện dân gian?
Trường ca ĐI ĐÁNH THẦN HẠN xuất phát từ truyện dân gian?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bức xúc đòi lại quyền khai sinh cho đứa con tinh thần của mình: “Một tác phẩm tôi sáng tác hoàn toàn cách đây 43 năm, bằng sự tưởng tượng của một cậu bé học sinh lớp 5. Tôi chưa từng nghe ai kể, kể cả bà mẹ có rất nhiều chuyện dân gian của tôi, tôi cũng chưa từng thấy có, dù là “Type” ở bất cứ tryện cổ dân gian nào, trong nước hay ngoài nước. Tôi viết trường ca này, cũng vì lúc ấy, quê tôi đang phải đối mặt với hạn và lụt vô cùng gian nan. Tôi định viết hai phần, lấy tên là Trường ca GIÔNG BÃO, phần đầu là Đánh Thần Hạn, phần sau là Đánh Thần Lụt, và Thần Lụt mới quan trọng, vì quê tôi như hòn đảo, xung quanh là các sông lớn, mùa mưa nước chảy rất dữ, có năm đứng trên đê có thể khỏa chân xuống dòng chảy được. Làng tôi lúc nào cũng âm âm tiếng trống từ trên đê vọng về và cứ đến mùa lũ là mất ăn mất ngủ, bởi nếu vỡ đê là chết hàng vài vạn người, nếu không có biện pháp gì đó rất có hiệu quả, ứng cứu. Những năm trước đó, tôi còn nghe có vụ lụt, chính Bác Hồ đã đi

VĂN CHINH bị sốc khi đọc Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG
VĂN CHINH bị sốc khi đọc Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG

Bài này in trên báo Văn Nghệ số 29 -2013 với tên gọi “Nghiên cứu thơ Mở Miệng để làm gì?” bị cắt bỏ vài đoạn, vì vậy xin giới thiệu nguyên gốc của tác giả. Nhà văn Văn Chinh năm ngoái đã nhận Giải thưởng về lý luận phê bình của Hội nhà văn VN. Cho nên, với cuộc tranh luận rôm rả xung quanh luận văn thạc sĩ về nhóm Mở Miệng, nhà văn kiêm nhà phê bình này tự thấy có trách nhiệm phải tham gia một cách tích cực bằng ngôn từ mạnh mẽ: “Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan không giấu tham vọng được là người nổi tiếng khi làm luận văn này, chị dẫn lời Nguyễn Quốc Chánh: “Công việc sáng tác bên lề hay ngoài luồng hiện nay ở Sài Gòn và hải ngoại, nếu có ai nhìn thấy nó như nó đang là, thì con mắt sắc của lý thuyết sẽ ló ra.”. Và, hình như câu quảng cáo xà phòng cũng gây áp lực cho chị, “đã trắng còn phải trắng như tide” nên Nhã Thuyên luôn sấn sổ vào những nơi không phải chỗ của khoa học và văn chương, là chính trị, sấn sổ để sắc sảo cho bằng được. Nhã Thuyên khẳng định một cách áp chế và trong khi kịch l

Báo VĂN NGHỆ tiếp tục công kích Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG
Báo VĂN NGHỆ tiếp tục công kích Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG

Nhà văn Vũ Hạnh, tác giả của "Bút máu" và "Con chó hào hùng" khẳng định trên báo Văn Nghệ số 29 phát hành ngày 20-7-2013: "Tôi cũng đã đọc qua, rồi bỏ, không quan tâm những bài thơ - nếu gọi đó là “thơ” - của nhóm Mở Miệng. Báo chí đã gọi rất đúng đó là dòng kênh đen, là thơ đen, thơ rác; mượn màn hậu hiện đại, xóa bỏ các “đại tự sự” (trong đó họ gọi cả con c… cũng là “đại tự sự”!) để nguyền rủa cả chế độ, cả chủ nghĩa Cộng sản, phỉ báng cả lãnh tụ của chúng ta, mà cả nhân loại kính yêu vì cuộc đời chiến đấu trong như ánh sáng của Người! Họ văng tục, dùng những thứ tục tĩu nhất để văng tục vào cuộc đời, vào thể chế. Họ nổi loạn ngôn từ, dùng ngôn từ để nổi loạn. Họ được cả các trang mạng ngoài nước của các cây bút chống Cộng mới nổi khen ngợi, cổ vũ và tài trợ để phổ biến rộng rãi trên Internet. Ở trong nước cũng có một vài người bày tỏ cái nhìn cổ vũ cho sự đổi mới thơ, cho hậu hiện đại theo kiểu “Mở Miệng”.

