LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT cánh chim không mỏi sớm chiều vẫn bay
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÁT cánh chim không mỏi sớm chiều vẫn bay

Viết về nỗi đa mang của phận đàn bà trót trao gửi số phận mình cho nghệ thuật, với những day dứt như một thứ bùa ngải không thể nào trốn chạy được, chị Nguyễn Thị Hồng Ngát có những câu thơ ám ảnh tôi: “Em/ Phận mỏng như hạt cát/ Phận nhỏ như hạt cát/ Nhưng trái tim khổ nỗi cứ đập hoài/ Bao vui buồn sướng khổ vì ai...”. Cái nỗi khổ vì đam mê, vì khát vọng cứ cháy lên như ngọn lửa chưa lúc nào chịu “hạ nhiệt” trong chị dường như mỗi ngày thêm thúc bách chị làm việc. Nghỉ hưu rồi, tưởng gặp chị dễ dàng hơn thời chị làm một bà “Cục phó” (Cục điện ảnh), ai dè chị vẫn như con quay, chóng mặt với công việc, với các dự án làm phim trong và ngoài nước trong vài trò Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh VN kiêm Giám đốc Hãng phim Hội điện ảnh (HodaFilm)....

TRẦN ĐĂNG KHOA phác thảo Thơ Việt Nam Hiện Đại
TRẦN ĐĂNG KHOA phác thảo Thơ Việt Nam Hiện Đại

Đất nước tôi liên miên trải qua các cuộc chiến tranh, nên các nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ hiện đại đã chọn cho mình một con đường chính chủ đạo là lấy thơ làm phương tiện phục vụ đất nước, phục vụ cuộc kháng chiến của toàn dân. Dường như đây là tâm thức của toàn bộ dân tộc chúng tôi thời bấy giờ. Nên rất khó có thể nảy sinh những con đường khác. Một số tác giả cũng cố cưỡng lại nhưng nhanh chóng thành lạc lõng nên cuối cùng họ cũng lại hoà theo cái dòng chảy cuồn cuộn ấy. Tuy vậy trong nền thơ chúng tôi bấy giờ, cũng có những cánh cửa sổ trổ ra hướng khác, như một số tác phẩm của các thi sĩ sống trong các vùng đô thị Miền Nam trước đây, hay phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945, mà ai cũng nhận ra những ảnh hưởng rất tốt đẹp của nền thơ ca vĩ đại của Pháp.

Lão nông và tờ lịch gỡ mỗi ngày
Lão nông và tờ lịch gỡ mỗi ngày

Thời bao cấp, Ngô Phan Lưu đi chụp ảnh dạo. Chốn quê hẻo lánh, chả ai giàu có để chụp vài chụ c tấm hình. Vì vậy, phải tháng rưỡi hoặc hai tháng ông mới bắt xe đò lên thành phố để tráng rửa hình. Và một tai nạn dở khóc dở cười xảy ra: có đám cưới gọi ông chụp cho mấy kiểu ảnh, nhưng khi có ảnh để giao thì... cô dâu chú rể đã tan đàn xẻ nghé, khiến thợ ảnh Ngô Phan Lưu đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Sau khi bỏ nghề thợ ảnh, Ngô Phan Lưu cải tạo khoảng đất trống trước nhà thành sân trượt pa-tin. Khách vào cũng đông, nhưng thu nhập của ông chủ sân pa-tin chẳng được bao nhiêu, mà người thu lợi nhiều nhất là... ông hàng xóm có nghề chữa trị bong gân trật đả.

Hồn thơ ở Bến My Lăng
Hồn thơ ở Bến My Lăng

Phố huyện An Nhơn  khi ấy ông  chưa được trở về và ông cũng chưa hình dung bao giờ ông được trở về. Kiếp sống xa quê cứ day dứt tâm khảm, làm ông ông không mấy khi được thanh thản. Nó như không nói được thành lời trước bạn bè, mà đôi khi chỉ thấy thốt lên trong thơ như một tiếng nấc. Tôi đã mấy lần được chứng giám cảnh ông đang đọc thơ cho bạn nghe, bỗng ông quay mặt ra phía khác, tay gạt dòng nước mắt. Tôi hiểu, đấy là khi thơ đã nói thay ông được rất nhiều tâm trạng. Tập thơ “Những ngọn đèn”, xuất bản năm 1957, là tập thơ hay của ông. Tuy nhiên, vì thời điểm tập thơ ra đời không được đúng lúc, nên ngay thời đó ông bị phê bình là “tư tưởng tiểu tư sản”. Như để giã từ “tính giai cấp”, ông đã tự chuyển hóa bằng cách lăn xả vào cuộc sống… 

