LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Nỗi khổ trùng tên trên báo chí
Nỗi khổ trùng tên trên báo chí

Cách đây hơn một thập niên, những ai yêu thích thời trang rất ấn tượng với người mẫu Uyển Nhi bởi vóc dáng cao đẹp và khuôn mặt thánh thiện. Người mẫu Uyển Nhi tên thật Nguyễn Xuân Uyển Nhi đăng quang Hoa khôi biển tại Vũng Tàu khi mới tròn 16 tuổi. Sau 5 năm thành danh trên sàn catwalk, người mẫu Uyển Nhi lấy chồng và sang định cư tại Đan Mạch. Năm nay Uyển Nhi đã thành cựu người mẫu tuổi 30 và là mẹ của một bé gái 4 tuổi. Cứ ngỡ hình ảnh Uyển Nhi chỉ còn trong hồi ức đẹp, ai dè khi viết về Hoa khôi Nha Trang – Lâm Uyển Nhi đã qua đời thì người ta lại nhầm với… Uyển Nhi bên trời Âu.  Để đính chính cho bản thân, cựu người mẫu Uyển Nhi gửi một lá thư cho giới truyền thông

Đến với huyện đảo nhỏ nhất thế giới
Đến với huyện đảo nhỏ nhất thế giới

Huyện đảo Cồn Cỏ, theo nhận định của nhiều chuyên gia, là một đơn vị hành chính nhỏ nhất thế giới. Với diện tích khoảng 2,4km2, huyện đảo Cồn Cỏ không có tổ chức các cấp đơn vị hành chính khác thuộc hệ thống quản lý như thôn, xã, thị trấn. Theo con số thống kê, tuy có hơn 400 người ở trên đảo, nhưng hầu hết là các đơn vị quân đội, dân thường chỉ có khoảng 50 người.  Trên bản đồ địa lý, cho dù hết sức nhỏ bé, nhưng đảo Cồn Cỏ lại là một bảo tàng vĩ đại về lịch sử chiến tranh, hiện diện như một chiến hạm thép, tuyến phòng thủ số một chiến đấu đánh trả máy bay và chiến hạm của giặc Mỹ, với hơn 1000 trận đánh, trong suốt 1440 ngày đêm, kể từ năm 1965 đến năm 1968. Và, trong hơn 1000 trận đánh đó, bình quân mỗi chiến sĩ trên đảo lại phải hứng chịu tới hơn 40 tấn bom đạn do máy bay Mỹ ném xuống đảo. Đó cũng là con số bom đạn lớn nhất thế giới mà mỗi chiến sĩ phải hứng chịu trong một cuộc chiến.

Trái tim ấm áp vượt qua giông bão cuộc đời
Trái tim ấm áp vượt qua giông bão cuộc đời

Lần đầu tiên gặp nhau ở sân bay Lộc Ninh, Đỗ Nam Cao đã bị cô tù nhân  Trần Thu Hồng hút mất hồn! Hình như đòn roi hà khắc của nhà tù  không đủ sức làm thui chột tuổi xuân của cô gái xứ Quảng!  Khuôn mặt tròn trịa, đôi mắt đen láy dưới cặp lông mày nét ngang  và mái tóc xanh mượt, Trần Thu Hồng toát lên vẻ đẹp hồn nhiên và  trong sáng. Đỗ Nam Cao viết những bài báo về những năm tháng chiến đấu ở chiến trường cũng như trong lao tù của Trần Thu Hồng và làm thơ tặng cô. Tình yêu của họ bắt đầu từ đó.  Khi Trần Thu Hồng ra Bắc an dưỡng và học văn hóa, từ chiến trường miền Nam, Đỗ Nam Cao  tìm mọi cách gửi áo ấm và  những lá thư động viên an ủi người yêu.

Họa sĩ VIỆT HẢI trong ký ức nhà văn TRẦN QUỐC TOÀN
Họa sĩ VIỆT HẢI trong ký ức nhà văn TRẦN QUỐC TOÀN

Ngày 26/6/2013 (tức 19 tháng 5 âm lịch), nhà thơ Thu Nguyệt làm đám giỗ lần thứ mười cho chồng mình, họa sĩ tài hoa Việt Hải (18/6/2003 – 2013). Việt Hải là người  “đã đứng tên cùng một đầu sách với những nhà văn nhà thơ được độc giả cả nước tìm đọc: Trang Thế Hy, Sơn Nam, Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Mạnh, Thu Bồn, Lê Văn Thảo, Nguyễn Đông Thức…”. Nhà văn Lê Văn Thảo coi Việt Hải là “bạn văn”, ông viết: “Với Việt Hải… tôi đã học tập được rất nhiều điều không phải về hội họa mà về văn chương những khi chuyện trò trao đổi”.