Cuộc thi thơ đầu tiên trên FACEBOOK đã có kết quả
Cuộc thi thơ đầu tiên trên FACEBOOK đã có kết quả

Giải Nhất: Sâm Cầm với 2 bài thơ: Sài Gòn Sài Gòn; Nấc cụt Giải Nhì: Hoàng Anh Tuấn: Mùa phơi váy Giải Ba: Phạm Trang: Nắng thu; Gió và em; Không thể và có thể 15 giải Khuyến kích thuộc về các tác giả: Lò Cao Nhum, Trần Vinh Khâm, Hoàng Khoa Nguyên, Nguyên Chương, Lê Thị Thu Thảo, Thanh Trúc, Đào Thị Nô En, Lee TP, Nguyễn Trắc Thanh Văn, Huyền Trân, Phúc Ngọc, Phạm Như Lương, Bùi Thanh Tuấn, Tiểu Quyên, Nguyễn Anh Tuấn. Cùng 1 giải cho Hàn Vũ Phong (khuyết tật), 1 giải bài thơ nhận đuọc nhiều Like nhất với hơn 4.600 like cho tác giả Nhi Nhi Nhô Nhô và 1 giải cho thí sinh cao tuổi nhất Phạm Như Lương mỗi người 1 triệu + cúp.

HÀ CỪ vời vợi nỗi quê
HÀ CỪ vời vợi nỗi quê

Hà Cừ là một Tổng biên tập báo hiếm hoi "đi lên" từ anh sửa morát, như thể một người nông dân chân lấm tay bùn giỏi làm cỏ, bón phân gieo mạ, cày bừa mà trở thành chủ tịch xã vậy. Mới đây, khi anh đã về hưu được bốn năm, có dịp gặp lại anh, tôi mới hay nhà anh giờ đây không ngày nào con cháu không quây quần, ríu rít ba thế hệ. Mỗi bữa cơm là phải xếp ra ba mâm mới đủ cho bày con cháu trong nhà ăn, không khác thời ở quê. Anh có 4 người con, đều đã dựng vợ gả chồng và quây quần trong một nhà ở phố. Chưa kể con nuôi ở làng cũng hay ghé lên thăm ông bà. Nhiều lúc nhà anh cứ như trạm trung chuyển của bệnh viện, mà bà con hay lên nhờ vả. Biết sao được, Hà Cừ lại thích thế, bởi cho đỡ "nhớ quê". Nói anh thèm gặp người "quê mình" cũng không ngoa.

LÊ LỰU đòi lại nhà không được, trả nợ tình không xong
LÊ LỰU đòi lại nhà không được, trả nợ tình không xong

Dân gian xưa có câu: “Oai oái như Phủ Khoái xin cơm”. Giờ đây người Phủ Khoái không “oai oái xin cơm”, mà “oai oái kêu oan”. Một trong những nỗi oan của họ là đất đai, là sổ đỏ. Đại tá, nhà văn Lê Lựu là một trong những nạn nhân đang“oai oái” kêu oan trên mảnh đất tổ tiên mẹ cha để lại. Ngày về cố hương nước mắt nhà văn đã tuôn trào vì đất. Lê Lựu không đòi đất, không đuổi bà vợ cả ra đường, ông chỉ đòi trả lại tên mình trên mảnh đất tổ tiên cho ông là người thừa kế, trả lại tên ông chính chủ trên sổ đỏ là cái lí, sau đến cái tình, ông cho ai thì cho, dẫu biết ngày về gặp tổ tiên, ông cũng chẳng thể mang theo mảnh đất này…