Giọng nói cõi người của ĐỖ TRỌNG KHƠI
Giọng nói cõi người của ĐỖ TRỌNG KHƠI

Có một điều tôi muốn nói mà có vẻ như mâu thuẫn một chút ở đâu đấy, đó là hiện thực trong thơ lục bát Đỗ Trong Khơi. Nó không phải những hiện thực mang tính xã hội, hiện thực của những cái mà con người sống trong xã hội đó làm ra mà là hiện thực từ cái cõi mang mang của kiếp người. Hiện thực này không phụ thuộc vào đói no, ấm lạnh, được thua…mà nó phụ thuộc vào cái mất – còn, cái mờ - tỏ của ta ở trong chính ta. Bởi thế mà cái Đỗ Trọng Khơi tìm đến hay nói chính xác hơn là tìm về là cái cuối cùng hay cái độc nhất là ta. Chính ý thức này và chính cảm thức này đã chọn lựa không gian và thời gian cùng ngôn ngữ tương hợp của nhà thơ để hiện lộ.

NGUYỄN KHOA ĐIỀM và Sự Tầm Thường
NGUYỄN KHOA ĐIỀM và Sự Tầm Thường

Đôi người nhắc nhở rằng Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả Mà chính là nhẫn nhục để ổn định Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường - Thay vì bước vào phòng họp – Để xua cán bộ làm việc. Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự Để tham gia nhóm lợi ích. Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh, Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi …

NGUYỄN THỊ THU HUỆ hôm nay tiễn mẹ đi công tác
NGUYỄN THỊ THU HUỆ hôm nay tiễn mẹ đi công tác

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú sinh ngày 25 tháng 12 năm 1940. Quê quán: Hà Nội. Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú đã từ trần vào hồi 17h30’ ngày 20/5/2013 (tức ngày 11 tháng 4 năm Quý Tỵ). Hôm nay, lễ viếng nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú diễn ra từ 10h00 đến 12h tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Lễ truy điệu và đưa tang vào lúc 12h20’ cùng ngày, an táng tại Đài hóa thân hoàn vũ (Văn Điển, Hà Nội). Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ - con gái của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú thổ lộ: “Ở với mẹ, đến giờ không còn mẹ, thấy mình vô nghĩa quá!” và tự dặn lòng mình cuộc chia biệt này như một lần “tiễn mẹ đi công tác”!

Thực nghĩa sự hy sinh của Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC
Thực nghĩa sự hy sinh của Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC

Phật đã nhiều lần xả thân cúng dường, hy sinh mạng sống để cứu độ chúng sinh. Thí dụ như có một lần, đức Phật trong kiếp làm thái tử của một nước. Thái tử đi vào rừng thấy con cọp mẹ sắp chết mà bầy cọp con đang thiếu thức ăn. Thái tử đọng lòng từ tâm nghĩ “tâm từ phải rải đến tất cả chúng sanh. Chẳng lẽ ta đứng nhìn bầy cọp sắp chết. Ta phải hy sinh tấm thân này để cứu chúng, mong rằng ta sẽ bước lần tới mức giác ngộ hoàn toàn, hầu cứu độ chúng sanh ra khỏi luân hồi. Ước mong tất cả chúng sanh điều an vui hạnh phúc”. Sẽ có người cho câu chuyện đức Phật trong tiền kiếp hy sinh tấm thân cho lũ cọp sắp chết ăn là chuyện hiểu, được ý phải quên lời. Đấy là chuyện bất khả tư nghị, nếu nối kết nó với hình ảnh Bồ Tát Quảng Đức chấp tay thiền định trong lửa hồng. Những ai chứng kiến đều phải rúng động tâm can không tin vào đôi mắt của mình. Đấy là hình ảnh của một vị Bồ Tát mang tâm từ bi lớn lao, vì muốn phá vô minh của người mà quên mạng sống của người. Tâm đại từ đưa tới đại dũng đại tr

Nghệ thuật hè phố, hay nghệ thuật dung tục ?
Nghệ thuật hè phố, hay nghệ thuật dung tục ?