BÍCH NGÂN làm báo thuở thanh xuân
BÍCH NGÂN làm báo thuở thanh xuân

Tôi nhớ cuộc họp bất thường được tổ chức tại trụ sở làm việc của Thị xã ủy Thị xã Bạc Liêu. Nhiều vị lãnh đạo tỉnh và thị xã cùng đại diện các ban ngành có liên quan, đại diện Đài phát thanh tỉnh là nhà báo Đỗ Văn Nghiệp (ông Sáu Sơn) và tôi, tác giả bài viết, ngồi kín các dãy ghế trong một phòng họp. Sự có mặt đầy đủ các vị lãnh đạo với một không khí hết sức căng thẳng, bởi người trực tiếp gây nên cái chết oan ức cho một công dân lại là con trai nuôi của người đương nhiệm chức Trưởng công an Thị xã Bạc Liêu. Nhiều phát biểu, nhiều câu hỏi chất vấn gay gắt người viết bài (riêng tôi được yêu cầu phải tường trình sự việc), người cho đọc bài trên làn sóng phát thanh. Tôi nhớ tôi đã đứng lên, và phải sau một lúc mới dằn được cơn xúc động vẫn chẹn lấy cổ họng khi nhớ lại hình ảnh gục ngã tức tưởi của người thanh niên trước viên đạn của kẻ sát nhân hết sức ngang tàng, mà trong lúc đi chơi Tết, tình cờ tôi đã chứng kiến và tôi đã không thể làm ngơ… Tôi nhớ tôi đã kể lại vụ việc còn chi tiế

Nói láo ngọt bùi, hay nói thật đắng cay ?
Nói láo ngọt bùi, hay nói thật đắng cay ?

Nhờ một chút cơ duyên, tôi may mắn được đánh đu với nhiều thế hệ nhà báo, từ những nhà báo đang sung sức đến những nhà báo đã cao niên, từ lãnh đạo báo chí cấp cao cho đến phóng viên tập sự nhút nhát. Và điều tôi đúc kết được là càng ngày các nhà báo càng có quan điểm đơn giản về nghề báo. Thậm chí đâu đó đã xuất hiện khuynh hướng coi báo chí như một nghề kiếm ăn bình thường, không hề có hoài bão gì, không hề có sứ mệnh gì. Ý niệm sự thật và chính nghĩa trở nên mong manh khi nhà báo chấp nhận xã hội như một bức tranh được vẽ sẵn và cây bút của nhà báo chỉ dùng để tô màu. Đáng sợ hơn, nếu hành vi tô màu của nhà báo không phụ thuộc vào năng lực của mình mà phụ thuộc vào mong muốn của những người ban lợi ích cho mình! Tôi thường phải rất cố gắng để tránh khỏi kiểu cười chua chát khi mường tượng hình ảnh nhà triết học lừng lẫy thế kỷ 18 của nước Pháp – Edmund Burke nhìn lên khu vực dành cho báo chí trong lâu đài Versailles mà bảo rằng: “Trên kia là đẳng cấp thứ tư và họ nắm giữ quyền lự

NGUYỄN KIM ĐÍNH phong trần chẳng bận chút tình đa mang
NGUYỄN KIM ĐÍNH phong trần chẳng bận chút tình đa mang