ĐỖ HOÀNG DIỆU vẫn còn nổi loạn
ĐỖ HOÀNG DIỆU vẫn còn nổi loạn

Tác giả “Bóng đè” bây giờ một chồng hai con, tiết lộ: “Tôi bắt đầu viết kịch bản phim từ hai năm trước, được 12 tập thì mang bầu nên dừng lại. Nếu mang bầu mà ngồi viết kịch bản phim truyền hình kiểu Việt Nam thì e… em bé bị ảnh hưởng. Vì với vợ chồng tôi, nguyên tắc đầu tiên trong nuôi con là dạy con sống thật. Còn nếu viết đúng kiểu Đỗ Hoàng Diệu thì chẳng biết số phận kịch bản sẽ ra sao. Tôi nghĩ nước mình khó có thể làm được những phim kiểu Mỹ mà chị đề cập. Chuyện này mổ xẻ nhiều quá rồi. Diễn viên đẹp có thừa nhưng hiếm người diễn giỏi. Thực tế đời sống tiền tình yêu ghét phản bội ê hề nhưng chúng ta vẫn lạc quan và coi mình là trung tâm thế giới, không chấp nhận là lối sống, văn hóa của mình xuống cấp đến thế. Đạo diễn phần đông thiếu tinh tế thiếu gan. Vậy có kịch bản thì cũng bị gọt nát bét hoặc xếp xó mà thôi”.

Báo VĂN NGHỆ chính thức lên tiếng vụ Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG
Báo VĂN NGHỆ chính thức lên tiếng vụ Luận văn Thạc sĩ về Nhóm MỞ MIỆNG

Sau khi các báo Văn Nghệ TPHCM, Thanh Tra, Quân Đội Nhân Dân và Nhân Dân lên tiếng về luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, báo Văn Nghệ -cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn VN, trên số 28 phát hành ngày 13-7-2013, chính thức có bài “Một luận văn mơ hồ và sai lầm” ký tên Ban Lý Luận Phê Bình, khẳng định ở góc độ chuyên môn: “Luận văn này đưa vào phần trình thuật bối cảnh của nó những mô tả khá cẩu thả, sơ sài và sai lệch về Hội Nhà văn Việt Nam, báo Văn Nghệ cũng như nền văn học nước nhà nói chung. Những trình thuật kiểu đó trong bản luận văn luôn luôn có xu hướng mở rộng ôm đồm, mơ hồ, bao gồm nhiều trình bày khái niệm và cụm từ tương đương khái niệm như “một quốc gia hậu thuộc địa như Việt Nam”, “hậu đổi mới”, “quyền lực văn hóa”, “sự độc quyền văn hóa”, “cặp Hà Nội - Sài Gòn” v.v., tất cả đều quy chiếu các thực tại đa dạng phức tạp của đời sống xã hội đất nước với những hiện trạng - viễn cảnh và vấn đề lịch sử riêng, mà luận v

HỮU THỈNH diễn đọc tác phẩm của một thành viên Nhóm MỞ MIỆNG
HỮU THỈNH diễn đọc tác phẩm của một thành viên Nhóm MỞ MIỆNG

Nhà thơ Hữu Thỉnh đang là quan văn nghệ to nhất nước, với hai cái chức Chủ tịch Hội Nhà văn VN kiêm Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN. Vì vậy tác phẩm nào được Hữu Thỉnh đọc cũng thật hiếm hoi và thật vinh dự, dù Hữu Thỉnh luôn thừa lời khen chất ngất để ban tặng cho bất kỳ ai. Không cần Trung tâm sách kỷ lục VN biểu dương, nhưng hầu hết mọi người đều công khai tôn vinh Hữu Thỉnh đọc điếu văn hay nhất VN. Cái giọng đọc hào hùng, trầm bổng, rộn ràng, nhấn nhá, truyền cảm, say mê của Hữu Thỉnh đã chinh phục không biết bao nhiêu trái tim rạo rực. Thật bất ngờ, trên mạng Youtube xuất hiện một clip Hữu Thỉnh đọc thơ. Nếu Hữu Thỉnh đọc thơ mình thì xúc động là chắc chắn, nhưng Hữu Thỉnh đọc thơ của... Lý Đợi cũng nồng nhiệt không kém. Theo xác nhận của nhà phê bình Lê Thành Nghị - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình của Hội Nhà văn VN thì ở nhiều hội nghị và hội thảo, hơn một lần Hữu Thỉnh đã đọc thơ của các thành viên nhóm Mở Miệng với những thái độ run r

Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ - Kỳ 4
Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ - Kỳ 4

Mở Miệng là nhóm gì và gồm những ai? Chính bản luận văn nêu trên cho biết: Tháng 6-2002, tập Mở Miệng gồm 4 tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Đợi và Nguyễn Quán được xuất bản-Nhóm Mở Miệng chính thức hình thành. Tập thơ in photo số lượng ít, chuyền tay bạn bè trong Sài Gòn và một số tập khác sau đợt kiểm tra đã bị thu hồi và tiêu hủy. Vì sao các “tác phẩm” in photo của nhóm này bị thu hồi tiêu hủy? Bởi cái mà họ gọi là thơ, như chính họ thừa nhận, là thơ dơ, thơ rác rưởi, thơ nghĩa địa… ngôn ngữ thơ thô tục bẩn thỉu, nghệ thuật thơ bế tắc lập dị. Đặc biệt, họ đã dùng thủ pháp giễu nhại để vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ… nhằm hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân, bôi bẩn các giá trị lịch sử-văn hóa của dân tộc, xúc phạm tình cảm của hàng triệu đồng bào ta đối với Bác Hồ kính yêu.

Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ - Kỳ 3
Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ - Kỳ 3

Quan điểm của Chu Giang – Nguyễn Văn Lưu: “Giễu nhại một con người như thế là một việc làm vô đạo, thất đức, bất nhân, bất nghĩa. Người dân thường ít chữ nghĩa cũng không bao giờ làm thế. Nếu đồng thanh tán thưởng một Luận văn như thế, tôi không hiểu văn hóa của người hướng dẫn khoa học, của Hội đồng chấm luận án, của những người đọc, trao đổi, giúp đỡ tài liệu, khích lệ việc làm này là văn hóa gì, thuộc về một thứ văn hóa nào? Và tại sao nó lại có thể tồn tại và ngang nhiên hoạt động trong trung tâm sư phạm trọng điểm của quốc gia như vậy? Chỉ riêng sự giễu nhại này cũng đủ lý do để hủy bỏ Luận văn của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan. Luận văn này vi phạm nhiều điều của Luật xuất bản. Vì vậy chúng tôi cấp thời đề nghị phải lập tức đình chỉ việc giảng dạy của cô giáo Nhã Thuyên - dù là giảng dạy hợp đồng. Đồng thời hủy bỏ Luận văn, hủy bỏ học vị Thạc sĩ của tác giả Luận văn, xem xét lại tư cách của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Bình và trách nhiệm của Hội đồng chấm Luận

Xung quanh sự kiện nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ - Kỳ 2
Xung quanh sự kiện nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ - Kỳ 2

Theo Ðỗ Thị Thoan và PGS, TS Nguyễn Thị Bình, sản phẩm của Mở Miệng là "sự phát triển" của thơ Việt Nam ? Chọn góc nhìn văn hóa để tiếp cận cũng tức là phải sử dụng các giá trị có tính văn hóa để định tính đối tượng, vì thế chẳng lẽ họ lại coi sự tục tĩu, tính phản văn hóa trong sản phẩm của Mở Miệng là sự phát triển? Nếu thật sự hiểu biết về văn hóa và về tính văn hóa trong các sản phẩm do con người sáng tạo, họ sẽ tự thấy, không cần tới "áp lực chính trị", và càng không cần tới "cơ quan an ninh văn hóa", không có bất kỳ cơ quan truyền thông nào lại muốn đăng tải "thơ rác, thơ dơ" của Mở Miệng. Công bố loại sản phẩm đó là tự đặt vào thế đối lập với quan niệm, thị hiếu lành mạnh của công chúng.

Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ - Kỳ 1
Xung quanh sự kiện Nhóm MỞ MIỆNG được làm Luận văn Thạc sĩ - Kỳ 1

Đọc luận văn thạc sĩ “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” (từ đây gọi tắt là VTKBL) của tác giả Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) do PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội hướng dẫn, tôi toát mồ hôi, nổi da gà. Chẳng lẽ, “nổi loạn là điều kiện sáng tạo” văn chương? VTKBL thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam, mang mã số 602234, được bảo vệ tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vào năm 2010 với điểm 10 tuyệt đối của Hội đồng Chấm luận văn. Đây là một luận văn bàn về văn chương ngoài luồng (mà họ tự gọi là thơ nghĩa địa, thơ dơ, thơ rác…) của nhóm tác giả có tên gọi là “Mở Miệng”. Xin không bàn về những vấn đề học thuật với những triết thuyết, những luận điểm luận cứ, những viện dẫn Đông Tây kim cổ. Không bàn luôn cả những lý giải, hóa giải rất là hầm bà lằng, mà chỉ xin điểm qua những nội dung ô trọc, phi văn hóa và những kiến giải phi nhân tính và rất nổi loạn của luận văn này.

Thư gửi con gái nhân mùa thi đại học
Thư gửi con gái nhân mùa thi đại học

Tâm sự của nhà văn Trần Kỳ Trung: “Bắt đầu từ buổi hôm nay, buổi đầu tiên con thi vào đại học. Ba rất thương con, vào phòng thi bốn bề là những người xa lạ, giám thị nghiêm khắc, đề thi không dễ, tất cả những phương tiện trợ giúp con hoàn toàn  không có. Con chỉ dựa vào kiến thức mình đã tích luỹ, dựa vào nghị lực, niềm tin  để vựơt qua. Chỉ một phút mất bình tĩnh, hoặc có chút hoang mang không tin ở mình…là con thất bại. Ba mong con không bao gìơ mắc những lỗi như thế! Con phải tin ở chính con, ở nghị lực của mình. Vì đó không phải chỉ là “vũ khí” giúp mình vượt qua buổi thi đại học đầu tiên này, mà là một “phương tiện tối ưu” đi suốt cuộc đời, giúp con đến với đích của tương lai một cách nhanh nhất, vững vàng nhất. Con vào phòng thi, hãy làm hết khả năng của mình, nếu con ra khỏi phòng thi, nét mặt hớn hở, rất vui vì tin ở bài làm của mình có kết quả tốt. Điều đó làm Ba mừng.  Nhưng con phải hiểu rằng, nỗi mừng đó của Ba, cũng chỉ trong thoáng chốc...”

Điện ảnh Việt muốn phát triển, phải dám trả lời những câu hỏi căn cốt
Điện ảnh Việt muốn phát triển, phải dám trả lời những câu hỏi căn cốt

Nhà văn – đạo diễn phim tài liệu Tô Hoàng đưa ra góc nhìn thẳng thắn: “Điện ảnh hầu hết các nước trên thế giới đã vĩnh biệt kiểu làm phim quay bằng phim nhựa 35 ly để chuyển đổi qua làm phim kỹ thuật số. Nói giản dị ra y hệt bạn không còn chụp ảnh bằng phim cuộn 36 kiểu rồi giao cửa hàng tráng rửa, mà chuyển sang chụp bằng card. Các nhà chuyên môn cho biết, nếu từ năm 2014, nước ta còn sản xuất bằng phim nhựa 35 ly thì không một Liên hoan phim quốc tế nào chấp nhận  phim Việt mình tham gia tranh giải nữa. Sản phẩm phim nhựa cũng không còn là “mặt hàng” trao đổi, bán mua trên thị trường phim các nước. Ấy thế mà cho tới năm 2013 này, ngay cơ quan duyệt phim của nhà nước cũng chưa có máy chiếu phim kỹ thuật số. Tính phạm vi cả nước, trừ Hà Nội và TPHCM ra, phòng chiếu phim ở các tỉnh thành khác đều chưa hề có máy chiếu phim kỹ thuật số. Liên quan đến các khâu để làm ra một bộ phim kỹ thuật số, tình hình còn phức tạp hơn nhiều…”