“Thằng Mõ 1” cần được xem như một cuộc phiêu lưu mới của Ngọc Đại. Các bài hát trong album này hầu hết được phổ từ thơ của Nguyễn Đình Chính như “Khuyến mại tình dục” hoặc “Cái nường 8x”. Là con trai của nhà thơ kiêm nhạc sĩ lừng lẫy Nguyễn Đình Thi, nhà văn Nguyễn Đình Chính thành danh với nhiều cuốn tiểu thuyết đề cập trực diện những mâu thuẫn và những góc khuất của cuộc đời. Có vẻ chán văn xuôi, Nguyễn Đình Chính làm thơ theo ngôn ngữ bụi bặm mà quần chúng lao động hay sử dụng, và chính ông tự gọi là kiểu thơ chẹc chẹc. Thơ Nguyễn Đình Chính từng được đăng tải trên nhiều trang web văn chương uy tín!

NGÔ KHẮC TÀI chiêm nghiệm mùi vị nước
NGÔ KHẮC TÀI chiêm nghiệm mùi vị nước

Miền Tây sông rạch dọc ngang. Dân miền Tây hầu như ai cũng rất yêu sông nước. Riêng tôi, mỗi lần về quê ra bến sông ngồi thì tôi như quên xung quanh. Sông cũng vậy, sông trôi chảy rồi tới lúc cũng quên mình góp nước cùng các con sông khác, để hướng ra biển cả. Biển cả ấy là danh từ chung chỉ những gì to lớn bóng mát chở che chẳng hạn như đất nước. Kỷ niệm của tôi với con sông đã tạo ra phần nào tính cách, thói quen hay hoặc dở, vui hay buồn của tôi. Có những việc như chỉ riêng tôi biết, cảm nhận đó là gì. Thí dụ quê tôi trước đây sông nước còn trong lành, hầu như ai cũng thích uống nước lả hơn là uống nước chín nấu sôi lạt lẽo. Lúc nhỏ tôi đi chơi về khát nước chạy ào tới bên lu nước mở nắp, rồi lấy cái gáo dừa lắng nghe vị mát mẻ trong lành thấm vào cơ thể. Thói quen thành ra tật xấu, mà thực chất nó có xấu không? Đi tới nhà ai chơi, bắt gặp lu nước uống sạch sẽ nhất là một lu nước mưa, tôi vui như được gặp lại người bạn cũ, lập tức tôi xin một ly uống, rồi ngồi chơi lâu hơn, và s

Người đánh máy chữ
Người đánh máy chữ

Câu chuyện quá khứ còn hằn rõ trong ký ức nhà thơ Nguyễn Đức Tùng: “Đôi khi tôi chợt nghĩ hay cô là cô Mai, nhân vật của Khái Hưng trong Nửa Chừng Xuân, con ông Tú ngoài Ninh Bắc? Có em trai học trường Bảo hộ, tức trường Bưởi, nhà nghèo vì cha mất sớm, đem lòng yêu Lộc, nhưng rồi chuyện hai người không thành. Cô Mai đẹp, dịu dàng, cương nghị, trái tim đầy tình yêu thanh sạch. Có lúc tôi ước làm cậu Huy em trai của cô, đứa em học trò nghèo thương chị đến ứa nước mắt. Tôi ngồi nhìn những chiếc máy chữ nghiêm trang nằm ngoan ngoãn dưới hai bàn tay lượn nhấp nhô như sóng, cô dùng tám hay mười ngón để gõ phím, cổ tay thoăn thoắt đưa đi đưa lại, những cái cần bằng kim loại xám óng ánh nhảy nhót như vũ nữ phim Ấn Độ”.

Nỗi nhớ số 111
Nỗi nhớ số 111

Đã không ít lần, người ta bàn đến chuyện di chuyển ga Hà Nội về phía Nam thành phố, nhưng rồi lại ngập ngừng xem xét. Vậy là cho đến nay, tiếng còi tàu vẫn lảnh lót báo hiệu một ngày về, và lại mỗi sớm mai những nhịp tàu vui lên đường về mọi nẻo đường xa. Mỗi khi nghe tiếng còi tàu vút lên trong không trung, một cảm giác của sự chia tay và hò hẹn lại rộn ràng trong tôi. Một nỗi bâng khuâng đan xen trong miền ký ức dội về và nghe đâu đây, giọng hát của một thời hoa đỏ ngân vang, con tàu đi suốt một mùa vui. Và thế là tôi đánh dấu cho nỗi nhớ của tôi về sân ga Hà Nội một thuở, với con số lẻ 111. Những con số đầu bảng đếm như những toa tầu dẫn lối, và để có thể nối tiếp những toa tầu mới, nhịp nhàng vun vút về muôn nơi.

Một số người viết văn đang ngộ nhận về sex?
Một số người viết văn đang ngộ nhận về sex?