Không biết có phải câu chuyện trái tim Đan-cô, hay hình tượng người mẹ của Macxim Gorki ám ảnh tôi từ thưở còn là học trò, nên khi được nghe thầy Nguyễn Kim Đính giảng về văn học Nga Xô viết, thì tôi bị mê hoặc ngay. Năm ấy, chúng tôi là nhóm sinh viên tại chức, hầu hết đã có bằng đại học một ngành nào đấy, nhưng vì đều mê văn học, nên cùng thi vào học khoa văn tại chức Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Kim Đính  ngày đó đương là phó Chủ nhiệm khoa văn. Vì bận công tác quản lý, nên thầy ít có thời gian lên lớp. Lớp chúng tôi dạo đó có may mắn được học thầy mấy chục tiết về văn học Nga Xô viết. Lớp tại chức nào cũng vậy, các tiết học khó đi đông đủ, vì ai cũng vừa đi học vừa phải gánh phần việc chuyên môn ở cơ quan. Ấy nhưng, hễ buổi nào thầy Đính đến giảng, là lớp tôi lại có mặt đông đủ. Không biết có phải tác phong nghiêm túc mà thân thiện của thầy? Hay giọng giảng say sưa và khúc triết của thầy? Hay cảnh vật và số phận nhân vật trong các tác phẩm v

Nhà văn đứng dậy sau án oan choáng váng
Nhà văn đứng dậy sau án oan choáng váng

Thôi thì tù thì cũng đã tù rồi, chuyện chẳng có gì phải giấu nữa, nhưng lúc đó quả nhiên, câu thơ xưa của Phùng Quán nói ý khi cuộc đời gặp sự bất hạnh thì phải vịn câu thơ mà đứng dậy. Thì đúng là nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã tựa vào văn chương mà đứng dậy. Ông nói cuộc đời bao dung lắm, rồi thực thà kể rằng, khi  dính án, năm 2006, thật may quá, ông không bị các hội và đoàn thể ly khai. Nhất là Hội Nhà văn Việt  Nam  không khai trừ ông. Đó là một sự an ủi và khích lệ vô cùng quý giá, mà ông đã tìm ra sức vượt lên chính bằng văn chương. Nhà văn cho là mình vừa vượt qua một đợt “sóng thần”, trong cõi biển u tối của cuộc đời mình, nên vắt sức để viết. Dường như ông chối bỏ tất cả sự đe dọa của thời gian, kháng cự lại những gian truân của bệnh tật và đời sống cực nhọc của tuổi già, để chuộc lại sức thanh xuân mà mình ấp ủ bấy lâu trong con tim đang dạt dào cảm xúc. Biết bao đề tài mà ông chưa bắt đầu đang chờ đón ở phía trước. Thế là ông viết như lên đồng sau một năm lặng đi trong c

Khối C nguy rồi!
Khối C nguy rồi!

Thống kê nhanh của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo vừa công bố tổng số hồ sơ đăng lý dự thi Đại học – Cao đẳng năm nay đạt được con số 1.700.983. Con số này nếu chia đều cho các khối thi thì không có gì đáng nói. Thế nhưng, số hồ sơ khối C chỉ đạt 6%. Rõ ràng, số lượng sĩ tử muốn theo đuổi ngành khoa học nhân văn đã tiếp tục giảm, và đã đến mức báo động! Trước đây, thí sinh thi vào khối C phải chấp nhận tỉ lệ chọi 1/30 hoặc 1/40 nhưng hiện nay tỉ lệ chọi chỉ còn 1/ 4 hoặc 1/ 5. Tỉ lệ chọi thấp thì không ai dám tin chất lượng sinh viên sẽ cao. Ngành khoa học nhân văn đã mất giá rồi ư? Khối C đã nguy rồi ư? Phải chăng xã hội chúng ta không cần nguồn nhân lực gìn giữ nền tảng văn hóa, nền tảng tinh thần, nền tảng nguồn cội nữa? Xin thưa, vẫn cần nhưng… quá nhiều vấn đề khó khăn chưa giải quyết được.

Duyệt phim KHÓ hay sửa phim DỄ ?
Duyệt phim KHÓ hay sửa phim DỄ ?

Những ai có tìm hiểu chút ít về điện ảnh thế giới đều biết, bây giờ không còn quốc gia nào áp dụng hình thức sửa phim. Hội đồng duyệt phim chỉ đưa ra một trong hai quyết định, hoặc đồng ý cho phát hành, hoặc cấm phát hành. Tại sao xuất hiện thêm khái niệm “đề nghị cho sửa phim”? Theo giải thích của các thành viên Hội đồng duyệt phim thì, đ ây là cách để ưu ái các nhà làm phim Việt, mong muốn các nhà làm phim sẽ tiếp tục làm nghề. Tuy nhiên, sửa phim được hay không và sửa phim như thế nào thì hầu như không có tiêu chí, Hội đồng duyệt phim phó mặc nhà làm phim tự loay hoay trong hàng ngàn băn khoăn không thể lý giải.