Nhiều tác giả Việt Nam cũng thích dấn thân vào địa hạt của văn chương tính dục. Nhưng cách mà họ viết về sex có lẽ còn nhiều điều đáng bàn. Dẫu cho Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu ra mắt trước đó đã gây nhiều ý kiến trái chiều về việc miêu tả sex trong đó, hàng loạt tác phẩm miêu tả sex vẫn xuất hiện khá dày trên các kệ sách như Ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình Chính; Trả giá, Cõi mê của Triệu Xuân, Dại tình của Bùi Bình Thi... Trong một diễn biến khác, tác phẩm I am đàn bà của nhà văn Y Ban từng bị Cục Xuất bản thu hồi vì có những đoạn mô tả khá tự nhiên, tỉ mỉ về tình dục, Sợi xích của Lê Kiều Như bị đình chỉ phát hành ngay trong ngày ra mắt.

Lần đầu tiên tại VN: thi thơ trên Facebook
Lần đầu tiên tại VN: thi thơ trên Facebook

Vừa qua, tại TP.HCM, BTC cuộc thi thơ trên mạng xã hội Facebook đã có cuộc gặp mặt báo chí và chính thức phát động cuộc thi này. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam , một cuộc thi thơ được tổ chức trên Facebook với chủ đề Lời tỏ tình đầu tiên. Khi cuộc thi này vừa mới “rò rỉ” thông tin, lập tức trên trang Fecabook của BTC đã nhận được hơn 1.000 lời thăm hỏi và gửi tác phẩm. Cuộc thi thơ Lời tỏ tình đầu tiên trên Facebook không do một đơn vị hay doanh nghiệp tổ chức nhằm đánh bóng thương hiệu mà xuất phát từ ý tưởng của một cá nhân yêu thơ. Ông Phạm Thanh Long - một người mới chơi Facebook khoảng gần năm nay đã nảy ra ý tưởng này khi ông nhận thấy trên Facebook có rất nhiều người làm thơ hay.

Ấn phẩm NGHỆ THUẬT MỚI tái ngộ với diện mạo mới
Ấn phẩm NGHỆ THUẬT MỚI tái ngộ với diện mạo mới

Nghệ Thuật Mới số 15 (Bộ mới) đang phát hành gồm các nội dung sau: Phát hiện mới nhất về thành cổ Đại La và Hoàng Thành Thăng Long qua cuộc khai quật đường Bưởi; Vùng sáng nghệ thuật Nude của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Dương Quốc Định và ảnh nude từ góc nhìn các nghệ sĩ; Đá “trấn yểm”- trò mê tín bịp bợm và câu hỏi chưa lời đáp về đá “trấn yểm”; Truyện ngắn Khắc xuất khắc nhập của nhà văn Trần Chiến; Truyện ngắn Chuyến xe ma của nhà văn nổi tiếng thế giới Amelia B.Edwarrds; Cầu vượt Đàn Xã Tắc- bài toán đau đầu!; Khủng bố lại đe dọa nước Mỹ; Trang thơ của 2 nhà thơ: Thi Hoàng và Nguyễn Việt Chiến; Bản năng gốc của thơ…là bệnh trầm uất (nhà thơ Mai Văn Phấn); Thơ là gì và thế nào là thơ hay? (nhà thơ Lê Vĩnh Tài); Trang thơ của nữ nhà thơ Mỹ đoạt giải thơ về Hà Nội; Thơ đương đại Việt Nam bước chuyển mạnh từ miền trung và Tây Nguyên (nhà thơ Inrasara); Vẫn là mang kiếp…cầm-ca...

Người đàn bà ở lại ngước nhìn những vì sao
Người đàn bà ở lại ngước nhìn những vì sao

Tết trung thu năm ấy, thiếu niên nhi đồng trong  xóm  rước đèn ông sao rồi ra sân đình liên hoan phá cỗ. Thằng  Quảng  bắt mẹ mặc áo đẹp  lũn cũn chạy theo.  Nó vô tư len vào chỗ liên hoan , bị môt  thiếu niên véo tai lôi ra , quát : “Mày là con thằng ngụy quân theo giặc không  có phần!”. Thằng Quảng khóc chạy về. Từ đó trong ánh mắt thơ ngây của nó lởn vởn hình bóng một kẻ thù . Hình bóng ấy mỗi ngày một đậm nét qua  những bài học từ vỡ lòng đến lớp một, lớp hai thầy cô nhổi nhét vào đầu nó. Nó căm thù những người di cư vào Nam , trong đó có bố nó,  như tất cả những đứa trẻ được giáo dục dưới mái trường xã hội chủ nghĩa quê hương tôi.