Nhấp ly cà phê trong quán vắng của ANH THƯ
Nhấp ly cà phê trong quán vắng của ANH THƯ

Cafe và quán vắng là cuốn sách thứ hai của Anh Thư, sau tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi “Thư không gửi cho ba”. Cứ như mắt tôi đọc, thì đến cuốn sách này, văn chị đằm hơn, tinh tế hơn. Một cuốn sách mới, là tản văn, lại viết theo đúng giọng điệu  của chị. Điều đó chứng tỏ Anh Thư rất có ý thức tạo dựng một lối đi riêng trên những nẻo đường còn hoang vắng. Con đường này không phải ít người đi. Thậm chí rất đông người. Nhưng ai cũng vội vàng. Bởi thế con đường dù ồn ào, nhưng vẫn đìu hiu, vắng vẻ, bởi rất ít người để lại được dấu vết.

Miền Tây trong thơ TRÚC THANH TÂM
Miền Tây trong thơ TRÚC THANH TÂM

    Em xa Mộc Hóa theo chồng Bỏ sông Vàm Cỏ đôi dòng ngược xuôi Gò Đen, hun hút bóng đời Hương thời con gái chưa rời thơ ta 

NGUYỄN TRẦN BẠT đánh giá thực trạng nông thôn Việt Nam
NGUYỄN TRẦN BẠT đánh giá thực trạng nông thôn Việt Nam

Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt cảm thán: "Tôi thấy làng quê của chúng ta cứ trôi dần, trôi dần và càng ngày càng tuột ra khỏi ký ức của cá nhân tôi về một làng quê Việt Nam . Không còn cái ương bướng chân thật của anh thanh niên nông thôn nữa mà chỉ có cái kệch cỡm, cái hống hách, chợ búa của anh thanh niên đô thị chưa được rèn luyện, đấy là cái rất đau. Cần phải kêu cứu thật sự, phải kêu cứu về sự ra đi của nông thôn Việt Nam . Nó giống như “bóng ai qua thềm”, nó cứ trôi đi. Cuối cùng chúng ta ngẩng lên thấy những cô gái chân chất trở thành những cô mặc quần bò"

Phẩm tính nhà văn là trí tưởng tượng
Phẩm tính nhà văn là trí tưởng tượng

Tôi có một lòng kiêu hãnh và tự trọng quá đáng, đến độ đôi lúc đâm biến thành… mặc cảm. Có lẽ không nhiều người biết sau mỗi lần ra một cuốn sách, tôi thường gọi điện đến đơn vị phát hành và hỏi xem sách có bị ế hay không. Phần vì các nhà sách thường rất kỳ vọng vào số lượng sách bán ra của tôi, nếu sách ế thì tôi cũng ngượng với họ. Phần vì tôi luôn lo lắng một ngày đẹp trời nào đó sẽ bị độc giả bỏ rơi. Đó chính là cái ngày tôi sẽ dừng bút. Điều này cũng hệt như khi ta yêu một người và rồi đến một ngày người kia không còn yêu ta nữa. Nhiều người có khả năng yêu đơn phương, còn tôi thì chịu. Tôi không thể cứ cố yêu hoặc cứ cố viết khi độc giả thưa vắng dần.

Người kể chuyện duyên dáng và lãng mạn
Người kể chuyện duyên dáng và lãng mạn

Hoàng Việt Hằng là 1 người đàn bà đi nhiều. Đi nhiều, nhiều vốn sống, trải nghiệm và thích viết. Cảm giác chị viết rất nhanh, viết tản văn như chơi, “buông câu nhả chữ”  nhẹ nhàng mà đủ sức níu giữ người đọc bằng hình ảnh. Bằng sự quan sát tinh tế, chị cảm nhận được sự vận động, cựa quậy của thiên nhiên và luôn nhìn thiên nhiên bằng con mắt của 1 người đàn bà nhạy cảm, nhiều tâm trạng.   Âm hưởng chung của tập tản văn “Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng” là chất man mác buồn trong sự hoài niệm. Hoài niệm về những cảnh đời, cảnh vật đã đi qua, hoài niệm về những giá trị một thời đã mất. Những giá trị tinh thần dường như luôn nằm trên 1đường thẳng song song với các giá trị vật chất.